Trồng hoa hồng từ hạt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trồng hoa hồng từ hạt là một thách thức vì phần lớn hạt hoa bạn thu được sẽ không nảy mầm dù chăm chút đến mức nào. May mắn thay, hầu hết cây hoa hồng đều cho ra rất nhiều hạt bên trong quả, do đó không nhất thiết phải đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Bạn nên nhớ cây hoa hồng lớn lên sẽ có đặc tính hoặc hình dạng khác với cây mẹ, đặc biệt là hoa hồng ghép hoặc lai tạo giữa 2 giống.

Các bước[sửa]

Thu hoạch hạt hoa hồng[sửa]

  1. Tạo điều kiện cho quả hoa hồng phát triển bằng cách để yên hoa chết trên cây. Hoa thường được côn trùng thụ phấn hoặc tự thụ phấn ở một số giống nên không nhất thiết phải thụ phấn bằng tay, trừ trường hợp bạn muốn ghép các giống riêng biệt lại với nhau. Không nên cắt hồng hoa đi mà thay vào đó, nên giữ yên hoa trên cây. Sau khi héo, hoa sẽ phát triển thành quả hoa hồng.
    • Chú ý: Hạt thu được có thể phát triển thành cây có đặc tính khác. Điều này xảy ra khi bạn thu hạt từ cây hoa hồng ghép hoặc được thụ phấn từ giống hoa hồng khác bên cạnh.
  2. Hái quả hoa hồng khi chín. Hoa hồng mới đầu thường nhỏ và có màu xanh, sau đó sẽ đổi dần màu khi lớn lên cho đến khi đạt màu đỏ, cam, nâu hoặc tím. Bạn có hể thu hạt vào thời điểm này hoặc chờ cho đến khi quả bắt đầu khô và nhăn lại. Đừng đợi quả trở nên quá khô và nâu mới thu hoạch vì hạt bên trong có thể đã chết. [1]
  3. Bổ quả hoa hồng ra và lấy hạt. Bổ quả hoa hồng bằng dao để thấy hạt bên trong. Kéo hạt ra bằng mũi dao hoặc những dụng cụ khác.
    • Giống hoa hồng khác nhau sẽ cho ra quả có lượng hạt khác nhau. Một quả hoa hồng có thể có từ vài hạt cho đến vài chục hạt.
  4. Loại bỏ bột ra khỏi hạt. Bột sẽ cản trở hạt nảy mầm. Cách nhanh nhất giúp loại bỏ bột ra khỏi hạt là cho hạt lên sàng lọc hoặc rá, dội nước lên trên, đồng thời xát lên bề mặt hạt.

Giúp hạt nảy mầm[sửa]

  1. Ngâm hạt trong dung dịch oxy già pha loãng (nếu muốn). Hỗn hợp nước và oxy già có thể giảm thiểu sự phát triển của nấm mốc trên hạt. Khuấy 1,5 thìa cà phê (7 ml) oxy già 3% vào 1 cốc (240 ml) nước. Ngâm hạt hoa hồng trong dung dịch này ít nhất 1 tiếng.
    • Một số nghiên cứu cho thấy một ít nấm mốc phát triển thực ra có thể giúp phá vỡ lớp vỏ xung quanh hạt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp trên để ngăn quá nhiều nấm mốc phát triển.
    • Bạn cũng có thể rắc ít bột chống nấm lên hạt hoa hồng.
  2. Cho hạt hoa hồng lên vật liệu ẩm ướt. Hạt hoa hồng thường không nảy mầm nếu không được bảo quản trong điều kiện lạnh và ướt giống như khí hậu mùa đông. Đặt hạt hoa hồng giữa 2 lớp khăn giấy hơi ướt hoặc trong bình chứa cát sông không muối, rêu bùn hoặc Vermiculit.
    • Đây là bước đầu tiên trong quy trình trồng hoa hồng, gọi là phân tầng. Nếu bạn mua hạt hoa hồng ngoài cửa hàng và trên nhãn bao bì có ghi đã được phân tầng, bạn có thể bỏ qua bước phân tầng tại nhà. [2]
  3. Cho hạt vào tủ lạnh trong vài tuần. Cho hạt hoa hồng cùng vật liệu ẩm ướt vào túi nilông hoặc khay ươm giống trong túi nilông hoặc nhiều khay ươm giống, sau đó bảo quản tại khu vực lạnh trong tủ lạnh, chẳng hạn như hộp kéo rỗng.
    • Không bảo quản hạt cùng một chỗ với hoa quả hoặc rau củ trong tủ lạnh để ngăn hóa chất tiết ra và cản trở hạt phát triển.
    • Giữ độ ẩm trung bình cho môi trường bảo quản hạt. Thêm vài giọt nước lên khăn giấy mỗi khi thấy khô.
  4. Lấy hạt ra khỏi tủ lạnh. Cố gắng lấy hạt ra khỏi tủ lạnh trong khoảng thời gian nảy mầm thông thường của hạt, chẳng hạn vào đầu mùa xuân. Đảm bảo môi trường bên ngoài tủ lạnh khoảng 21 độ C.[3] Hạt sẽ không nảy mầm cho đến được lấy ra khỏi tủ lạnh. Tùy thuộc vào từng giống hoa hồng và từng hạt riêng biệt mà thời giạn nảy mầm có thể mất 4-6 tuần. Thông thường, hơn 70% hạt giống sẽ không bao giờ nảy mầm. [4]

Trồng hạt[sửa]

  1. Cho hỗn hợp đất ươm hạt vô trùng vào khay ươm giống. Khay ươm giống nhỏ có thể giúp chăm sóc được nhiều hạt cùng một lúc. Ngoài ra, dùng cốc uống nước đục thủng lỗ dưới đáy cũng giúp bạn dễ quan sát tình trạng hạt bén rễ.
    • Không nên dùng đất trồng thông thường vì loại đất này thường rút nước kém và khiến hạt dễ bị thối rữa.
  2. Trồng hạt. Bạn có thể trồng ngay một số hạt mua ngoài cửa hàng. Nếu giúp hạt nảy mầm theo quy trình mô tả ở trên, bạn nên trồng hạt ngay khi nảy mầm. Trồng hạt có mầm chĩa xuống dưới vì đây chính là gốc hoa sau này. Phủ nhẹ nhàng lớp đất sâu 6 mm. Mỗi hạt cách nhau ít nhất 5 cm để giảm cạnh tranh. [2]
    • Hạt nảy mầm có thể mọc thành cây con trong 1 tuần. Hạt mua ngoài cửa hàng không yêu cầu phân tầng tại nhà nên có thể mất đến vài tuần mới phát triển thành cây con.[5] Hạt không trải qua phân tầng nhưng được áp dụng quy trình trình nảy mầm ở trên có thể phát triển thành cây con sau 2-3 năm.
  3. Giữ mỗi trường đất ấm và ẩm cho cây con. Giữ đất ẩm nhưng không quá ướt. Khoảng 16-21ºC là nhiệt độ lý tưởng cho hầu hết các giống hoa hồng. [2] Cây con thường phát triển mạnh trong khoảng 6 tiếng (hoặc hơn) được chiếu sáng mỗi ngày mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên nghiên cứu về giống hoa hồng mẹ để có thêm ý tưởng về môi trường phát triển ưa thích của cây con.[6]
  4. Biết thời điểm cấy lại cây con. Hai lá đầu tiên mọc ra từ cây con thường được gọi là "lá mọng" hoặc lá hạt. Cây con nếu mọc một số "lá thật", có hình dạng lá hoa hồng điển hình có thể sống sót sau khi cấy lại. Quá trình trồng cũng dễ dàng hơn nếu cây con được trồng lại trong chậu lớn 1-2 năm, sau đó mang ra ngoài trồng tiếp. [7]
    • Tốt nhất bạn nên cấy lại cây con ngay khi nhận thấy rễ bao quanh khay ươm giống.
    • Không cấy lại cây con khi chưa kết thúc mùa đông.
  5. Chăm sóc cây hoa hồng. Cây con sau khi cấy lại có vẻ phát triển khỏe mạnh trở lại, bạn có thể bắt đầu tưới nước như thông thường. Bón phân vài lần theo hướng dẫn trên bao bì trong mùa trồng ấm áp có thể giúp cây phát triển và nở hoa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một số giống hoa hồng sẽ không nở hoa vào năm tuổi đầu tiên.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nước
  • Khăn giấy (hoặc xem hướng dẫn cho lựa chọn thay thế)
  • Quả hoa hồng hoặc hạt giống hoa hồng
  • Oxy già 3% (nếu muốn)
  • Hỗn hợp đất ươm hạt

Lời khuyên[sửa]

  • Hỏi các giống hoa hồng có sẵn tại vườn ươm để tìm loại thích hợp với điều kiện khí hậu và vườn nhà bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn cũng đừng quá tin vào lời khuyên thả hạt vào nước để kiểm tra khả năng hạt nảy mầm và phát triển. Cách này có thể có tác dụng với một số cây trồng, nhưng hạt hoa hồng vẫn có thể nổi dù có bị lép hay không.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]