Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thuyết phục bản thân làm bất cứ điều gì
Từ VLOS
(đổi hướng từ Thuyết phục Bản thân Làm Bất cứ Điều gì)
Những khi cần hoàn thành bài tập về nhà, gọi điện cho bạn cũ, nộp hồ sơ vào đại học hay theo đuổi giấc mơ cả đời, có lẽ bạn thấy khó khăn trong việc bắt tay vào hành động. Sự trì hoãn thường dựa trên những cảm xúc như sợ hãi hay thiếu tự tin, chúng khuyến khích sự trốn tránh và thậm chí củng cố sự thiếu tin tưởng vào khả năng và giá trị của một người.[1] Để thuyết phục bản thân mình bắt tay vào việc và vượt qua sự trì hoãn, bạn sẽ cần một vài chiến lược. Đây là thời điểm để nuôi dưỡng niềm tin trong bạn, khai thác tiềm năng trong bạn, và khuyến kích bạn hành động.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi Tư tưởng của bạn[sửa]
- Hạn chế ý nghĩ tiêu cực. Các suy nghĩ tiêu cực thường gắn với kết quả tiêu cực.[2] Bạn có thể cho rằng mình kém cỏi, đánh giá thấp kỹ năng và tài năng bẩm sinh của mình đến mức bạn thậm chí giết chết các nỗ lực của mình trước cả khi bắt đầu, và tạo ra một vòng luẩn quẩn của sự thất bại. Tập trung vào những ý nghĩ mạnh mẽ. Một phần của quá trình này là học cách nhận ra đằng sau sự tiêu cực của bạn là gì, để “từ bỏ” và thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng ý nghĩ tích cực. Thay vì lo lắng về công việc, hãy hỏi điều gì làm bạn lo lắng. Sợ thất bại? Mất khả năng kiểm soát? Một khi bạn xác định được nguồn gốc của những ý nghĩ tiêu cực, bạn có thể kiểm soát hành vi của mình tốt hơn.[3]
- Đừng sợ thất bại. Tất cả chúng ta đều từng thất bại. Hơn thế nữa, chúng ta luôn thất bại. Thực tế, những người thành công nhất là người thất bại nhiều nhất vì họ chấp nhận hầu hết các rủi ro và học hỏi từ những thất bại trước đó. Hãy xem Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, một ông chủ thất bại, phá sản hai lần, và thất bại 26 chiến dịch vận động trước khi tìm ra quan điểm chính trị của mình. Hay Thomas Edison, người mà giáo viên đã cho rằng “quá dốt để học bất cứ thứ gì” và bị đuổi khỏi hai công việc đầu tiên vì “thiếu hiệu quả”.[4] Đạt được những mục tiêu lớn trong cuộc đời bao gồm “ngừng học” sự sợ hãi và thất bại. Một cách nữa để làm điều này là khám phá điều mới mẻ – yoga, vẽ tranh, âm nhạc – và để rèn luyện trí óc của bạn bằng cách tập thất bại để vượt qua thất bại.[5]
- Loại bỏ từ “bỏ cuộc” ra khỏi từ điển của bạn. Cùng với việc chấp nhận những sai lầm, hãy đề ra thái độ không bao giờ từ bỏ mục tiêu. Theodore Roosevelt, Thổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ, đã từng nói “Chẳng điều gì trên thế giới này có giá trị trừ khi nó là sự nỗ lực, vất vả, và khó khăn.”[6] Nhớ rằng rất khó để đạt được thành quả và bạn không có quyền thành công một cách dễ dàng và hãy dũng cảm đối mặt với khó khăn hay thất bại.
- Đừng so sánh bản thân với người khác. Luôn luôn có ai đó trên thế giới này thông minh hơn bạn, giỏi hơn bạn, thành công hơn bạn, và nổi tiếng hơn bạn. Đánh giá bản thân bằng tiêu chuẩn của người khác là vô vọng và sẽ chỉ làm giảm động lực và khiến bạn thấy mình thiếu hụt. Bạn nhận thấy những cảm xúc này ở bản thân – bạn thực hiện phép so sánh và tự thấy mình thiếu hụt; những cảm xúc đó không “khiến” bạn cảm thấy thế. Hãy thử lý luận theo cách này. Tương tự như vậy, bạn có thể lên kế hoạch chiến lược để bản thân ngừng làm các so sánh. Ví dụ, ngồi phía trước của lớp học nếu yoga khiến bạn hết sức mặc cảm về thể hình của mình. Đừng quan sát các bạn cùng lớp.[7]
- Đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn. Người thành công dám chấp nhận rủi ro bất chấp những gì người khác nghĩ. Bạn có thể chần chừ vì sợ rằng mình không phù hợp hay đồng nghiệp không tin tưởng bạn, rằng họ nhìn bạn đầy ngờ vực hay nói với bạn rằng bạn sẽ thất bại. Họ có thể đúng. Nhưng nếu họ sai thì sao? Một phương pháp để chế ngự những ý nghĩ như vậy là xây dựng hệ thống thứ bậc. Lên danh sách những người mà ý kiến của họ có ý nghĩa nhất đối với bạn: gia đình bạn, cha mẹ bạn, bạn đời của bạn. Sau đó chuyển dần đến cuối danh sách theo thứ tự giảm dần của sự quan trọng. Sếp và bạn bè của bạn nên ít quan trọng hơn gia đình của bạn và đồng nghiệp của bạn ở vị trí thấp hơn nữa. Sẽ đến lúc bạn tới danh sách bạn bè bình thường và người không quen biết, bạn sẽ thấy rằng những ý kiến hay ho của họ thực sự không có giá trị gì với bạn cả.[8]
Khai thác Tiềm năng trong bạn[sửa]
- Xem xét động lực của bạn. Bạn muốn làm gì? Mục tiêu của bạn là vào đại học? Bạn có muốn chuyển đến thành phố lớn hay sở hữu bằng sáng chế phát minh? Xem xét những mục tiêu của bạn. Biết chúng là gì và làm cách nào để đạt được chúng. Thử đưa ý tưởng của bạn lên giấy. Mục tiêu chính xác của bạn là gì? Khi nào bạn muốn đạt được chúng? Bạn định đạt được chúng như thế nào? Xây dựng một tiến độ hợp lý. Nó sẽ làm kế hoạch của bạn cụ thể và tạo sức mạnh để bạn thực hiện đúng tiến độ.[9]
- Nghĩ rộng ra, nhưng hãy thực tế. Nếu bạn đặt kỳ vọng thấp, bạn sẽ chờ đợi một kết quả thấp hơn nữa cho nỗ lực của bạn. Kết quả cao thường đi kèm với kỳ vọng cao hơn, ước mơ lớn hơn, và rủi ro cao hơn. Giả dụ bạn có thể hạnh phúc với việc đỗ một trường đại học bậc trung, nhưng tại sao không đặt mục tiêu cao hơn. Liệu bạn có thể đặt chân vào một trường đẳng cấp hay thậm chí còn giành được học bổng? Hãy thử xem. Rủi ro của chúng nhỏ hơn nhiều so với kết quả có thể đạt được. Cùng lúc đó, hãy giữ kỳ vọng của bạn trong giới hạn hợp lý. Mơ ước khi còn nhỏ về việc trở thành tổng thống, hay vận động viên chuyên nghiệp, hay diễn viên nổi tiếng có lẽ sẽ không thành hiện thực, lý do đơn giản là rất ít người có thể đạt được những điều này.[10]
- Ra khỏi vùng an toàn của bạn. Sự trì trệ có thể giữ bạn khỏi những điều lớn lao. Bạn rất dễ mắc kẹt trong lịch trình hàng ngày, không gian tư duy nơi bạn cảm thấy thoải mái, an toàn, và không lo lắng. Nhưng nó cũng làm mai một bản thân bạn. Rủi ro và lo lắng là hai thứ có thể giúp chúng ta phát triển. Trong khi ở trong vùng an toàn có nghĩa là đều đặn, ổn định, việc rời khỏi nó cho bạn cơ hội để làm những điều mới mẻ và sáng tạo cũng như đạt được tầm cao mới. Thử thay đổi mối quan hệ của bạn với cảm giác “lo lắng”. Thay vì xem nó như một thứ cần tránh xa, hãy nói với chính mình rằng lo lắng là tiền đề của sự phát triển. Sự thoải mái của bạn có thể là dấu hiệu của việc mai một dần dần.[11]
- Dành thời gian mỗi ngày cho sự tự phát triển. Bạn dành bao nhiêu thời gian để học và phát triển trí óc? Bạn có biết đây là thói quen của những người thành công? Bạn có nhận ra rằng kiến thức chính là sức mạnh? Thử phát triển ý tưởng và kỹ năng là một cách khác để tránh trở nên tự mãn trong cuộc sống. Dành thời gian mỗi ngày để nuôi dưỡng bản thân, dù chỉ là một tiếng đồng hồ - coi đó là món ăn tinh thần. Đọc những quyển sách hay, báo chí, nghe những bài phát biểu truyền cảm hứng, quan tâm đến các ý tưởng và hãy tò mò về thế giới.
- Nhớ lại thành công trong quá khứ. Nhắc nhở bản thân bạn về những thành công trong quá khứ thay vì thất bại trong quá khứ. Dùng một quyển sổ để đánh dấu và ăn mừng điều bạn đã đạt được, qua đó, bạn sẽ có một bản ghi chép cụ thể. Dù bạn cần tiến lên trong cuộc sống thay vì chìm đắm trong quá khứ, thỉnh thoảng xem lại những chiến tích của mình sẽ giúp bạn giữ vững động lực.[9]
Tự Khích lệ Bản thân[sửa]
- Viết lại mục tiêu của bạn. Viết các mục tiêu của bạn và lý do để đạt được chúng lên giấy. Một sinh viên sinh vật học sẽ dễ mệt mỏi và chán nản trong quá trình nghiên cứu. Việc nhớ lại tại sao mình lại học ngành này – vì mình muốn phát triển các loại thuốc cứu sống con người hay để trở thành giáo viên giống như người đầu tiên truyền cảm hứng cho mình – là những động lực mạnh mẽ. Dán mục tiêu của bạn lên tường trong phòng học, trên máy tính hay phòng ngủ hoặc trên gương trong phòng tắm. Để chúng ở nơi bạn sẽ được nhắc nhở thường xuyên về chúng. Điều này sẽ giúp bạn tập trung và đi đúng hướng.[9]
- Thay đổi đích đến. Một mục tiêu lớn và cụ thể sẽ tạo động lực cho bạn hơn là hàng loạt mục tiêu nhỏ hơn. Tuy nhiên, cùng lúc đó, hoài bão lớn của bạn nhiều khi quá xa vời hay giống như một nhiệm vụ bất khả thi. Đừng để bản thân bị quá tải. Kiểu ý nghĩ này có thể giết chết động lực và khiến mọi người từ bỏ kế hoạch của họ. Thay đổi điểm đích của mình khi bạn cảm thấy quá tải. Giả dụ bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết, đặt mục tiêu lớn sang bên cạnh và tập trung vào việc hoàn thành các chương hiện tại hoặc vào việc chỉnh sửa 20 trang tiểu thuyết mỗi ngày. Tập trung vào các nhiệm vụ nhỏ, cụ thể sẽ giúp bạn tiến lên từng bước và giúp bạn hoàn thành những gì bạn bắt đầu.
- Tự cam kết với chính mình. Người hay trì hoãn kinh niên nhiều khi cần sự thúc đẩy cụ thể. Hãy đặt ra tiêu chuẩn làm việc và tự thưởng cho bản thân. Cam kết có thể lớn hay nhỏ. Tự thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn mỗi khi bạn hoàn thành công viêc. Bạn vừa hoàn thành xuất sắc kỳ thi cuối kỳ? Điều này cần một phần thưởng lớn hơn: hãy dành hẳn một tuần nghỉ ngơi để ăn mừng với bạn bè của bạn. Thử sử dụng lý do có thể khuyến khích bạn làm việc.
- Xem xét kịch bản tốt nhất và tồi tệ nhất. Dừng lại và suy nghĩ: Điều tuyệt vời nhất có thể xảy ra nếu bạn hoàn thành kế hoạch của mình là gì? Điều tồi tệ nhất là gì? Nếu bạn thực sự quyết tâm để hoàn thành một mục tiêu, nhắc nhở bản thân về tiềm năng bạn có thể đạt khi đạt mục tiêu và điều bạn có thể mất nếu thất bại. Cân nhắc hai điều này. Bạn kỳ vòng gì từ việc nộp hồ sơ trong lĩnh vực kiến trúc mơ ước của bạn? Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu nó không thành? Hầu hết thời gian, kịch bản tồi tệ nhất trở thành sự sợ hãi - sợ thất bại, sợ bị từ chối, hay sợ hối hận – trong khi đó, điều ngược lại hứa hẹn rất nhiều lợi ích rõ ràng.[12]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://psychcentral.com/library/procrastination.html
- ↑ http://psychcentral.com/lib/becoming-aware-of-your-depressive-thoughts//
- ↑ http://psychcentral.com/lib/replacing-your-negative-thoughts//
- ↑ http://www.uky.edu/~eushe2/Pajares/OnFailingG.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/06/23/why-we-all-have-fear-of-failure/
- ↑ http://www.goodreads.com/quotes/312751-nothing-in-the-world-is-worth-having-or-worth-doing
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/your-neurochemical-self/201412/can-we-stop-comparing-ourselves-others
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/fighting-fear/201306/caring-what-other-people-think
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://www.positivityblog.com/index.php/2007/06/13/25-simple-ways-to-motivate-yourself/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/do-the-right-thing/201302/dream-big-be-realistic-successful-life
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/shift-mind/201108/breaking-free-your-comfort-zone
- ↑ http://www.forbes.com/sites/actiontrumpseverything/2014/03/01/17-ways-to-motivate-yourself-to-do-great-things/