Trồng cây hồ đào

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hồ đào là giống cây xuất xứ từ vùng trung nam Bắc Mỹ, chúng sinh trưởng tốt nhất trong đất mùn và sâu. Quả hồ đào béo ngậy thường được dùng làm nguyên liệu nướng bánh hay những món ngọt tráng miệng khác, và gỗ cây có thể được sử dụng để đóng đồ nội thất và lát sàn. Quá trình nuôi dưỡng một cây hồ đào thường bắt đầu từ việc trồng cây con rễ trần hoặc trồng cây trong chậu ở một vị trí cách xa khu đô thị và những vật cản khác. Cây hồ đào trưởng thành trong vòng hai đến ba năm, và cần rất nhiều nước tưới để cho ra những quả hồ đào ngon lành. Xem từ Bước một để tìm hiểu thêm về cách trồng cây hồ đào.

Các bước[sửa]

Chọn Giống và Vị trí trồng cây[sửa]

  1. Tìm hiểu về các giống cây. Các giống hồ đào khác nhau sẽ sinh trưởng với kích cỡ đa dạng cũng như loại quả riêng biệt. Dù bạn muốn một cây che bóng cao đến hơn 30.5 m hay là cây cho quả tròn trĩnh, giàu hương vị, bạn sẽ luôn tìm được giống hồ đào đáp ứng nhu cầu của mình. Cố gắng chọn giống cây có thể sinh trưởng tốt trong khu vực bạn sinh sống, hãy cân nhắc cả sức chịu đựng qua mùa đông và khả năng kháng bệnh của cây. Sau đây là một số giống hồ đào được ưa chuộng:[1]
    • Elliot: cho quả nhỏ nhưng có chất lượng cao và cứ hai năm sẽ ra quả một lần. Không nên trồng ở những vùng phương Bắc vì cây sẽ dễ bị sương xuân làm tổn hại; thích hợp trồng tại tiểu bang Georgia.
    • Gloria Grande: cho quả to, vỏ dày gần như đều đặn hàng năm, kháng được bệnh vảy, vốn thường gây hại cho cây hồ đào. Nhạy cảm với rệp vừng đen.
    • Amling: kháng vảy và ra quả nhanh, thu hoạch sớm. Cho quả nhỏ, chất lượng tốt.
    • Sumner: dễ bị thương tổn, nhưng cho quả thường xuyên.
    • Gafford: tính kháng sâu bệnh rất cao và được ưa chuộng tại tiểu bang Alabama; cho quả thượng hạng.
    • McMillan: sinh trưởng tốt, cho quả nhiều và yêu cầu chăm sóc tương đối thấp; được ưa chuộng tại tiểu bang Alabama.
  2. Chọn vị trí trồng có nhiều ánh nắng và không gian thoáng đãng. Các giống cây hồ đào có thể cao vượt 30.5 m, với bộ rễ ăn sâu và lan rộng. Chúng cần rất nhiều không gian, bất kể bạn trồng chúng trong sân hay vườn. Khi chọn vị trí, hãy cân nhắc những điều sau:
    • Chắc chắn rằng xung quanh không có các tòa nhà hay những cây khác. Một cây hồ đào có khả năng gây hư hại tới các công trình hoặc các cây nhỏ hơn khi cành cây hồ đào gãy trong quá trình sinh trưởng.
    • Nếu ở trong vườn, trồng các cây cách nhau ít nhất một khoảng dài 18.3 m. Giữ mỗi cây hồ đào bạn trồng cách nhau một khoảng xấp xỉ 10.67 m. Nếu mật độ cây trồng quá lớn, cây nào mọc nhanh hơn sẽ phủ bóng những cây lớn chậm hơn, dần dần làm cây dưới bóng râm còi cọc và chết, gây thiệt hại vụ mùa của cả hai cây.
  3. Chắc chắn rằng đất trồng là loại đất sâu và thoát nước tốt. Đây là loại đất thích hợp nhất để trồng hồ đào, có nguồn gốc từ những vùng đất thung lũng ven sông. Hồ đào ưa đất thịt pha cát nhưng cũng có thể được trồng trong loại đất nặng hơn, miễn là thoát nước tốt. Loại đất nhẹ hoặc có nhiều đá là môi trường khó khăn hơn cho sự phát triển của hồ đào.
    • Tránh trồng cây trong đất nhẹ hoặc khô, trừ khi bạn có kế hoạch tưới tiêu, vì hồ đào cần rất nhiều nước.
    • Tránh những khu vực trũng dễ bị đông sương, vì cây hồ đào sẽ bị sương giá gây tổn hại. Hãy trồng cây ở nơi cao hơn (nhưng có vĩ độ thấp hơn).
  4. Chọn giữa cây rễ trần hoặc cây trồng trong chậu. Phần lớn hồ đào được bán dưới dạng cây rễ trần, thường là cây non cao không quá 1 m. Cũng có loại cây trồng trong chậu; ở hình thức này cây thường đã qua vài năm tuổi.
    • Cây rễ trần giá rẻ hơn nhưng yếu hơn, bắt buộc phải trồng trong khoảng giữa tháng Mười Hai và tháng Ba.
    • Cây trồng trong chậu đắt tiền hơn nhưng cứng cáp hơn, và có thể trồng trong khoảng giữa tháng Mười và tháng Năm.
  5. Trồng cây ngay vào ngày bạn mang về nhà. Để cây tiếp xúc với nhiệt và không khí khô sẽ làm bộ rễ bị khô héo. Hãy nhớ rằng, điều tiên quyết là, cây hồ đào cần phải được giữ ẩm. Chúng sẽ chết rất nhanh khi bị khô.
    • Nếu bạn có cây hồ đào trong chậu sắp đem đi trồng, bạn có thể giữ nó một đến hai ngày hoặc hơn cho tới khi trồng xuống đất nếu bạn tưới nước đầy đủ.
    • Hồi sinh cây khô bằng cách ngâm bộ rễ trong nước trước khi trồng.

