Thiếp Mộc Nhi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thiếp Mộc Nhi ( Timūr, Chagatai: Temür, , chữ Hán: 帖木儿; 9 tháng 4 năm 1336— 18 tháng 2 năm 1405), còn được biết đến trong sử sách với tên gọi Tamerlane[1] ( Timūr(-e) Lang, "Timur Què"), là một nhà chinh phạt người Đột Quyết-Mông Cổ và là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi Ba Tư Trung Á.[2]

Được sinh ra trong liên minh Ba Lỗ ở vùng Transoxiana vào ngày 9 tháng 4 năm 1336, Thiếp Mộc Nhi dành lấy quyền kiểm soát ở miền tây Hãn quốc Sát Hợp Đài vào năm 1370. Từ cơ sở này, ông đã thực hiện các chiến dịch ngang dọc Tây, Nam và Trung Á, vùng Kavkaz và miền nam nước Nga, và ông đã trở thành vị vua Hồi giáo hùng mạnh nhất sau khi đánh bại quân đội nhà Mamluk của Ai Cập và Syria, chinh phạt nhà Ottoman và làm Hồi quốc Delhi suy kiệt. Từ những cuộc chinh phạt này, ông đã thành lập nên Đế quốc Thiếp Mộc Nhi, tuy nhiên nó tan rã chẳng bao lâu sau khi ông qua đời.

Thiếp Mộc Nhi được xem như là một trong những nhà chinh phạt du mục vĩ đại cuối cùng từ thảo nguyên Á-Âu và đế chế của ông đã đánh dấu cho sự trỗi dậy của những đế quốc "thuốc súng" trong những năm thuộc thế kỷ 16 và 17. Theo ý kiển của John Joseph Saunders, Thiếp Mộc Nhi vốn là một người đã Ba Tư hoá chứ không phải là dân du mục.

Tiểu sử[sửa]

Là người có dòng dõi Đột Quyết/Mông Cổ, Timur Lenk chịu thấm nhuần trong văn hóa Ba Tư.[3] Ông đã khao khát phục hồi lại Đế quốc Mông Cổ, thế nhưng trận chiến nặng nề nhất của ông là chống lại quân bộ lạc vàng của Mông Cổ, trận chiến không bao giờ bình phục được sau chiến dịch của ông chống lại Tokhtamysh. Ông tự cho mình là một ghazi (chiến binh thần của đạo Hồi), nhưng các trận chiến lớn nhất của ông là chống lại các quốc gia Hồi giáo.

Ông qua đời trong một chiến dịch chống nhà Minh, thế nhưng những ghi chép lại cho thấy rằng trong một phần đời của mình ông đã là một chư hầu lén lút của nhà Minh và thậm chí con trai của ông là Shah Rukh đã viếng thăm Trung Hoa năm 1420.[4] Ông là một người bảo trợ cho nghệ thuật nhưng cũng cướp hiếp, cướp đoạt và thảm sát và phá hủy các trung tâm học thuật vĩ đại trong thời kỳ chinh phục của mình. Ông nắm quyền lực tuyệt đối nhưng chưa bao giờ ông tự cho mình hơn một thủ hiến (Ả Rập) và cuối cùng ông đã cai trị nhân danh của một Đại Hãn Chingizid chịu thuần phục, người chỉ hơn một tù binh một chút.

Ông đã cai trị một đế quốc mà ngày nay trải dài từ Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Kuwait Iran, xuyên qua Trung Á bao gồm một phần của Kazakhstan, Afghanistan, Azerbaijan, Gruzia, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Ấn Độ, và thậm chí vươn đế Kashgar Trung Quốc. Bắc Iraq vẫn còn nằm dưới quyền của người Assyria Kitô giáo cho đến khi bị Timur Lenk phá hủy.[5]

Di sản của Timur Lenk là một thứ trộn lẫn; trong khi Trung Á phát triển rực rỡ dưới thời kỳ cai trị của ông, những nơi khác như Bagdad, Damascus, Delhi và các thành phố Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cướp đoạt và phá hủy và hàng triệu người đã bị tàn sát. Do đó trong khi di sản Timur để lại vẫn còn ở Trung Á, ông lại bị phỉ báng bởi các xã hội Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập. Đồng thời, nhiều người Tây Á vẫn đặt tên con cái theo tên ông còn văn học Ba Tư gọi ông là "Teymour, kẻ chinh phục Thế giới" ().

Tập tin:Taschkent-47.JPG
Bảo tàng Amir Тemur ở Tashkent

Thời thơ ấu[sửa]

Timur được sinh ra tại Transoxiana, gần Kesh (một khu vực ngày nay được biết nhiều hơn với tên Shahr-e Sabz, 'thành phố xanh,'), tọa lạc cách Samarkand 80 km về phía nam của quốc gia Uzbekistan ngày nay.

Timur đánh giá phần lớn tính chính thống ban đầu của mình vào dòng dõi phả hệ của Thành Cát Tư Hãn. Ông xuất thân từ những người chinh phục Mông Cổ, những người đã tiến hành Tây tiến sau khi đã thành lập nên Đế quốc Mông Cổ.

Cha của ông, Taraghay, là tù trưởng bộ lạc Barlas, một bộ lạc du mục nói tiếng Đột Quyết[6] bộ lạc có xuất xứ Mông Cổ có gốc gác từ người chỉ huy Mông Cổ Qarachar Barlas. Taraghay là chắt trai của Qarachar Noyon và, nổi bật trong các thành viên thị tộc bạn bè của mình là người đầu tiên chuyển sang Hồi giáo, Taraghay có thể đã kế thừa hưởng được thứ vị cao trong quân đội do thừa kế; giống như cha mình là Burkul, tuy nhiên, ông lại ưa thích cuộc sống ẩn dật và nghiên cứu. Taraghay cuối cùng đã ẩn dật ở một tu viện Hồi giáo, nói với con trai mình rằng "thế giới là một cái bình xinh đẹp đầy rẫy những con bọ cạp."

Dưới cách nhình của người cha, nền giáo dục ban đầu cho Timur đã đạt tới mức mà đến tuổi 20, Timur không những đã tinh thông các hoạt động ngoài trời mà còn đạt được một danh tiếng là một người có học mà còn là một người đọc chăm chú kinh Qur'an. Như cha của mình, Timur là một người theo Hồi giáo và đã chịu ảnh hưởng của dòng Sufi.

Phả hệ giả mạo ghi trên bia mộ của ông đã mang xuất thân của ông về với Ali, cũng như sự hiện diện của những người Shiite trong quân đội của ông, khiến cho một số nhà quan sát và học giả gọi ông là một người Shiite. Tuy nhiên, người cố vấn tôn giáo chính thức của ông là học giả Hanafite tên gọi là Abd alJabbar Khwarazmi. Có bằng chứng cho thấy ông đã chuyển qua Nusayri dưới sự ảnh hưởng của Sayyed Barakah, một lãnh đạo Nusayri từ người thầy thông thái của ông, Balkh. Ông cũng đã cho xây một trong những tòa nhà đẹp nhất của ông tại mộ của Ahmed Yesevi, một vị thánh Sufi Đột Quyết có ảnh hưởng, người đã có nhiều hoạt động truyền bá Hồi giáo Sunni trong các nhóm dân du mục.

Lãnh đạo quân sự[sửa]

Tập tin:Mongol dominions.jpg
Bản đồ của Đế quốc Timurid năm 1405 (màu xám)

Vào khoảng năm 1360, đã đạt tới sự xuất chúng là một lãnh đạo quân sự. Ông đã tham gia các chiến dịch ở Transoxania với Đại Hãn Chagatai, một người cùng xuất thân từ Thành Cát Tư Hãn. Sự nghiệp của ông trong 10 hoặc 11 năm tiếp theo có thể được tóm tắt trong tác phẩm Memoirs. Ông liên minh với Kurgan, kẻ chiếm đoạt và phá hủy Volga Bulgaria, vì mối quan hệ gia đình, ông đã xâm lược Khorasan với hàng ngàn kỵ binh. Đây đã là cuộc viễn chinh quân sự thứ hai mà ông đã lãnh đạo, và sự thành công của cuộc viễn chinh này đã dẫn đến những cuộc hành quân xa hơn nữa, trong đó có cuộc chinh phục Khwarizm Urganj.

Sau khi ám sát Kurgan các tranh chấp nảy sinh giữa nhiều người đòi lên nắm quyền lực tối cao đã bị ngăn chặn bởi cuộc xâm lược bởi Jagataite Tughlugh Timur của Kashgar, một hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn. Timur đã được phái đến trong một phái đoàn đến doanh trại của kẻ xâm lược, kết quả của chuyến đi này là ông được bổ nhiệm làm tù trưởng bộ lạc của mình, bộ lạc Barlas, thay cho vị tù trưởng cũ, Hajji Beg.

The exigencies of Timur's quasi-sovereign position compelled him to have recourse to his formidable patron, whose reappearance on the banks of the Syr Darya created a consternation not easily allayed. Bộ lạc Barlas đã được lấy từ Timur và được giao cho một người con trai của Tughluk, cùng với phần còn lại của Mawarannahr; nhưng ông đã bị đánh bại trong cuộc chiến bởi chiến binh dũng cảm mà trước đó ông đã thay thế cương vị chỉ huy của một lực lượng cấp thua rất xa về mặt số lượng.

Chú thích[sửa]

  1. /[[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ˈ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|t]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|æ]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|m]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|ər]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|l]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|]][[en:Wikipedia:IPA for English#Key|n]]/
  2. Josef W. Meri (2005). Medieval Islamic Civilization, Routledge.
  3. Gérard Chaliand,Nomadic Empires: From Mongolia to the Danube translated by A. M. Berrett,Transaction Publishers,2004,pg 75 [1]
  4. Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 4, Part 2. Taipei: Caves Books Ltd. Page 554.
  5. The annihilation of Iraq
  6. David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland. Government Leaders, Military Rulers, and Political Activists. Greenwood Press. Page 180. [2]