Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) là các tài nguyên dạy, học, và nghiên cứu nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép những người khác tự do sử dụng và tái mục đích. OER bao gồm toàn bộ các khóa học, các tư liệu khóa học, module, sách giáo khoa, video, bài kiểm tra, phần mềm, và bất kỳ công cụ, tư liệu hay kỹ thuật nào khác được sử dụng để hỗ trợ việc truy cập tới tri thức [1]. Khi cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục để trở thành OER, bạn rất nên sử dụng công cụ trợ giúp của Creative Commons[2].

Các bước[sửa]

Sử dụng công cụ trợ giúp cấp phép Creative Commons và ghi công tác giả[sửa]

  1. Kết nối vào Internet và đi tới địa chỉ công cụ trợ giúp cấp phép mở Creative Commons. Công cụ này có 4 ô, gồm:
    • License Features - Các đặc tính của giấy phép. Đây là nơi bạn sẽ chọn giấy phép cho tư liệu của mình.
    • Selected License - Giấy phép được chọn.
    • Help others attribute you - Giúp những người khác ghi công cho bạn. Đây là nơi bạn, với vai trò tác giả, sẽ nhập các thông tin về tác phẩm của bạn, sao cho những người sử dụng tác phẩm của bạn sẽ thừa nhận ghi công cho bạn theo cách bạn muốn.
    • Have a webpage? - Có trang web chứ?. Đây là nơi các thông tin về giấy phép được tự động sinh ra khi bạn thực hiện các bước chọn giấy phép và ghi công tác giả ở các ô bên trên. Tất cả việc bạn cần làm là sao chép các thông tin có ở ô này rồi dán chúng vào những nơi bạn cần cấp phép và/hoặc ghi công, ví dụ như:
      • Tài liệu văn bản mà bạn muốn cấp phép Creative Commons để trở thành OER.
      • Tài liệu trình chiếu mà bạn muốn cấp phép Creative Commons để trở thành OER.
      • Trang web, ví dụ trên blog của bạn, mà bạn muốn cấp phép Creative Commons để trở thành OER.

Tiến hành cấp phép Creative Commons cho tài nguyên sẽ là OER[sửa]

  1. Chọn các tính năng của giấy phép ở ô 'License Features' (đặc tính của giấy phép) sao cho phù hợp với ý muốn của bạn - tác giả của tác phẩm. Ví dụ, chọn giấy phép Creative Commons Ghi công - Chia sẻ Tương tự, tiếng Anh là Creative Commons Attribution Share-Alike (CC BY-SA).
  2. Công cụ tự động hiện ra các biểu tượng của giấy phép được chọn ở ô 'Selected License' (giấy phép được chọn).
    • Hãy kiểm tra xem có đúng giấy phép CC BY-SA hay không? Nếu chưa đúng, hãy quay lại ô ‘License Features’ (đặc tính của giấy phép) để chọn lại cho đúng.
  3. Công cụ tự động sinh ra nội dung ở ô 'Have a web page?' (Có trang web chứ?).
  4. Chỉnh sửa tiếng Việt trong văn bản của bạn nội dung vừa dán vào để có hiển thị đúng.
    • Ví dụ, sau khi sao chép nội dung ở ô ‘Have a web page?’ và dán nó vào văn bản hoặc trang web bạn muốn cấp phép Creative Commons, bạn sẽ có được biểu tượng giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike (CC BY-SA) và đoạn văn bản như sau:
    • Hãy sửa đoạn văn bản đó, ví dụ, thành đoạn văn bản như sau:
      ‘Tác phẩm này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 Quốc tế’.
  5. Hãy lưu lại và xuất bản tài liệu của bạn trên Internet. Bây giờ tài liệu đó đã là tài liệu OER được cấp phép mở và sẵn sàng để chia sẻ trên Internet để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.

Lời khuyên[sửa]

  • Để có các đường liên kết tự động, khi cấp phép Creative Commons và ghi công tác giả cho tác phẩm sáng tạo, bạn nên sử dụng công cụ trợ giúp cấp phép mở của Creative Commons [5] hoặc tương tự [6], kể cả trong trường hợp bạn đã quen và hiểu rõ về đặc tính của các giấy phép Creative Commons.
  • Bạn có thể dịch nội dung giấy phép gốc tiếng Anh của Creative Commons sang tiếng Việt để những độc giả không thạo tiếng Anh cũng có thể hiểu được rõ họ được phép làm gì và/hoặc không được phép làm gì đối với tác phẩm mà bạn là tác giả.

Cảnh báo[sửa]

  • Để tài liệu của bạn thực sự được cấp phép mở và trở thành tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), sẽ là đúng đắn và tốt hơn nếu tài liệu được cấp phép mở đó được đặt trên Internet với định dạng tệp mà những người khác có khả năng chỉnh sửa được, ví dụ như HTML, XML…, chứ không phải ở định dạng không thể chỉnh sửa được như các tệp .PDF.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây