Ghi công tác giả và cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của dự án Washington Mở

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) là các tài nguyên dạy, học, và nghiên cứu nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép những người khác tự do sử dụng và tái mục đích. OER bao gồm toàn bộ các khóa học, các tư liệu khóa học, module, sách giáo khoa, video, bài kiểm tra, phần mềm, và bất kỳ công cụ, tư liệu hay kỹ thuật nào khác được sử dụng để hỗ trợ truy cập tới tri thức [1]. Để cấp phép Creative Commons cho tài nguyên giáo dục và giúp những người sử dụng ghi công cho bạn như là tác giả của tài nguyên đó, bạn rất nên sử dụng các công cụ trợ giúp. Một trong các công cụ như vậy là của dự án Washington Mở (Open Washington)[2].

Các bước[sửa]

Công cụ trợ giúp ghi công tác giả và cấp phép mở của dự án Washington Mở[sửa]

  1. Kết nối vào Internet và đi tới địa chỉ công cụ trợ giúp ghi công tác giả và cấp phép Creative Commons của dự án Washington Mở.
  2. Công cụ này gồm các thành phần chính sau:
    • Title: Tiêu đề hay Tên của tác phẩm. Phần này có 2 trường:
      • Content item Title: Tiêu đề (Tên) hạng mục nội dung. Đây là nơi bạn sẽ gõ vào tên tác phẩm của bạn.
      • URL: Địa chỉ web tác phẩm của bạn. Đây là nơi bạn sẽ gõ vào địa chỉ web, cũng chính là đường liên kết tới nơi chứa tác phẩm của bạn trên Internet.
    • Author: Tác giả. Phần này cũng có 2 trường:
      • Author name: Tên tác giả. Đây là nơi bạn gõ vào tên của chính bạn, tác giả của tác phẩm, để giúp những người sử dụng ghi công cho bạn.
      • URL of the author page: Địa chỉ trang web của tác giả. Đây là nơi bạn gõ vào địa chỉ trang web của bạn. Nó có thể là địa chỉ web trang blog của bạn, hoặc trang cá nhân của bạn trên Facebook, hay địa chỉ web của bất kỳ trang nào khác của bạn trên Internet.
    • License: Giấy phép. Phần này cũng có 2 trường:
      • Trường ‘choose a license...’ (hãy chọn giấy phép…). Bạn sẽ chọn một giấy phép cho tác phẩm của bạn ở một trong những dòng bên dưới.
      • Trường ‘Version’: Phiên bản. Trường này nhắc bạn chọn phiên bản giấy phép Creative Commons với mặc định là phiên bản 4.0. Bạn chỉ có thể chọn được phiên bản khi đã chọn xong một giấy phép ở ngay bên trên.
    • This work is a derivative: Tác phẩm này có phải là tác phẩm phái sinh hay không. Phần này cũng có 2 trường:
      • Ô vuông để chọn. Nếu tác phẩm của bạn đúng là tác phẩm phái sinh, ví dụ, bản dịch tiếng Việt của một tác phẩm gốc tiếng Anh, thì bạn sẽ chọn ô vuông để chọn đó.
      • URL: Địa chỉ web tác phẩm gốc của tác phẩm phái sinh của bạn. Ví dụ, nếu tác phẩm của bạn là bản dịch tiếng Việt của một tác phẩm gốc tiếng Anh, thì bạn hãy gõ địa chỉ web của bản gốc tiếng Anh vào trường này để liên kết tới tác phẩm gốc tiếng Anh đó.
    • Attribution: Ghi công. Đây là nơi các nội dung ghi công tác giả sẽ được tự động sinh ra sau khi bạn gõ các thông tin vào các trường của các phần được nêu ở trên. Tất cả việc bạn cần làm là sao chép các nội dung đó rồi dán vào tài liệu hoặc trang web nơi bạn muốn các thông tin đó xuất hiện. Nội dung của phần này cũng nằm trong 2 trường:
      • Trường bên trên: văn bản thông thường được tự động sinh ra từ việc chọn các trường trong các phần được nêu ở trên.
      • Trường bên dưới: siêu văn bản HTML được tự động sinh ra từ việc chọn các trường trong các phần được nêu ở trên.
    • Ngoài các phần cơ bản ở trên, gần giống hệt như việc ghi công tác giả theo nguyên tắc TASL được trình bày trong bài Ghi công tác giả cho tài nguyên giáo dục được cấp phép mở bằng công cụ trợ giúp của Creative Commons, công cụ này còn có các phần với các trường để bổ sung thông tin ghi công tác giả. Chúng gồm:
    • Organization: Tổ chức. Nếu bạn nhấn vào dấu + ở phía trước tiêu đề, thì bạn sẽ thấy phần này có 2 trường:
      • Org name: Tên của tổ chức. Đây là nơi bạn sẽ gõ vào tên tổ chức mà bạn thuộc về.
      • URL of the Organization: Địa chỉ web của tổ chức.
    • Project: Dự án. Nếu bạn nhấn vào dấu + ở phía trước tiêu đề, thì bạn sẽ thấy phần này có 2 trường:
      • Project name: Tên dự án. Đây là nơi bạn sẽ gõ vào tên của dự án mà bạn tham gia để tạo ra tác phẩm mà bạn là tác giả.
      • URL of the Project: Địa chỉ web của dự án.
  3. Giải thích nội dung các phần. Tất cả các phần đều có các nội dung giải thích đi kèm, một khi bạn nhấn vào các dấu ? nằm ngay sau và trên cùng một dòng với tiêu đề của từng phần đó.
  4. Chọn lại nội dung các phần và thông tin chung về công cụ. Bất kỳ khi nào bạn muốn chọn và/hoặc đưa lại thông tin từ đầu vào các phần với các trường của chúng, hãy nhấn ‘clear and start over’ (xóa và làm lại từ đầu) ở góc phải đối diện với tiêu đề phần ‘Attribution’ (Ghi công). Để xem thông tin chung về công cụ này, hãy nhấn ‘about’ ở góc trên bên phải màn hình công cụ.

