Cấp phép Creative Commons khi kết hợp 2 tài nguyên giáo dục được cấp phép mở

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không phải lúc nào cũng kết hợp được 2 tài nguyên giáo dục mang 2 giấy phép Creative Commons[1] bất kỳ để tạo ra một tác phẩm phái sinh mang giấy phép Creative Commons hợp lệ. Sử dụng công cụ trợ giúp khi kết hợp 2 tài nguyên giáo dục được cấp phép mở Creative Commons sẽ đưa ra kết quả cho tác phẩm phái sinh từ sự kết hợp đó được nhanh chóng và thuận tiện, dù trong trường hợp tác phẩm phái sinh đó có thể có hay không giấy phép Creative Commons hợp lệ. Cũng bằng cách sử dụng công cụ đó, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được cho mình bảng các cặp giấy phép Creative Commons tương thích và/hoặc không tương thích với nhau để hỗ trợ cấp phép Creative Commons khi kết hợp 2 tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, hoặc tài nguyên giáo dục mở, hoặc gọi tắt theo tiếng Anh là OER (Open Educational Resources).

Các bước[sửa]

Giới thiệu công cụ trợ giúp kết hợp các giấy phép của Creative Commons[sửa]

  1. Kết nối vào Internet và đi tới địa chỉ công cụ trợ giúp sinh giấy phép mở Creative Commons cho tác phẩm phái sinh khi kết hợp 2 tài nguyên giáo dục mở được cấp giấy phép mở Creative Commons rồi trên Internet. Công cụ này có 4 ô, gồm:
    • Ô 1. Select License #1 (Hãy lựa chọn giấy phép số 1). Đây là nơi bạn đưa vào giấy phép mở Creative Commons của tài nguyên giáo dục mở (OER) thứ nhất mà bạn đã chọn trên Internet khi muốn kết hợp với một OER khác để tạo thành tác phẩm phái sinh bạn mong muốn có.
    • Ô 2. Select License #2 (Hãy lựa chọn giấy phép số 2). Đây là nơi bạn đưa vào giấy phép mở Creative Commons của tài nguyên giáo dục mở (OER) thứ 2 mà bạn đã chọn trên Internet khi muốn kết hợp với OER thứ nhất ở trên để tạo thành tác phẩm phái sinh bạn mong muốn có.
    • Ô 3. Select A License For Your Derivative Work (Hãy lựa chọn giấy phép cho tác phẩm phái sinh của bạn). Đây là nơi bạn chọn giấy phép có thể có cho tác phẩm phái sinh của bạn được tạo ra từ sự kết hợp của 2 OER với 2 giấy phép Creative Commons được lựa chọn ở trên.
      • Nhấn vào dòng ‘See available combined license’ (Xem giấy phép kết hợp được có sẵn) để xem kết quả của việc kết hợp 2 giấy phép vừa được chọn ở các ô 1 và 2 ở trên. Sẽ có các khả năng như sau:
        • Kết quả của sự kết hợp 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 cho ra nhiều hơn 1 giấy phép. Bạn hãy chọn giấy phép nào bạn muốn bằng cách nhấn vào giấy phép đó.
        • Kết quả của sự kết hợp 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 cho ra duy nhất 1 giấy phép. Bạn hãy chọn giấy phép đó bằng cách nhấn vào nó.
        • Kết quả của sự kết hợp 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 không cho ra giấy phép nào. Khi này, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ ‘The licenses cannot be combined. Click "Reset" and try again.’ (Các giấy phép đó không thể kết hợp được với nhau. Hãy nhấn “Reset” (Thiết lập lại) và hãy thử lại). Khi này bạn sẽ phải nhấn vào “Reset” để thử lại. Đây là trường hợp sự kết hợp 2 OER với 2 giấy phép Creative Commons được chọn ở các ô 1 và 2 không tương thích nhau, vì vậy không thể tạo ra tác phẩm phái sinh có giấy phép hợp lệ được.
        • Bất kỳ khi nào bạn muốn thử lại, nghĩa là chọn lại 2 giấy phép ở các ô 1 và 2, hãy nhấn “Reset”.
    • Ô 4. Incorporate into your document or webpage (Hãy kết hợp vào tài liệu hoặc trang web của bạn).

Kết hợp 2 OER với 2 giấy phép Creative Commons bằng công cụ trợ giúp[sửa]

  1. Để xem 2 OER mang 2 giấy phép Creative Commons có kết hợp được với nhau để tạo ra tác phẩm phái sinh mang giấy phép Creative Commons hợp lệ hay không, hãy sử dụng công cụ nêu trên để tiến hành. Giả sử, ở ô số 1, bạn chọn giấy phép trên cùng, là CC BY. Rồi ở ô số 2, bạn sẽ lần lượt chọn tất cả các giấy phép từ trên xuống dưới, bạn sẽ lần lượt có được các kết quả như sau:
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép trên cùng CC BY.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả có tất cả 6 giấy phép tiêu chuẩn của Creative Commons để chọn một trong số chúng. Thông thường giấy phép có mức độ tự do cao nhất sẽ được chọn và trong trường hợp cụ thể này, đó là giấy phép xếp trên cùng, CC BY, hãy nhấn vào nó để chọn.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ nhìn thấy nội dung giấy phép bạn vừa chọn cho tác phẩm phái sinh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 OER với 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 ở trên. Hãy chép nội dung đó rồi dán vào tài liệu hoặc trang web bạn muốn có nội dung đó. Xem ví dụ sao chép và dán nội dung tương tự tại: Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons.
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép thứ 2 từ trên xuống là CC BY-NC.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả có 3 giấy phép để chọn, chúng đều là các giấy phép có yếu tố phi thương mại Non-Commercial (NC), gồm: (1) CC BY-NC; (2) CC BY-NC-ND; và (3) CC BY-NC-SA. Giả sử bạn muốn chọn giấy phép trên cùng, CC BY-NC, hãy nhấn vào nó để chọn.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ nhìn thấy nội dung giấy phép bạn vừa chọn cho tác phẩm phái sinh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 OER với 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 ở trên. Hãy chép nội dung đó rồi dán vào tài liệu hoặc trang web bạn muốn có nội dung đó. Xem ví dụ sao chép và dán nội dung tương tự tại: Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons.
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép thứ 3 từ trên xuống là CC BY-NC-ND.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả không có giấy phép để chọn, thay vào đó là dòng chữ ‘The licenses cannot be combined. Click "Reset" and try again’. Điều này có nghĩa là sự kết hợp giữa 2 giấy phép CC BY với CC BY-NC-ND không tương thích nhau và vì thế không thể có giấy phép hợp lệ cho tác phẩm phái sinh từ sự kết hợp 2 giấy phép đó được.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ không thể có gì trong trường hợp này.
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép thứ 4 từ trên xuống là CC BY-NC-SA.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả có 1 giấy phép duy nhất để chọn, là CC BY-NC-SA. Hãy nhấn vào nó để chọn.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ nhìn thấy nội dung giấy phép bạn vừa chọn cho tác phẩm phái sinh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 OER với 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 ở trên. Hãy chép nội dung đó rồi dán vào tài liệu hoặc trang web bạn muốn có nội dung đó. Xem ví dụ sao chép và dán nội dung tương tự tại: Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons.
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép thứ 5 từ trên xuống là CC BY-ND.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả không có giấy phép để chọn, thay vào đó là dòng chữ ‘The licenses cannot be combined. Click "Reset" and try again’. Điều này có nghĩa là sự kết hợp giữa 2 giấy phép CC BY với CC BY-ND không tương thích nhau và vì thế không thể có giấy phép hợp lệ cho tác phẩm phái sinh từ sự kết hợp 2 giấy phép đó được.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ không thể có gì trong trường hợp này.
    • Ở ô số 2, chọn giấy phép thứ 6 từ trên xuống là CC BY-SA.
      • Ở ô số 3, nhấn ‘See available combined license’. Bạn sẽ thấy kết quả có 1 giấy phép duy nhất để chọn, là CC BY-SA. Hãy nhấn vào nó để chọn.
      • Ở ô số 4, bạn sẽ nhìn thấy nội dung giấy phép bạn vừa chọn cho tác phẩm phái sinh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 OER với 2 giấy phép được chọn ở các ô 1 và 2 ở trên. Hãy chép nội dung đó rồi dán vào tài liệu hoặc trang web bạn muốn có nội dung đó. Xem ví dụ sao chép và dán nội dung tương tự tại: Cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons.
  2. Tiếp tục thử như vậy với việc:
    • Ở ô số 1, chọn giấy phép đứng thứ 2 là CC BY-NC; rồi lần lượt thử với tất cả 6 giấy phép ở ô thứ 2, từ trên xuống dưới, hệt như những gì vừa được làm ở trên.
    • Tiếp tục thử tương tự như vậy, ở ô số 1, lần lượt chọn giấy phép đứng hàng thứ 3 là CC BY-NC-ND; đứng hàng thứ 4 là CC BY-NC-SA; đứng hàng thứ 5 là CC BY-ND; và đứng hàng thứ 6 là CC BY-SA; rồi lần lượt thử với tất cả 6 giấy phép ở ô thứ 2, từ trên xuống dưới, hệt như những gì vừa được làm ở trên.

Lập và sử dụng bảng về tính tương thích của các giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn[sửa]

  1. Đưa tất cả các kết quả các lần thử ở trên vào trong cùng một bảng.
    • Các ô ‘CÓ’ nghĩa là có sự tương thích của 2 giấy phép khi kết hợp với nhau.
    • Các ô ‘KHÔNG’ nghĩa là không có sự tương thích của 2 giấy phép khi kết hợp với nhau.
  2. Bạn sẽ có được bảng về tính tương thích của các giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn từ các kết quả các lần thử ở trên. Từ lúc này trở đi, mỗi lần bạn chọn 2 OER đã có sẵn trên Internet để kết hợp tạo ra tác phẩm phái sinh cần thiết cho nhu cầu sử dụng của bạn, hãy chọn 2 OER đó sao cho chúng mang các giấy phép Creative Commons tương thích với nhau bằng việc sử dụng và tra cứu bảng về tính tương thích mà bạn vừa thiết lập. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có được kết quả của việc kết hợp 2 OER được chọn đó là tác phẩm phái sinh với ít nhất một giấy phép tiêu chuẩn Creative Commons.

Lời khuyên[sửa]

  • Để có các đường liên kết tự động, khi kết hợp 2 OER với 2 giấy phép Creative Commons, bạn luôn nên sử dụng công cụ trợ giúp sinh giấy phép mở Creative Commons cho tác phẩm phái sinh, kể cả trong trường hợp bạn đã quen và hiểu rõ về đặc tính của các giấy phép Creative Commons.
  • Sau khi tác phẩm phái sinh được tạo ra từ 2 OER có được giấy phép hợp lệ, bạn có thể dịch nội dung giấy phép gốc tiếng Anh của Creative Commons sang tiếng Việt để những độc giả không thạo tiếng Anh cũng có thể hiểu được rõ họ được phép làm gì và/hoặc không được phép làm gì đối với tác phẩm phái sinh mà bạn là người sưu tập.

Cảnh báo[sửa]

  • Để tài liệu của bạn thực sự được cấp phép mở và trở thành tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), sẽ là đúng đắn và tốt hơn, nếu tài liệu được cấp phép mở đó được đặt trên Internet với định dạng tệp mà những người khác có khả năng sửa đổi được, ví dụ như HTML, XML…, chứ không phải ở định dạng không thể sửa đổi được như các tệp .PDF.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây