Ghi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons đều có yêu cầu ghi công tác giả. Một trong số ít công cụ trợ giúp ghi công tác giả như vậy là công cụ trợ giúp cấp phép mở Creative Commons [1].

Các bước[sửa]

Nguyên tắc ghi công tác giả[sửa]

  1. Ai, khi nào, làm thế nào để ghi công tác giả
    • Tác giả chính là người giúp cho những người sử dụng tác phẩm của mình ghi công cho mình khi họ sử dụng hoặc tham chiếu tới tác phẩm của mình.
    • Tác giả tiến hành việc ghi công tác giả khi cấp phép cho tác phẩm của mình, thuận tiện nhất là bằng công cụ trợ giúp, dạng như công cụ trợ giúp cấp phép và ghi công tác giả của Creative Commons[2] hoặc của dự án Washington Mở - Open Washington[3].
  2. Nguyên tắc ghi công tác giả của tác phẩm với các thông tin tối thiểu theo TASL. Nguyên tắc này dựa vào các ký tự đầu của các từ tiếng Anh, gồm:
    • Title - Tiêu đề (Tên) của tác phẩm
    • Author - Tác giả của tác phẩm
    • Source - Nguồn của tác phẩm, thường là đường liên kết URL tới tác phẩm trên Internet.
    • License - Giấy phép của tác phẩm: tên và đường liên kết tới giấy phép trên Internet.
  3. Hoàn toàn có khả năng để ghi công tác giả của tác phẩm với nhiều thông tin hơn nguyên tắc tối thiểu TASL[3].
  4. Để chuẩn bị cho việc ghi công tác giả của tác phẩm, dưới đây là các thông tin của bộ dữ liệu ví dụ, của một tác phẩm được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt:

Tiến hành ghi công tác giả bằng công cụ trợ giúp Creative Commons[sửa]

  1. Kết nối vào Internet và đi tới địa chỉ công cụ trợ giúp cấp phép mở và ghi công tác giả của Creative Commons. Công cụ sẽ hiện ra.
  2. Tiến hành Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons. Hãy chọn giấy phép là Creative Commons Attribution – ShareAlike (CC BY-SA). Nếu chọn đúng, sẽ có được các biểu tượng như trong hình ở trên.
  3. Tại ô ‘Help others attribute you’ (Giúp những người khác ghi công cho bạn), hãy nhấn vào đường liên kết ‘This part is optional, but filling it out will add machine-readable metadata to the suggested HTML!’ (Phần này là tùy chọn, nhưng việc điền vào phần này sẽ bổ sung thêm siêu dữ liệu máy đọc được cho ngôn ngữ HTML được gợi ý) để mở ra ô ghi công tác giả tác phẩm trong công cụ trợ giúp cấp phép và ghi công tác giả của Creative Commons.
  4. Lần lượt gõ thông tin tương ứng vào các trường như trong hình, ví dụ:
    • Gõ tên tác phẩm được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, là: 'Tài nguyên giáo dục mở: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi' vào trường ‘Title of work’ (Tên tác phẩm).
    • Gõ tên tác giả của tác phẩm dịch sang tiếng Việt, là: 'Lê Trung Nghĩa biên dịch' vào trường ‘Attribute work to name’ (Ghi công tác phẩm cho tác giả).
    • Gõ địa chỉ web - URL, nơi đặt bản dịch tiếng Việt, ví dụ, https://www.dropbox.com/s/rsweet9lr2j50i5/244365e-Vi-20072016.pdf?dl=0, vào trường ‘Attribute work to URL’ (Ghi công tác phẩm tới địa chỉ web – URL).
    • Gõ địa chỉ web - URL, nơi đặt bản gốc tiếng Anh, ví dụ, http://unesdoc.unesco.org/images/0024/002443/244365e.pdf, vào trường ‘Source work URL’ (Địa chỉ web - URL của tác phẩm nguồn).
    • Bỏ trống trường ‘More permissions URL’ (Địa chỉ web - URL của nhiều hơn những sự cho phép) - vì không có sự cho phép nào nhiều hơn trong trường hợp cụ thể này.
    • Mở hộp combo ‘Format of work’ (Định dạng tác phẩm), chọn, ví dụ, ‘Text’ (Văn bản) cho tác phẩm được dịch sang tiếng Việt.
    • Giữ nguyên giá trị mặc định của ‘License mark’ (Dấu giấy phép) không thay đổi.
  5. Sau khi điền xong tất cả các thông tin vào ô ‘Help others attribute you!’ (Giúp những người khác ghi công cho bạn!), bạn sẽ thấy các nội dung đó sẽ được tự động xuất hiện trong ô ‘Have a web page?’ (Có trang web chứ?).
  6. Hãy chỉnh sửa tiếng Việt trong văn bản của bạn nội dung vừa dán vào để có hiển thị đúng.
  7. Hãy lưu lại tài liệu của bạn. Bây giờ tài liệu đó đã là tài liệu được cấp phép mở như là OER và đã được ghi công tác giả một cách đúng và thích hợp và sẵn sàng để chia sẻ trên Internet để bất kỳ ai đó khác cũng có thể sử dụng được.

Lời khuyên[sửa]

  • Để có các đường liên kết tự động, khi cấp phép Creative Commons và ghi công tác giả cho tác phẩm sáng tạo, bạn nên sử dụng công cụ trợ giúp cấp phép mở của Creative Commons [2] hoặc tương tự [3], kể cả trong trường hợp bạn đã quen và hiểu rõ về đặc tính của các giấy phép Creative Commons.

Cảnh báo[sửa]

  • Để tài liệu của bạn thực sự được cấp phép mở và trở thành tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), sẽ là đúng đắn và tốt hơn, nếu tài liệu được cấp phép mở đó được đặt trên Internet với định dạng tệp mà những người khác có khả năng sửa đổi được, ví dụ như HTML, XML…, chứ không phải ở định dạng không thể sửa đổi được như các tệp .PDF.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây