Trồng cây húng chanh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Húng chanh, hay còn gọi là tầm ma màu, tầm ma lửa, hay lá tía tô, được trồng lấy lá có hình hoa văn. Lá cây húng chanh có màu sắc bắt mắt như trắng, vàng, đỏ, hồng, tím, nâu sẫm, đồng, và nhiều loại màu xanh khác. Húng chanh tạo nên sự hấp dẫn trong và ngoài nhà, mặc dù khí hậu nhiệt đới bên ngoài nhưng bạn sẽ cần đưa húng chanh vào trong nhà vào mùa đông.

Các bước[sửa]

Trồng Húng chanh từ Hạt[sửa]

  1. Chuẩn bị hạt vào đầu mùa xuân. Để có kết quả tốt nhất, hãy trồng cây trong nhà khoảng 8 – 10 tuần trước khi đợt sương giá cuối cùng được dự báo ở khu vực của bạn.[1] Nếu trồng trái mùa, bạn có thể gieo hạt vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè, nhưng cây sẽ không phát triển nhanh và khỏe mạnh.[2]
  2. Chuẩn bị chậu nhỏ chứa đất tơi xốp. Để khay hạt hoặc chậu nhỏ trong nhà, rồi đổ đất tơi xốp hoặc đất trồng cho chậu cây trong nhà. Húng chanh phát triển tốt trong đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, vì vậy trộn rêu bùn hoặc tương tự, nhằm làm cho tơi xốp lên nếu đất quá chặt.
  3. Gieo hạt trên đất. Trải hạt trên mặt đất. Phủ lên trên bằng một lớp đất mỏng 3 mm.[3] Không vùi hạt trong đất, vì chúng cần ánh sáng để nảy mầm.
  4. Giữ ẩm cho đất. Tưới ít nước nhưng thường xuyên để đất duy trì độ ẩm mà không bị úng.[3] Nếu cây được trồng trong môi trường khô, phủ tấm nhựa lên khay hoặc chậu để ngăn cây bị khô.[4]
    • Lấy tấm nhựa ra ngay khi thấy mầm hạt đã nhú lên.
  5. Giữ hạt ở nơi ấm áp, tránh ánh sáng trực tiếp. Luôn giữ khay hạt ở nhiệt độ 21°C ở nơi có ánh sáng gián tiếp.[4][3]
  6. Trồng cây ra chậu lớn hơn. Nếu có thể, lấy tấm nhựa ra, ngay khi hạt nhú mầm. Sau khi hạt mọc lá mầm nhỏ và hai lá con, nó đã có thể được trồng sang chậu một cách an toàn, hoặc trồng trực tiếp ra đất.[4] Tham khảo những hướng dẫn chăm sóc bên dưới để tiếp tục trồng cây húng chanh của bạn.

Trồng Húng chanh từ Nhánh[sửa]

