Thai 32 tuần tuổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

(Dân trí) - Thai nhi lúc này ít “nghịch ngợm” hơn bởi bé đang nghĩ cách chui ra khỏi bụng người mẹ và không thể nhào lộn nhiều như trước. Thai nhi có thể lắc đầu, các cơ quan nội tạng tiếp tục hoàn thiện và lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu phát triển.

Sự phát triển của bé

Tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Bé lúc này nặng khoảng 1,5kg và trông ngày càng giống với thời điểm chào đời. Nếu đo từ đỉnh đầu đến gót chân thì bé sẽ “dài” khoảng 41cm.

Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe.

Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900g trước khi bé chào đời.

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm” - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời.

Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ.

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ sẽ lên từ 1,3 - 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.

Cho đến khi thai nhi “lọt” thẳng vào khung chậu (khoảng 37 tuần) thì lúc này các thai phụ thường có cảm giác khó thở, cứ như thể là thiếu dưỡng khí vậy. Đấy là vì thai nhi đã gây áp lực lên cơ hoành, cơ phẳng lớn có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Hãy thư giãn, cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi cũng giúp thai nhi lớn nhanh hơn trong những ngày cuối.

Bạn có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.

Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng loại áo đỡ lưng khi cảm thấy lưng đau không chịu nổi. Nhiều phụ nữ đau lưng trong suốt thời gian mang thai, số khác dây chằng hông bị giãn khiến cho các khớp xương hông không thể làm việc như bình thường. Và hội chứng này được gọi là Rối loạn màng dính xương mu (SPD) và nó thường rất đau.

Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.

Lời khuyên hữu ích

Khi chuyển dạ, để giảm đau, hãy tập trung vào 1 tiêu điểm nào đó như: 1 bức tranh treo trên tường hay một cái gì đó trên trần nhà... miễn là nó giúp bạn thư giãn và bạn sẽ chợt quên mất là mình đang bị đau.

Chia sẻ cộng đồng

Nên dùng loại vải nào để làm tã cho bé? Lựa chọn đúng đắn nhất là hỏi chính các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Những việc cần lưu tâm

Cân bằng giữa công việc và chăm sóc thai kỳ là việc không hề đơn giản. Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đã sinh con.

Nếu lần đầu từng sinh sớm thì lần thứ 2 có như vậy không?

Tìm hiểu kỹ hơn về sinh mổ để chuẩn bị tinh thần trong trường hợp chỉ định.

Những lo lắng thường gặp

Trong lần khám thai định kỳ mới đây nhất, bác sĩ nói rằng huyết áp của tôi hơi cao nhưng chưa đến mức lo ngại. Tuy nhiên, tôi vẫn rất lo lắng. Tôi cần phải làm gì để tốt nhất cho tôi và cho em bé trong bụng?

Huyết áp thường được kiểm tra định kỳ. Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu huyết áp của bạn tăng nhẹ trong 1 lần nào đó thì đúng là không nên quá lo lắng. Sự căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, ví như chờ đợi quá lâu để vào khám cũng có thể làm huyết áp tăng nhẹ và nó sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi.


Về mục lục

Liên kết đến đây