Thoát khỏi những người đeo bám

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đối phó với một người đeo bám có thể rất khó khăn. Có thể bạn sẽ phải cố gắng tỏ ra tốt bụng mà vẫn có được không gian riêng. Dù bạn muốn tiễn người đó ra khỏi cuộc sống của mình mãi mãi, hoặc thay đổi tuần suất gặp gỡ họ, bạn sẽ có rất nhiều cách để đạt được mục đích.

Các bước[sửa]

Đặt ra giới hạn với người đeo bám[sửa]

  1. Ghi nhận cảm xúc của mình. Trước khi bạn đặt ra giới hạn, bạn phải biết chính xác bạn đang cảm thấy thế nào. Bạn có thể cảm thấy quá tải vì những hành động của người đó nên bạn không dám chắc mình đang cảm thấy ra sao.[1] Hai loại cảm xúc phổ biến mà bạn cảm thấy sẽ là không thoải mái hoặc bực tức.[2]
    • Bạn cảm thấy thế nào khi người đó xâm phạm thời gian và không gian riêng của bạn?
    • Bạn cảm thấy thế nào khi ở bên người đó mà bạn lại ước giá mà không phải thế?
    • Có những hành động nhất định nào (ví dụ như không mời mà đến, gọi điện muộn...) có thể gây ra những cảm xúc đó không?
  2. Quyết định những giới hạn cần có. Một khi bạn đã xác định được cảm xúc cụ thể có liên quan tới người đeo bám đó, bạn có thể tạo ra những giới hạn cần thiết. Giới hạn cần phải cụ thể đối với từng hành động của người đeo bám bạn.[1]
    • Ví dụ: nếu người đó gọi điện cho bạn quá nhiều hoặc quá khuya, giới hạn của bạn sẽ là ngừng trả lời các cuộc gọi, hoặc không nhấc máy sau một giờ nhất định.
    • Đặt ra những giới hạn thực tế mà bạn có thể tuân thủ. Đừng nói rằng bạn sẽ không bao giờ nói chuyện với người đó nữa nếu bạn biết rằng bạn không sẵn sàng làm như vậy.
    • Dự tính tới kết quả của những giới hạn đó. Nếu người đó không làm như ý bạn muốn, bạn sẽ làm gì?
  3. Nói trực tiếp. Truyền đạt thông điệp về giới hạn của bạn cho người đó. Đừng nói chuyện với họ nếu bạn đang cảm thấy giận dữ hoặc bực mình. Hãy bình tĩnh và quả quyết khi đặt ra những giới hạn. Nói với người đó rằng bạn đặt ra những giới hạn như vậy là để chăm sóc bản thân chứ không có ý thô lỗ hoặc gây hại cho ai cả.[3]
    • Nếu bạn lo lắng về việc phải nói chuyện với họ, hãy viết những giới hạn của mình ra để không bị quên trong khi trao đổi.
    • Ví dụ, bạn có thể muốn nói gì đó như “Thanh, cậu biết là tớ quan tâm tới cậu và tình bạn của chúng ta, và tớ luôn muốn thành thật với cậu. Gần đây, tớ cảm thấy thật ngột ngạt vì cậu cứ gọi tớ tới 8 lần một ngày, vì thế tớ muốn đặt ra giới hạn là chỉ một cuộc gọi một ngày thôi.”
    • Bạn có thể luyện tập trò chuyện với một người bạn hoặc người thân mà bạn tin tưởng. Hãy nhờ người mà bạn luyện tập cùng đối đáp lại giống như cách mà người đeo bám kia sẽ làm.[4]
  4. Sẵn sàng cho trường hợp người đó nổi giận. Khi bạn đặt ra giới hạn, bạn đang thay đổi bản chất của mối quan hệ với người đó. Người đó có thể không thích những gì bạn đang làm và trở nên giận dữ. Lưu ý rằng cơn giận đó không thuộc về trách nhiệm của bạn, mà là của người đó.[5]
    • Đừng để cơn giận của họ thay đổi những giới hạn mà bạn đã đặt ra. Cứ tiếp tục đi theo con đường mà bạn đã chọn.
    • Cứ để người đó nổi giận và đừng cố cãi lí với họ. Ví dụ, nếu người đó bảo rằng bạn xấu tính, thô lỗ hoặc ích ký, đừng cố gắng giải thích với họ rằng bạn không như thế.
    • Bạn sẽ không thể có một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng với ai nếu cơn giận nổi lên.

