Trị sâu răng

Từ VLOS
(đổi hướng từ Trị Sâu Răng)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sâu răng là tình trạng gây ra các khe hở nhỏ hay hốc rỗng trong răng, là hậu quả của sự tích lũy mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng do vệ sinh không tốt, hoặc theo ý kiến của một số nha sĩ thì do thiếu các khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn.

Trong đa phần các trường hợp, sâu răng không thể phục hồi và phải điều trị bằng chất fluoride, trám (hàn) hay nhổ. Tuy nhiên, gần đây người ta có bằng chứng cho thấy căn bệnh này có thể trị ở nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và tái khoáng hóa cho răng. Bài viết dưới đây giới thiệu cho bạn về hai lựa chọn đó, đồng thời hướng dẫn cách ngăn ngừa sâu răng ngay từ đầu.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tìm cách Trị Sâu răng[sửa]

  1. Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng sâu răng. Điều quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng ngay khi chúng mới xuất hiện. Nếu phát hiện sớm bạn có thể bắt đầu quá trình điều trị kịp thời và ngăn ngừa răng sâu không phát triển hay trở nên đau hơn. Nếu có một trong các triệu chứng dưới đây, khả năng bạn đang bị sâu răng:
    • Răng nhạy cảm hay đau răng. Cơn đau có thể ở mức độ nhẹ hoặc rất đau (buốt) mỗi khi bạn ăn đồ lạnh, ngọt hay nóng.
    • Cảm thấy đau khi cắn.
    • Xuất hiện lỗ thẫm màu trên răng.
    • Một số khe hở (đặc biết nếu nằm sâu trong miệng hay giữa các răng) không thể thấy bằng mắt thường và cũng không gây đau. Bạn chỉ có thể phát hiện ra chúng bằng cách chụp x-quang, siêu âm hay phải chiếu đèn huỳnh quang, đó là lý do vì sao bạn cần khám răng theo định kỳ.[1]
  2. Khám răng với nha sĩ. Tốt nhất bạn nên tới phòng khám nha hai lần mỗi năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nhưng nếu nghi ngờ sâu răng thì bạn không cần chờ tới lần khám tiếp theo, mà hãy ngay lập tức hẹn gặp nha sĩ. Trong khi khám bạn cần:
    • Nói rõ các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng bạn đã gặp, nha sĩ căn cứ vào đó để xác định vị trí bị sâu.
    • Để nha sĩ kiểm tra. Sau khi nghe bạn khai bệnh họ bắt đầu khám để xác định bạn có răng sâu hay không. Nha sĩ dùng một vật sắc bằng kim loại dò tìm những điểm mềm trên bề mặt răng, đó là dấu hiệu của sâu răng.
  3. Điều trị bằng fluoride. Chất fluoride được sử dụng trong giai đoạn đầu bị sâu răng, có tác dụng phục hồi răng về trạng thái ban đầu.
    • Phương pháp này cần sử dụng gel tráng răng và fluoride dạng dung dịch lỏng hay dạng bọt, dùng để bọc răng và tăng cường độ cứng men răng.
    • Trong phương pháp điều trị bằng fluoride, nha sĩ bôi chất fluoride lên răng bằng một trong hai cách: bôi trực tiếp lên răng hay cho fluoride vào một chiếc khay và khớp vào răng. Thời gian thực hiện trong khoảng 3 phút.[2]
  4. Trám răng. Trám răng (hàn răng) là phương pháp tái tạo, được sử dụng khi khe hở của răng sâu đã phát triển qua lớp men một cách vĩnh viễn.
    • Nha sĩ loại bỏ khe hở bị sâu bằng máy khoan, sau đó họ điền đầy lỗ vừa khoan bằng loại vật liệu tổng hợp có màu trắng của răng, bằng sứ hay vật liệu trám amalgam bạc.
    • Vật liệu trám amalgam bạc chứa thành phần thủy ngân nên một số người không muốn dùng vì lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bạn cũng lo ngại điều này thì nên hỏi trước nha sĩ về loại vật liệu dùng để trám.
    • Tùy vào độ lớn của chỗ sâu, bạn có thể phải tới phòng khám hai lần để hoàn tất việc trám răng.[3]
  5. Sử dụng mão răng. Mão răng là dụng cụ để chụp răng, đây cũng là cách trị sâu răng nhưng chỉ áp dụng khi tình trạng quá nặng. Mão răng được chế tạo từ vật liệu giống như răng và được gắn vào phần kim loại.
    • Với phương pháp này, nha sĩ sẽ loại bỏ phần sâu của răng bằng máy khoan, sau đó lấy khuôn răng.
    • Họ đổ đầy khuôn bằng một chất giống như chất liệu của răng, chẳng hạn như sứ, zirconium hay thậm chí bằng vàng để làm một chiếc mão giống với hình dạng chiếc răng sâu.
    • Sau khi chế tạo xong, nha sĩ dùng xi măng gắn chiếc mão vào răng, cách này cũng đòi hỏi bạn phải tới phòng khám nhiều hơn một lần.[1]
  6. Lấy tủy răng. Lựa chọn này chỉ áp dụng khi sâu răng đã ăn tới phần tủy, phần lõi răng đã bị sâu, nhiễm trùng hay chết.
    • Khi lấy tủy, nha sĩ cắt một đường gần phía trên chiếc răng, lấy hết phần tủy bị sâu trong khoang và rãnh của răng. Sau đó họ điền đầy vào khoảng trống bên trong một chất giống như cao su và dùng keo bít lại.
    • Đôi khi sau khi lấy tủy răng, bạn vẫn phải đeo mão để ngăn không cho răng bị rạn. Việc đeo mão có thể làm cùng lúc với lấy tủy hoặc nhiều tháng sau đó.[4]
  7. Nếu tất cả các cách trên đều không thể cứu vãn tình hình thì bạn buộc phải nhổ răng. Nhổ răng là phương pháp chữa trị duy nhất ảnh hưởng tới toàn bộ chiếc răng.
    • Răng phải nhổ khi nó bị tổn hại quá nặng và tất cả các cách khác đều không thể giải quyết vấn đề.
    • Sau khi nhổ răng sẽ để lại một chỗ trống. Về mặt thẩm mỹ đây là điều không mong muốn, ngoài ra việc nhổ răng còn khiến các răng khác dịch chuyển do hàm răng không còn khít và kéo theo một loạt các rắc rối mới.
    • Vì vậy bạn nên làm cầu răng hay trồng răng giả để lấp đầy chỗ trỗng, thay thế chiếc răng đã mất.[1]

Ngăn ngừa Sâu răng[sửa]

  1. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Bạn cần phải đánh răng ít nhất mỗi ngày hai lần để ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu tích tụ trên bề mặt răng.
    • Kem đánh răng chứa fluoride có tác dụng làm chắc răng. Trẻ nhỏ có thể bị ngộc độc nếu ăn nhầm kem đánh răng chứa fluoride, do đó bạn chỉ cho một lượng bằng hạt đậu lên bàn chải và giữ ống kem ngoài tầm với của trẻ.
    • Bạn cũng nên đánh răng sau khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường, axít hay nước sô đa, các thực phẩm này tạo điều kiện dẫn tới sâu răng.
  2. Nhớ xỉa răng. Xỉa răng bằng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là xỉa trước khi đánh răng vào buổi tối.
    • Xỉa để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa bám lại giữa kẽ răng, nơi lông bàn chải không thể với tới.
    • Bạn nhớ xỉa trong từng kẽ răng, đặc biệt những chỗ khó với tới nằm sâu bên trong, xỉa nhẹ nhàng để tránh cho lợi bị đau hay sưng.
  3. Dùng nước súc miệng. Sử dụng nước súc miệng thường xuyên giúp diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa bệnh về lợi và bảo vệ hơi thở thơm tho.
    • Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để tái khoáng hóa răng, ngăn không cho vi khuẩn hình thành axít.
    • Bạn cũng nên súc miệng bằng bột magiê và canxi hòa tan trong nước. Đây là cách rất có lợi cho hàm răng có nhiều khe hở: thứ nhất, dung dịch bổ sung chất khoáng cho răng và thứ hai là, trung hòa axít gây sâu răng bằng cách giữ môi trường trong miệng kiềm tính.
  4. Khám răng định kỳ. Bạn nên tới phòng khám nha hai lần mỗi năm để đón đầu tình trạng sâu răng.
    • Khám răng định kỳ để phát hiện sớm răng sâu. Việc chỉ cần dùng cách điều trị bằng fluoride hay phải lấy tủy răng vừa tốn tiền vừa đau đớn phụ thuộc vào việc bạn có chăm đi khám răng hay không.
    • Nha sĩ hay nhân viên vệ sinh răng có thể vệ sinh toàn diện cho hàm răng bạn, họ lấy mảng bám và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
  5. Phủ lớp nhựa mỏng lên răng. Nếu bạn chưa bọc thì nên nhờ nha sĩ phủ một lớp nhựa mỏng trên răng để ngăn ngừa sâu răng.
    • Chất phủ này là lớp nhựa rất mỏng, bọc lên mặt nhai của các răng hàm bên trong để ngăn vi khuẩn và mảng bám tích tụ trong các kẽ răng, là nguyên nhân gây ra sâu.
    • Chất phủ thường được dùng cho trẻ em khi răng hàm mới mọc, nhưng nó chỉ tồn tại được khoảng 10 năm, vì vậy sau thời gian này bạn nên nhờ nha sĩ bọc lại.[5]
  6. Nhai kẹo cao su không đường. Một số kẹo cao su thực sự có thể giúp bạn tránh sâu răng, vì khi nhai nước bọt sản sinh ra nhiều hơn, dễ dàng loại bỏ mảng bám thức ăn thừa kẹt giữa các răng.[6]
  7. Cung cấp đủ canxi và vitamin D. Cơ thể bạn cần canxi để xây dựng xương và răng, trong khi đó vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.[7] Bạn nên áp dụng chế độ ăn đa dạng với thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng này, ví dụ như sản phẩm làm từ sữa và rau có lá. Uống thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng cũng là lựa chọn bạn nên cân nhắc.
  8. Sử dụng sản phẩm chứa CPP-ACP. Hóa chất này có tên khoa học đầy đủ là "casein phosphopeptide – amorphous calcium phosphate", tên nghe rất phức tạp nhưng bạn dễ dàng tìm thấy chúng trong các thực phẩm thường ngày (đặc biệt là sữa). Bằng chứng về hiệu quả của nó có thể thấy rõ khi kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo cao su không đường, nếu được bổ sung CPP-ACP thì có hiệu quả hơn trong việc phục hồi men răng tổn thương nhẹ.[8][9] Đây gọi là quá trình "tái khoáng hóa".
    • CPP-ACP có hiệu quả cao nhất khi bạn đồng thời dùng kem đánh răng chứa fluoride.[10]
    • Tái khoáng hóa chỉ hiệu quả khi bạn phát hiện răng sâu sớm.[10] Cách điều trị tại nhà không thể giúp bạn phục hồi các trường hợp răng sâu nặng.
  9. Xử lý tình trạng miệng khô. Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng nên nếu miệng khô thì bạn phải giải quyết tình trạng này trước tiên, bằng cách mút kẹo không đường, nhai kẹo cao su không đường, và uống nhiều nước. Nếu tình trạng khô miệng rất nặng thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.[11]
    • Hút thuốc, lão hóa, sử dụng thuốc và tình trạng cơ thể thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến miệng khô. Nếu bạn tin sâu răng không phải do tất cả những khả năng trên thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để xác định nguyên nhân.
  10. Giải quyết khi răng đau. Bạn không nên chịu đựng trong im lặng nếu bị tình trạng sâu răng hành hạ. Khi đó bạn cần đi khám nha khoa ngay lập tức, nhưng trong khi chờ bạn có thể giảm đau bằng phương pháp sau:
    • Súc miệng bằng nước muối. Hòa tan một thìa cà phê muối biển trong cốc nước hơi ấm, uống đầy một ngụm rồi súc trong miệng từ một tới hai phút, bạn nhớ tập trung nước vào chỗ có răng sâu. Thay muối biển bằng muối và tỏi cũng là cách điều trị hiệu quả.
    • Chấm một ít dầu đinh hương lên chiếc răng sâu và vùng lợi bao quanh. Cách này gây tê giảm đau giúp bạn dễ chịu hơn.
    • Súc dầu thực vật trong miệng, sau đó nhổ ra khi dầu đã sủi bọt. Đây là cách giảm nhiễm trùng cho răng và giảm đau.
    • Làm băng ép từ rượu vodka, rượu gin hay rượu whiskey. Rượu có thể gây tê giảm đau tạm thời. Do đó bạn thử nhúng một tấm vải vào rượu và đắp vải lên chiếc răng sâu, lúc đầu bạn cảm thấy hơi nhói đau nhưng sẽ dịu dần nhanh sau đó.
    • Cho một thìa cà phê tinh chất vanilla nguyên chất vào miệng và súc đều từ một tới hai phút để giảm đau.
    • Dùng thuốc ibuprofen. Cách nhanh nhất và chắc chắn nhất để giảm đau tạm thời là uống thuốc ibuprofen, ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm sưng. Bạn nhớ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.[12]

Lời khuyên[sửa]

  • Thử đánh răng với một ít bột nở cho vào kem đánh răng.
  • Răng sâu có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm khi bạn chịu khó khám răng định kỳ.
  • Không ăn thức ăn vặt chứa đường, và khi xỉa răng bạn không nên kéo sợi chỉ tới lui liên tục.

Cảnh báo[sửa]

  • Có khả năng bạn không cảm nhận được các triệu chứng và dấu hiệu khi tình trạng sâu răng bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, khi khe hở sâu răng lớn dần, dấu hiệu sẽ rõ hơn.
  • Có nhiều yếu tố khác nhau tạo ra sâu răng. Ví dụ, sâu răng có thể do không xỉa răng hoặc xỉa răng không đúng cách. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như ăn quá nhiều đồ ăn vặt và thức uống chứa đường, hoặc có thể vi khuẩn đã tồn tại trong miệng trước đó.
  • Bạn có thể mua chất fluoride tại tiệm thuốc, nhưng chúng không chứa nhiều fluoride như thuốc nha sĩ của bạn dùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này