Thể hiện bản thân

Từ VLOS
(đổi hướng từ Thể hiện Bản thân)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Học cách để thể hiện bản thân theo hướng lành mạnh có thể là giải pháp tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống đích thực và trọn vẹn hơn. Rèn luyện thể hiện bản thân và thành thật với con người của bạn là điều quan trọng để có niềm tin mạnh mẽ vào chính mình, giải phóng cảm xúc, và tạo ra cuộc sống mà bạn muốn.[1]

Các bước[sửa]

Xây dựng Nền tảng[sửa]

  1. Lắng nghe bản thân. Tự thể hiện bản thân là khả năng giao tiếp và bộc lộ cảm xúc một cách thành thật, đây là yếu tố quan trọng để bắt đầu hành trình nhận ra bạn thực sự là ai. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy mình là ai bằng cách lắng nghe bản thân, bạn cảm nhận như thế nào và cách bạn muốn phản ứng với tình huống ra sao. Điều này có thể giúp bạn hòa hợp với cảm xúc và tình cảm, giúp bạn bắt đầu thể hiện bản thân.[2]
  2. Thừa nhận cảm xúc. Cảm xúc có thể đầy thách thức và nó có thể gây khó khăn cho bất cứ ai muốn học cách lắng nghe và tôn trọng những cảm giác này. Bạn cũng có thể không biết làm thế nào để thể hiện cảm xúc một cách an toàn. Bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm trong việc thực sự nắm bắt được cảm giác của mình. Điều thường gặp là giấu đi cảm xúc, cảm thấy bối rối hay xấu hổ về cảm xúc trong bạn hay hoàn toàn che giấu chúng.[3]
    • Chẳng hạn như, bạn bè quên đã hẹn với bạn ra ngoài chơi nhưng lại không xuất hiện hoặc gọi điện cho bạn. Cảm thấy giận dữ hay thất vọng về tình huống này là điều bình thường. Thừa nhận rằng cảm xúc giận dữ và buồn bã là hợp lý và có thể hiểu được. Đừng xem nhẹ cảm xúc của bạn, thậm chí khi họ nói lời xin lỗi. Bạn có quyền cảm nhận và cho rằng chúng là cảm xúc chính đáng.
    • Càng hiểu được cảm xúc thì bạn sẽ càng tiếp xúc gần hơn với con người thực sự của bạn. Bạn càng cảm nhận được cái tôi đích thực, thì bạn sẽ càng thấy bớt lo lắng, trầm cảm và không hài lòng về cuộc sống nói chung.[4]
  3. Tập trung vào cách cơ thể phản ứng. Điều này có thể là một trải nghiệm mới đối với bạn. Một trong những cách tốt nhất để nắm bắt được cảm xúc của bạn là có ý thức về cơ thể. Một cách dễ dàng để kiểm tra điều này là nhận ra cách cơ thể phản ứng với một tình huống dễ xúc động. Bạn có thể bắt đầu với điều gì đó đơn giản chẳng hạn sự giận dữ được thể hiện qua cảm giác bực bội khi tham gia giao thông. Cho dù đi xe buýt hay lái xe, bạn cũng có thể khó chịu và tức giận vì giao thông và có thể nhận ra cảm giác giận dữ này.
    • Chú ý các bộ phận của cơ thể khi chúng trở nên căng thẳng, điều gì sẽ xảy ra với hơi thở, bụng và dạ dày của bạn.

Viết ra cách bạn Cảm nhận[sửa]

  1. Bắt đầu viết nhật ký về cảm xúc. Bắt đầu theo dõi cảm xúc bằng việc viết nhật ký trong một cuốn sổ tay nhỏ hay trên điện thoại di động. Hãy thử điều này lần tới khi bạn đang xem một bộ phim đa sầu đa cảm để theo dõi nỗi buồn. Viết lại cách cơ thể phản ứng với nỗi buồn ra sao. Bạn có cảm thấy khó khăn khi khóc không? Ngực của bạn cảm thấy gì khi bạn buồn?
    • Cố gắng tránh xa một vài suy nghĩ khi bạn viết nhật ký về cảm xúc và tập trung vào phản ứng của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu kết nối nhiều hơn với cảm giác thực sự thay vì chỉ phớt lờ chúng.[5]
  2. Làm chủ cảm xúc. Bạn có thói quen nói với bản thân là bạn trở nên thật ngớ ngẩn khi cảm nhận theo một cách nào đó. Bạn cũng có thể nói với chính mình là không cảm nhận theo cách đó nữa. Bởi vì bạn đã quen với việc nhận ra các phản ứng của cơ thể với cảm xúc, và việc gạt bỏ cảm xúc sẽ trở nên khó khăn hơn. Cơ thể đang phản ứng vì một lý do nào đó và điều quan trọng là cần xác nhận điều đó. Lấy cuốn nhật ký ra và bắt đầu ghi chép lịch sử về tất cả cảm xúc khác nhau mà bạn có trong ngày.
    • Ví dụ, viết một vài điều như, "Hôm nay tại nơi làm việc sếp đã khiến mình thực sự tức giận". Xác nhận cơn giận đó và viết lý do tại sao bạn giận dữ. Thực hiện cách này cho tất cả các cảm xúc mà bạn cảm thấy mỗi ngày. Bạn có thể ngạc nhiên về bức tranh giàu cảm xúc mà bạn thực sự sở hữu trong nội tâm một khi bạn bắt đầu tập trung chú ý.
    • Bản năng con người đều là những sinh vật có cảm xúc và trong thế giới có nhịp sống nhanh, bạn thường dễ trở nên không quan tâm đến cảm xúc mà bạn thực sự có.[6]
  3. Viết ra cách bạn muốn thể hiện bản thân. Để thể hiện bản thân về mặt cảm xúc tốt hơn mỗi ngày, hãy viết ra cách bạn muốn xử lý mỗi tình huống. Sau đó, bạn có thể rèn luyện cách bạn muốn hành động trong một số tình huống nhất định. Dùng lại ví dụ về sếp hoặc một người có quyền hạn, hãy bắt đầu viết ra chính xác những gì bạn muốn nói sau đó. Không cần điều chỉnh và nên viết ra nguyên bản và rõ ràng như bạn muốn.
    • Nếu bạn đã bắt gặp một điều gì đó vào ngày mà khiến bạn buồn bã, chẳng hạn như ai đó đang cần giúp đỡ hay một con vật bị lạc, hãy viết ra nỗi buồn trọn vẹn trong nhật ký. Cũng nên tiếp tục chú ý đến cách cơ thể phản ra sao.[7]

Thể hiện Bản thân qua Lời nói[sửa]

  1. Thể hiện bản thân một cách an toàn. Bạn cần tìm hiểu cách để chuyển biến cảm xúc từ trạng thái nguyên vẹn, chưa được chỉnh sửa thành điều gì đó hữu ích mà không làm tổn hại người khác. Một phần trong việc học cách để thể hiện cảm xúc là học cách bày tỏ một cách an toàn mà không làm tổn thương bản thân hay người khác. Sử dụng nhật ký để điều chỉnh lại suy nghĩ giận dữ thành một số câu phù hợp nhằm thể hiện và xác định bạn cảm thấy như thế nào, nhưng sẽ không khiến bạn mệt mỏi hay gặp rắc rối.
    • Ví dụ, thay vì hét vào mặt ai đó và nói với họ rằng bạn ghét họ, hãy dùng nhật ký để viết ra một số cách khác nhau nhằm biểu hiện rằng điều này không có hậu quả tiêu cực trong cuộc sống. Viết một vài cụm từ trong nhật ký như, "Khi sếp làm điều này, tôi cảm thấy tức giận". hay "Khi tôi bị bố mẹ la, tôi cảm thấy bực bội". Bạn đang tạo cho bản thân sức mạnh để cảm thấy cảm xúc mà không để chúng kiểm soát bạn.
    • Điều này cũng hiệu quả đối với một số cảm xúc khác.[8]
  2. Chuyển kế hoạch sang hành động. Điều quan trọng là nên thoải mái chấp nhận cảm xúc bởi vì chúng không phải đơn giản như bối cảnh trắng đen. Điều này cho phép cảm xúc chỉ dẫn bạn biết được khi nào cần nói to, hoặc khi nào là thời điểm thích hợp để thể hiện cảm xúc cá nhân và tiếp tục tiến về phía trước.
    • Ví dụ, một số ông chủ có thể thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi chính mình trong bất kỳ tình huống nào về những lợi ích mà bạn sẽ nhận được. Liệu sếp có lắng nghe bạn không? Liệu ông ấy có hiểu không? Liệu có tốt hơn khi thể hiện sự tức giận ở nhà, viết về chúng trong nhật ký thay vì tham gia vào cuộc đối đầu? Bạn muốn chắc rằng bạn thành thật với cảm xúc và hành động dựa trên hình thức bày tỏ đúng đắn.[9]
    • Hầu hết mọi người đều không chỉ ra ví dụ lành mạnh để thể hiện cảm xúc và những công cụ thể hiện cảm xúc cơ bản này đã mất đi trong cuộc sống của chúng ta. Thể hiện cảm xúc là phần cần thiết để sống một cuộc sống tình cảm lành mạnh, thiết lập ranh giới trong mối quan hệ, cảm thấy có giá trị và đáp ứng nhu cầu tình cảm.[10]
  3. Sử dụng cụm từ với "Tôi". Luôn sử dụng câu với “Tôi” khi bày tỏ cảm xúc với người khác. Nói những câu như, “Khi bạn nói với tôi điều gì đã xảy ra, tôi cảm thấy rất buồn cho bạn và những gì bạn đã trải qua”. Điều này có thể cũng được sử dụng trong mối quan hệ. Chẳng hạn như, hãy nói “Khi bạn cảm thấy bực bội vì tôi đã phạm lỗi, tôi cảm thấy xấu hổ.” hoặc là “Khi bạn nói điều tiêu cực với tôi, tôi cảm thấy tức giận”.
    • Bằng cách này, bạn đang chịu toàn bộ trách nhiệm cho bản thân, cho cảm xúc và thể hiện cảm xúc trong bạn.[9]
  4. Rèn luyện. Học cách kiểm soát hàng loạt cảm xúc phức tạp có thể khiến bạn sợ hãi và điều này cần phải được rèn luyện. Nếu bạn không quen bày tỏ cảm xúc thì có thể xem bài tập này như bài huấn luyện sức ảnh hưởng của cảm xúc đến bạn. Lúc đầu, thì các cơ bắp có liên quan đến cảm xúc sẽ thấy đau, yếu đi và không quen với việc được sử dụng mạnh mẽ cũng như được chú ý đến nhiều.
    • Khám phá cái tôi đích thực và học cách thể hiện bản thân là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, tận hưởng cuộc sống và cảm giác chân thật vì bạn coi trọng bản thân cũng như công nhận cảm xúc sẽ mang lại trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp hơn, sâu sắc hơn và thành thật với con người của mình hơn.[11]

Thể hiện Bản thân một cách Sáng tạo[sửa]

