Trị viêm da vùng bẹn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh ngứa vùng bẹn gây rất nhiều phiền toái, khó chịu và thậm chí có thể gây đau. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này, hãy cùng wikiHow kiểm tra nó.

Các bước[sửa]

Những phương pháp chữa trị[sửa]

  1. Dùng kem trị nấm. Lựa chọn tốt nhất gồm có Lamisil, Lotrimin Ultra và Naftin. Các loại thuốc này có giá cao hơn nhưng tốc độ chữa trị sẽ nhanh hơn. Thuốc Lotrimin Ultra có thành phần Butenafine Hydrochloride được ưa chuộng hơn thuốc Lotrimin AF thông thường chỉ chứa clotrimazole. Các nghiên cứu cho thấy Butenafine có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn clotrimazole. Hơn nữa, clotrimazole có giá chỉ khoảng 25,000 đồng cho một tuýp, trong khi đó Lotrimin AF (có chứa clotrimazole) có mức giá cao hơn lên đến gấp 10 lần.
    • Bạn cũng có thể dùng loại kem rẻ hơn có chứa clotrimazole hoặc miconazole. Những loại kem này sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc chữa trị, tuy nhiên nó vẫn có tác dụng trị ngứa vùng bẹn.[1]
    • Kể cả khi các triệu chứng đã hết, bạn vẫn phải tiếp tục thoa kem cho đến khi hết thời gian được chỉ định trên hướng dẫn sử dụng. Giống như việc dùng kháng sinh cho tới khi dược tính của thuốc không còn tác dụng nữa, bạn cần phải hoàn thành liệu trình điều trị của thuốc.
    • Điều trị đồng thời bệnh nấm bàn chân nếu mắc phải. Làm như vậy sẽ giảm nguy cơ tái phát.[2]
  2. Giữ cho da sạch và khô ráo. Lau người thật khô sau khi tắm vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Khi có thể, bạn nên hạn chế mặc đồ lót hoặc thậm chí không mặc gì cả để vùng có nấm tiếp xúc với không khí. Nếu không thể làm vậy thì ít nhất hãy mặc kiểu quần lót rộng thay vì kiểu bó sát.
  3. Tránh mặc những loại quần áo ma sát mạnh với vùng bẹn. Tránh mặc quần lót và quần dài quá chật.
  4. Hạn chế gãi. Gãi sẽ làm kích thích phát ban và gây tổn thương da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
    • Cắt móng tay nếu không thể ngừng gãi. Đeo găng tay khi đi ngủ vào ban đêm.
    • Tắm nước lạnh để giảm ngứa. Hòa bột yến mạch sống, muối nở hay bột yến mạch dạng tổng hợp (hiệu Aveeno là loại khá tốt) chuyên dùng để tắm vào nước. Lau khô vùng bẹn sau khi ra khỏi bồn tắm.[3]
  5. Khám bác sĩ nếu những vảy đỏ không biến mất sau hai tuần, các vảy hết rồi tái lại trầm trọng hơn hoặc chuyển sang màu vàng và chảy mủ. Bác sĩ có thể đưa ra cho bạn hai lựa chọn:
    • Thoa kem: Bác sĩ có thể sẽ kê đơn các loại thuốc chống nấm mạnh bao gồm econazole và oxiconazole.
    • Dùng kháng sinh: Nếu bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.
    • Thuốc uống: Sporanox, Diflucan hoặc Lamisil là những loại thuốc mà bác sĩ có thể sẽ kê đơn. Bạn có thể gặp các vấn đề về dạ dày hoặc chức năng gan bất thường. Có thể bạn không nên dùng những loại thuốc này nếu đang dùng thuốc kháng axit hoặc chống đông máu. Một lựa chọn khác chính là Grifulvin V, mất nhiều thời gian hơn trong việc chữa trị nhưng lại tốt hơn cho những người dị ứng với các loại thuốc chống nấm hoặc những người đang sử dụng cùng lúc một loại thuốc khác.[2]

Ngăn ngừa bệnh ngứa vùng bẹn[sửa]

  1. Tắm hằng ngày. Đừng đợi quá lâu sau khi làm việc nặng hoặc chơi thể thao mới tắm. Sử dụng xà phòng nhẹ và nước, tránh dùng các loại xà phòng chống vi khuẩn và khử mùi.
  2. Giữ vùng bẹn luôn khô ráo. Nếu nhận thấy vùng bẹn đang có vấn đề, bôi thuốc chống nấm hoặc phấn rôm sau khi tắm.
  3. Tránh mặc quần áo hoặc quần lót quá chật. Chọn kích cỡ vừa phải để hoạt động thoải mái. Mặc quần lót rộng thay vì loại bó sát.
  4. Giặt quần lót và đồ thể thao thường xuyên. Không bao giờ dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người khác. Ngứa vùng bẹn có thể lây qua việc tiếp xúc với quần áo bẩn hoặc quần áo thể thao của người bị bệnh.
  5. Mang tất trước khi mặc đồ lót nếu bạn bị nấm chân. Việc này ngăn sự lây truyền bệnh từ bàn chân.
  6. Nhanh chóng thay đồ bơi ướt. Mặc quần áo khô ráo.
  7. Tránh mang quần áo ẩm ướt trong túi tập gym. Không để quần áo bẩn trong tủ. Thay vào đó, hãy giặt quần áo ngay sau mỗi lần sử dụng.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Cân nhắc đổi phòng tập gym khác nếu đang mắc bệnh ngứa bẹn hoặc nấm bàn chân. Bạn phải hiểu rằng mình đang cần một môi trường sạch hơn.
  • Giảm lượng đường vì nó là thức ăn của vi khuẩn và nấm.
  • Khi bệnh bùng phát, bạn nên tắm hai lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, thay quần lót mỗi khi tắm.

Cảnh báo[sửa]

  • Khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu phát triển bất cứ triệu chứng nào khác ngoài phát ban: sốt, mệt mỏi, nôn mửa, lan rộng nhanh (đặc biệt là ở vùng kín), các tuyến bị sưng, có cục u ở bẹn, chảy mủ, lở loét hoặc tiểu khó.
  • Nếu bị suy giảm miễn dịch (do tiểu đường, HIV/AIDS, viêm da dị ứng - một căn bệnh mãn tính về da có đặc điểm là ngứa, viêm, liên quan đến hen suyễn và dị ứng theo mùa), nguy cơ bị ngứa vùng bẹn sẽ cao hơn. Điều này xảy ra vì lớp da bảo vệ bạn khỏi vi rút, vi khuẩn và nấm đã bị tổn hại. Cần đặc biệt chú ý chăm sóc để ngăn ngừa và chữa trị ngứa bẹn và lưu ý nếu có bất kỳ biến chứng nào khác.
  • Mặc dù ngứa vùng bẹn là bệnh dễ điều trị, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có biến chứng như thay đổi màu da vĩnh viễn, nhiễm khuẩn thứ phát cần sử dụng kháng sinh hay gặp các phản ứng phụ từ thuốc.[4]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Kem trị nấm
  • Nước có ga, bột yến mạch
  • Kem trị nấm, kháng sinh hoặc thuốc uống theo toa của bác sĩ (không nên dùng kháng sinh vì chúng không phải lúc nào cũng có tác dụng), thử dùng các chất bổ sung tự nhiên như spirulina 550mg và tảo biển 150mg)
  • Xà phòng nhẹ và nước.
  • Bột chống nấm hoặc phấn rôm (Zeasorb là tốt nhất)
  • Quần áo kích cỡ phù hợp và quần lót rộng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]