  1. Cắt nhánh từ cây trưởng thành, hoặc mua. Để cắt nhánh húng chanh, chọn nhánh không có hoa hoặc nụ ở ngọn. Cắt trực tiếp dưới nút lá, do đó nhánh cây sẽ dài khoảng 10 - 15 cm.[4] Nhánh cũng có thể mua trực tiếp, và đặc biệt còn có cả bầu rễ nhỏ phát triển được.
    • Bạn có thể lấy nhánh khoảng 5-8 cm từ cây húng chanh nhỏ hơn.[5]
  2. Ngắt lá. Phụ thuộc vào chiều dài của nhánh cây, một hoặc hai nút lá, hay các khu vực nơi lá mọc ra trên nhánh, sẽ được trồng dưới đất. Cắt bỏ phần lá mọc từ những nút thấp nhất, nếu không chúng sẽ bị mục khi chôn dưới đất.
  3. Nhúng phần dưới của nhánh cây trong chất kích thích mọc rễ (nếu muốn). Húng chanh thường tự mọc rễ khá nhanh, nhưng chất kích thích mọc rễ có bán tại các cửa hàng có thể được dùng để thúc đẩy sự phát triển của cây. Nếu bạn muốn thực hiện cách này, làm theo hướng dẫn trên nhãn dán để chuẩn bị hỗn hợp kích thích, sau đó nhúng phần dưới của nhánh cây vào một ít dung dịch.
  4. Trồng trong nước (nếu muốn). Hầu hết các cây húng chanh đều phát triển trong cốc nước. Thay nước mỗi ngày, để cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp, và trồng cây ra chậu khi thấy rễ phát triển.[4]Phương pháp xử lý đất bên dưới sẽ giúp ích cho bạn.
  5. Trồng nhánh cây xuống đất ẩm. Trồng mỗi nhánh trong một chậu nhỏ đặt trong nhà. Dùng đất giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước, làm ẩm đất trước khi trồng. Nếu đất không tơi xốp để cắm trực tiếp nhánh xuống, dùng bút chì làm một cái lỗ rồi trồng nhánh cây vào.[4] Trồng phần đã được ngắt lá ở cuối nhánh xuống đất.
  6. Che nhánh con mới trồng bằng túi nhựa. Vì nhánh con vẫn chưa mọc rễ, nên chúng không có khả năng bù lượng nước thải ra từ lá và thân. Để ngăn chặn điều này, dùng túi nhựa che toàn bộ chậu và cây húng chanh để giữ độ ẩm không khí bên trong. Dùng thanh que hoặc tăm đỡ không cho túi nhựa chạm trực tiếp vào nhánh cây.
    • Lấy túi ra khi thấy mầm mới trên cây, đặc biệt là sau 1–4 tuần.
  7. Giữ phòng ấm áp và tránh ánh nắng trực tiếp. Giữ chậu húng chanh trong phòng với nhiệt độ luôn ở mức thấp nhất là 21°C. Để cây hấp thu nhiều ánh sáng gián tiếp. Khi cây đã phát triển rễ và lá, bạn có thể tiếp tục chăm sóc cây theo hướng dẫn bên dưới. Bạn có thể trồng cây trong nhà, hoặc đưa cây ra vườn nếu bạn sống ở nơi có khí hậu nóng.
    • Nhánh cây được mua từ vườn ươm thường là được trồng trong nhà kính, và không được hấp thu đủ ánh nắng. Đưa chúng ra ngoài thường xuyên, di chuyển chậu từ chỗ tối sang nơi có nhiều ánh nắng hơn.[5]

Chăm sóc Cây húng chanh[sửa]

  1. Quyết định mức độ ánh nắng mặt trời. Húng chanh càng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, chúng càng có màu sặc sỡ. Nếu có thể, để cây húng chanh của bạn dưới nắng cả buổi sáng và chỗ có bóng râm vào buổi trưa. Tuy nhiên, hãy để cây ở nơi râm mát.[3]
    • Nếu cây húng chanh của bạn rụng lá, có thể cây cần thêm nhiều ánh nắng.
    • Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, vùng chịu đựng của cây ở từng loài và trạng thái hơi khác nhau, nhưng hầu hết cây húng chanh đều phát triển tốt ở vùng 9–10, nếu cây được trồng trong nhà vào mùa đông.[6]
  2. Giữ ẩm cho đất nhưng không được ngập úng. Húng chanh cần đất ẩm liên tục, nhưng sẽ bị úng nếu để ngập trong nước. Trong điều kiện nóng hoặc có gió, bạn cần tưới nước mỗi ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày để giữ ẩm cho đất. Tăng lượng nước nếu thấy chậu cây khô và bị héo, hoặc bị phai màu.[5]
    • Tưới trực tiếp vào đất, vì lá ướt có thể bị nhiễm bệnh.
  3. Bón phân (nếu muốn). Nếu bạn muốn cây phát triển nhanh, bón một lượng phân bón vừa phải với tỷ lệ hỗn hợp 10-10-10. Phân bón có thể làm cây phát triển yếu hoặc không đều, vì vậy thực hiện theo một trong những lựa chọn sau để giữ cây luôn được khỏe mạnh:
    • Bón phân đúng theo thời gian được ghi trên hướng dẫn, chỉ một lần vào mỗi mùa.[5]
    • Hoặc pha loãng phân bón ở độ mạnh khoảng ½ hoặc ¼, và bón hai tuần một lần.[3]
  4. Tỉa cây húng chanh. Tỉa vài nhánh để ngăn không cho cây mọc nhiều trên ngọn, và trông dễ nhìn. Đây là những cách tỉa cây cơ bản phổ biến được dùng cho cây húng chanh:
    • Để thúc đẩy húng chanh mọc thẳng, cắt các nhánh mọc hai bên, nhưng không cắt lá mọc từ thân. Thực hiện cách này nếu bạn muốn có hình dáng "giống cây" hơn là bụi rậm.[7]
    • Khi húng chanh đạt được chiều cao như mong muốn, tỉa ngọn chính của cây. Để thúc đẩy cây phát triển ra nhiều hướng và trở nên rậm hơn.[2]
  5. Tỉa hoa. Cắt bỏ hoa ra khỏi cây ngay khi chúng xuất hiện, giúp cây tập trung phát triển bộ rễ khỏe và lá dày thay vì ra hạt.[5] Nếu bạn thích hoa, bạn nên cắt bỏ hầu hết hoa và chỉ để lại những nhánh hoa ở vị trí dễ thấy nhất.
  6. Chống cọc cho cây nếu cần thiết. Nếu cây trở nên nặng ở phần ngọn hoặc ngả về một phía, dùng dây hoặc vật liệu mềm buộc nhẹ cây vào cọc đỡ. Cách này thích hợp nhất khi cây được trồng trong chậu nhằm làm giảm thời gian xử lý cây.[7]
    • Bạn có thể ngăn cây nghiêng về một phía bằng cách thường xuyên thay đổi hướng cây về phía ánh sáng.[8]

Bảo vệ Cây khỏi Lạnh, Loài gây hại, và Bệnh[sửa]

  1. Trồng cây húng chanh trong nhà khi thời tiết mát mẻ. Đưa cây vào nhà khi thấy có sương giá, chỉ một cơn sương giá cũng có đủ khả năng làm chết cây.[3] Một số cây húng chanh có thể chịu được nếu nhiệt độ ban đêm thường xuyên dưới 16°C.[5] Khi trồng trong nhà, luôn giữ ẩm cho cây, và ngưng bón phân.
    • Trong suốt mùa đông, thường xuyên tăng bóng mát cho cây, cho đến khi cây hoàn toàn trong bóng mát. Thay đổi đột ngột có thể làm cây rụng lá.[9]
  2. Diệt rệp bông. Rệp bông là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến ở cây húng chanh. Chúng trông như nhúm lông tơ màu trắng bám trên thân cây và lá, và có thể lau sạch bằng bông gòn nhúng cồn.[5]
  3. Kiểm soát sự xâm nhập của bọ cánh phấn. Bọ cánh phấn xuất hiện thành từng bầy côn trùng nhỏ màu trắng, và/hoặc có nhiều trứng trắng dưới lá. Với cây trồng bên ngoài, mua bọ rùa hoặc thiên địch giống Encarsia để diệt bọ cánh phấn. Với cây trồng trong nhà, treo bẫy hoặc tự làm bẫy để bẫy chúng.
  4. Đối phó với các loài gây hại khác. Với hầu hết các loài côn trùng, như rệp, bạn có thể phun nước hoặc lau bằng khăn. Một số loài gây hại cần phải có phương pháp cụ thể để tiêu diệt:[5]
    • "Nhện đỏ" có thể đuổi đi bằng cách tăng độ ẩm. Đặt chảo nước gần đó và che khu vực bị ảnh hưởng lại.
    • Những đốm đen nhỏ bay là là trên đất là loài "ruồi nhỏ, " có thể xử lý bằng cách cho 6 mm sỏi nhỏ lên bề mặt đất, hoặc giảm tưới nước và để nơi thoáng khí.
    • Tống khứ ốc sên bằng cách dùng một hàng rào bia hay đồng, hoặc mua sản phẩm kiểm soát ốc sên chuyên dụng.
  5. Tỉa hoặc chữa trị lá bệnh. Những đốm tròn có lông, màu đen, hay hình dạng khác thường luôn là dấu hiệu của bệnh nấm. Cắt bỏ phần lá bệnh ngay lập tức, sau đó khử trùng kéo hoặc đồ xén bằng nước sôi hoặc chà cồn để tránh lây bệnh qua các lá khác.[5]
    • Bình phun thuốc diệt nấm có bán tại cửa hàng dụng cụ làm vườn nếu bệnh vẫn tiếp tục lan rộng.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu sương giá đã qua nhưng bạn vẫn chưa trồng cây húng chanh con trong nhà, bạn có thể gieo hạt trực tiếp ngoài vườn. Nếu thực hiện theo cách này, đưa những cây con mọc quá gần nhau đem trồng ra chỗ khác. Bạn có thể trồng chúng vào chậu 5 cm hoặc rộng hơn.
  • Nếu bạn muốn trồng húng chanh ra lá nhiều màu và lạ, nhổ những cây con có lá màu xanh bình thường. Chờ đến khi lá trưởng thành thật sự (lớp thứ hai của lá) trước khi đưa ra quyết định.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây