Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trồng cây gừng
Từ VLOS
Trồng gừng là hoạt động không quá khó khăn và rất đáng làm. Sau khi trồng, bạn chỉ cần tưới nước và kiên nhẫn chờ đợi cây gừng cho ra củ với mùi vị hấp dẫn. Bài viết dưới đây áp dụng cho loại gừng có thể ăn được, nhưng bạn có thể áp dụng đối với gừng hoa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Trồng gừng[sửa]
- Bắt đầu trồng vào đầu xuân. Gừng là loài cây nhiệt đới không có khả năng chịu lạnh giá. Bạn nên tiến hành trồng từ cuối đợt sương giá mùa xuân hoặc đầu mùa mưa nếu bạn sống ở khu vực nhiệt đới.[1] Nếu sống ở khí hậu có mùa trồng trọt ngắn, bạn có thể trồng cây trong nhà.
-
Chọn
cây
gừng.
Hiện
nay
có
nhiều
loại
gừng.
Để
trồng
loại
gừng
phổ
biến
dùng
trong
thực
phẩm
Zingiber
officinale,
bạn
chỉ
cần
mua
củ
gừng
tại
cửa
hàng
tạp
hóa.
Các
loại
gừng
cảnh
có
hoa
nhiều
màu
sắc
thường
được
trồng
trong
vườn
ươm
nhưng
chúng
thường
không
ăn
được.[2]
- Chọn củ gừng (thân rễ) đầy đặn và không có nếp gấp, có nhiều mắt nhỏ ở phần đầu. Ngoài ra bạn có thể chọn củ gừng đang mọc mầm .[3]
- Nếu có thể bạn nên mua gừng hữu cơ. Gừng vô cơ có thể được xử lý bằng chất ức chế phát triển.[4] Một số nhà làm vườn nhận thấy rằng việc ngâm củ gừng trong nước ấm qua đêm giúp kích thích mọc mầm.[3]
- Bài viết này bao gồm giống cây Zingiber officinale. Hầu hết các giống Zingiber đều phát triển trong điều kiện tương tự, nhưng bạn nên tuân theo chỉ dẫn ươm cây để cho ra kết quả tốt nhất.
-
Thái
củ
gừng
thành
nhiều
khúc
(tùy
chọn).
Nếu
muốn
trồng
nhiều
cây,
bạn
có
thể
dùng
dao
hoặc
kéo
tiệt
trùng
thái
củ
gừng
thành
nhiều
khúc.
Mỗi
khúc
rộng
tối
thiểu
2,5
cm
chứa
một
hay
nhiều
mắt
để
phát
triển
thành
cây.
Sau
khi
thái,
bảo
quản
khúc
gừng
ở
nơi
khô
ráo
trong
vài
ngày
để
hồi
phục.
Trên
lớp
cắt
sẽ
hình
thành
lớp
sần
bảo
vệ
khỏi
bị
nhiễm
trùng.[5]
- Mỗi khúc gừng cần cách nhau 20 cm. Bạn có thể tiết kiệt diện tích bằng cách cắt khúc gừng lớn hơn.
- Khúc gừng có từ ba mắt trở lên sẽ dễ đâm chồi hơn.
-
Chuẩn
bị
đất.
Gừng
phát
triển
mạnh
trong
đất
màu
mỡ
và
thoát
nước
tốt.
Trộn
đất
vườn
với
phân
mùn
theo
tỷ
lệ
bằng
nhau.[1]
Nếu
đất
nghèo
dinh
dưỡng
hoặc
nhiều
đất
sét,
bạn
nên
mua
đất
trồng
cây
chất
lượng
cao
để
thay
thế.
- Nếu muốn theo dõi sự phát triển của gừng, bạn có thể chuẩn bị khay trải rêu nước hoặc xơ dừa.[3] Loại vật liệu này thoát nước tốt, giúp tránh tình trạng thối rễ. Bạn cần chuyển củ gừng sang đất sau khi mọc lá và rễ, và điều này có thể ảnh hưởng đến cây. Nhiệt độ lý tưởng để ươm củ gừng đó là 21 độ C, vì thế bạn nên dùng tấm nhiệt hoặc nguồn nhiệt khác để duy trì nhiệt độ của đất phù hợp.
- Cũng như những loại cây vườn khác, gừng thích hợp với đất có axit nhẹ. Nếu đất có phèn, bạn nên dùng bộ pH để điều chỉnh nồng độ pH từ 6,1 đến 6,5.[6]
-
Lựa
chọn
địa
điểm.
Gừng
thích
hợp
phát
triển
ở
khu
vực
bán
râm
hoặc
chỉ
có
ánh
nắng
buổi
sáng,
tránh
xa
rễ
lớn.[7]
Chỗ
trồng
cây
cần
được
che
chắn
mưa
gió,
nhưng
không
nên
quá
lầy
lội.
Nếu
gừng
chưa
mọc
mầm,
nhiệt
độ
của
đất
phải
ấm,
lý
tưởng
dao
động
từ
22
đến
25
độ
C.[7]
- Nếu trồng gừng trong chậu, bạn nên chọn loại chậu sâu ít nhất 30 cm. Chậu nhựa tốt hơn chậu gốm, miễn sao bạn đục nhiều lỗ để thoát nước.[8]
- Gừng có thể phát triển trong điều kiện râm hoàn toàn ở khu vực nhiệt đới, nhưng ở vùng khác nhiệt độ có thể không đủ ấm. Bạn nên trồng gừng ở địa điểm nhận ánh nắng trực tiếp từ hai đến năm tiếng mỗi ngày.[5]
- Trồng gừng. Đặt một khúc gừng sâu xuống đất từ 5 đến 10 cm, phần chồi hướng lên trên.[7] Nếu trồng theo hàng, bạn nên đặt cách nhau 20 cm. Nếu dùng chậu thì đặt mỗi khúc gừng vào một chậu lớn (đường kính 35 cm).[9]
Chăm sóc gừng đang phát triển[sửa]
- Duy trì độ ẩm của đất. Tưới ít nước ngay sau khi trồng. Kiểm tra đất hằng ngày và tưới nước ngay trước khi đất khô hẳn. Đất sũng nước sẽ làm thối cây với tốc độ nhanh, vì thế bạn nên giảm tưới nước hoặc cải thiện thoát nước trong trường hợp nước không thoát ra ngoài nhanh.
-
Chờ
nảy
mầm.
Gừng
phát
triển
với
tốc
độ
chậm,
đặc
biệt
ở
khu
vực
ngoài
nhiệt
đới.
Nếu
may
mắn
thì
rễ
cây
bắt
đầu
xuất
hiện
trong
vài
ngày,
nhưng
bạn
cần
tiếp
tục
tưới
nước
trong
vài
tuần
cho
dù
vẫn
chưa
thấy
củ
gừng
nảy
mầm.
- Áp dụng phương pháp tưới nước tương tự sau khi nảy mầm.
- Bón phân hàng tháng (không bắt buộc). Bạn không cần phải bón phân nếu trồng gừng trong đất màu mỡ, đặc biệt là có trộn với phân mùn. Kiểm tra đất trước rồi mới bón phân cho phù hợp.[10] Nếu đất thiếu dinh dưỡng hoặc muốn cải thiện chất lượng, bạn có thể bón ít phân lỏng hàng tháng.[7]
- Bồi cây gừng trồng ngoài trời (tùy chọn). Sau khi củ gừng mọc rễ, lớp bồi có tác dụng giữ ấm và ngăn ngừa cỏ dại tác động đến cây gừng phát triển chậm. Bạn cần chuẩn bị lớp bồi dày nếu nhiệt độ của đất xuống dưới 10 độ C trong mùa trồng trọt.
-
Để
đất
khô
lại
khi
thân
cây
chết.
Thân
cây
gừng
bắt
đầu
chuyển
sang
màu
vàng
vào
cuối
mùa
hè
hoặc
đầu
thu
khi
nhiệt
độ
hạ
thấp.
Giảm
tưới
nước
trong
thời
điểm
này,
và
ngưng
tưới
nước
hoàn
toàn
sau
khi
thân
cây
chết
đi.
- Cây gừng có thể không nở hoa trong một hoặc hai năm đầu tiên sau khi trồng, hoặc nếu mùa trồng trọt kết thúc sớm.
-
Để
cây
phát
triển
hoàn
toàn
trước
khi
thu
hoạch.
Gừng
có
vị
đậm
đà
hơn
nếu
được
phát
triển
trong
đất.
Sau
khi
thân
cây
chết
đi,
và
sau
tối
thiểu
8
tháng
trồng,
bạn
có
thể
đào
lấy
củ
gừng.
Bạn
có
thể
cắt
một
phần
để
nấu
ăn
mà
không
làm
chết
cây
nếu
để
lại
một
ít
chồi.[7]
- Đôi khi gừng non được thu hoạch sau 3-4 tháng dùng để ngâm giấm. Bạn cần thu hoạch gừng non một cách cẩn thận vì lớp vỏ của chúng khá mỏng và dễ bầm.[11]
- Dùng dao tiệt trùng để cắt cây gừng.
- Chuẩn bị cho mùa lạnh. Nếu bạn không sống ở vùng nhiệt đới, bạn nên đưa cây gừng vào nhà trong mùa đông. Bảo quản cây ở nơi ấm áp khô ráo. Nếu trồng cây gừng ở ngoài, bạn nên phủ lớp bồi dày khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Gừng là loài cây sống lâu năm trong điều kiện ấm áp, nhưng không thể chịu đựng thời tiết lạnh giá.
Lời khuyên[sửa]
- Gừng dễ bị sâu hại và bệnh, đặc biệt nếu tưới nước quá nhiều. Bạn nên tham khảo biện pháp diệt trừ sâu hại tại vườn ươm hoặc khu nông nghiệp trường đại học.
- Zingiber officinale cao từ 0,6 đến 0,9 mét. Một số giống gừng hoa có thể mọc cao hơn.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Củ gừng
- Kéo hoặc dao
- Đất màu mỡ
- Phân trộn hoặc phân bón
- Chậu nhựa (tùy chọn)
- Rêu nước (tùy chọn)
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.tropicalpermaculture.com/growing-ginger.html
- ↑ http://msucares.com/lawn/garden/msgardens/05/050808.html
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.therainforestgarden.com/2013/07/growing-ginger-roots-from-grocery-store.html
- ↑ http://www.growingherbsforbeginners.com/growing-ginger/
- ↑ 5,0 5,1 http://aggie-horticulture.tamu.edu/vegetable/files/2010/10/EHT-014-Easy-Gardening-Ginger.pdf
- ↑ http://davesgarden.com/guides/pf/go/55488/
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.growinganything.com/growing-ginger.html
- ↑ http://yougrowgirl.com/homegrown-ginger-pot/
- ↑ http://www.rodalesorganiclife.com/garden/homegrown-ginger-guide
- ↑ http://aggie-horticulture.tamu.edu/vegetable/files/2010/10/EHT-014-Easy-Gardening-Ginger.pdf
- ↑ http://www.ctahr.hawaii.edu/fb/ginger/ginger.htm