Tiêu tiền một cách thông minh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn có cảm thấy khó chịu khi đang rất cần tiền mà lại rỗng túi? Bất kể bạn đang có nhiều hay ít tiền, chi tiêu thông minh là việc rất cần thiết vì nó cho phép bạn sử dụng hiệu quả đồng tiền mình bỏ ra. Hãy làm theo các gợi ý dưới đây để cắt giảm chi tiêu và áp dụng cách mua sắm hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Những Nguyên tắc Chi tiêu Cơ bản[sửa]

  1. Xây dựng kế hoạch ngân sách. Rà soát lại các khoản chi tiêu và nguồn thu nhập của bạn để có một cái nhìn tổng quát. Hãy lưu lại hóa đơn hoặc ghi chép các khoản chi tiêu vào sổ mỗi khi bạn mua sắm. Xem lại các hóa đơn mỗi tháng và cộng các khoản chi này để xây dựng ngân sách.
    • Sắp xếp các khoản mua theo từng loại (thức ăn, quẩn áo, giải trí v.v.v). Loại có chi tiêu cao nhất trong tháng (hoặc các khoản mục mà bạn cho là cao bất thường) có thể là đối tượng phù hợp để cắt giảm.
    • Một khi bạn đã rà soát được tình trạng mua sắm của mình, hãy đề ra số tiền giới hạn hàng tháng (tuần) để mua sắm cho mỗi loại đó. Hãy chắc rằng tổng ngân sách nhỏ hơn thu nhập của bạn trong cùng thời kỳ và số tiền còn lại được dùng cho tiết kiệm nếu có thể.
  2. Xây dựng kế hoạch mua sắm. Mua sắm theo cảm hứng có thể làm phình to các khoản chi tiêu của bạn. Hãy viết ra những gì cần mua khi bạn ở nhà và tĩnh tâm.
    • Thực hiện một chuyến đi khảo sát giá sơ bộ trước khi đi mua sắm thực sự. Ghi lại giá cả của các hàng hóa cần mua tại một hoặc nhiều cửa hàng. Quay trở về nhà mà không mua gì cả và quyết định mua gì ở chuyến đi thứ 2, lần đi mua "thực sự".[1] Bạn càng tập trung và dành ít thời gian ở trong cửa hàng, bạn sẽ càng tiêu ít.[2]
    • Nếu bạn coi mỗi lần mua là một quyết định quan trọng, bạn sẽ ra quyết định tốt hơn.[3]
    • Không nhận các mẫu dùng thử hoặc thử cái gì đó cho vui. Thậm chí cả khi bạn không có ý định mua, thì cảm xúc sau khi dùng thử có thể thuyết phục bạn mua ngay lập tức thay vì bỏ thời gian cân nhắc kỹ lưỡng.[2]
  3. Tránh mua sắm bốc đồng. Nếu lập kế hoạch mua sắm là điều tốt, việc mua sắm bốc đồng lại là một điều tồi tệ. Hãy tuân theo các bước dưới đây để tránh việc mua sắm thiếu hiệu quả:
    • Đừng mua sắm chỉ để vui. Nếu bạn mua vì thấy niềm vui của việc mua sắm, chắc chắn bạn sẽ mua quá nhiều thứ mà mình không cần đến.[4]
    • Không nên mua sắm khi bạn không tỉnh táo. Rượu, thuốc hoặc thiếu ngủ[5] có thể làm giảm khả năng đưa ra quyết định. Thậm chí cả việc mua sắm khi đói hay khi nghe nhạc to[6] cũng là ý tưởng tồi vì có thể bạn sẽ không theo danh sách mua của mình.
  4. Hãy đi mua sắm một mình. Trẻ con, những bạn bè thích mua sắm hoặc cả bạn bè có gu mua sắm bạn thích cũng có thể làm bạn mua sắm nhiều hơn.[2]
  5. Không nghe gì từ nhân viên bán hàng. Nếu bạn cần tìm hiểu, hãy lịch sự lắng nghe tư vấn từ họ nhưng bỏ quả tất cả các lời tư vấn về mua hàng. Nếu họ không để bạn một mình, hãy rời khỏi cửa hàng và quay lại mua sau.
  6. Hãy trả đầy đủ bằng tiền mặt. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ kích thích bạn chi tiêu nhiều hơn vì 2 lý do: Bạn có thể tiêu nhiều hơn số tiền bạn có, và bởi vì không có tiền thật trao tay nên tâm trí sẽ không coi là mua bán “thật”. Tương tự thế, việc trả một cục hoặc trả từng phần làm bạn khó nhận ra bạn đang tiêu bao nhiêu.[7]
    • Đừng mang nhiều tiền hơn mức cần thiết. Vì nếu bạn không có thừa tiền, bạn sẽ không tiêu thêm.[8] Tương tự như thế, hãy rút tiền từng tuần theo ngân sách đã được tính trước cho mỗi tuần từ thẻ ATM hơn là rút bất cứ khi nào hết tiền.
  7. Đừng để bị đánh lừa bởi các chương trình tiếp thị. Các nhân tố bên ngoài thường hay tác động đến việc chúng ta mua gì. Hãy cẩn thận và cố gắng hiểu tất cả các lý do bạn bị cuốn vào một sản phẩm.
    • Đừng mua gì chỉ vì quảng cáo. Hãy tin vừa phải các quảng cáo[9]. Chúng được thiết kế để kích thích bạn mua sắm mà không cung cấp tổng thể các lựa chọn cho bạn.
    • Bạn cũng không nên mua hàng chỉ vì hàng giảm giá.[10] Các phiếu mua hàng giảm giá và đợt giảm giá rất tuyệt vời đối với các sản phẩm bạn sắp mua nhưng mua những thứ không cần thiết như thế chỉ vì giảm giá 50% sẽ không tiết kiệm túi tiền của bạn!
    • Hãy nhận biết các thủ thuật giá cả. Cần hiểu rằng giá "1.99" đô chính là "2" đô. Đánh giá sản phẩm phải dựa trên giá trị thực, chứ không phải nó là một món hời so với sản phẩm khác của cùng công ty. (Bằng việc mang sản phẩm "tệ hơn" ra so sánh, bạn có thể bị dụ dỗ trả thêm tiền mua những tiện ích mà bạn không thực sự cần).
  8. Chờ các dịp khuyến mại và giảm giá. Nếu bạn biết rằng bạn cần một sản phẩm nhưng không gấp, hãy chờ đến khi nó xuất hiện tại thùng hàng giảm giá hoặc hãy cố gắng tìm một phiếu mua hàng giảm giá.
    • Chỉ sử dụng phiếu giảm giá hoặc tận dụng đợt giảm giá đối với những sản phẩm bạn thực sự cần hoặc đã quyết định mua từ trước khi có đợt giảm giá. Sự hấp dẫn của giảm giá dễ khiến khách hàng mua những thứ họ không thực sự cần.
    • Mua các một số sản phẩm vào thời điểm trái mùa. Một chiếc áo khoác sẽ rẻ hơn nhiều nếu bạn mua vào mùa hè.
  9. Tự mình làm nghiên cứu. Trước khi mua những sản phẩm đắt tiền, hãy tìm kiếm trên mạng hoặc đọc báo cáo tiêu dùng để tìm ra sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất. Tìm sản phẩm trong khả năng chi trả của bạn mà phù hợp với nhu cầu và bền.
  10. Tính toán tất cả các chi phí. Bạn có thể phải trả nhiều hơn giá ghi trên nhãn đối với những sản phẩm có giá cao. Hãy đọc cả các dòng chữ nhỏ và cộng tổng số tiền trước khi ra quyết định.
    • Đừng để bị đánh lừa bởi trả góp. Hãy tính tổng số tiền bạn sẽ trả (tiền trả hàng tháng x tổng số tháng) để tìm ra lựa chọn rẻ nhất.
    • Nếu đang có khoản nợ, tính tổng lãi vay bạn sẽ phải trả.
  11. Bạn nên thỉnh thoảng tự mua tặng bản thân vài món quà giá rẻ. Điều này tuy trông có vẻ ngược đời (Liệu đây có phải là mua cái mà bạn không cần?) nhưng thực tế việc tự tặng bản thân mình phần thưởng sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì kế hoạch hơn. Vì khi cố gắng ngưng việc tiêu xài những thứ không cần thiết, cuối cùng bạn có thể “phá vỡ” điều đó và tiêu xài nhiều hơn cả bình thường.[11]
    • Hãy để ra một lượng tiền nhỏ trong ngân sách cho những khoản tiêu này. Mục tiêu là cổ vũ tinh thần và ngăn ngừa những đợt vung tay quá trán có thể xảy ra.
    • Nếu bạn hay mua cho mình những món đồ đắt tiền, hãy giảm xuống. Hãy tắm bồn ở nhà thay vì đi đến spa, hoặc mượn phim từ thư viện thay vì đến nhà hát.

Chi tiêu Quần áo[sửa]

  1. Chỉ mua những gì bạn thực sự cần. Hãy lướt qua tủ quần áo để xem bạn đã có những gì. Hãy bán hoặc cho đi những thứ bạn không mặc hoặc không còn hợp để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng của mình.
    • Dọn sạch tủ quần áo không phải biện hộ để mua mới. Mục tiêu ở đây là tìm ra loại quần áo nào bạn đã có đủ và loại nào bạn cần mua thêm.
  2. Hãy biết khi nào nên mua vì chất lượng. Sẽ thiếu khôn ngoan khi bạn mua tất có thương hiệu đắt tiền nhất vì chúng sẽ rách nhanh. Tuy nhiên, bỏ tiền ra mua đôi giày tốt hơn, bền hơn sẽ tiết kiệm tiền cho bạn trong dài hạn.
    • Nhớ rằng giá cả không đi cùng với chất lượng. Hãy tìm thương hiệu bền nhất hơn là chọn ra thương hiệu đắt tiền nhất.
    • Tương tự, hãy chờ đến khi món đồ bạn cần được bán giảm giá nếu có thể. Và nhớ là đừng sử dụng giảm giá để biện hộ cho việc mua món đồ mà bạn không cần đến.
  3. Hãy mua hàng ở cửa hàng tiết kiệm. Một vài cửa hàng bán đồ cũ có những món đồ rất tốt. Ít nhất, bạn cũng có thể mua được vài món đồ cơ bản với giá chỉ bằng một phần của mặt hàng mới.
    • Cửa hàng tiết kiệm ở nơi có nhiều người giàu thường được nhận nhiều đồ quyên tặng chất lượng cao.
  4. Nếu bạn không thể tìm thấy trong cửa hàng tiết kiệm, hãy mua hàng giá rẻ cùng loại. Đôi khi thương hiệu không đi cùng với chất lượng.

Chi tiêu đồ Ăn uống[sửa]

  1. Hãy soạn ra thực đơn cho cả tuần và danh sách cần mua. Một khi bạn đã có ngân sách dùng cho thực phẩm, hãy viết trước món ăn bạn sẽ ăn và những thứ bạn cần mua ở cửa hàng.
    • Điều này sẽ không chỉ ngăn bạn mua theo hứng ở cửa hàng mà còn ngăn lãng phí thức ăn thừa - một khoản chi tiêu lớn đối với nhiều gia đình.[12] Nếu bạn thấy rằng mình cũng đang bỏ thức ăn thừa, hãy giảm lượng nấu nướng xuống.
  2. Học các mẹo tiết kiệm tiền với thực phẩm. Có nhiều cách tiết kiệm khi đi mua thực phẩm từ việc mua với số lượng nhiều cho đến việc biết thời điểm các sản phẩm hạ giá trong ngày.
  3. Hạn chế tối đa việc ăn uống ở nhà hàng. Ăn ngoài thì đắt hơn rất nhiều so với tự nấu và ăn ngoài không nên là kết quả của việc nổi hứng của một người đang cố gắng tiết kiệm tiền.
    • Thay vào đó hãy tự làm đồ ăn ở nhà và mang theo để ăn tại nơi làm việc hoặc lớp học.
    • Hãy mang nước từ nhà đi thay vì bỏ tiền mua.
    • Tương tự như vậy, nếu bạn uống café thường xuyên, hãy mua một máy làm café và tiết kiệm tiền bằng cách mang café đi uống.

Tiết kiệm Tiền Thông minh[sửa]

  1. Tiết kiệm tiền. Chi tiêu thông mình luôn đi liền với tiết kiệm. Hãy dành tiền tiết kiệm càng nhiều càng tốt vào các tài khoản tiết kiệm hoặc các công cụ đầu tư tích lũy lãi đáng tin cậy. Bạn càng tiết kiệm được nhiều thì tình hình tài chính của bạn sẽ càng tốt. Mục đích của việc chi tiêu thông minh là gì nếu không phải là tiết kiệm? Dưới đây là một vài ý tưởng cho bạn xem xét:
    • Thành lập quỹ khẩn cấp.
    • Mở một tài khoản Roth IRA hoặc là 401(k).
    • Tránh các khoản phí không cần thiết.
    • Lập kế hoạch ăn uống cho từng tuần.
  2. Loại bỏ những thói quen tốn kém. Những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc đánh bạc có thể làm bạn tiêu hết số tiền tiết kiệm được. Loại bỏ những thói quen này là điều cần thiết cho cả túi tiền và sức khỏe của bạn.
  3. Đừng mua những thứ mà bạn không cần. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi bản thân những câu sau đây. Nếu bạn không thể trả lời “có” với tất cả, thì rõ ràng bạn không nên bỏ tiền mua.
    • Tôi sẽ sử dụng nó thường xuyên chứ? Hãy chắc rằng bạn uống hết sữa trước khi nó hỏng hoặc bạn mặc váy thường xuyên chứ không phải đôi ba lần.
    • Tôi có thiếu cái gì mà nó có cùng chung mục đích sử dụng không? Hãy để ý những sản phẩm mà chức năng có thể thay thế bằng những đồ bạn đang có sẵn.[4] Bạn không cần đến những dụng cụ đồ bếp siêu chuyên dụng hoặc một bộ quần áo chuyên tập thể dục trong khi quần thể thao và áo thun có thể thay thế được.[13]
    • Liệu sản phẩm này có làm cho cuộc sống của tôi tốt lên không? Đây là một câu hỏi phức tạp, nhưng việc mua những sản phẩm để khuyến khích “thói quen xấu” hoặc làm bạn bỏ qua những phần quan trọng của cuộc sống thì nên tránh
    • Liệu tôi có nhớ sản phẩm này nếu tôi không mua nó?
    • Mua nó liệu có làm cho tôi vui không?
  4. Hãy loại bớt một số thú vui không cần thiết. Nếu bạn có thẻ tập gym mà ít tập, thì đừng mua mới. Một người chuyên chi tiêu bốc đồng có sử dụng hết các món đồ sau khi mua? Nếu không, hãy bán nó đi. Hãy dành tiền và công sức của bạn vào những lĩnh vực mà bạn thực sự có đam mê.

Lời khuyên[sửa]

  • Tuân theo kế hoạch ngân sách sẽ dễ hơn nếu toàn bộ thành viên trong gia đình cam kết tuân theo.
  • Hãy thường xuyên tìm kiếm các dịch vụ tiện ích và bảo hiểm. Nhiều dịch vụ (điện thoại, internet, truyền hình cáp hoặc vệ tinh,v.v.v) chào gọi những món hời đến khách hàng mới. Nếu bạn biết cách chuyển qua chuyển lại giữa các công ty, bạn có thể luôn luôn trả chi phí rẻ hơn. (Một vài công ty điện thoại sẽ trả phí hủy hợp đồng với công ty cũ cho bạn nếu bạn chuyển sang dịch vụ của họ.)
  • Khi so sánh hai chiếc ô tô, hãy tính xem bạn sẽ tốn bao nhiều tiền xăng nếu bạn mua mẫu ít tiết kiệm hơn (số dặm trên trên 1 galon xăng thấp hơn) (.[14]
  • Đừng mua quần áo chỉ giặt khô. Hãy kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi mua quần áo. Bạn sẽ không muốn trả tiền thường xuyên vào giặt khô quần áo đâu.[13]
  • Nhiều trang web có cách tính tổng chi phí cho một chiếc xe mỗi năm trong 5 năm đầu tiên (còn mới). Hãy gõ "chi phí sở hữu một chiếc xe". Họ sẽ tính các chi phí xăng xe, bảo hiểm, bảo dưỡng, sửa chữa,v.v.. Đồng thời, hãy kiểm soát việc bảo dưỡng và đọc phần khuyến nghị của nhà sản xuất. Việc này sẽ tiết kiệm cho bạn hàng nghìn đô la trong dài hạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này