Trồng Cây[sửa]

  1. Kiểm tra cây hồ đào trước khi trồng xuống đất. Cắt bỏ toàn bộ cành chết và các nhánh rễ đã gãy, vì chúng sẽ cản trở cây sinh trưởng khoẻ mạnh.
  2. Đào một hố sâu bằng rễ cái. Cây hồ đào có rễ cái rất dài và dễ gãy nên bạn cần cho rễ duỗi thẳng dưới lòng đất. Đào hố sâu bằng chiều dài rễ cái và chiều rộng vừa đủ cho phần còn lại của bộ rễ. Cần đào sâu khoảng 0.9 m và rộng khoảng 1 m.[2]
    • Nếu bạn đào hố không đủ sâu, rễ cái sẽ không phát triển tốt. Đừng cố trồng cây trong hố nông.
    • Tuy nhiên, chỉ đo độ sâu vừa đủ để che lấp rễ. Nếu hố này quá sâu, cây sẽ bị lún xuống, khiến bộ rễ bị úng hoặc hư hại, cây sinh trưởng kém, và cây có thể bị chết non.
    • Xẻng bầu dài là công cụ thích hợp nhất nếu bạn chỉ trồng một vài cây.
  3. Đặt cây vào trong hố. Đặt rễ ở vị trí tự nhiên, và giữ nguyên rễ cái trong quá trình hạ cây xuống hố. Cẩn thận đừng làm gãy bất kì nhánh rễ nào, đặc biệt là rễ cái, nếu không cây sẽ gặp rắc rối trong quá trình sinh trưởng.
    • Đừng trồng cây quá sâu trong lòng đất. Các nhánh rễ cùng rễ cái phải ở bên trong hố, nhưng chú ý phải để thân cây ló trên mặt đất. Bắt đầu xem từ nơi vỏ cây chuyển màu bên trên bộ rễ. Nếu bạn trồng quá sâu, cây sẽ gặp khó khăn để sinh trưởng đúng cách.
    • Nếu sử dụng cây trồng trong chậu, bạn phải chắc chắn rằng rễ cái đã được duỗi thẳng. Rễ cái thường bị cong khi ở trong chậu. Cẩn thận duỗi thẳng rễ cái ra và hạ cây xuống hố.
  4. Lấp đầy hố. Sau khi cây đã yên vị trong hố, đổ nước đầy khoảng 3/4 hố. Sau đó dùng đất lấp ngay khi nước bắt đầu ngấm, cứ thêm đất và nước cùng một lúc như vậy cho đến khi đã hố được lấp đầy. Phủ thêm một ít đất lên trên.
    • Đừng nén đất quá chặt; chỉ lấp hố cho đến khi ngang bằng mặt đất.
    • Thao tác đổ nước cho phép cây nhận được độ ẩm cần thiết, đồng thời ngăn chặn hình thành bọt khí.[1]
  5. Bấm ngọn cây. Cắt tỉa khoảng 1/2 đến 1/3 số ngọn cây, thao tác này được gọi là bấm ngọn. Nó giúp đẩy lượng chất dinh dưỡng vào việc phát triển bộ rễ hơn là tập trung nuôi ngọn cây. Vào thời điểm này, bạn cần kích thích bộ rễ khoẻ mạnh hơn.
  6. Phủ sơn lên thân cây. Thao tác này giúp bảo vệ cây khỏi nắng gắt. Dùng sơn latex trắng và sơn từ phần gốc ló trên mặt đất cho đến các nhánh đầu tiên. Phủ sơn như vậy trong vòng 3 năm đầu. Nếu bạn không muốn dùng sơn, bạn cũng có thể sử dụng bọc hoặc ống che có bán tại các cửa hàng dụng cụ làm vườn.
  7. Che chắn cho cây. Dùng rơm thông hoặc lá, mỗi lá dài khoảng 15 cm. Phủ kín xung quanh gốc cây và bên trên bộ rễ. Thao tác này sẽ bảo vệ cây khỏi cỏ dại và giúp cây không bị sương giá làm hại trong những năm đầu tiên.

