Tránh người bạn không thích

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

"Chiến tranh" đã xảy ra giữa bạn và ai đó và giờ đây, bạn muốn hay cần tránh mặt họ. Có nhiều lý do khác nhau có thể dẫn đến thái độ này của bạn, từ sự khó chịu nho nhỏ đến những tình huống đe dọa tính mạng. Khi phải đối phó mâu thuẫn liên quan đến người mà bạn không thể chịu đựng, tránh mặt có thể ngăn ngừa khả năng tình huống hiện tại trở nên tồi tệ hơn và các tranh chấp trong tương lai. Xử lý điều này trong thế giới trực tuyến, ở trường lớp, nơi công sở hay phạm vi gia đình đều cần đến những chiến lược thực tế, miễn là bạn sẵn sàng đương đầu với chúng.

Các bước[sửa]

Quản lý gặp mặt trực tuyến[sửa]

  1. Xóa, dừng theo dõi và ngừng kết bạn trên các mạng truyền thông xã hội. Mọi mạng truyền thông xã hội đều cho phép bạn loại bỏ ai đó khỏi danh sách liên lạc, người hâm mộ và bạn bè. Điều này không chỉ cho phép bạn dừng kết nối với ai đó mà đồng thời, cũng ngừng cho phép họ đọc bài đăng của bạn.
    • Kiểm tra, xác nhận rằng bộ lọc bảo mật của bạn đã được thiết lập cho mục đích lẩn tránh người đó.
    • Đôi khi, có thể bạn sẽ cần cách li bản thân khỏi mạng xã hội và đóng tài khoản. Có thể bạn không thoải mái nhưng sẽ có những lúc, việc làm này là cần thiết.
  2. Chặn email. Để ngăn chặn liên lạc, trao đổi gửi đến hộp thư, hãy xóa người đó khỏi danh sách liên lạc của bạn. Cài đặt chế độ chặn thư rác cho phép giám sát liệu người đó có cố gửi email không mong muốn. Bạn luôn có thể nhấn nút xóa hoặc lưu nó vào thư mục nào đó trong trường hợp cần thu thập bằng chứng cho những hành vi nghiêm trọng hơn như lén lút theo dõi hay quấy rối mạng.
    • Trong một số trường hợp, bạn cần thu thập bằng chứng bằng văn bản mà ai đó để lại nhằm mục đích sử dụng khi cần thưa kiện. Bằng chứng được ghi lại sẽ làm tăng sức thuyết phục của bạn.
  3. Đừng gọi hay nhắn tin cho người đó. Kiềm chế gọi điện hay nhắn tin cho ai đó có thể dễ dàng hoặc cũng có thể là việc làm rất khó khăn. Có thể bạn muốn nói điều gì đó tiêu cực với họ hoặc phải kiềm chế mong muốn kết nối trở lại. Dù là gì, cả hai hình thức này đều có thể dẫn đến những tranh cãi không mong muốn, khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.
  4. Tránh trả lời điện thoại, tin nhắn hay email. Tìm cho mình sức mạnh để phớt lờ giao tiếp với người bạn muốn tránh. Có thể sẽ chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên, cũng có thể người đó sẽ cố dụ dỗ bạn tham gia vào cuộc tranh cãi chỉ để làm tổn thương bạn nhiều hơn. Im lặng sẽ luôn là khởi đầu hoàn hảo cho việc nối lại trao đổi và là cách ngăn ngừa triệt để những tiếp xúc không mong muốn.

Đối phó tại trường[sửa]

  1. Bỏ lớp hoặc đổi lớp. Nếu không thể duy trì tiếp xúc hoặc đơn giản chỉ là cần tránh xa người đó, hãy hành động. Khi bỏ lớp, bạn có thể sẽ bị phạt. Tuy nhiên, với tình huống đủ nghiêm trọng, bạn sẽ cần làm điều đó.
    • Giải thích với phòng quản lý của trường về tình huống của bạn có thể giúp bạn được thấu hiểu và khoan dung hơn.
  2. Trao đổi với giáo viên hoặc người quản lý. Các cuộc trao đổi nên được thực hiện một cách riêng tư, qua email hay yêu cầu được gặp riêng giáo viên. Có thể bạn sẽ cần hẹn trước. Có thể bạn cũng cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Nếu dưới 18 tuổi, bạn nên đi cùng bố mẹ.[1]
    • Bạn có thể nói: "Học cùng lớp với _____ trở nên ngày một khó khăn và một trong hai chúng em cần phải chuyển khỏi lớp. Thầy/cô có thể giúp em xử lý việc này không ạ? Và nó có thể được xử lý nhanh như thế nào ạ?”
    • Giáo viên và người quản lý có thể sẽ cố gắng giải quyết vấn đề mà không cần chuyển bạn hoặc người đó khỏi lớp. Hãy giữ bình tĩnh và kiên trì với mục tiêu của bản thân, đảm bảo rằng điều bạn được trợ giúp.
    • Chuẩn bị sẵn sàng cho việc trình bày chính xác vì sao bạn đưa ra đề nghị này.
  3. Tránh chạm mặt. Hầu hết các trường đều rộng và có nhiều lối đi dẫn đến những khu phòng khác nhau trong trường. Hãy tìm lối đi dễ nhất. Nếu bạn biết người đó thường đi đường nào, hãy lên kế hoạch đi đường khác. Có thể nó sẽ khiến bạn mất thêm một ít thời gian, tuy nhiên điều bạn cần là tránh gặp người đó.
    • Nếu vô tình nhìn thấy người đó từ xa, hãy đơn giản quay đầu và đi lối khác.
  4. Tránh tiếp xúc ánh mắt trực tiếp.[2] Có thể sẽ có lúc bạn rơi vào tình cảnh mặt đối mặt không mong muốn với người đó. Hãy rời mắt khỏi họ và di chuyển nhanh nhất có thể để tránh những tiếp xúc không cần thiết. Luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống không được lường trước.
  5. Nhờ bạn bè giúp đỡ.[3] Sẽ dễ dàng hơn cho bạn đôi chút nếu đi cùng bạn bè. Một người bạn có thể tạo rào cản và sự sao nhãng cho phép bạn rời đi mà không bị phát hiện. Hãy đảm bảo rằng những người sẵn sàng giúp đỡ bạn là những người mà bạn tin tưởng.
    • Bắt chuyện với ai đó tại một bữa tiệc. Tiếp cận và nói với họ: “Liệu tôi có thể nói chuyện với bạn ngay lúc này bởi tôi đang cố tránh một người?”. Nhờ đó, bạn không chỉ có thể tránh người không muốn gặp mà còn có thể bắt chuyện với ai đó bạn thích.
  6. Sẵn sàng sử dụng “lý do” để thoát khỏi tình huống. Sẽ có những lúc bạn cần vờ như đang trả lời điện thoại hoặc để quên kính mắt, chìa khóa. Đó là những mẹo có thể dùng tại chỗ để tránh mặt kể cả những người khó chịu nhất.
    • Nếu thấy ai đó tiến đến và không muốn trò chuyện cùng họ, hãy lấy điện thoại và vờ như đang có một cuộc đối thoại quan trọng. Bạn có thể quay lưng và bước đi.
    • Nếu đang nói chuyện với ai đó và muốn kết thúc cuộc trò chuyện, hãy đơn giản ra vẻ hốt hoảng và viện lý do để rời đi, chẳng hạn như: “Ôi trời! Mình phải tìm chìa khóa. Xin lỗi nhé, mình phải đi ngay”. Hãy nghĩ sẵn “lý do” để thoát khỏi tình huống tiếp xúc với người mà bạn muốn tránh.
  7. Trân trọng kinh nghiệm học tập và phẩm chất tích cực. Một số người tin rằng con người, kể cả những người khó chịu nhất, xuất hiện để dạy cho chúng ta điều gì đó. Mỗi trải nghiệm sẽ giúp chúng ta trở nên thông minh hơn và chuẩn bị tốt hơn cho những mong muốn trong cuộc sống.
    • Ngồi xuống và lên danh sách những điều đã học được từ những trải nghiệm của bản thân.
    • Đừng quên viết về tất cả những điều tích cực đã trải qua. Không có gì là hoàn toàn xấu.

