Thuyết phục bản thân không tự sát

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Suy nghĩ tự sát xảy ra khi bạn không thể nào vượt qua nỗi đau sâu sắc mà bạn đang cảm nhận. Nó có thể gây đau đớn đến nỗi tự sát có vẻ như là cách duy nhất để bạn có thể tìm kiếm sự thảnh thơi và chấm dứt mọi suy nghĩ và tình huống đang gây rắc rối cho bạn. Nhưng có khá nhiều điều mà bạn có thể thực hiện để cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà không phải kết liễu cuộc sống của mình để không đánh mất cơ hội cảm nhận niềm vui, tình yêu và sự hồ hởi. Hành động ngay lập tức để duy trì sự an toàn cho bản thân, khám phá lý do vì sao bạn lại hình thành suy nghĩ muốn tự tử và lên kế hoạch vượt qua chúng bất kỳ khi nào chúng tìm đến bạn sẽ giúp bạn chấm dứt sự đau đớn mà không cần phải kết thúc cuộc sống của mình.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc tự sát và cần sự giúp đỡ ngay lập tức, hãy gọi 18001567, Hotline Tâm sự Bạn trẻ của Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý Việt Nam.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Sự giúp đỡ[sửa]

  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Người muốn tự sát thường có khả năng mắc phải bệnh lý tâm thầm nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm, và có thể nhận được sự giúp đỡ.[1]
    • Nếu cảm giác muốn tự tử được hình thành từ một sự kiện cụ thể nào đó, chẳng hạn như sự đau buồn khi bị bỏ rơi, mất việc, hoặc trở nên tàn tật, bạn hãy nhớ rằng tình trạng trầm cảm liên quan đến tình huống có thể được cải thiện thông qua điều trị.
  2. Trò chuyện với người đứng đầu tôn giáo. Nếu bạn đang theo một tôn giáo nào đó và có thể tiếp cận người lãnh đạo trong tôn giáo của bạn, bạn có thể trò chuyện với họ.[2] Nhiều người thích được nói chuyện với người cùng chia sẻ đức tin với họ hơn là người được huấn luyện chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý học. Người đứng đầu bộ máy tôn giáo đã được đào tạo để giúp đỡ người đang gặp khủng hoảng, bao gồm người đang tuyệt vọng và có khả năng tự sát.
    • Nếu đây là điều mà bạn tin tưởng, nhà lãnh đạo tôn giáo có thể giúp bạn xoa dịu nỗi đau bằng cách giúp bạn hình thành cái nhìn khách quan hơn và cung cấp cho bạn một điều gì đó để suy nghĩ.
  3. Tìm kiếm nhóm hỗ trợ. Có khá nhiều nhóm hỗ trợ, cả trực tuyến và trong cộng đồng của bạn, nơi bạn có thể tìm được sự an ủi bằng cách trò chuyện vời người cũng từng có suy nghĩ tự sát hoặc đã từng cố gắng tự tử.[2]
    • Để tìm kiếm nhóm hỗ trợ, bạn có thể tham khảo chuyên gia sức khỏe tâm thần của bạn để biết thêm thông tin về thời điểm họp nhóm, hoặc tìm kiếm nhóm hỗ trợ trong khu vực bạn sinh sống thông qua nguồn trực tuyến.
  4. Tìm kiếm sự trợ giúp từ người hiểu rõ tình huống. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó chính là không cần biết lý do nguyên nhân là vì lý do gì nhưng bạn không phải là người duy nhất phải đối mặt với tình trạng này. Hãy cố gắng tìm kiếm người sẵn sàng có mặt vì bạn và hiểu rõ cảm giác của bạn và muốn giúp đỡ bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi khá tốt để bắt đầu, bạn nên liên lạc với những dịch vụ sau:
    • Gọi đến số 18001567 Hotline Tâm sự Bạn trẻ của Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý Việt Nam.
    • Nếu bạn là đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, hoặc người chuyển đổi giới tính*, hãy gọi +84 8 3940 5140 Tổ chức Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Người LGBT tại Việt Nam.
    • Nếu bạn là cựu chiến binh, bạn cũng có thể gọi đến số 18001567.
    • Nếu bạn là trẻ vị thành niên, hãy gọi 18001567 Hotline giúp đỡ trẻ em và trẻ vị thành niên.
    • Gửi email vô danh đến Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.
    • Liên lạc với bác sĩ tâm lý. Tìm kiếm trên danh bạ điện thoại danh sách bác sĩ tâm lý tại khu vực bạn sinh sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trang web http://danhba.bacsi.com.
  5. Gọi điện cho bạn bè. Hãy cho họ biết cảm giác của bạn và rằng bạn cần họ giúp đỡ. Bạn có thể nhờ bạn bè nhắc nhở bạn về phẩm chất và điểm mạnh tích cực của bạn hoặc trò chuyện về khoảng thời gian vui vẻ mà bạn đã từng có.[2]
    • Lựa chọn người bạn mà bạn có thể tin cậy. Chia sẻ về vấn đề của bản thân với bạn bè không thật lòng sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn vì họ sẽ không bao giờ có mặt vì bạn.
    • Tránh ở một mình. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn bè hoặc người thân của bạn không rời mắt khỏi bạn. Nếu không có ai trông chừng bạn, bạn nên đến phòng cấp cứu để chắc chắn rằng bạn không ở một mình. Nếu bạn là thành viên của nhóm hỗ trợ, bạn có thể trông cậy vào thành viên khác trong nhóm để nhận được sự giúp đỡ từ người thật sự hiểu rõ về vấn đề mà bạn đang phải trải qua và có thể giúp bạn.

Hình thành Kế hoạch Đối phó[sửa]

  1. Loại bỏ công cụ mà bạn có thể sử dụng để tự sát. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc tự sát, bạn nên khiến cho điều này trở nên khó để thực hiện hơn bằng cách loại bỏ bất kỳ vật dụng nào mà bạn có thể sử dụng để kết liễu mạng sống của mình.[3]
    • Chúng có thể bao gồm súng, dao, dây thừng, hoặc thuốc.
    • Nếu bạn không thể vứt bỏ thuốc men vì bạn cần đến chúng, bạn nên đưa chúng cho người thân hoặc bạn bè cất giữ, người mà bạn biết chắc chỉ đưa thuốc cho bạn sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  2. Lập danh sách những điều mà bạn yêu mến. Viết về mọi thứ đem lại sự vui vẻ cho bạn mà bạn có thể nghĩ đến, hoặc về ký ức liên quan đến niềm vui và tình yêu. Nó có thể là tên của thành viên trong gia đình bạn, vật cưng của bạn, môn thể thao mà bạn yêu thích, bộ phim mà bạn say mê, món ăn gợi nhớ về thời thơ ấu của bạn, một nơi nào đó mà bạn cảm thấy như đó là nhà của mình, những ngôi sao, mặt trăng, hoặc mặt trời. Nếu đó là một điều gì đó khá tốt đẹp, hãy viết về nó.[4]
    • Viết thêm về yếu tố mà bạn yêu thích ở chính mình. Viết về phẩm chất đặc biệt nhất đối với bạn, bao gồm đặc điểm thể chất, tính cách, v.v. Viết về thành tựu mà bạn đã đạt được. Viết về khoảng thời gian mà bạn cảm thấy tự hào về bản thân.
    • Đừng quên những điều mà bạn đang mong đợi. Hãy viết về địa điểm mà bạn hy vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ được sinh sống ở đó, về điều mà bạn dự định sẽ tạo nên, một công việc mà bạn muốn thử, những đứa trẻ mà bạn muốn có, một người bạn đời mà bạn muốn tìm kiếm.
  3. Hình thành danh sách sự xao nhãng hữu ích. Điều gì đã giúp thuyết phục bạn không tự sát trong quá khứ? Hãy viết nó ra giấy. Bất kỳ một sự xao nhãng nào cũng sẽ là yếu tố khá tốt đẹp nếu nó có thể giúp bạn không làm hại bản thân. Có sẵn danh sách để nhìn lại khi tâm trí của bạn đang quá đắm chìm trong sự tiêu cực đến nỗi không thể nhớ ra điều cần phải làm sẽ khá hữu ích trong tương lai.[4] Sau đây là một vài ý tưởng:
    • Gọi điện thoại để trò chuyện cùng bạn bè.
    • Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe.
    • Đi dạo hoặc tập thể dục.
    • Vẽ tranh, viết lách hoặc đọc sách.
  4. Thiết lập danh sách những người mà bạn có thể gọi điện. Hãy viết tên và số điện thoại của ít nhất là năm người, phòng trường hợp một người nào đó không có mặt khi bạn gọi. Bao gồm tên của bạn bè, người thân, và người mà bạn quen biết, những người thường có khả năng nhận cuộc gọi của bạn và giúp đỡ bạn.
    • Viết tên của chuyên viên tư vấn đáng tin cậy, bác sĩ tâm thần, và thành viên trong nhóm hỗ trợ.
    • Viết số điện thoại của đường dây nóng mà bạn cảm thấy thoải mái khi gọi điện.
  5. Hình thành kế hoạch an toàn. Kế hoạch an toàn là kế hoạch mà bạn đọc đi đọc lại nhiều lần và theo sát nó ngay khi bạn bắt đầu có suy nghĩ về việc tự sát. Kế hoạch của bạn là danh sách cá nhân về yếu tố có thể thuyết phục bạn không tự tử. Khi bạn nghĩ về việc tự sát, sẽ khó để bạn chuyển hướng tâm trí và tập trung vào điều có thể giúp bạn. Nhưng khi bạn có sẵn kế hoạch trong tay, tất cả mọi điều mà bạn cần làm đó chính là lôi kế hoạch ra và xem lại danh sách khi suy nghĩ không lành mạnh tìm đến với bạn trong tương lai. Cố gắng hoàn thành từng bước trên danh sách cho đến khi bạn đạt đến thời điểm mà bạn có thể cảm thấy an toàn. Sau đây là ví dụ của kế hoạch an toàn:[5]
    • 1. Đọc danh sách Những Điều mà Mình Yêu mến. Nhắc nhở bản thân về điều đã giúp ngăn cản mình tự sát cho đến thời điểm này.
    • 2. Đọc danh sách Yếu tố Gây xao nhãng. Gây xao nhãng cho bản thân bằng bất cứ điều gì có thể giúp ích được cho mình mà mình có thể thực hiện.
    • 3. Đọc danh sách Người mà Mình Có thể Gọi điện. Gọi điện thoại người đầu tiên trong danh sách để trò chuyện. Không ngừng gọi điện cho đến khi tìm được một ai đó có thể nói chuyện với mình lâu như mình cần.
    • 4. Trì hoãn kế hoạch tự sát và biến ngôi nhà của mình trở thành nơi an toàn. Tự hứa rằng mình sẽ chờ ít nhất là 48 giờ. Trong lúc đó, mình sẽ loại bỏ mọi loại thuốc, vật dụng sắc bén và các đồ vật khác có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của mình.
    • 5. Gọi điện nhờ một người nào đó đến ở cùng mình trong một khoảng thời gian. Nếu không ai có thể đến, mình sẽ gọi điện cho nhà trị liệu hoặc số điện thoại dành cho sự khủng hoảng tinh thần.
    • 6. Tìm đến nơi mà mình cảm thấy an toàn, chẳng hạn như nhà của cha mẹ, nhà bạn bè, hoặc trung tâm cộng đồng.
    • 7. Đi đến phòng cấp cứu.
    • 8. Gọi điện cho Dịch vụ Khẩn cấp.

Cố gắng Cân nhắc Giải pháp Thay thế[sửa]

  1. Nhắc nhở bản thân rằng cảm giác hiện tại chỉ là nhất thời. Khi bạn đang khá nghiêm túc về việc muốn kết liễu mạng sống, sẽ khó để bạn suy nghĩ về giải pháp thay thế khác để giải quyết vần đề mà bạn đang gặp phải. Cách để lùi lại một bước và xem xét giải pháp thay thế để xử lý vấn đề hơn là tự sát đó chính là nhắc nhở bản thân rằng không phải lúc nào bạn cũng muốn tự tử và bạn cũng sẽ không cảm thấy như thế này trong tương lai.[4]
    • Cảm xúc thường sẽ nhanh chóng lướt qua và thay đổi thất thường theo thời gian, cũng tương tự như đôi khi, bạn cảm thấy đói bụng hoặc buồn bã hoặc mệt mỏi hoặc tức giận, cảm giác và suy nghĩ muốn tự tử của bạn rồi sẽ qua đi. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ về giải pháp thay thế bởi vì bạn chỉ đơn giản là muốn kết thúc cuộc sống, bạn nên ghi nhớ điều này!
  2. Trì hoãn kế hoạch. Bạn nên cố gắng hết sức để lùi lại và trì hoãn bất kỳ một kế hoạch nào mà bạn đã hình thành trong vòng ít nhất là 48 giờ.[4] Bất kể kế hoạch của bạn có là gì, hãy trì hoãn chúng trong một khoảng thời gian ngắn. Tự nói với bản thân rằng bạn đã tiến xa được đến mức này và bạn có thể dành cho bản thân thêm 2 ngày nữa để suy nghĩ kỹ càng. Hai ngày không phải là quá nhiều cho tình huống nguy kịch đang diễn ra.
    • Trong hai ngày đó, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ, nghỉ ngơi và tìm cách để thuyết phục bản thân rằng có nhiều phương pháp khác để bạn loại bỏ nỗi đau mà bạn đang cảm nhận.
  3. Suy nghĩ về biện pháp khác để giải quyết vấn đề. Bạn nên suy nghĩ về bất kỳ nguồn nào có thể giúp bạn thực hiện điều này. Bạn có cần nhờ người khác trợ giúp hay không? Tiến hành thực hiện biện pháp thay thế của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang muốn tự sát vì bạn không có tiền, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân hỗ trợ tài chính. Theo sát kế hoạch khi bạn cần. Nếu phương pháp thay thế đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu theo cách lành mạnh hơn không đem lại hiệu quả, bạn có thể thử qua biện pháp khác.[4]
    • Hãy nhớ rằng bạn sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì chỉ sau một đêm. Có thể sẽ phải tốn một chút thời gian để bạn nhận thức được mục tiêu của mình.
    • Nếu bạn bị trầm cảm nặng, biện pháp tiếp cận dựa trên mục tiêu này có thể sẽ không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn, vì người bị trầm cảm nặng thường có xu hướng ngẫm nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề của họ đã trở nên suy yếu.[6]

Lời khuyên[sửa]

  • Suy nghĩ. Tự tử là điều vĩnh viễn. Bạn luôn có thể thay đổi cuộc sống và thực hiện bất kỳ điều gì để cuộc sống có thể trở nên tốt đẹp hơn. Vì vậy, bạn không nên gây tổn hại cho bản thân.
  • Nên nhớ tuân theo chỉ định của bác sĩ khi uống bất kỳ một loại thuốc kê toa nào. Không bao giờ được ngừng uống thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiên.
  • Hãy nhớ tham dự đầy đủ các buổi tư vấn trị liệu với bác sĩ. Nếu cần, bạn có thể nhờ người mà bạn tin tưởng đưa bạn đến buổi trị liệu mỗi tuần để bạn có thêm trách nhiệm trong việc này.
  • Nếu bạn đang sống ở Mỹ, bạn có thể tham khảo trang web của Tổ chức Ngăn Ngừa Tự sát Hoa Kỳ để tìm kiếm nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp. Bạn thậm chí có thể tìm kiếm nhóm hỗ trợ theo đặc điểm cụ thể mà bạn muốn, chẳng hạn như nhóm hỗ trợ cho Trẻ vị thành niên.
  • Xem qua trang web NHS nếu bạn sống ở Vương quốc Anh, hoặc các trang web khác cho từng quốc gia cụ thể, để tìm kiếm lựa chọn cho bản thân.[7]
  • Nếu khu vực bạn sinh sống không có nhóm hỗ trợ về vấn đề tự sát hoặc trầm cảm, bạn có thể trò chuyện với bác sĩ trị liệu hoặc bệnh viện địa phương để tìm hiểu về nhóm hỗ trợ mà họ cung cấp hoặc cách để bạn có thể liên lạc với nhóm hỗ trợ. Bạn cũng có thể tham khảo một vài trang web cung cấp tư vấn trị liệu trực tuyến qua video.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây