Tránh đánh nhau trong trường học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đôi khi, một vài người chung trường có vẻ như luôn muốn đánh nhau với bạn. Thỉnh thoảng, người mất bình tĩnh lại chính là bạn. Tuy nhiên, đánh nhau không phải là biện pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn. Bạn có thể bị thương và gặp rắc rối. May mắn thay, có khá nhiều điều mà bạn có thể thực hiện để tránh phải ẩu đả trong trường học.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xoa dịu tình huống xấu[sửa]

  1. Giữ bình tĩnh. Nếu bạn đang trong tình huống căng thẳng, tốt nhất là bạn nên cố gắng tìm cách xoa dịu tình hình. Để có thể giảm thiểu căng thẳng, bạn cần phải giữ bình tĩnh. Hành động này sẽ giúp mọi người xung quanh bạn trấn tĩnh lại.[1]
    • Hít thở sâu. Nếu bạn đang có cảm giác như muốn đánh nhau, bạn nên tập trung vào nhịp hít thở của mình. Hít vào và thở ra một cách chậm rãi.
    • Dành một vài phút để suy nghĩ. Khi người khác trêu chọc bạn trong hành lang, bạn sẽ muốn phản kháng ngay lập tức.
    • Thay vào đó, hãy ngừng lại. Tự nhủ với chính mình rằng "Nếu mình đánh nhau, sẽ có người bị thương và mình có thể gặp rắc rối. Mình sẽ giữ bình tĩnh".
    • Hình thành thói quen hít thở và suy nghĩ trước khi nói hoặc hành động. Phương pháp này cũng sẽ giúp người khác bình tĩnh lại.
  2. Chuyển hướng chú ý. Biện pháp tuyệt vời để xoa dịu tình huống nguy hiểm là tập trung chú ý vào yếu tố khác. Ví dụ, nếu một ai đó xô đẩy bạn trong căng tin, bạn không nên phản ứng trước sự hung hăng của họ. Thay vì vậy, bạn nên nhìn đi nơi khác để chuyển hướng chú ý.[1]
    • Cố gắng nói một điều gì đó như "Hình như chuông báo giờ học vừa reo phải không? Tôi sẽ phớt lờ bạn và đến lớp học tiếng Anh".
    • Bạn cũng có thể thay đổi chủ để hoàn toàn. Nếu một người nào đó đâm sầm vào bạn một cách thô bạo trên đường đến lớp, bạn nên quay mặt sang người bạn của bạn và nói rằng "Bạn có xem trận bóng đá tối qua không?".
    • Chuyển hướng chú ý sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng. Bằng cách tập trung vào điều khác, bạn đang làm giảm cơ hội hình thành một cuộc chiến.
  3. Sử dụng sự hài hước. Tiếng cười có thể cải thiện tâm trạng ngay lập tức. Nếu bạn đang gặp phải tình huống có thể dẫn đến xung đột, bạn nên nói một điều gì đó vui nhộn. Sử dụng óc hài hước để xoa dịu tình hình sẽ khá hiệu quả.[2]
    • Nếu bạn cho mọi người thấy rằng bạn hoàn toàn thư giãn đến nỗi bạn có thể bông đùa, người đang muốn đánh nhau với bạn sẽ lùi bước. Hãy nói đùa một chút để giảm thiểu sự căng thẳng.
    • Không nên trêu đùa theo kiểu có thể khiến người khác bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên cố gắng tìm kiếm sự châm biếm hoặc hài hước trong tình huống.
    • Có lẽ một người nào đó đang chế nhạo bạn vì bạn học bài trong giờ ăn trưa. Bạn nên cười và nói rằng "Bây giờ thì trông nó khá nhàm chán, nhưng nó sẽ giúp mình thi đỗ vào trường đại học!"
  4. Hãy tự tin. Nếu bạn tự tin, bạn sẽ ít có cảm giác muốn đánh nhau. Khi bạn tin tưởng ở bản thân, bạn sẽ có cảm thấy bạn có thể xử lý tình huống khó khăn một cách chín chắn hơn. Có khá nhiều phương pháp giúp bạn xây dựng sự tự tin và thể hiện nó trước người khác.[3]
    • Tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Nếu người khác trêu ghẹo quần áo bạn mặc, bạn có thể nghĩ theo kiểu "Ít ra thì mình đá bóng rất giỏi!".
    • Luyện tập cách đối phó với tình huống khó khăn. Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về cách phản ứng khi người khác gây hấn với bạn.
    • Nếu bạn luyện tập, bạn sẽ tự tin hơn. Ví dụ, bạn có thể tập nói những điều như "Tôi có nhiều việc quan trọng cần làm hơn là đánh nhau".
  5. Đối phó với lời lăng mạ. Không phải cuộc chiến nào cũng liên quan đến xô xát thể chất. Người khác cũng có thể muốn quấy nhiễu bạn bằng cách nói những thứ không tốt. Một vài biện pháp sẽ giúp bạn đối phó với sự gây hấn bằng lời nói một cách hiệu quả.[4]
    • Một cách khá hay để đương đầu với kẻ bắt nạt là phớt lờ họ. Nếu ai đó đang bỡn cợt bạn, bạn chỉ cần quay mặt bước đi.
    • Chiến thuật khác đó là duy trì sự bình tĩnh. Bạn nên cố gắng nói rằng "Bạn biết đấy, tôi không thể nào nghĩ ra lý do phù hợp để tiếp tục trò chuyện với bạn khi bạn đang hành động như thế này".
    • Nói rõ rằng bạn không có ý định đánh nhau. Nếu bạn không chú ý đến tình huống, nó sẽ dần tan biến.

Tránh gây xung đột trong tương lai[sửa]

  1. Tin tưởng vào bản năng của mình. Tìm hiểu cách để xoa dịu tình huống xấu là yếu tố khá quan trọng. Nhưng tiến hành thực hiện các bước cần thiết để tránh hoàn toàn mọi xung đột cũng quan trọng không kém. Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về thay đổi mà bạn có thể thực hiện để tránh xa cuộc chiến trong tương lai.[1]
    • Tuân theo linh cảm của bạn. Nếu bạn đang trên đường về nhà và trông thấy một nhóm thanh niên đang đứng ở góc đường, có lẽ bạn sẽ có cảm giác như thể nếu bạn bước ngang qua họ, bạn sẽ gặp rắc rối.
    • Tránh tạo cơ hội cho tình huống xấu xảy ra bằng cách đi theo con đường khác để về nhà. Thay đổi hướng đi có thể sẽ khiến bạn tốn thêm một vài phút, nhưng nó sẽ giúp bạn tránh ẩu đả.
    • Tương tự như ở lớp học. Nếu bạn trông thấy một nhóm sinh viên trông có vẻ khả nghi, không nên đến gần họ. Hãy đi theo con đường khác để vào lớp.
  2. Dành ưu tiên cho sự an toàn. Bạn có thể bị thương nếu bạn đánh nhau. Đây là lý do vì sao bạn cần phải có ý thức về sự an toàn của mình. Luôn đề phòng là một điều tốt.[2]
    • Đi cùng bạn bè. Nếu có thể, bạn nên đi cùng bạn bè đến lớp.
    • Kẻ bắt nạt sẽ ít muốn gây chiến với bạn hơn nếu bạn có bạn bè bên cạnh. Bạn cũng nên ngồi cùng họ trong giờ ăn trưa.
    • Nếu bạn lo lắng cho sự an nguy của mình, bạn nên ở gần người lớn. Trong căng tin, bạn có thể ngồi tại chiếc bàn gần với thầy/cô giám thị.
  3. Thiết lập ranh giới. Bạn có thể cho người khác biết rõ họ cần phải tôn trọng không gian riêng tư của bạn. Thiết lập ranh giới là biện pháp tuyệt vời để tránh đánh nhau. Bạn nên hình thành ranh giới rõ ràng mà người khác không được xâm phạm.[5]
    • Nếu một người nào đó đâm sầm vào bạn, bạn nên nói với họ rằng "Tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn có thể tránh xa tôi ra". Hãy nói một cách lịch sự và kiên quyết.
    • Có lẽ bạn cần phải rời khỏi phòng và người khác đang chặn lối đi của bạn. Bạn nên nói theo kiểu "Làm ơn tránh đường cho tôi đi qua".
    • Bằng cách thiết lập ranh giới, bạn đang trình bày rõ rằng bạn không muốn gây sự. Lựa chọn này sẽ tốt hơn là xô đẩy người khác khỏi đường đi của bạn.
  4. Sử dụng tiếng nói của mình. Tiếng nói là vũ khí mạnh mẽ nhất của bạn. Bạn có thể sử dụng nó để tránh xa tình huống nguy hiểm. Ví dụ, nếu bạn trông thấy người khác đang đánh nhau, bạn có thể dùng từ ngữ để xoa dịu tình hình.[5]
    • Sử dụng lôgic. Thay vì can thiệp thể chất, bạn nên nói rằng "Bạn sẽ gặp rắc rối nếu không ngừng đánh nhau. Tôi biết rằng cả hai bạn sẽ không muốn bị đình chỉ tham gia đội bóng rổ".
    • Bạn cũng có thể lên tiếng nhờ giúp đỡ. Nếu xô xát đang diễn ra, hãy thông báo cho người lớn biết. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh xa nguy hiểm.
    • Luôn nhớ nói một cách rõ ràng và tự tin. Người khác cần phải hiểu rõ rằng bạn sẽ thực hiện như điều bạn nói.
    • Biết tôn trọng. Không nên sử dụng từ ngữ để khiêu khích người khác.[2]
    • Thay vì mỉa mai một người nào đó, bạn nên nói rằng "Tôi biết bạn là người tốt. Tôi không nghĩ rằng bạn thật sự muốn đánh nhau".
  5. Quản lý cảm xúc. Một trong các nguyên nhân chính khiến mọi người đánh nhau là vì họ cho phép cảm xúc của họ kiểm soát họ. Đánh nhau thường bắt nguồn từ sự tức giận, căng thẳng, hoặc sợ hãi. Tìm hiểu cách để kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn tránh phải ẩu đả.[3]
    • Có khá nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện để quản lý căng thẳng. Ví dụ, bạn nên tập trung vào yếu tố tích cực trong cuộc sống.
    • Có lẽ bạn đang căng thẳng vì người nhà của bạn đang bị bệnh. Thay vì chú ý đến vấn đề này trong lớp, bạn nên cảm thấy biết ơn vì bạn vẫn có thể dành thời gian cho bạn bè.
    • Có khá nhiều biện pháp giúp bạn kiểm soát cơn giận một cách hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể luyện tập kỹ thuật hít thở sâu. Đến đến 5 khi bạn hít vào một cách chậm rãi, và thực hiện tương tự khi bạn thở ra.
    • Chia sẻ cảm giác của mình. Nếu bạn đang phải đối mặt với cảm xúc khó khăn, bạn nên trò chuyện với bạn bè, cha mẹ, hoặc giáo viên.
  6. Chịu trách nhiệm trước cuộc sống của bản thân. Bất kỳ ai cũng có lúc gặp phải ngày tồi tệ. Đôi khi, bạn muốn trút giận lên người khác, hoặc có lẽ bạn có cảm giác như bản thân là người dễ nổi nóng. Bạn cần nhớ rằng, bạn có thể lựa chọn cách để đối phó với ngày không vui.[4]
    • Gặp phải một ngày không tốt đẹp là điều bình thường. Nhưng bạn có thể cố gắng giảm thiểu nó bằng cách tập trung vào yếu tố tích cực trong cuộc sống.
    • Nếu bạn nhận thấy bản thân đang muốn nói ra lời lẽ không hay, bạn nên nghĩ về điều khác. Bạn có thể tự nhủ rằng "Mình đang khó chịu, nhưng mình đang mong đến giờ chơi game".
    • Có thể người khác đã nói ra một điều gì đó gây tổn thương cho bạn ở trường. Bạn có thể sử dụng chiến thuận đối phó tương tự với người đang muốn gây chiến.
    • Chăm sóc bản thân. Bạn nên nhớ nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục. Chúng sẽ giúp bạn ổn định tâm trạng của mình và giúp bạn tránh hình thành thôi thúc muốn đánh nhau.

Tìm kiếm hệ thống trợ giúp[sửa]

  1. Trò chuyện với cha mẹ. Có lẽ những sinh viên khác đang muốn gây hấn với bạn, Hoặc có thể là bạn đang muốn đánh nhau với một ai đó. Cho dù là như thế nào, đối phó với sự hung hăng có thể xảy ra sẽ là trải nghiệm dễ xúc động. Bạn nên tìm người có thể giúp đỡ bạn.[6]
    • Cha mẹ bạn sẽ giúp bạn xử lý tình huống khó khăn. Bạn có thể xin phép được trò chuyện cùng họ.
    • Bạn nên trình bày yêu cầu của mình một cách cụ thể. Hãy nói rằng "Mẹ ơi, con có thể trò chuyện với mẹ về vấn đề khó khăn mà con đang phải giải quyết hay không?".
    • Trở nên cởi mở và trung thực. Bạn nên cho cha mẹ của bạn biết về vấn đề thật sự và cùng nhau tìm kiếm giải pháp.
  2. Xin lời khuyên của thầy cô. Thầy cô là nguồn trợ giúp hữu ích khác của bạn. Nếu bạn khá thân với một giáo viên nào đó, bạn nên cân nhắc xin lời khuyên của họ. Bạn có thể yêu cầu họ giữ kín cuộc trò chuyện.[7]
    • Trình bày cho thầy cô biết về mối lo ngại của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói "Gần đây, em thường cãi nhau với Thành. Em lo là chúng em sẽ đánh nhau".
    • Bạn cũng có thể nói chuyện với nhân viên tư vấn học đường. Họ được đào tạo để giúp sinh viên giải quyết với tình huống khó khăn.
    • Cân nhắc trò chuyện với huấn luyện viên hoặc người cố vấn hoạt động ngoại khóa của bạn. Bất kỳ một người trường thành nào quen biết bạn cũng sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp để tránh đánh nhau.
  3. Dành thời gian với bạn bè thật sự. Chắn hẳn, bạn sẽ bận rộn với việc học tập, tham gia hoạt động và công việc nhà. Nhưng bạn nên nhớ dành thời gian cho bạn bè. Bạn bè cũng là nguồn trợ giúp rất quan trọng.[8]
    • Họ có thể khiến bạn cười. Khi bạn thư giãn hơn, bạn sẽ ít muốn đánh nhau hơn.
    • Dành thời gian với người chân thành. Bạn và bạn bè bạn cần phải tử tế cũng như thành thật với nhau.
    • Nếu bạn đang gặp vấn đề với bạn học, bạn nên cho bạn bè biết. Hãy nói "Mình đang lo mình sẽ đánh nhau. Tuần sau, bạn có thể ngồi cùng mình trong giờ ăn trưa được không?".
  4. Sử dụng nguồn giúp đỡ trực tuyến. Thời trung học và phổ thông có thể gây căng thẳng cho bạn. Sẽ khó để bạn tìm kiếm biện pháp tích cực để đối phó với sự thay đổi khi bạn trưởng thành. Bạn nên nhớ rằng, sẽ luôn có một người nào đó lắng nghe bạn.[9]
    • Dùng internet. Có khá nhiều diễn đàn thảo luận và phòng chat dành riêng cho việc giúp đỡ trẻ vị thành niên.
    • Tìm kiếm trang web có cung cấp lời khuyên trong việc chiến đấu chống lại sự bắt nạt. Bạn có thể tìm hiểu cách để tránh xa kẻ bắt nạt cũng như tránh trở thành một trong số họ.
    • Cân nhắc tìm đến trang web như Kenhsinhvien.vn. Bạn có thể trao đổi trên diễn đàn hoặc trò chuyện với người hiểu rõ vấn đề mà bạn đang phải đối mặt.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Tự tin là yếu tố rất quan trọng.
  • Đừng lo lắng về điều mà người khác sẽ nghĩ về bạn khi bạn rút lui khỏi cuộc chiến.
  • Nhờ giúp đỡ nếu bạn lo lắng cho sự an nguy của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này