Trồng dưa hấu

Từ VLOS
(đổi hướng từ Trồng Dưa hấu)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dưa hấu (tên khoa học Citrullus lanatus) là một loài cây leo có lá to và nhăn. Chúng là loài ưa nóng, một khi đã qua giai đoạn cây non thì sẽ dễ dàng sinh trưởng mà không cần chăm sóc nhiều. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây dưa hấu.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Trồng cây[sửa]

  1. Chọn giống dưa mà bạn muốn trồng. Dưa hấu rất đa dạng về kích thước, từ loại nặng khoảng 1,3 kg cho đến 32 kg, ruột dưa có thể là màu đỏ hoặc màu vàng. Các giống dưa Jubilee, Charleston Grey, và Congo là những loại cho quả lớn, hình trái xoan, còn hai giống Sugar Baby và Ice Box cho quả nhỏ hơn, hình khối cầu.
    • Quyết định xem bạn sẽ gieo hạt hay ghép chồi.[1] Hạt giống dưa hấu chỉ có thể nảy mầm ở nơi có nhiệt độ trên 21 độ C. Nếu bạn sống tại khu vực có khí hậu lạnh, tốt hơn là bạn nên ủ hạt trong nhà một vài tuần trước khi dứt mùa sương giá, để hạt có thể nảy mầm thành cây con kịp đầu mùa trồng dưa. Nếu không, hãy gieo hạt thẳng xuống đất sau khi đã qua mùa lạnh, vào thời điểm nhiệt độ đã ổn định ở mức trên 21 độ C.
    • Hạt giống và chồi cây dưa hấu có bán tại các vườn ươm vào đầu mùa xuân.
  2. Chọn vị trí gieo trồng. Cây dưa hấu cần ít nhất 6 giờ phơi nắng mỗi ngày. Chúng phát triển thành những dây leo lớn mọc um tùm và chiếm rất nhiều không gian; hãy tính toán trồng mỗi cây trong một khoảng diện tích có kích thước các cạnh là 1,2 m và 1,8 m, trừ trường hợp bạn muốn trồng loại dưa tí hon.
  3. Cày đất. Dùng máy cày để xới toàn bộ lớp đất và nghiền vụn các khối đất lớn. Nhổ sạch các loại cỏ hoặc chôn sâu chúng vào trong lòng đất.
    • Cây dưa hấu chuộng loại đất mùn, màu mỡ, dễ thoát nước. Để biết đất của bạn có thoát nước tốt hay không, hãy xem đất sau một trận mưa to. Nếu bạn thấy có nhiều vũng nước trên bề mặt, thì có nghĩa là đất này thoát nước chưa đủ tốt.
    • Để làm đất thêm màu mỡ, hãy bón phân vào lớp đất bề mặt.[2]
    • Dưa hấu sinh trưởng tốt nhất khi trồng trong đất có độ pH từ 6,0 đến 6,8. Hãy kiểm tra độ pH trong đất của bạn và xem xét mức độ này có thích hợp để trồng dưa hấu không. Nếu không phù hợp, bạn có thể thay đổi nồng độ bằng cách bón các loại hợp chất có bán tại vườn ươm.

Trồng cây Dưa hấu[sửa]

  1. Tạo các mô đất. Dùng máy kéo hoặc cuốc, tạo các đất (như hình đồi) để gieo hạt. Khoảng cách giữa các mô đất là từ 1,2 m tới 1,8 m, tuỳ theo diện tích đất bạn có. Việc đắp cao từng mô đất sẽ đảm bảo đất đủ độ tơi giúp bộ rễ sinh trưởng, cung cấp đủ oxy cho mỗi cây, và tránh để nước ngập úng vào rễ. Thao tác này cũng giúp duy trì độ ẩm trong thời tiết khô.
  2. Gieo hạt. Tạo một bề mặt phẳng, hơi lõm trên đỉnh gò đất, dùng ngón tay hoặc dụng cụ chọc từ ba đến bốn lỗ vào đất, mỗi lỗ sâu khoảng 2,5 cm. Gieo từ một đến bốn hạt vào mỗi lỗ, sau đó cào đất lấp lại, và đè nhẹ mặt đất sao cho hạt giống được bọc kỹ và tránh thoát hơi ẩm xung quanh hạt.
  3. Để ý mầm dưa mọc. Hạt giống thường sẽ nảy mầm và lên cây non trong vòng 7-10 ngày, tuỳ thuộc vào nhiệt độ đất và độ sâu khi gieo hạt. Giữ đất xung quanh hạt giống ẩm trong suốt quá trình nảy mầm; tưới nước sao cho nước có thể thấm tới những rễ nhỏ đang hình thành.
    • Khi cây con đã mọc, chỉ giữ lại hai cây khỏe nhất, để cho những cây khỏe có không gian sinh trưởng.
    • Đừng để đất bị khô; bạn nên tưới nước ít nhất mỗi ngày một lần.
  4. Bồi đắp mỗi mô đất bằng vật liệu thích hợp khi cây non đã đạt chiều cao khoảng 10 cm. Bạn có thể chọn rơm thông, vải lanh, hoặc phân bón. Cố che phủ gần sát thân cây nhất có thể để phòng tránh cỏ dại, giữ ẩm, và tránh cho vùng đất xung quanh rễ non bị nóng quá mức dưới ánh nắng mặt trời.
  5. Giảm lượng nước tưới khi cây ra hoa. Sau khi đã có hoa, hãy tưới cây ba ngày một lần nếu thấy khô. Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều nước, vì cây dưa hấu có nhu cầu nước thấp.
    • Giữ lá và quả khô ráo. Bạn có thể đặt quả dưa hấu lên một miếng gỗ sạch, tảng đá trơn, gạch, v.v...
    • Vào những ngày nóng bức, lá có thể bị úa dù đất vẫn ẩm. Nếu bạn thấy lá héo rũ vào buổi tối sau một ngày nóng nực, hãy tưới nước thật sâu xuống lòng đất.
    • Tăng độ ngọt cho dưa bằng cách không tưới nước một tuần trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, đừng làm vậy nếu thấy các dây leo bị héo. Một khi đã thu hoạch quả, hãy quay trở về lượng nước tưới ban đầu để có được mùa vụ thứ hai thuận lợi.
  6. Dọn cỏ thường xuyên. Nhớ chú ý dọn cỏ xung quanh gốc cây, dọc theo và phía trước các dây leo.

Thu hoạch Dưa hấu[sửa]

  1. Chắc chắn rằng dưa đã chín. Dưới điều kiện sinh trưởng hoàn hảo, dưa hấu sẽ phát triển đến độ ngọt tuyệt đối trong vòng bốn tháng với thời tiết ấm áp. Thu hoạch dưa trước khi chín sẽ làm dưa kém ngon.
    • Để nhận biết độ chín của dưa, hãy gõ nhẹ. Âm thanh trầm đục nghĩa là quả dưa đã chín. Ngoài ra, lật xem mặt vỏ bên dưới – quả dưa chín khi bên dưới đã chuyển màu trắng hoặc vàng nhạt.
    • Phần tua xoắn gần cuống dưa bị khô cũng là dấu hiệu cho biết dưa đã sẵn sàng để thu hoạch.[1]
  2. Cắt dưa hấu từ cuống dây leo. Dùng dao sắc hoặc kéo làm vườn để cắt lấy dưa từ cuống dây leo gần quả. Dưa mới thu hoạch sẽ bảo quản được trong khoảng 10 ngày.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Mỗi dây leo sẽ cho từ hai đến năm quả dưa.

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy trông chừng loài bọ cánh cứng hại dưa; loài côn trùng này rất thích dưa. Một số loại côn trùng có hại khác bao gồm rệp và ve.
  • Đừng trì hoãn thu hoạch dưa quá lâu vì dưa sẽ bị chín quá mức.
  • Bệnh sương mai và bệnh phấn trắng có thể gây hại cho dưa hấu. Chú ý rằng bọ cánh cứng hại dưa thường mang theo vi khuẩn gây bệnh héo xanh vi khuẩn, hãy giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát.
  • Cây dưa hấu rất dễ bị tổn hại bởi sương lạnh.
  • Đừng gieo hạt cho đến khi nhiệt độ ổn định ở mức tối thiểu là 15,5°C. Nhiệt độ đất thích hợp ở khoảng 24ºC. Bạn có thể gieo hạt trong chậu trước nếu cần.
  • Dưa hấu rất nhạy cảm với cháy phân bón; hãy trộn lẫn phân hóa học một cách cẩn thận trước khi bón và chỉ dùng với liều lượng vừa phải.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Dụng cụ làm vườn
  • Hạt giống dưa hấu hoặc mầm cây non nếu gieo hạt trong nhà

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này