Tạo ra khoảng cách với người đó[sửa]

  1. Hạn chế sự hiện diện của mình. Nếu bạn đã đặt ra giới hạn, hãy củng cố nó bằng cách chỉ xuất hiện khi cảm thấy thích hợp.[6] Khi bạn không còn thường xuyên có mặt nữa, người đó có thể sẽ hiểu rằng bạn đang nghiêm túc về những giới hạn đó. Nếu người đó gọi điện cho bạn, bạn có thể chọn cách không nhấc máy. Nếu người đó nhắn tin rủ rê bạn gặp gỡ, bạn có thể không trả lời, chờ vài ngày rồi mới trả lời, hoặc nhắc lại với họ về tầm quan trọng của những giới hạn bằng tin nhắn.[7]
    • Lần sau, khi gặp họ, bạn không cần phải viện cớ gì cả. Một sự từ chối đơn giản là đủ. Ví dụ: “Cậu thật chu đáo khi đã mời tớ, nhưng tối nay tớ không muốn đi.”
    • Bạn không cần phải cư xư thô bạo, nóng nảy hoặc thậm chí là xung hấn thụ động như không trả lời tin nhắn.
    • Bạn có thể cảm thấy có lỗi hoặc không vui vì đã tạo ra khoảng cách với họ, nhưng hãy nhớ rằng bạn làm thế là để chăm sóc cho bản thân.
    • Dù việc liên tục phải củng cố các giới hạn một cách quả quyết có thể gây ra mệt mỏi và căng thẳng, điều quan trọng là bạn đã thành thật với chính mình mà không cần phải có những hành vi gây tổn thương, cũng như giành lại được không gian riêng của mình.
  2. Học các nói “Không”. Đôi khi, từ chối là một việc khó khăn, nhưng nó rất cần thiết khi bạn phải đối phó với một người đeo bám. Nói “Không” với người đó sẽ dễ dàng hơn nếu bạn kèm theo một lựa chọn khác. Lựa chọn đó nên khiến cho người kia làm một điều khác tốt hơn cho bạn.[6]
    • Ví dụ: nếu người đó rủ bạn đi chơi, hãy nói: “Xin lỗi, tớ không đi được. Tớ có bài tập về nhà. Sao cậu không rủ bạn bè hoặc người thân đi chơi cùng?”
    • Có thể người đó sẽ phàn nàn vì bạn đã từ chối, nhưng hãy kiên định.
  3. Khích lệ những hành vi chấp nhận được. Khi bạn đặt ra các giới hạn và tạo khoảng cách với người đó, bạn đang tạo ra những quy tắc mới cho mối quan hệ này, và họ cần thời gian để học được những quy tắc đó. Hãy khích lệ những hành vi đỡ đeo bám hơn và chuẩn bị trước trong trường hợp giới hạn bị phá vỡ. [4] Hãy kiên nhẫn. Việc thay đổi hành vi của người này có thể sẽ mất thời gian.
    • Nếu họ đi ăn trưa với người khác, hãy nói với họ rằng bạn rất vui vì họ đã có một khoảng thời gian thú vị.
    • Động viên họ gặp gỡ những người khác và bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy nói rằng bạn cảm thấy rất tự hào vì họ đã làm thế.[6]

Tiễn người đó ra khỏi cuộc sống[sửa]

  1. Tạo khoảng lặng. Trước khi bạn quyết định loại trừ ai đó ra khỏi cuộc sống, hãy tạo ra một khoảng lặng để xem liệu đó có phải là việc bạn muốn làm không. Nói với người đó rằng bạn nghĩ sẽ tốt hơn khi hai người tách nhau ra để gặp gỡ những người mới và khám phá những sở thích khác. Nếu đó là bạn của bạn, hãy để họ biết rằng bạn vẫn quan tâm tới họ và vẫn muốn làm bạn với họ.[8]
    • Bạn có thể nói: “Tớ rất trân trọng tình bạn của chúng ta và khoảng thời gian chúng ta ở bên nhau. Tớ nghĩ sẽ rất tuyệt nếu cả hai chúng ta dành một khoảng thời gian ở xa nhau và gặp gỡ những người bạn mới.”
    • Hãy nhẹ nhàng và tôn trọng khi nói chuyện, và đừng phê phán người đó. Tránh dùng những cụm từ như: “Cậu lúc nào cũng...”, “Cậu chẳng bao giờ...” hoặc “Cậu không thể...”
    • Nhấn mạnh rằng bạn nghĩ đây là giải pháp tốt nhất cho cả hai.
  2. Hãy trò chuyện thành thật. Nếu tất cả các biện pháp đều thất bại và bạn không còn muốn gặp lại họ nữa, hãy nói cho họ biết. Nói với họ rằng bạn muốn kết thúc mối quan hệ này và cả những lí do cho việc đó. Hãy nói thẳng thắn hết sức có thể. Đây sẽ là một cuộc trao đổi khó khăn.[9]
    • Bạn có thể nói “Tớ đã nghĩ rất nhiều về tình bạn của chúng ta và những thứ đang làm phiền tớ. Tớ muốn nói chuyện với cậu về việc đó.”
    • Bạn cũng có thể nói “Tớ phải làm những gì tốt nhất với tớ. Tớ nghĩ chúng ta không nên qua lại với nhau nữa. Chúc cậu luôn thành công trong mọi việc.”
    • Trước khi bạn trò chuyện với họ, hãy chắc chắn rằng đây là những gì bạn muốn làm.
  3. Đối mặt với cảm giác tội lỗi. Bạn sẽ cảm thấy rất có lỗi vì đã đẩy một người ra khỏi cuộc sống của bạn. Cảm giác tội lỗi của bạn là hoàn toàn bình thường, và sẽ mất một khoảng thời gian, bạn mới trở lại bình thường. Hãy tự tin rằng bạn đã có một quyết định đúng đắn, bạn đã sửa chữa mối quan hệ với người đó và làm mọi việc tốt nhất cho mình.[10]
    • Chấp nhận rằng mọi người đều đến rồi đi trong cuộc sống của mình, và không có ai là hoàn hảo cả.[11]
    • Hãy rút kinh nghiệm và áp dụng chúng vào những mối quan hệ với người khác.
  4. Bảo vệ quyết định của mình. Có thể người kia phải mất một khoảng thời gian mới vượt qua được sự kết thúc của mối quan hệ này. Người đó có thể tiếp tục cố liên lạc với bạn hoặc tiếp cận bạn. Người đó có thể đề nghị nói chuyện lại hoặc thuyết phục bạn thay đổi quyết định. Hãy vững vàng với quyết định của mình và đừng chịu thua sự ngoan cố của người kia.
    • Nếu bạn đáp lại người đó, bạn đã gửi đi một thông điệp mâu thuẫn.[12] Phản hồi lại người đó sẽ khích lệ họ liên lạc với bạn.
    • Nếu người đó gọi điện hoặc nhắn tin cho bạn, bạn không cần phải trả lời. Bạn có thể chặn số của người đó để khỏi phải biết khi nào họ tìm cách liên lạc với bạn.
    • Hãy nhớ rằng bạn đã xử lý tình huống này theo cách tốt nhất có thể và bạn đã có quyết định đúng đắn.
    • Có thể bạn sẽ phải nhắc người đó nhớ rằng bạn không còn muốn qua lại với họ hoặc nhìn thấy họ nữa. Luôn quả quyết và kiên định.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nhớ luôn thành thật với chính mình. Người đó ảnh hưởng không tốt tới bạn, vì thế, hãy để họ biết điều đó một cách rõ ràng và nhã nhặn.
  • Đừng cư xử xấu tính. Đây là điều mà bạn phải nghiêm khắc với chính mình. Nếu bạn xấu tính, câu chuyện sẽ khác hẳn.
  • Luôn lạc quan dù người đó có phớt lờ bạn sau khi bạn để cho họ biết vị trí của họ.
  • Nếu “người bạn” đeo bám này là một người hướng nội, và họ liên lạc với bạn liên tục trong ngày, hãy giải thích với họ rằng bạn rất bận với công việc và không thể nói chuyện hoặc đi chơi.
  • Nếu bạn cãi nhau với “người bạn” đó, hãy chặn số của họ và chấm dứt hoàn toàn tình bạn này. Đừng cảm thấy tội lỗi về việc kết thúc “tình bạn”.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]