Xử lý tình huống tại nơi làm việc[sửa]

  1. Đổi việc. Dù thiết thực với bạn hay không, đó có thể là lựa chọn tốt nhất để tránh ai đó tại nơi làm việc. Ở đây, mâu thuẫn có thể rất khác nhau, từ hiểu nhầm nho nhỏ đến vấn đề nghiêm trọng như quấy rối tình dục. Có thể bạn thật sự yêu công việc hiện tại và không muốn thay đổi. Nếu vậy, có lẽ bạn cần xem xét những phương án lựa chọn khác.
    • Báo mọi vấn đề nghiêm trọng với phòng nhân sự, bộ phận được thành lập để hỗ trợ nhân viên giải quyết mọi vướng mắc trong công việc.
  2. Yêu cầu chuyển phòng, khu vực làm việc hoặc cấp trên. Văn phòng và nhà máy có không gian giới hạn và nếu cần tạo khoảng cách với ai đó, bạn cần đề xuất yêu cầu. Đừng để bản thân phải nghe thấy hay ở gần người mà bạn không thích. Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm sự hài lòng trong công việc và nhiều khả năng, khiến bạn thêm căng thẳng.[4]
    • Bạn sẽ cần trình bày lý do, bằng chứng hỗ trợ yêu cầu thuyên chuyển của bản thân. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng. Viết trước những băn khoăn của bạn và mang theo bằng chứng, giấy tờ hỗ trợ khi trao đổi.
    • Bạn không phải người đầu tiên và cũng sẽ không là người cuối cùng yêu cầu thay đổi trong sắp xếp chỗ ngồi. Điều này phổ biến ở bất kỳ văn phòng nào.
  3. Tập trung vào vấn đề hiệu quả trong công việc. Tập trung vào công việc và những điều cần có để có thể làm việc hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được người đó tại nơi làm việc. Bạn xứng đáng có được một môi trường làm việc không mâu thuẫn và đem lại cảm giác an toàn. Việc làm cá nhân cũng sẽ giúp bạn tránh được tương tác với những người có thể sẽ hiểu nhầm lời nói hay cách hành xử của bạn.[5]
    • Dùng giờ nghỉ dọn sạch ngăn bàn, thực hiện một vài động tác thể dục hoặc đọc tạp chí.[6]
    • Tự tận hưởng. Thiền, tập yoga hay viết thơ sẽ giúp kiểm soát căng thẳng có thể đang hiện hữu trong bạn.[7]
  4. Tránh lịch làm việc của đối phương. Nhiều công ty có chế độ làm việc theo ca khác nhau về ngày, giờ mỗi tuần. Ở trường hợp này, bạn có thể yêu cầu ca trực khác. Nếu làm việc theo giờ hành chính, sẽ khó có thể điều chỉnh được. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát và tránh những lúc nghỉ ngơi, vào phòng vệ sinh hay ăn trưa của người đó.
  5. Đừng nhận lời mời.[8] Hãy thận trọng, đừng nhận lời tham gia buổi tụ tập cũng có mặt người đó. Tùy mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn, bạn sẽ không muốn đặt mình vào tình cảnh khó xử hay nguy hại cho bản thân.
    • Tự tổ chức gặp mặt nếu muốn dành thời gian cùng đồng nghiệp.
  6. Sẵn sàng rời khỏi bất kỳ tình huống nào. Mắc kẹt trong tình huống xã hội là một cảm giác tồi tệ. Có thể bạn cảm thấy áp lực khi cấp trên cũng ở đó hoặc ngần ngại về những điều đồng nghiệp sẽ nghĩ hay nói về bạn.[9] Hãy cho phép bản thân được nói những điều tương tự như: “Tôi phải đi bây giờ, tôi đã lái xe cả ngày rồi” hay bất kỳ lý do gì khác.
    • Đôi lúc, bạn tự viện cớ rằng mình cần dùng nhà vệ sinh và chỉ việc rời đi mà không hề thông báo với bất kỳ ai. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Mục tiêu là rời xa người bạn đang muốn tránh mặt và thoát khỏi tình huống đó.
    • Nếu không nói với bất kỳ ai khi rời đi, hãy nhắn tin cho người mà bạn tin tưởng hiện đang có mặt ở đó, báo rằng bạn đã ra về. Bạn không muốn ai phải lo lắng, đặc biệt là khi rời đi trong lúc mâu thuẫn với người nào đó.
  7. Lịch sự khi gặp phải tình huống tiếp xúc không mong muốn. Nhiều khả năng, vì công việc, có thể bạn sẽ phải hợp tác với người đó. Dùng quy tắc ngón tay cái để duy trì bình tĩnh, thái độ lịch sự và tập trung vào việc cần làm để tránh xung đột.[10] Đừng phản ứng lại bất kỳ cố gắng kích động nào của họ.
    • Duy trì bình tĩnh cho đến khi dừng tiếp xúc. Chúc mừng bản thân vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
    • Duy trì thái độ tích cực. Giữ mọi thứ “thông thoáng và sáng sủa”, nghĩa là: tránh xa những suy nghĩ sâu xa, mọi thảo luận, vấn đề hay than phiền khi tiếp xúc với người đó. Thể hiện tinh thần bình tĩnh và lạc quan không thể bị đánh bại bởi những điều tiêu cực hay sự lúng túng của tình huống.
    • Tập trung vào mặt tích cực sẽ giúp bạn không bị sa vào những thảo luận tiêu cực.[11]
    • Khi duy trì suy nghĩ tích cực, không ai có thể tước đi vị thế của bạn. Một khi phản ứng với khiêu khích, bạn đã từ bỏ vị thế, quyền chủ động cho người khác. Bạn mới là người kiểm soát và chịu trách nhiệm với cảm nhận và hành động của chính mình. Đó là một nhiệm vụ quan trọng.
  8. Có tầm nhìn. Việc nhìn nhận vấn đề trong bức tranh tổng thể là rất quan trọng. Một khi ý thức được dù khó khăn với ai thế nào, bánh xe cuộc đời vẫn sẽ lăn, bạn có thể bớt ưu phiền và dần thoải mái hơn, buông tay và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của chính mình.
    • Nếu đã cố bỏ qua nhưng mâu thuẫn vẫn tiếp tục ám ảnh bạn, có lẽ ở đây còn những cảm xúc khác cần được cần xử lý thêm.

Xử lý những vấn đề nghiêm trọng hơn[sửa]

  1. Xác định ranh giới. Dù mâu thuẫn với mẹ vợ, anh họ nghiện rượu hay ông chú có thái độ không tốt với bạn, bạn cần cố gắng trao đổi một cách rõ ràng ý định và mong muốn của bản thân.[12] Nhiều khả năng quyết định tránh mặt được củng cố bởi những tranh cãi và mâu thuẫn không ngừng xuất hiện.
    • Nếu sống cùng nhà, bạn có thể nói: “Con muốn mẹ hiểu rằng với mâu thuẫn hiện tại, con sẽ cố hết sức để duy trì khoảng cách cần thiết giữa chúng ta. Con nghĩ đó là điều đúng đắn cần làm. Mẹ đồng ý chứ?”
    • Nếu không sống cùng, mọi việc sẽ dễ xử lý hơn. Bạn có thể cắt đứt liên lạc bằng cách không gọi điện thoại, nhắn tin hay gửi email. Tránh mọi tiếp xúc.
  2. Đừng tham dự họp mặt gia đình. Nhiều gia đình cho thấy tình trạng gia tăng mức độ căng thẳng và mâu thuẫn trong thời gian họp mặt.[13] Nếu muốn tránh người chắc hẳn sẽ gây rắc rối cho bạn, hãy gửi lời xin lỗi và đừng tham dự.
    • Lên kế hoạch và tổ chức những buổi họp mặt riêng. Tuy nhiên, tránh trùng thời gian để những người thân yêu của bạn không phải lựa chọn giữa hai người. Nó sẽ chỉ làm bùng cháy thêm bất kỳ xích mích nào giữa bạn và người đó.
  3. Chỉ gặp mặt khi có ai đó đi cùng. Có thể vì vài lý do, người họ hàng khiến bạn không tin tưởng. Có thể bạn sẽ không muốn ở một mình với họ. Dù lý do là gì, hãy luôn đi cùng ai đó khi bắt buộc phải tiếp xúc với họ. An toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu.
  4. Tìm đến hỗ trợ chuyên nghiệp để kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Nếu gặp khó khăn trong việc đối phó với ai đó, trao đổi với tư vấn viên có thể sẽ hữu ích. Hãy tìm đến chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần trong khu vực. [14]
  5. Tìm đến tư vấn pháp lý nếu cần. Khi căng thẳng leo thang, có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của luật sư. Mức nghiêm trọng của mâu thuẫn có thể khác nhau và đôi khi, mong muốn lớn nhất của bạn là tránh mọi tiếp xúc với ai đó. Về nguyên tắc, thưa kiện là tình huống mà một bên ở thế chống lại bên kia. Bất kỳ điều gì bạn nói hay làm đều có thể gây bất lợi cho bạn trước tòa. Luật sư sẽ hướng dẫn các bước, quy trình cần thực hiện.[15]
  6. Yêu cầu lệnh cấm nếu cần thiết. Có thể người bạn cố tránh có vấn đề nghiêm trọng. Nếu cảm thấy có khả năng gặp nguy hiểm, hãy xin lệnh cấm ai đó liên lạc với bạn. Khi họ vi phạm, bạn có thể gọi và nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn luôn có thể viện cớ để thoát khỏi bất kỳ tình huống nào.
  • Đừng để điều này chiếm mọi suy nghĩ của bạn. Còn rất nhiều điều hữu ích khác cần suy ngẫm và thực hiện.
  • Bỏ qua và tiến lên phía trước. Dù lý do tránh mặt là gì, bạn cần chấn chỉnh quan hệ và vượt qua mâu thuẫn.
  • Có thể sẽ có những tình huống mặt đối mặt không được lường trước. Bạn có thể nói: “Chào” rồi bỏ đi hoặc chẳng cần nói bất kỳ điều gì. Hãy chuẩn bị cho điều đó.
  • Giữ bình tĩnh và lịch sự trong mọi tình huống sẽ đem lại kết quả tích cực.
  • Nếu bạn hay người quen bị bắt nạt, hãy liên hệ và báo với cơ quan có thẩm quyền.
  • Xem an toàn là ưu tiên hàng đầu. Đừng bao giờ để bản thân hay người mà bạn yêu thương ở gần người nên tránh bằng mọi giá.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn chính là đối tượng của lệnh cấm, việc vi phạm sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý. Vai trò của pháp luật là bảo vệ sự an toàn của bạn và những người xung quanh. Tốt nhất, bạn nên tôn trọng quy định trong tố tụng chống lại bản thân và ngược lại.
  • Để mức nghiêm trọng của mâu thuẫn quyết định phản ứng của bạn. Nếu rơi vào tình huống tranh cãi về mặt pháp lý mà trong đó, cấm các hình thức thông tin, liên lạc, hãy thật sự nghiêm túc trong việc không trao đổi bất kỳ điều gì với người đó.
  • Luật kiểm soát việc theo dõi khác nhau từ nước này sang nước khác, bang này sang bang kia. Khi bị theo dõi, bạn phải báo cáo với người có thẩm quyền - đó có thể là bố mẹ, thầy cô giáo, cha đạo, cảnh sát hay luật sư.[16]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]