  1. Thử vẽ tranh, thiết kế, hoặc vẽ phác thảo. Tìm cách để thể bản thân một cách sáng tạo nhằm giúp bạn hạnh phúc. Thử vẽ tranh, thiết kế, hoặc vẽ phác thảo nếu đây là điều mà bạn thích thú. Màu vẽ acrylic thì không đắt tiền và có thể được sử dụng trên bất kỳ bề mặt nào. Pha những gam màu thể hiện được cảm xúc của bạn.
    • Nên có một tập phác họa trắng, không nhăn và hãy thử vẽ hay phát thảo, kết hợp với cảm nhận bên trong bạn. Nhiều trường học và bảo tàng nghệ thuật luôn có khóa học vẽ miễn phí nếu bạn muốn bắt đầu trong môi trường được đào tạo bài bản hơn.
    • Cho phép cái tôi bên trong và tình cảm nội tâm chỉ dẫn bạn khi bạn sáng tạo. Dành thời gian để ngồi thư giãn và vẽ tranh hay thiết kế có thể giúp bạn thư giãn. Đừng đánh giá khả năng của bạn. Bày tỏ bản thân một cách sáng tạo không phải là cố để trở thành một danh họa Leonard Da Vinci đời tiếp theo, mà việc đó chỉ hướng tới hành động sáng tạo. Thể hiện bản thân có nghĩa là học cách để hiểu bản thân. Giải phóng mặt sáng tạo của bản thân có thể là cách bất ngờ và đầy đủ để hiểu được bên trong con người bạn thực sự là ai.[12]
  2. Thử cắt dán. Nghệ thuật cắt dán là một nghề thủ công thú vị cho phép bạn thể hiện bản thân. Tất cả những gì bạn cần là một vài cuốn tạp chí cũ hay bất cứ thứ gì có hình ảnh in phía trên, giấy cạc tông, và keo dán. Tìm một số bức tranh mà tương ứng với cách bạn cảm nhận và những gì bạn muốn thể hiện. Sử dụng từ ngữ và tiêu đề để nhấn mạnh hình ảnh minh họa.
    • Đừng giới hạn bản thân mình chỉ sử dụng giấy cạc tông. Cắt dán làm bìa cho cuốn nhật ký cảm xúc hay tập phác thảo. Trang trí với một hộp cũ, bìa kẹp hay bất cứ thứ gì bạn có thể làm nền xung quanh để thể hiện bản thân. Bày tỏ cách bạn nghĩ về chính trị, tâm linh, toàn cầu hay chỉ nói về cuộc sống cá nhân của bạn. [12]
  3. Nhảy múa. Đôi khi, thể hiện bản thân bằng cách di chuyển cơ thể có thể giúp bạn giải phóng cảm xúc và mong muốn thật sự. Cảm thấy thoải mái về khả năng di chuyển xung quanh và nhảy múa. Nhảy một mình trong nhà riêng hay tìm đến câu lạc bộ khiêu vũ. Lắng nghe âm nhạc phù hợp với tâm trạng và loại nhạc mà bạn thích.
    • Nếu đang giận dữ, hãy chơi nhạc phản ánh tâm trạng giận dữ đó và để cơ thể bạn di chuyển. Làm điều tương tự khi bạn cảm thấy hạnh phúc, buồn hay lo sợ. Thử nhảy múa với âm nhạc sẽ thay đổi cảm xúc của bạn, chẳng hạn như nhảy theo nhạc sẽ khiến bạn cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh khi lo sợ hoặc là nhảy theo nhạc vui trường hợp bạn bạn buồn bã.
    • Bạn cũng có thể thử các lớp học nếu bạn muốn học nhảy tại một môi trường được đào tạo bài bản hơn. Có một số phòng nhảy với các chương trình dành cho người mới bắt đầu mà không yêu cầu cam kết tham gia nhiều giờ. Chọn lớp dành cho người mới bắt đầu với các thể loại hip hop, jazz, hay lớp học múa ba lê miễn là phù hợp với bạn và tính cách của bạn nhất.[13]
  4. Viết một cách sáng tạo. Một cách tuyệt vời để thể hiện bản thân bạn là thông qua viết lách. Viết một bài thơ hay một vài câu chuyện ngắn bằng cách sử dụng hình ảnh dựa trên cảm xúc và cuộc sống thực của bạn. Tập trung vào cách bạn cảm thấy và chỉ cần viết về chúng. Hãy bỏ qua mọi sự mong đợi hoàn hảo hay thậm chí khoe với người khác về bài viết của bạn. Thể hiện bản thân một cách sáng tạo là tập trung vào bạn và dành thời gian để tìm hiểu bạn là ai và con người phức tạp bên trong bạn.
    • Giải phóng bản thân bằng cách viết có thể làm sáng tỏ một cách lạ thường và mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ và cảm xúc mà bạn thậm chí không nhận ra rằng nó đã hiện hữu bên bạn.[14]
  5. Ca hát. Ca hát là hoạt động tuyệt vời, thậm chí nếu bạn hát không hay. Bạn có thể hát ở bất cứ đâu, chẳng hạn trong xe, khi đang tắm vòi sen hay trong phòng khách. Loại bỏ mọi mong đợi về tài năng hay khả năng nắm vững giọng hát ra khỏi tâm trí và để bạn nghe được giọng hát của mình. Hòa mình vào nơi cảm xúc và hát những bài hát mà thích hợp với bạn.
    • Hát một số bài hát trân trọng cảm xúc của bạn, chẳng hạn về nỗi buồn, sự mất mát, giận dữ, yêu thương và hạnh phúc. Cho phép bản thân được là chính mình thông qua các ca khúc đó.
    • Nếu ca hát là cách thực sự giúp bạn thích chính mình, thì bạn cũng có thể mang cảm giác đó vào thế giới thật. Thử hát karaoke hay tham gia vào nhóm văn nghệ cộng đồng. Kết nối với âm nhạc sẽ giúp bạn cảm thấy như thể bạn đang tận hưởng cuộc sống, bày tỏ cảm xúc và chính mình.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Baird, Robert. The Responsible Self: An Interpretation of Jean-Paul Sartre. Philosophy in the Contemporary World. Spring 2007, Vol. 14, Issue 1, p 144-152
  2. Pfaffenberger, Angela H. Optimal Adult Development: An Inquiry Into The Dynamics Of Growth. Journal of Humanistic Psychology. Summer 2005, Vol. 45, Issue 3, p279-301
  3. Kahn, Jeffrey H. and Garrison, Angela M. Emotional Self-Disclosure and Emotional Avoidance: Relations with Symptoms of Depression and Anxiety. Journal of Counseling Psychology. Oct 2009. v56, n4 p573-584
  4. Physiological and cognitive effects of expressive dissonance. By: Robinson, Jennifer L.; Demaree, Heath A. Brain & Cognition. Feb 2007, Vol. 63, Issue 1, p70-78.
  5. Kever, Anne; Grynberg, Delphine; Eeckhout, Coralie; Mermillod, Martial; Fantini, Carole; and Vermeulen, Nicolas. The Body Language: The Spontaneous Influence of Congruent Bodily Arousal on the Awareness of Emotional Words. Journal of Experimental Psychology. Human Perception & Performance. Jun2015, Vol. 41 Issue 3, p582-589
  6. Koole, Sander L. The psychology of emotion regulation: An integrative review. Cognition & Emotion. Jan2009, Vol. 23 Issue 1, p4-41
  7. Segal, Daniel L.; Tucker, Heather C.; Coolidge, Frederick L. A Comparison of Positive Versus Negative Emotional Expression in a Written Disclosure Study Among Distressed Students. Journal of Aggression, Maltreatment & Trauma. Jun 2009, Vol. 18 Issue 4, p367-381
  8. Wang, Yu and Kong, Feng. The Role of Emotional Intelligence in the Impact of Mindfulness on Life Satisfaction and Mental Distress. Social Indicators Research. May 2014, Vol. 116, Issue 3, p843-852
  9. 9,0 9,1 Betzler, Monika. Making Sense of Actions Expressing Emotions. Dialectica: International Journal of Philosophy & Official Organ of the ESAP. Sep 2007, Vol. 61, Issue 3, p447-466
  10. Nogueira, Ana Lúcia Horta. Emotional experience, meaning, and sense production: Interweaving concepts to dialogue with the funds of identity approach. Culture & Psychology. Mar2014, Vol. 20 Issue 1, p49-58.
  11. Kahn, Jeffrey H. and Garrison, Angela M. Emotional Self-Disclosure and Emotional Avoidance: Relations with Symptoms of Depression and Anxiety. Journal of Counseling Psychology, Oct 2009, v56, n4, p573-584
  12. 12,0 12,1 van den Akker, José. Art-based learning: painting the journey of self-realisation. Reflective Practice. Dec2014, Vol. 15 Issue 6, p751-765
  13. Strassel, Juliane K.; Cherkin, Daniel C.; Steuten, Lotte; Sherman, Karen J. and Vrijhoef, Hubertus J. M. A Systematic Review of the Evidence for the Effectiveness of Dance Therapy. Alternative Therapies in Health & Medicine. May/Jun2011, Vol. 17 Issue 3, p50-59
  14. Chavis, Geri Giebel. Looking out and looking in: Journeys to self-awareness and empathy through creative juxtapositions. By: Journal of Poetry Therapy. Sep 2013, Vol. 26, Issue 3, p159-167
  15. Saarikallio, Suvi. Music as Emotional Self-Regulation throughout Adulthood. Psychology of Music, Jul 2011, v39, n3 p307-327

Liên kết đến đây