Chọn giấy phép Creative Commons

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn muốn chia sẻ nội dung, các ảnh chụp, hoặc các video của bạn với thế giới, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế cho bản quyền truyền thống. Một lựa chọn là phát hành tác phẩm của bạn trong phạm vi công cộng, điều đơn giản ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn với nó. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm thứ gì đó ít quyết liệt hơn, có vài giấy phép được tổ chức phi lợi nhuận Creative Commons chào mà bạn có thể sử dụng tự do. Bài viết này sẽ giúp bạn chọn một giấy phép mà phù hợp nhất với các nhu cầu của bạn.

Các bước[sửa]

  1. Hãy hiểu giấy phép Creative Commons (CC) ảnh hưởng như thế nào tới bản quyền của bạn. Hầu hết mọi người nghĩ rằng bằng việc sử dụng giấy phép CC, họ đang bỏ đi bản quyền của họ, và rằng họ sẽ không có khả năng bán tác phẩm xuống bên dưới nữa. Điều này là không đúng. Khi bạn sử dụng một giấy phép CC, bạn đang cho phép những người khác sử dụng tác phẩm của bạn theo những điều kiện cụ thể, nhưng bạn vẫn giữ nguyên là người nắm giữ bản quyền.[1]
    • Giả sử bạn có ảnh chụp mà bạn cấp phép theo CC-BY-NC, về cơ bản nó ngụ ý là mọi người có thể sử dụng nó miễn là họ thừa nhận bạn bằng cách này cách khác, và chỉ cho các mục đích phi thương mại (xem mô tả chi tiết hơn trong các bước sau). Một người viết blog (blogger) phi thương mại sử dụng nó trên trang chủ của họ. Rồi thì công ty tiếp cận bạn về việc sử dụng ảnh chụp đó trong một trong những cuốn sách mỏng của họ, và họ có thiện chí trả tiền cho bạn sao cho họ có thể sử dụng nó. Việc đã cấp phép cho ảnh chụp theo CC không ngăn cản được bạn làm việc đó.
      • Liệu bạn có bất kỳ bổn phận nào để nói cho công ty đó rằng bạn đã cấp phép cho tác phẩm theo CC? Bạn nên làm rõ bản quyền của bạn vận hành như thế nào trong bất kỳ tác phẩm nào; nó làm giảm tiềm năng đối với những hiểu lầm và giúp tất cả những người sử dụng tiềm năng để làm điều đúng.
      • Liệu có phải các công ty ít có khả năng muốn tác phẩm đã được cấp phép CC hay không? Điều này sẽ phụ thuộc vào công ty đó muốn sử dụng ảnh chụp đó cho cái gì; nếu bạn đã hạn chế sử dụng thương mại (vì lợi nhuận), thì công ty có lẽ không muốn sử dụng nó.
  2. Hãy hiểu cam kết của bạn. Một khi bạn gắn giấy phép CC cho tác phẩm của bạn, thì bạn có thể luôn thay đổi được nó. Nhưng, nếu ai đó đã sử dụng tác phẩm của bạn theo các điều khoản trước khi bạn thay đổi nó, thì bạn không thể “lấy nó ngược lại được”. Hãy quay lại với ví dụ của ảnh chụp đó. Nếu bạn thay đổi giấy phép sang “tất cả các quyền được giữ lại”, thì không ai có thể sử dụng ảnh của bạn theo các điều khoản CC từ thời điểm đó trở đi. Nhưng người viết blog mà đã sử dụng nó rồi có thể tiếp tục sử dụng ảnh đó, vì anh/chị ta đã có được nó khi giấy phép CC đó đã có hiệu lực. Hơn nữa, nếu anh/chị ta đã cấp phép cho hình ảnh theo CC (điều có thể được yêu cầu nếu bạn sử dụng một giấy phép Chia sẻ Tương tự - Share-Alike) mà những người khác có thể vẫn sử dụng ảnh đó theo các điều khoản đó.[2]
  3. Hãy quyết định cách bạn muốn được ghi công. Tất cả các giấy phép Creative Commons đều đòi hỏi là người sử dụng tác phẩm của bạn thừa nhận bạn theo vài cách thức, dù vài giấy phép cũ không làm thế. Bạn có thể chỉ định chính xác cách mà bạn muốn được ghi công. Tên nào họ nên sử dụng? Tên sử dụng của bạn (Your username)? Tên của bạn? Tên đầy đủ của bạn? Ví dụ, bạn có thể nói: “Xin hãy ghi công Molly Simonson như là người sáng tạo tác phẩm này”.
  4. Hãy biết vì sao bạn có lẽ muốn sử dụng giấy phép Creative Commons, ngược lại với việc giữ lại tất cả các quyền. Các lý do cho việc ưu tiên hơn cho bản quyền của creative commons bao gồm:
    • Khả năng đưa ra các mô tả rõ ràng các quyền của (các) tác giả và những người sử dụng
    • Tự có khả năng đưa ra các công thức cấp phép từng được chứng minh là hợp pháp
    • Khả năng tinh chỉnh mức độ nhận thức của giấy phép
    • Khả năng (cho những người khác) tìm kiếm nội dung của bạn với hầu hết các máy tìm kiếm, khi họ ủng hộ giấy phép của bạn; và
    • Nếu bạn chọn giấy phép như vậy, bạn có thể chắc chắn, là tên của bạn được nêu và tất cả các tư liệu dựa vào tác phẩm của bạn, sẽ được xuất bản theo các điều kiện y hệt (chia sẻ tương tự).
  5. Hãy xem xét các lựa chọn. Từng biến thể giấy phép có các điều khoản và điều kiện của riêng nó. Chúng gồm:
    • Bạn có muốn cho phép sửa đổi tác phẩm của bạn hay không? Để cho phép sửa đổi ngụ ý là những người khác có thể sửa cho đúng, hiện thực hóa, cải tiến và tùy biến thích nghi nội dung. Khả năng sửa đổi này có thể giúp đảm bảo rằng nội dung sẽ được sử dụng lâu hơn và thường xuyên hơn vì mọi người không cảm thấy bị cách mà họ sẽ chia sẻ và sử dụng lại nó hạn chế.
      • Nếu bạn quyết định cho phép sửa đổi, bạn có thể chọn lựa chọn “share alike” (chia sẻ tương tự). Điều này ngụ ý, rằng mọi sửa đổi phải được xuất bản theo giấy phép y hệt. Hãy hiểu, rằng là rất khó cho những người sáng tạo nội dung khác để sử dụng lại nội dung “chia sẻ tương tự”, nếu họ muốn pha trộn nội dung mở với một giấy phép khác.
    • Bạn có muốn cho phép những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và biểu diễn tác phẩm của bạn - và các tác phẩm phái sinh dựa vào nó - mà chỉ cho các mục đích phi thương mại hay không? Điều đó ngụ ý, rằng những người khác sẽ không được phép sử dụng tác phẩm cho bất kỳ điều gì mà có kết thúc thương mại. Điều này có thể ảnh hưởng thậm chí tới những người đi dạy trong các trường học hoặc đại học công lập. Là tốt nơi mà bạn có những lo ngại rằng một nhà xuất bản có thể có quan tâm, và bạn muốn thực thể như vậy phải yêu cầu sự cho phép để sử dụng nó trong một cuốn sách hoặc định dạng khác mà anh ta muốn bán.