Chăm sóc Cây[sửa]

  1. Tưới nước đầy đủ. Tưới nước thật kĩ xung quanh cây hồ đào ngay khi trồng xong. Trong vòng 6 tháng đầu tiên, tưới đều đặn một lượng nước khoảng 37.9 đến 56.8 lít một tuần. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tưới quá nhiều nước hay quá thường xuyên, vì cây có thể sẽ rơi vào tình trạng ngập úng rất có hại.
    • Chú ý rằng một phần lượng nước cần tưới có thể được thay thế bởi nước mưa.
    • Sau khi cây đã trưởng thành, tưới nước là thao tác vô cùng thiết yếu trong suốt quá trình ra quả vào cuối hè. Tại các khu vực khí hậu khô, cây sẽ cần đến 1324.9 lít nước mỗi ngày để quả hồ đào không bị nhỏ hay bị bột.
  2. Quyết định thời điểm bón phân. Trong vòng ba năm đầu tiên, hãy bón phân vào đầu mùa hè. Dùng 0.45 kg phân 5-10-5 cho mỗi 2.54 cm của đường kính thân cây. Đối với các cây trưởng thành, dùng 1.81 kg phân 10-10-10 cho mỗi 2.54 cm của đường kính thân cây, với liều lượng phân tối đa là 11.35 kg. Không được bón trực tiếp lên bộ rễ; chỉ nên trải đều phân bón ở khu vực xung quanh.
    • Nếu bạn muốn cây hồ đào cho quả thượng hạng, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng phân bón kẽm dạng xịt để kích thích thịt quả tăng trưởng. Chỉ thực hiện thao tác này khi bạn nhận thấy sau vài năm rồi thịt quả vẫn không đủ nhiều.
    • Sử dụng nitrat amoni để thúc đẩy tăng trưởng nếu cần.
  3. Kiểm soát sâu bọ và dịch bệnh. Thường xuyên kiểm tra các cây hồ đào xem cây có bị côn trùng, dịch bệnh và động vật hoang dã gây hại không.[3] Cân nhắc sử dụng những loại thuốc xịt được các công ty sản xuất khuyên dùng để loại bỏ và kiểm soát sâu bọ cùng dịch bệnh. Bạn có thể cần đến thang hoặc các dụng cụ đặc biệt để chăm sóc cho những cây to đã trưởng thành. Các loại sâu hại và bệnh dịch thường gặp là:[2]
    • Rệp vừng
    • Vảy hồ đào
    • Chim và sóc
  4. Thường xuyên cắt tỉa cây hồ đào. Loại bỏ các cành thừa, gỗ mục, những nhánh già ở thấp hoặc đang bị trĩu xuống. Việc cắt tỉa sẽ giúp cây sinh trưởng mà không phát triển quá đà. Bạn cũng nên xử lý đám bụi rậm mọc dưới gốc cây. Cỏ dại sẽ làm cản trở sự phát triển của cây con và hút hết lượng nước mà cây hồ đào non cần để sinh trưởng khoẻ mạnh.
  5. Thu hoạch quả hồ đào sau khi tách vỏ. Một phương pháp để thu hoạch hồ đào là cẩn thận lắc các cành cây để quả hồ đào rơi xuống đất. Bạn có thể nhặt chúng lên ngay. Đừng để chúng trên nền đất ẩm hoặc lá ướt; chúng sẽ bị úng nước và nứt nẻ hay thậm chí nảy mầm.[4]
    • Dùng một chiếc cần câu thon dài để khều quả ra khỏi lớp vỏ đã tách sẽ giúp bạn thu hoạch hồ đào trong tầm với một cách nhẹ nhàng mà không làm tổn hại đến vụ mùa tiếp theo, thường chỉ đến vào mùa sinh trưởng năm sau đó.
    • Chú ý rằng bạn cũng có thể đợi đến khi các quả hồ đào tự rụng xuống đất, giả sử như sau một đêm lộng gió. Bọn sóc thường sẽ lấy hồ đào khi chúng còn ở trên cây, nên hãy thu hoạch quả thật nhanh để không bị sóc lấy hết. (Vườn cây công nghiệp thường sử dụng một loại máy lắc cây đăc biệt để lấy quả từ vỏ ra cũng như một loại máy khác để thu nhặt quả đã rơi.)[5]
  6. Phơi khô quả hồ đào tươi để bảo quản. Hồ đào sẽ giữ được lâu hơn khi chúng đã được phơi khô. Tình trạng bảo quản hồ đào tốt nhất là khi lớp vỏ đã cứng hoàn toàn và quả chứa hàm lượng dầu cao.
    • Để phơi khô quả, hãy trải chúng trên mặt sàn nhà khô ráo hoặc trên các tấm màn đặt trên cao đã được che chắn khỏi mưa tạt và hơi ẩm bốc lên từ mặt đất. Quả hồ đào sẽ khô hoàn toàn sau khoảng 2 tuần. Một dấu hiệu để nhận biết là thịt quả hồ đào sẽ gãy khi quả đã khô hẳn.
    • Quả hồ đào có thể được trữ trong ngăn kín tủ lạnh trong vòng 6 tháng để tránh thấm hút mùi từ thịt, các loại rau củ hoặc trái cây.
    • Để bảo quản quả hồ đào được lâu hơn nữa, hãy trữ chúng trong tủ đá.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy tận hưởng nguồn dinh dưỡng tự nhiên, lành mạnh và dồi dào các loại acid béo omega-3, các loại dầu thiết yếu ngon lành, protein xây dựng cơ bắp cộng với một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất.
  • Quả hồ đào có thể được ăn trực tiếp nguyên quả hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món bánh mì, bánh quy, bánh ngọt thơm ngon cũng như các phiên bản của "bánh hồ đào truyền thống, đậm chất miền Nam" làm cùng si-rô đậm hoặc nhạt và sô-cô-la ngọt ngào.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng dùng sào cứng, dài để đập phá cành cây, hoặc ném gậy hay vật nặng vào cây, vì cây sẽ bị tổn thương và gây tổn hại tới vụ mùa trong các năm tiếp theo.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây