Trì hoãn kinh nguyệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi khi trong một vài hoàn cảnh, bạn cần phải trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt của mình. Có thể đó là sự kiện đặc biệt sắp diễn ra, hoặc sự kiện thể thao đòi hỏi sức mạnh thể lực. Ở hầu hết phụ nữ, việc trì hoãn kinh nguyệt là an toàn, nhưng bạn cần trao đổi với bác sĩ trước tiên vì biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để trì hoãn kinh nguyệt là dùng thuốc tránh thai hoặc thuốc khác.

Các bước[sửa]

Dùng thuốc và kích thích tố tránh thai[sửa]

  1. Xác định ngày muốn trì hoãn kinh nguyệt và dự tính xem bạn có đến ngày đèn đỏ trong thời gian này hay không. Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc dùng thuốc sẽ biết chính xác chu kỳ tiếp theo bắt đầu khi nào.
    • Tiếp theo, bạn có thể xác định xem kinh nguyệt có bắt đầu trùng ngày không phù hợp hay không. Nếu có, bạn không cần phải lo lắng vì có thể ngăn chặn kinh nguyệt vào ngày đó, miễn là bạn có chuẩn bị trước!
    • Lưu ý rằng phụ nữ có kinh nguyệt không đều rất khó biết trước thời điểm xảy ra chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
  2. Dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt. Hầu hết thuốc tránh thai được sản xuất ở dạng gói 21 viên hoạt tính (có chứa kích thích tố), kèm theo 7 viên không hoạt tính (giả dược hoặc "viên đường"). Thuốc được đóng gói theo phương pháp này để giúp bạn tạo "thói quen" uống một viên một ngày, nhưng vẫn duy trì kinh nguyệt trong những ngày dùng thuốc không hoạt tính. Sau đó bạn sẽ được hướng dẫn lặp lại chu kỳ hàng tháng: 21 ngày dùng thuốc hoạt tính, tiếp theo bảy ngày dùng thuốc không hoạt tính. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tham gia sự kiện thể thao, hoặc vì lý do nào đó muốn trì hoãn kinh nguyệt, bạn có thể sử thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt. Dưới đây là cách thực hiện:[1]
    • Bạn không nhất thiết phải tuân theo chính xác quy định dùng 21 viên hoạt tính tiếp sau là 7 viên không hoạt tính. Tỷ lệ 21:7 thường không có căn cứ cụ thể. Chúng có tác dụng mô phỏng chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của phụ nữ trong vòng 28 ngày, nhưng không phải lúc nào cũng phải theo tỷ lệ này.
  3. Dùng "thuốc hoạt tính" hơn 21 ngày. Trong thời gian dùng thuốc hoạt tính, cơ thể sẽ không có kinh nguyệt. Phương pháp này có hiệu quả với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, không nên tin tưởng hoàn toàn 100% vì trong một số trường hợp, cơ thể của người phụ nữ không phản ứng lại sự thay đổi "đột ngột" trong biện pháp tránh thai.[1]
    • Nếu muốn trì hoãn kinh nguyệt trong những ngày cuối cùng, bạn nên tiếp tục uống "thuốc hoạt tính" xuyên suốt từ ngày 21 đến ngày kết thúc sự kiện. Sau đó ngưng dùng thuốc hoạt tính và dùng bảy viên không hoạt tính để kinh nguyệt xuất hiện.
    • Nếu bạn chọn phương pháp này, hầu hết bác sĩ thường khuyến cáo loại bỏ gói thuốc tránh thai đã dùng một phần (gói thuốc "bổ sung" để trì hoãn cho đến khi kết thúc sự kiện quan trọng). Khi đó bạn vẫn có thể theo dõi chu kỳ sắp tới. Hình thức đóng gói của thuốc (thường là 21 viên hoạt tính và bảy viên không hoạt tính) hỗ trợ phụ nữ theo dõi số lượng thuốc đã sử dụng và khi nào dùng từng loại thuốc.
  4. Thay đổi kế hoạch tránh thai sớm hơn. Cách "bảo đảm" hơn để trì hoãn kinh nguyệt đó là bắt đầu điều chỉnh kế hoạch tránh thai sớm hơn. Điều này có nghĩa là trong vòng vài tháng trước khi diễn ra sự kiện không trùng với ngày đèn đỏ. Nếu bạn thay đổi sớm hơn (bằng cách dùng nhiều thuốc hoạt tính trong một tháng sớm hơn và sau đó tiếp tục một lần trong chu kỳ một tháng), cơ thể sẽ có thời gian để thích nghi với sự thay đổi.[1]
    • Để thực hiện điều này, bạn cần theo dõi lịch chính xác. Ví dụ, nếu nhận thấy trong bốn tháng tới cần phải trì hoãn kinh nguyệt 10 ngày, bạn cần kéo dài thời gian dùng thuốc hoạt tính thêm 10 ngày trong chu kỳ hiện tại, thay vì trong tháng mà bạn cần trì hoãn kinh nguyệt.
    • Sau đó dùng bảy viên thuốc không hoạt tính.
    • Khi điều chỉnh trước vài tháng (ví dụ vận động viên thi đấu áp dụng biện pháp này khi chuẩn bị tham dự sự kiện quan trọng cấp tỉnh thành hoặc quốc gia), bạn đang tạo điều kiện cho cơ thể thay đổi và ngăn chặn ngày đèn đỏ trùng với ngày diễn ra sự kiện.
  5. Dùng thuốc tránh thai với chu kỳ kéo dài. Nếu muốn ngăn chặn hay trì hoãn kinh nguyệt trong thời gian dài thay vì chỉ một tuần hoặc một tháng, bạn có thể dùng thuốc tránh thai có tác dụng kéo dài thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết loại thuốc này giúp bạn có kinh nguyệt ba tháng một lần thay vì một tháng một lần. Các phương pháp này được gọi là dùng thuốc liên tiếp hoặc chu kỳ kéo dài.[2]
    • Thuốc tránh thai chu kỳ kéo dài được dùng liên tục trong vài tuần. Hầu hết các nhãn hiệu thuốc đều sản xuất thời gian 12 tuần.[1]
    • Biện pháp này làm thay đổi cân bằng kích thích tố (xảy ra kinh nguyệt ba tháng một lần thay vì một tháng một lần), do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm xác định đây là biện pháp phù hợp với bản thân. Nói chung, bạn sẽ không gặp vấn đề gì nếu được bác sĩ chấp thuận trước khi dùng thuốc tránh thai.
  6. Đề nghị bác sĩ kê toa norenthisteron. Nếu bạn ngại hoặc không thể dùng thuốc tránh thai, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kích thích tố có tên gọi norenthisterone. Dùng thuốc norenthisterone ba lần một ngày trong những ngày trước khi bắt đầu kinh nguyệt.[3]
    • Norenthisterone là kích thích tố progesterone. Nồng độ progesterone giảm thấp trong thời gian gần đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho thành tử cung bong tróc và xuất hiện kinh nguyệt. Duy trì nồng độ cao trước chu kỳ kinh nguyệt có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn kinh nguyệt.[3]
    • Tác dụng phụ có thể bao gồm đầy hơi, đau bụng, đau ngực, và giảm ham muốn tình dục.[3]
  7. Cân nhắc sử dụng vòng tránh thai progestin (IUD). Nếu xác định trước cần trì hoãn kinh nguyệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về IUD. Bác sĩ sẽ cấy IUD, một dụng cụ kích thước nhỏ làm bằng nhựa, có hình chữ T, vào trong tử cung. IUD sẽ tiết ra progestin làm giảm lượng máu hoặc ngưng kinh nguyệt hoàn toàn.[4]
    • IUD có tác dụng từ năm đến bảy năm.

Lưu ý thận trọng[sửa]

  1. Trao đổi về sự thay đổi trong lối sống với bác sĩ. Nếu có ý định điều chỉnh kế hoạch tránh thai hiện tại hoặc thói quen tập luyện, đầu tiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ví dụ, việc kiểm soát cách dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt thường là an toàn. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc thỉnh thoảng ngăn chặn kinh nguyệt khi được kê toa thuốc tránh thai, và cân nhắc liệu bác sĩ có khẳng định an toàn đối với sức khỏe và tiền sử bệnh tật hay không.
  2. Sử dụng biện pháp tránh thai. Trì hoãn kinh nguyệt không phải là hình thức tránh thai. Trừ khi dùng thuốc tránh thai hoặc cấy dụng cụ tránh thai như IUD, bạn vẫn không thể tránh khỏi mang thai ngoài ý muốn vì đang áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Sử dụng biện pháp bảo vệ (chẳng hạn như bao cao su) và nhận biết dấu hiệu mang thai.[3]
    • Nếu bạn chủ động trì hoãn hoặc ngăn chặn kinh nguyệt, rất khó để nhận biết mang thai vì hiện tượng mất kinh nguyệt thường là dấu hiệu đầu tiên. Ngoài ra còn có một số triệu chứng như ngực mềm, mệt mỏi, và buồn nôn. Lưu ý dấu hiệu mang thai và dùng biện pháp thử thai nếu có bất kỳ triệu chứng nào.[1]
  3. Sử dụng biện pháp bảo vệ khỏi bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STI). Ngưng dùng thuốc không hoạt tính nếu đang sử dụng gói 28 ngày không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp tránh thai hiện tại. Tuy nhiên, thuốc tránh thai không bảo vệ khỏi STI, vì thế trừ khi cả cả hai đều đã xét nghiệm, bạn vẫn nên dùng bao cao su.[5]

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi thuốc hoặc lối sống hoàn toàn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]