    • Bạn có muốn tên của bạn có trong từng bản sao hoặc phiên bản được sửa đổi của nội dung đó hay không? Nếu bạn quyết định về “yêu cầu ghi công”, thì điều này có thể tạo ra công cụ tiếp thị tốt.

    • Bạn có muốn cho phép những người khác phân phối các tác phẩm phái sinh chỉ theo một giấy phép mà “y hệt” với giấy phép điều chỉnh tác phẩm của bạn hay không? Điều này ngụ ý tác phẩm phải có điều kiện “chia sẻ tương tự”.

    • Bạn có muốn để những người khác sao chép, phân phối, hiển thị, và biểu diễn chỉ các bản sao nguyên bản tác phẩm của bạn, không có các tác phẩm phái sinh dựa vào nó hay không? Không có thay đổi gì ngụ ý sử dụng điều kiện không có phái sinh.

  6. Hãy chọn giấy phép phù hợp nhất với các mục đích của bạn. Một khi bạn chắc chắn về các điều kiện bạn muốn áp dụng (hoặc không áp dụng), thì bạn có thể chọn giấy phép phản ánh tốt nhất sự pha trộn đó. Đây là các lựa chọn của bạn từ 6 giấy phép chính:
    • Attribution License - Giấy phép ghi công: Giấy phép này cho phép những người khác phân phối, pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn, thậm chí thương mại, miễn là họ thừa nhận bạn vì sự sáng tạo gốc ban đầu. Giấy phép này là dễ dãi nhất trong các giấy phép được chào, về khía cạnh những gì những người khác có thể làm với các tác phẩm của bạn được cấp phép theo Attribution (Ghi công).

    • Attribution Share Alike License - Giấy phép Ghi công Chia sẻ Tương tự: Giấy phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn thậm chí vì những lý do thương mại, miễn là họ thừa nhận bạn và cấp phép cho các sáng tạo mới của họ theo các điều khoản y hệt. Giấy phép này thường được so sánh với các giấy phép của phần mềm nguồn mở. Tất cả các tác phẩm mới dựa vào tác phẩm của bạn sẽ mang giấy phép y hệt, nên bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ cho phép sử dụng thương mại.

    • Attribution No Derivatives License - Giấy phép Ghi công Không có Phái sinh: Giấy phép này cho phép phân phối lại, thương mại và phi thương mại, miễn là nó được truyền đi mà không có sự thay đổi và về tổng thể, với sự thừa nhận được trao cho bạn.

    • Attribution Non-Commercial License - Giấy phép Ghi công Phi Thương mại: Giấy phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn một cách phi thương mại, và dù các tác phẩm mới của họ cũng phải thừa nhận bạn và là phi thương mại, thì họ không phải cấp phép các tác phẩm phái sinh của họ theo các điều khoản y hệt.

    • Attribution Non-Commercial Share Alike License - Giấy phép Ghi công Phi Thương mại Chia sẻ Tương tự: Giấy phép này cho phép những người khác pha trộn, tùy biến thích nghi, và xây dựng dựa vào tác phẩm của bạn một cách phi thương mại, miễn là họ thừa nhận bạn và cấp phép cho các sáng tạo mới của họ theo các điều khoản y hệt. Những người khác có thể tải về và phân phối lại tác phẩm của bạn hệt như giấy phép BY-NC-ND, nhưng họ cũng có thể dịch, tạo các pha trộn, và sản xuất các câu chuyện mới dựa vào tác phẩm của bạn. Tất cả tác phẩm mới dựa vào tác phẩm của bạn sẽ mang giấy phép y hệt, nên bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ là phi thương mại một cách tự nhiên.

    • Attribution Non Commercial No Derivatives License - Giấy phép Ghi công Phi Thương mại Không có Phái sinh: Giấy phép này là hạn chế nhất trong số 6 giấy phép chính, cho phép phân phối lại. Giấy phép này thường được gọi là giấy phép “quảng cáo tự do” vì nó cho phép những người khác tải về các tác phẩm của bạn và chia sẻ chúng với những người khác miễn là họ thừa nhận bạn và liên kết ngược về bạn, nhưng họ không thể thay đổi chúng bằng bất kỳ cách gì hoặc không sử dụng chúng một cách thương mại.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn chỉ có thể sử dụng giấy phép CC trong các tác phẩm mà có thể có bản quyền, như: các cuốn sách, các kịch bản, website, các kế hoạch bài giảng, blog và các dạng viết khác; các ảnh chụp và các hình ảnh dạng nhìn thấy khác; các bộ phim, các trò chơi video và các tư liệu nhìn thấy khác; các sáng tác nhạc, các bản ghi âm và các tác phẩm âm thanh khác. Bạn không thể sử dụng giấy phép trong các ý tưởng, thông tin có thực hoặc các điều khác mà không được bản quyền bảo vệ. [3]
  • Có 11 sự kết hợp cấp phép Creative Commons. [1]
  • Khi thứ gì đó có giấy phép Creative Commons, thì bạn có thể sử dụng nó trong tác phẩm chung có tính sáng tạo của bạn, nhưng phải chắc chắn trao sự thừa nhận ở những nơi mà sự thừa nhận là bắt buộc.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây