Thiết kế mạch lọc tích cực
Tên tiểu luận | Thiết kế mạch lọc tích cực |
Tên môn học | Cơ sở điện sinh học |
Tên giáo viên hướng dẫn | Nguyễn Phan Kiên |
Học vị | Tiến Sỹ |
Tên trường | Đại học Bách Khoa Hà Nội |
Tên khoa | Điện tử - Viễn thông |
Bộ môn | Cơ sở điện sinh học |
Tên sinh viên làm tiểu luận | Nguyễn Anh Tú, Ngô Văn Trinh, Lê Hoàng Nam |
Tên lớp | Điện tử Y sinh |
Khóa học | K51 |
Thời gian làm tiểu luận | 2009-2010 |
Nội dung tóm tắt[sửa]
Hiện nay các mạch lọc được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Tùy vào ứng dụng cụ thể mà chúng ta chọn sử dụng mạch lọc thụ động hay mạch lọc tích cực. Trong lĩnh vực điện tử y sinh, các mạch lọc là một phần không thể thiếu trong các thiết bị thu nhận tín hiệu điện sinh học. Với đặc điểm của tín hiệu điện sinh học nói chung là biên độ tín hiệu nhỏ cỡ vài trăm µV, và có dải tần số cơ bản cũng rất thấp (từ 0,01 Hz tới 100Hz) nên các mạch lọc được sử dụng là loại mạch lọc tích cực để tránh làm tổn hao tín hiệu và giảm phẩm chất của mạch. Chúng vừa có vai trò chống nhiễu cho tín hiệu sinh học đồng thời khuếch đại tín hiệu.Các mạch lọc trong đề tài được thiết kế theo loại bộ lọc Butterworth bậc 2 với độ dốc của mạch lọc ở mức 40dB/decade. Ngoài ra các mạch lọc thông thấp, thông cao và thông dải có sử dụng biến trở để có thể chỉnh được tần số cắt theo yêu cầu sử dụng.