Chuẩn bị ghi công cho tác giả và cấp phép Creative Commons cho tác phẩm[sửa]

  1. Nguyên tắc ghi công tối thiểu TASL.
  2. Ghi công mở rộng. Công cụ trợ giúp ghi công tác giả và cấp phép Creative Commons của dự án Washington Mở chính là công cụ có khả năng để ghi công mở rộng với nhiều thông tin hơn là TASL.
  3. Bộ dữ liệu ví dụ để ghi công tác giả và cấp phép Creative Commons. Giả sử bộ dữ liệu ví dụ gồm các thông tin như sau:
    • Tiêu đề (Tên) của tác phẩm (bản dịch sang tiếng Việt): Tài nguyên giáo dục mở: chính sách, các chi phí và sự biến đổi
    • URL của tác phẩm: https://www.dropbox.com/s/rsweet9lr2j50i5/244365e-Vi-20072016.pdf?dl=0
    • Tên tác giả (người biên dịch): Lê Trung Nghĩa
    • Địa chỉ trang web của tác giả: Hãy đưa địa chỉ trang web của tác giả vào đây (nếu có)
    • Địa chỉ web của tác phẩm gốc tiếng Anh: http://unesdoc.unesco.org/images/0024/002443/244365e.pdf. Lưu ý là tác phẩm gốc tiếng Anh có giấy phép là Creative Commons Attribution-ShareAlike (CC BY-SA). Vì thế tác phẩm phái sinh, bản dịch sang tiếng Việt, cũng phải mang giấy phép y hệt, vì yếu tố chia sẻ tương tự - SA (ShareAlike).
    • Tên tổ chức của tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở, Bộ KHCN
    • Địa chỉ web của tổ chức, ví dụ: https://www.facebook.com/rdotvn/
    • Tài liệu dịch này không thuộc dự án nào của tổ chức.

Tiến hành ghi công cho tác giả và cấp phép Creative Commons cho tác phẩm[sửa]

  1. Làm việc với các nội dung được tự động sinh ra. Với tất cả các thông tin của bộ dữ liệu ví dụ ở trên được nhập vào các phần với các trường tương ứng, ta sẽ có được hình minh họa như ở trên, với các nội dung được tự động sinh ra trong các trường của phần Attribution (Ghi công) như trong hình.
  2. Hãy chỉnh sửa tiếng Việt trong văn bản của bạn nội dung vừa dán vào để có hiển thị đúng.
  3. Hãy lưu lại tài liệu của bạn. Bây giờ tài liệu đó đã là tài liệu được cấp phép mở như là OER và đã được ghi công tác giả một cách đúng và thích hợp với nhiều thông tin hơn so với theo nguyên tắc ghi công tối thiểu TASL cho tác giả tác phẩm và sẵn sàng để chia sẻ trên Internet để bất kỳ ai đó khác cũng có thể tự do sử dụng được.

Lời khuyên[sửa]

  • Để có các đường liên kết tự động, khi cấp phép Creative Commons và ghi công tác giả cho tác phẩm sáng tạo, bạn nên sử dụng công cụ trợ giúp ghi công tác giả và cấp phép mở của dự án Washington Mở (Open Washington)[2] hoặc tương tự [3], kể cả trong trường hợp bạn đã quen và hiểu rõ về đặc tính của các giấy phép Creative Commons.

Cảnh báo[sửa]

  • Để tài liệu của bạn thực sự được cấp phép mở và trở thành tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), sẽ là đúng đắn và tốt hơn, nếu tài liệu được cấp phép mở đó được đặt trên Internet với định dạng tệp mà những người khác có khả năng sửa đổi được, ví dụ như HTML, XML…, chứ không phải ở định dạng không thể sửa đổi được như các tệp .PDF.

Bài viết có liên quan[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây