Thuyết phục bản thân rằng bạn có thể làm được

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn biết rằng mình có thể làm được gì đó? Có thể là nhận được bằng đại học, hoàn thành bài mô tả về cuốn sách bạn từng đọc hoặc giảm được vài kilogram. Bạn cảm thấy hăng hái muốn làm điều đó, nhưng vì một số lý do, bạn không tin mình có thể làm được. Học cách để thuyết phục bản thân làm được, và có niềm tin mãnh liệt hơn ở chính mình trong suốt quá trình.

Các bước[sửa]

Phân tích và xác nhận khả năng[sửa]

  1. Tạo ra lý lẽ tại sao nên hoàn thành nhiệm vụ. Nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để thuyết phục bản thân về việc gì đó là đưa ra lý lẽ vững chắc. Dường như mọi người sẽ nỗ lực hơn để thuyết phục bản thân họ về điều mà họ không tin tưởng so với điều mà đã có niềm tin.[1] Do đó, nếu bạn muốn thuyết phục bản thân tin vào gì đó, bạn cần đưa ra cơ sở cho lập luận để thực hiện nó.
    • Lấy một tờ giấy và tạo danh sách tất cả ưu điểm khi làm việc đó. Ví dụ, nếu đang cố gắng thuyết phục bản thân rằng bạn có thể đạt được bằng đại học, hãy liệt kê các lợi ích như tăng cường kỹ năng trong lĩnh vực nhất định, có kiến thức chuẩn bị cho công việc và được đào tạo, mạng lưới quan hệ với các lãnh đạo trong ngành (như giáo sư và các học viên khác), và có được tầm nhìn thế giới bao quát.
    • Nghĩ đến tất cả lợi ích mà bạn muốn đạt được và liệt kê chúng ra. Sau đó, đọc lớn danh sách, nói với bản thân tại sao nhiệm vụ này lại rất quan trọng. Lặp lại những ưu điểm đó hằng ngày hoặc bất cứ khi nào bạn cần động lực.
  2. Đánh giá bạn có kỹ năng nào để hoàn thành nhiệm vụ. Đôi khi, chúng ta tranh luận với chính mình không làm điều gì đó bằng cách chỉ ra chúng ta không phù hợp để thực hiện nhiệm vụ. Đoán trước và khắc phục vấn đề này bằng cách xác định rằng bạn chính là người nên đảm nhiệm việc đó.[2]
    • Ví dụ, trong trường hợp học đại học, bạn có thể dẫn chứng điểm số của bạn, khả năng lãnh đạo, tham gia hoạt động ngoại khoá, kỹ năng viết và nói là tất cả tài sản tiềm năng giúp bạn đạt được bằng cấp. Chúng là điểm mạnh mà bạn có thể xác định nhằm tăng cường quyết tâm và thúc đẩy sự tự tin để thật sự hoàn thành nhiệm vụ.
    • Nếu bạn đang gặp khó khăn để xác định điểm mạnh, hãy tìm ý kiến từ người khác. Trò chuyện với bố mẹ, giáo viên, sếp, hoặc bạn bè có thể giải thích chi tiết một vài điểm tích cực của bạn.
  3. Tự tìm hiểu xem điều gì cần thiết. Một lý do tiềm ẩn mà bạn không tin mình có thể làm được là vì khuynh hướng đánh giá quá cao yêu cầu để thực hiện. Bạn gặp phải vấn đề không biết và cho rằng nhiệm vụ quá khó hoặc không thể thành công. Tuy nhiên, có thêm thông tin hay làm rõ điều mà bạn đã biết có thể giúp nhiệm vụ có vẻ dễ dàng hơn. Sau đây là một số cách để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ:
    • Nghiên cứu. Tìm tất cả thông tin về một chủ đề nào đó tăng cường nền tảng kiến thức và cải thiện sự tự tin để thực hiện nhiệm vụ.
    • Hỏi ai đó đã hoàn thành nó. Trò chuyện với người khác về nhiệm vụ có thể giúp trả lời các câu hỏi của bạn và giải tỏa mối bận tâm.
    • Quan sát ai đó đang thực hiện nhiệm vụ. Thực sự nhìn thấy người khác hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn biết chính xác các bước cần thiết để tiến hành. Hơn nữa, có thể đối phương không có bất kỳ kỹ năng hay đào tạo đặc biệt nào về nhiệm vụ đó. Nếu họ làm được, bạn cũng có thể.
  4. Sắp xếp các bước như thể bạn đang dạy chúng cho ai đó. Một khi bạn đã biết điều gì cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, trình bày các bước cho ai đó. Học hỏi từ kinh nghiệm là một trong những cách toàn diện nhất để cũng cố kiến thức về chủ đề nào đó.[3] Qua việc hướng dẫn người khác, bạn có thể xác nhận rằng bạn có hiểu chắc chắn điều mà bạn đang nói.
    • Đảm bảo người khác có khả năng hiểu và đặt câu hỏi về chủ đề cụ thể. Nếu bạn có thể trình bày những gì cần phải hoàn thành và trả lời mọi câu hỏi mà người khác đặt ra để làm rõ ý, thì có lẽ bạn đã trang bị để gánh vác nhiệm vụ.

Tạo động lực[sửa]

  1. Lặp lại "câu thần chú" hiệu nghiệm. Kiến thức của bạn về câu thần chú có thể là những âm thanh được đọc khi tập yoga hoặc thiền. Dòng suy nghĩ chính xác, nhưng lại bị giới hạn. Một câu thần chú có thể là bất cứ từ nào nạp năng lượng và chuyển đổi suy nghĩ của bạn. Đây là những từ ngữ tích cực đặt bạn vào vị trí thành công.[4]
    • Câu thần chú có thể là bất cứ điều gì từ những từ đơn lẻ đến những trích dẫn, như: "Tôi sẽ tìm một cách nào đó, hoặc tôi sẽ tạo ra cách". Tìm những từ ngữ động viên bạn và thường xuyên lặp lại chúng suốt ngày.
  2. Xem xét cuộc đời của những người mà bạn ngưỡng mộ. Vai trò hình mẫu không chỉ dành cho trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, bạn có thể học hỏi và nhận được cảm hứng từ ai đó.
    • Tìm hiểu giáo viên, đồng nghiệp, sếp, hoặc nhân vật công chúng có cuộc đời khiến bạn ngưỡng mộ. Quan sát họ và học hỏi từ hành động của họ. Khi bạn được hướng dẫn bởi ai đó có giá trị đạo đức chuẩn mực, bạn sẽ hành động tích cực hơn trong cuộc đời riêng.[5]
    • Nhưng, sự hướng dẫn này không cần phải đến từ người quen. Bạn có thể được truyền cảm hứng bởi các nhà lãnh đạo thế giới, tác giả, và doanh nhân. Chọn một quyển sách hoặc xem phim tài liệu về cuộc đời của họ và học hỏi những gì họ đã trải nghiệm trên hành trình tới thành công.[6]
  3. Dành thời gian với những ai tin tưởng bạn. Tin tưởng bản thân thực sự là trải nghiệm vui vẻ. Nhưng, khi thiếu động lực, bạn sẽ được động viên mạnh mẽ khi ở xung quanh những ai có niềm tin vào bạn.[7]
    • Nhận ra rằng người mà bạn dành thời gian nhiều nhất sẽ tác động mạnh đến cuộc sống của bạn--dù là tích cực hay tiêu cực. Chọn ở bên cạnh những ai ủng hộ bạn, và những ai mà bạn có thể ủng hộ và động viên họ.
  4. Mường tượng sự thành công.[8] Mường tượng là bài tập tâm trí khi đó bạn kích hoạt sự tưởng tượng và các giác quan để đạt được trạng thái nhất định. Mường tượng giúp bạn rèn luyện não bộ có khả năng xử lý trong tình huống thật.[9] Do đó, hiệu quả của phương pháp này thật tuyệt vời để đạt được mục tiêu.
    • Để mường tượng, xác định bạn muốn đạt được điều gì. Sau đó, hình dung bạn đang ở đích thành công. Đó có thể giấc mơ sự nghiệp hoặc giảm cân đáng kể. Nghĩ đến cảm giác cơ thể liên kết với sự thành công. Ai ở cùng với bạn? Suy nghĩ nào xuất hiện? Bạn có cảm giác nào? Bạn nghe âm thanh gì? Mùi gì?
    • Thực hành bài tập này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối.
  5. Cam kết làm việc trong khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể dễ dàng bị áp đảo bởi một nhiệm vụ to lớn nếu nghĩ nó sẽ cần thời gian lâu để thực hiện. Tuy nhiên, để có năng suất cao nhất, thời gian ít hơn dành cho một nhiệm vụ có thể tạo ra kết quả tốt hơn so với thời gian nhiều hơn. Trong thực tế, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh một chu trình gọi là ultradian rhythm (vòng lặp sinh học của cơ thể người trong một chu trình 24 giờ) khi đó cơ thể trải qua mức độ tỉnh táo cao đến mức độ thấp hơn.[10]
    • Nói với chính mình là bạn sẽ làm việc trong 90 phút cho một nhiệm vụ nhất định, sau đó nghỉ giải lao. Cách này mang lại cho bạn cơ hội để làm việc với suy nghĩ sáng suốt và sâu sắc. Hơn nữa, bạn có thời gian cho bản thân thư giãn và nạp lại năng lượng trước khi bắt đầu một phần công việc mới.
    • Để thực hành, bạn phải chuẩn bị trước cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Vậy thì bạn không bị buộc phải làm việc trong nhiều giờ cho tới khi xong việc.

Phá vỡ chướng ngại tâm lý[sửa]

  1. Xác định các giá trị và niềm tin.[11] Thiếu hiểu biết về giác trị cá nhân giống như đang đi đâu đó mà không có ứng dụng GPS hoặc bản đồ. Các giá trị giúp chúng ta xử lý nhiều tình huống khác nhau, để có cuộc sống cá nhân thỏa mãn. Để tìm ra một số giá trị cá nhân, hãy trả lời những câu hỏi sau:[12]
    • Bạn tôn trọng ai nhất? Họ có đặt điểm nào mà bạn ngưỡng mộ và tại sao?
    • Nếu nhà cháy (mọi người và con vật đều đã an toàn), bạn sẽ cứu 3 món đồ nào và tại sao?
    • Những lúc nào trong cuộc sống đã cực kỳ vừa ý bạn? Một thời điểm khiến bạn hài lòng thì sao?
  2. Đặt mục tiêu phù hợp với giá trị cá nhân. Sau khi đã giới hạn một danh sách ngắn gồm các giá trị quan trọng, bạn phải phát triển mục tiêu S.M.A.R.T hỗ trợ cho những giá trị đó. Một khi đã phát triển mục tiêu cho phép bạn sống với các giá trị của mình, hãy thực hiện một việc giúp bạn tiến tới những mục tiêu này mỗi ngày. Mục tiêu S.M.A.R.T. là:[13]
    • Specific (Cụ thể)- trả lời rành mạch, rõ ràng cho các câu hỏi "ai, cái gì, khi nào, ở đâu, cái nào, và tại sao"
    • Measurable (Có thể đo lường) - phát thảo cách bạn sẽ đánh giá tiến độ hướng tới mục tiêu.
    • Attainable (Có thể đạt được) - có khả năng thành công với nguồn lực, kỹ năng, và năng lực của bạn
    • Realistic (Thực tế) - Mục tiêu đưa ra thách thức nhưng cũng đại diện cho một đích đến mà bạn sẵn sàng đạt được và có thể làm được
    • Timely (Có giới hạn thời gian) - khung thời gian đã được định phải khả thi, bao gồm trường hợp khẩn cấp
  3. Xoá bỏ lời bào chữa. Chướng ngại tinh thần phổ biến nhất để hoàn thành việc gì đó thường là những gì mà chúng ta nói với chính mình mỗi ngày. Nếu hỏi tại sao bạn không đạt được một mục tiêu nào đó, câu trả lời của bạn là bởi vì nhiều sự thay đổi hoàn toàn không phù hợp. Chúng là những lời bào chữa và bạn phải loại bỏ chúng ra khỏi dự định để thành công.[14]
    • Xoá bỏ lời bào chữa bằng cách nghiêm khắc với bản thân. Bất cứ điều gì dùng như lời bào chữa có thể chỉ là một cách để ngăn bạn khỏi việc thay đổi.
    • Đặt mục tiêu SMART sẽ giúp bạn giải phóng một số lời biện minh. Đối với những điều khác, như không có thời gian, tiền bạc, hoặc nguồn lực, hãy xem xét kỹ cuộc sống của bạn để quyết định điều gì có thể cắt giảm. Loại bỏ một hoạt động hoặc chi tiêu không cần thiết để ưu tiên cho những gì cần thiết.[15] Đừng đợi cho tới khi tất cả các thay đổi trở nên phù hợp một cách thần kỳ. Thay đổi cuộc sống có mục đích để hỗ trợ bạn thành công.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]