Trồng cây trong chậu thủy tinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chậu cây thủy tinh là một dạng vườn thu nhỏ trong nhà được trồng trong chậu thủy tinh hay hộp kính. Các cây thường là loài có sức sống tốt, thích hợp cho người không có khiếu trồng, hoặc không có thời gian chăm sóc. Bạn có thể trồng nhiều loại cây khác nhau trong chậu thủy tinh. Chậu cây thủy tinh giúp mang lại vẻ đẹp thiên nhiên cho bàn làm việc, tủ đầu giường, cũng như những nơi có không gian hẹp.

Các bước[sửa]

Chọn cây[sửa]

  1. Chọn cây trồng. Bất kỳ loại cây có sức sống tốt nào cũng đều thích hợp trồng trong chậu thủy tinh. Hãy chọn các cây có thể phát triển tốt cùng nhau. Những loại cây được trồng phổ biến (nhưng không hạn chế) để làm tiểu cảnh trong chậu thủy tinh bao gồm dương xỉ, rêu, cây mọng nước, và xương rồng.
    • Chọn cây có kích thước nhỏ. Bạn có thể trồng khóm oải hương lớn trong chậu thủy tinh, tuy nhiên, sẽ dễ hơn nếu trồng những cây có kích thước nhỏ. Hãy chọn cây có chiều cao khi trưởng thành không vượt quá chiều cao của chậu.
    • Cây ưa bóng là thích hợp nhất. Những loại cây trồng trong chậu thủy tinh cần phải chịu đựng được môi trường ít ánh sáng – nếu bạn để cây ưa sáng trong bóng tối, cây sẽ bị căng thẳng và chết.
    • Cây chịu được độ ẩm cao. Độ ẩm trong chậu thủy tinh tăng rất nhanh, vì vậy hãy chọn cây có nguồn gốc từ rừng mưa rậm rạp, vì chúng phát triển tốt trong môi trường như vậy.
    • Nếu bạn là người mới trồng, hãy chọn cây rẻ và dễ trồng. Chọn cây không đắt tiền và dễ phát triển.
  2. Chọn chậu trồng. Bạn sẽ cần một chậu thủy tinh đủ sâu cho rễ cây của bạn. Chậu mà bạn chọn có thể là bể cá cũ hoặc chậu chuyên dùng để trồng cây.
    • Lồng chụp thủy tinh – loại này có độ ẩm cao, thỉnh thoảng bạn cần mở nắp lồng, để cây ra ngoài cho chúng có không khí.
    • Bình treo – loại này cũng có độ ẩm cao, nhưng thoáng khí hơn.
    • Bình hình chuông hoặc lọ thủy tinh là những lựa chọn tuyệt vời để làm chậu cây thủy tinh cao.
    • Lồng Wardian – dùng cho cả chậu cây thủy tinh kín và mở.
    • Bể cá – bể cá có công dụng như chậu thủy tinh, có thể để mở hoặc dùng một tấm kính đậy lại.
    • Bình, liễn hoặc lọ mứt - chậu cây thủy tinh có thể khá đẹp với loại chậu hở miệng, tuy nhiên bạn cũng cần phải tưới nước cho cây trong bất kỳ loại chậu có miệng nào.
    • Trong bài này, chúng ta sẽ dùng chậu thủy tinh giống như bể cá (xem hình).
  3. Chọn nơi đặt chậu. Cây trồng trong chậu thủy tinh có sức sống tốt, tuy nhiên, bạn cần đặt chậu ở nơi lý tưởng để duy trì sự sống cho cây.
    • Ánh sáng: Tất cả các cây đều cần ánh sáng, và cây trong chậu thủy tinh không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, vì thủy tinh có tính phóng đại ánh sáng nên việc đặt chậu cây thủy tinh ở nơi có ánh sáng trực tiếp là khá liều lĩnh. Vì vậy hãy chọn nơi cây có thể hấp thu đủ ánh sáng gián tiếp. Hoặc dùng đèn huỳnh quang, nhưng bạn phải luôn tuân thủ những quy tắc an toàn khi mua bóng đèn vườn chuyên dụng.
    • Nhiệt độ: chậu cây thủy tinh cần được đặt trong nhà, ở nơi ấm áp (tiền sảnh, cổng vòm và những phòng khác không phải là nơi thích hợp nếu bạn không có ý định làm cây trong chậu thủy tinh đóng băng). Không nên đặt chậu kế lò sưởi hoặc máy điều hòa. Đồng thời, tránh đặt chúng ở nơi có nhiệt độ cao hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
    • Đặt trên bề mặt thích hợp: tránh đặt chậu cây thủy tinh trên những đồ dùng dễ bị hư hỏng. Đồng thời, tránh đặt ở nơi trẻ em và thú cưng có thể tiếp cận.
  4. Mua vật liệu. Để làm chậu cây thủy tinh, bạn cần có:
    • Đất. Chọn đất có độ ẩm, có rêu nước/rêu bùn càng tốt. Để kiểm tra độ ẩm, dùng tay nắm chặt đất lại: khi mở tay ra, đất ẩm sẽ vón cục lại, đất khô sẽ rã ra.
    • Đá cuội hoặc sỏi. Hai loại này khi được đặt dưới đáy chậu sẽ giúp cây không bị úng nước và tạo bề mặt cho chậu cây thủy tinh. Chọn sỏi có kích thước nhỏ hơn 1 cm hoặc nhỏ hơn nữa để dễ thoát nước, nhưng bạn có thể chọn sỏi có kích thước tùy thích để làm bề mặt cho chậu cây.
    • Than hoạt tính. Dùng than hoạt tính nếu chậu không có lỗ thoát nước. Bạn có thể mua than hoạt tính ở cửa hàng cá cảnh hoặc cửa hàng làm vườn. Chúng giúp giữ sạch đất.
    • Thảm rêu. Thảm rêu rất hữu ích khi được lót bên dưới của chậu cây thủy tinh. Chúng đóng vai trò như " miếng bọt biển" hút lượng nước thừa từ cây.
    • Găng tay. Khi xử lý thảm rêu, bạn nên dùng găng tay và áo dài tay để tránh bị nhiễm nấm. Găng tay cũng hữu ích khi xử lý than hoạt tính.
    • Đồ trang trí. Chọn bất kỳ đồ trang trí nào bạn muốn có trong chậu cây thủy tinh của mình, miễn là chúng không bị hỏng khi tiếp xúc với nước. Ví dụ như: tượng thần lùn nhỏ, vỏ sò, đá, tượng nhỏ hoặc đồ trang trí bể cá.
    • Tránh bỏ các con vật sống vào chậu cây thủy tinh. Chúng có thể gây hại cho cây và phát sinh mầm bệnh.

Trồng Cây trong Chậu thủy tinh[sửa]

  1. Rửa sạch chậu thủy tinh. Nếu chậu đã được dùng trước đó, dùng nước xà phòng cọ rửa thật kỹ để làm sạch cặn xà phòng còn sót lại. Chậu cây thủy tinh bẩn có thể phát sinh nhiều vi khuẩn, vì vậy hãy dùng loại xà phòng diệt khuẩn nếu có thể.
  2. Cho sỏi vào để cây không bị úng nước. Trộn sỏi/đá cuội với than. Cho hỗn hợp này vào trong chậu cây thủy tinh với độ dày khoảng 2 cm.
  3. Cho một lớp rêu vào. Rêu giúp lọc và giữ cho đất không tràn xuống lớp sỏi bên dưới.
  4. Cho đất vào. Tùy thuộc vào kích cỡ của chậu cây thủy tinh và độ dài của rễ cây, bạn nên cho vào khoảng 5 - 8 cm lớp đất. Ấn nhẹ đất xuống để loại bỏ không khí và làm cho bề mặt được đều. Đào những lỗ nhỏ ở nơi bạn sẽ trồng cây xuống.
  5. Trồng cây. Lấy cây ra khỏi bầu đất và rũ nhẹ rễ cây xuống để loại bỏ phần đất thừa. Đặt cây vào lỗ bạn đã đào rồi lấp đất xung quanh, vỗ nhẹ xuống. Tiếp tục trồng các cây còn lại theo cách trên.
  6. Thêm đồ trang trí. Bạn có thể cho thêm rêu hoặc đá cuội để làm cho bề mặt chậu cây thủy tinh được gọn hơn.
  7. Tăng độ ẩm cho cây. Nhẹ nhàng tưới nước cho cây, vậy là bạn đã làm xong một chậu cây thủy tinh rồi!

    [1]

Chăm sóc[sửa]

  1. Tưới cây. Thỉnh thoảng tưới nước nếu bạn làm chậu cây thủy tinh mở. Nhưng sẽ không cần thiết với chậu cây thủy tinh kín, tuy nhiên, cây trong chậu thủy tinh mở cần được tưới một lần một tuần. Cây mọng nước và xương rồng chỉ cần tưới một tháng một lần là đủ.
  2. Giữ cho cây luôn khỏe mạnh. Loại bỏ vùng bị hư hại ngay lập tức, nếu bạn thấy có cỏ dại, nấm mốc, hoặc cây bệnh. Đồng thời, cắt bỏ phần già úa của cây, chẳng hạn như hoa tàn.
  3. Giữ độ thoáng khí. Nếu bạn làm chậu cây thủy tinh kín, hãy cho không khí vào. Mặc dù việc này là không cần thiết, nhưng nếu cây của bạn bị héo hoặc có hơi nước ngưng tụ trên chậu thủy tinh thì hãy cho một ít không khí vào (ví dụ như, để hở một bên chậu bằng cách dùng một viên đá kê bên dưới góc chậu) .

Lời khuyên[sửa]

  • Một số cây có thể phát triển từ nhánh hoặc lá. Nếu bạn biết ai trồng những loại cây này, hãy xin một phần nhỏ về trồng.
  • Không đặt chậu cây thủy tinh ở góc tối; chậu cây thủy tinh cần được hấp thụ ánh sáng gián tiếp.
  • Cây nhiệt đới là thích hợp nhất vì chúng thích độ ẩm và có nhiều màu sắc.
  • Một số cửa hàng cây lớn có bán cây trồng trong chậu thủy tinh nhỏ.

Cảnh báo[sửa]

  • Bài viết này hướng dẫn cách trồng cây trong chậu thủy tinh để trang trí. Nếu bạn muốn trồng chậu cây thủy tinh để nuôi ếch, rùa, hoặc các loài động vật khác; hãy chắc rằng bạn đã đọc qua về nhu cầu của các loài động vật này.
  • Không tưới quá nhiều nước. Chỉ tưới khi đất và các mặt của chậu bị khô.

Những thứ Bạn Cần[sửa]

  • Đất tơi, xốp, dễ hút nước.
  • Đá cuội hoặc sỏi.
  • Than hoạt tính.
  • Thảm rêu.
  • Găng tay và áo dài tay.
  • Đồ trang trí (tùy chọn).

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • Chậu cây thủy tinh: Tạo không gian thiên nhiên tươi đẹp cho cây, Tovah Martin.

Liên kết đến đây