Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trồng hoa lan trong nhà
Từ VLOS
Lan là một loài hoa nhiệt đới đem lại vẻ quyến rũ lạ mắt cho không gian trong nhà bạn. Tuy nhiên, vì đây là loài thực vật sinh trưởng trong điều kiện bản địa, bạn cần áp dụng một số biện pháp để đảm bảo cho lan không những sống được mà còn phải phát triển tốt. Hoa lan trồng trong nhà cần nhiều ánh sáng trực tiếp và không khí xung quanh phải luôn luôn đủ độ ấm và ẩm.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bắt đầu Trồng cây[sửa]
-
Chọn
loại
hoa
lan
thích
hợp.
Có
rất
nhiều
loại
lan
khác
nhau,
nhờ
đó
bạn
có
thể
chọn
lựa
một
loại
thích
hợp
dựa
vào
môi
trường
bạn
định
trồng.
Những
yếu
tố
như
nhiệt
độ,
ánh
sáng
trong
nhà
bạn
ra
sao,
bạn
có
thể
bỏ
bao
nhiêu
công
sức
để
chăm
sóc
cây
sẽ
quyết
định
loài
lan
nào
là
tốt
nhất
đối
với
bạn.[1]
- Loài lan dễ trồng trong nhà nhất là lan hồ điệp (Phalaenopsis orchids). Giống lan này sống được nhiều tháng với giá thể là hỗn hợp vỏ cây cỡ trung bình, nhiệt độ ấm và ánh sáng từ nhẹ đến trung bình. Lan hồ điệp thích hợp cho người mới chơi lan và loại này tương đối dễ tính.
- Nếu có thói quen tưới nhiều nước cho cây thì có lẽ bạn nên trồng các giống lan hài (như Paphiopedilum, hay Phragmipedium). Trái lại, nếu bạn thường quên tưới nước thì các loài như cát lan (Cattleya), lan vũ nữ (Oncidium) hay lan hoàng thảo (Dendrobium) là thích hợp nhất.
- Nếu trong nhà bạn không có nhiều ánh sáng thì lan hài (Paphiopedilum) là lựa chọn tốt nhất. Những ai chỉ có một bệ cửa sổ nhỏ để trồng thì nên chọn loài cát lan mini (Pleurothallis) hay lan hồ điệp mini.
-
Chọn
đúng
loại
chậu
trồng
hoa.
Loại
chậu
cơ
bản
và
phổ
biến
là
chậu
màu
nâu
đất
(bằng
đất
sét
hoặc
nhựa).
Có
rất
nhiều
loại
cho
bạn
chọn
lựa.
Bạn
có
thể
cân
nhắc
vài
loại:
nếu
thích
tưới
nhiều
nước
thì
bạn
nên
dùng
chậu
đất
sét
và
giá
thể
thô;
nếu
bạn
thường
để
cây
khô
thì
loại
chậu
nhựa
và
giá
thể
mịn
là
thích
hợp.[2]
- Chậu nhựa trong suốt cho phép ánh sáng xuyên qua đến rễ cây và bạn có thể quan sát được sự sinh trưởng của rễ. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì đây là một lựa chọn tốt.
- Chậu có giỏ thưa lồng bên trong hoặc có hai tầng thoát nước giúp nước và không khí dễ lưu thông là lựa chọn phù hợp nếu bạn thường tưới nhiều nước.
- Giỏ gỗ thường được làm từ loại gỗ chống mục như gỗ tếch. Nếu dùng giỏ thì đầu tiên bạn phải lót một mảng rêu vào trước, sau đó mới đổ giá thể vào.
-
Sử
dụng
loại
giá
thể
thích
hợp.
Rễ
cây
lan
cần
nhiều
không
gian
mà
đất
không
đủ
cung
cấp,
vì
vậy
giá
thể
trồng
hoa
lan
thường
không
phải
là
đất.
Hỗn
hợp
giá
thể
thường
bao
gồm
những
vật
liệu
như
vỏ
cây
linh
sam,
xơ
dừa,
rêu
nước,
rễ
dương
xỉ
và
đá
trân
châu,
một
hỗn
hợp
thường
được
trộn
từ
hai
hoặc
ba
loại
vật
liệu
trên.[3]
- Hỗn hợp mịn là tốt nhất cho các loài lan nhỏ, các loài có bộ rễ nhỏ và ưa ẩm như lan hài, hầu hết các loài lan vũ nữ, và lan miltonias. Trộn một hỗn hợp gồm 4 phần vỏ linh sam, hoặc xơ dừa, hoặc vỏ cây tùng cỡ mịn, một phần than mịn, một phần đá trân châu chuyên làm vườn hoặc đá Aliflor cỡ nhỏ.
- Bạn có thể dùng hỗn hợp cỡ trung bình nếu không biết chắc cần loại nào. Hỗn hợp này đặc biệt tốt cho các loài cát lan, lan hồ điệp và hầu hết các loài lan trưởng thành. Tạo hỗn hợp với 4 phần vỏ linh sam hoặc xơ dừa cỡ vừa, một phần than cỡ vừa và một phần đá trân châu chuyên làm vườn hoặc đá aliflor cỡ vừa.
- Nếu không muốn tự làm, bạn có thể tìm mua hỗn hợp giá thể tại hầu hết các vườn bán cây cảnh. Có nhiều loại hỗn hợp thích hợp với nhiều loài lan.
-
Tìm
nguồn
ánh
sáng
thích
hợp.
Hoa
lan
cần
nhiều
ánh
sáng,
và
tùy
theo
loài,
có
loài
lan
cần
ánh
sáng
khuếch
tán,
có
loài
cần
ánh
sáng
hoàn
toàn.
Chọn
ô
cửa
sổ
hướng
bắc
hứng
ánh
sáng
trực
tiếp
và
được
lọc
một
phần
(qua
màn
che
mỏng/thưa).
- Kiểm tra xem cây lan của bạn cần nhiều hay ít ánh sáng. Điều này sẽ quyết định bạn cần màn che mỏng hay không dùng màn che.
- Dùng ánh sáng huỳnh quang để bổ sung cho ánh sáng tự nhiên. Những người làm vườn phát hiện ra rằng ánh sáng huỳnh quang bình thường cũng có thể đem lại hiệu quả tốt. Ánh sáng xuyên qua cửa sổ có thể không đủ đều đặn, nhất là vào những ngày trời nhiều mây, hoặc nếu bạn đặt cây lan ở vị trí ánh sáng ít chiếu tới. Bạn nên mua một vài bóng đèn huỳnh quang 20 watt hoặc những loại đèn tương tự để tạo điều kiện lý tưởng cho cây.
Chăm sóc Cây Lan[sửa]
-
Duy
trì
nhiệt
độ
thích
hợp.
Tìm
hiểu
xem
lan
của
bạn
là
loại
“ưa
nhiệt
độ
mát”
hay
“ưa
nhiệt
độ
ấm”.
Hai
loại
này
ưa
nhiệt
độ
ở
những
khoảng
khác
nhau
một
chút.
Ưa
nhiệt
độ
ấm
gồm
các
giống
lan
vanda,
lan
hồ
điệp,
lan
vũ
nữ.
Sinh
trưởng
ở
nhiệt
độ
mát
gồm
các
giống
lan
hài,
miltonia
và
địa
lan
(cymbidium).
- Hạ nhiệt độ ban đêm xuống khoảng 18 độ C. Trong tự nhiên, lan sinh trưởng trong những nơi có nhiệt độ ban đêm tương tự như vậy. Vì thế, hạ nhiệt độ trong nhà bạn, ít ra là trong phòng đặt cây lan sẽ kích thích cây nở hoa và phát triển tốt.
- Đối với giống lan ưa ấm, giữ nhiệt độ trong khoảng 24 – 29 độ C vào ban ngày và 18- 23 độ C ban đêm.
- Đối với giống lan ưa mát, nhiệt độ thích hợp là 18 – 26,5 độ C vào ban ngày và 10-18 độ C ban đêm.
- Giữ cho không khí lưu thông tốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi thời tiết ấm. Mở cửa sổ khi trời nóng và oi bức hoặc bật quạt nhẹ nhẹ gần đó. Không khí tù đọng lâu ngày có thể làm cây còi cọc.
-
Tưới
nước
cho
lan
đúng
cách.
Mỗi
loại
lan
cần
một
lượng
nước
khác
nhau.
Nói
chung,
tốt
nhất
là
bạn
nên
tưới
lan
cách
khoảng
từ
5
–
12
ngày
một
lần,
tùy
vào
thời
gian
trong
năm
và
nhiệt
độ.
Nếu
trời
nóng
bức
thì
có
lẽ
bạn
cần
tưới
thường
xuyên
hơn.
- Bộ rễ lan cần một độ ẩm đều quanh năm, nhưng cây không cần nhiều nước vào mùa lạnh vì khi đó cây sẽ chậm phát triển một cách tự nhiên và sẽ lấy lại sinh lực vào những tháng ấm áp.
- Những giống lan cần độ ẩm quanh năm có thể kể đến là lan hồ điệp, miltonia, địa lan, và lan môi quạt (Odontoglossum).
- Các giống lan cần độ ẩm vào thời kỳ phát triển mạnh nhưng phải để khô giữa các lần tưới gồm có cát lan, lan vũ nữ, lan nhện (Brassia) và lan hoàng thảo.
- Đối với một số giống lan, bạn cần phải để chúng khô giữa mỗi lần tưới. Những giống này gồm lan hồ điệp, lan Vanda và Acocenda.
-
Bón
phân
khoảng
mỗi
tháng
một
lần.
Đây
chỉ
là
hướng
dẫn
chung,
vì
việc
bón
phân
thực
sự
còn
tùy
vào
từng
loại
lan.
Vào
giai
đoạn
cây
phát
triển
mạnh,
tốt
nhất
nên
bón
phân
mỗi
tuần
hoặc
hai
tuần
một
lần.
Tuy
nhiên,
bạn
cần
đảm
bảo
ít
nhất
mỗi
tháng
một
lần
tưới
nước
mà
không
kèm
bón
phân
để
rửa
trôi
bớt
lượng
muối
thừa
trong
phân
bón.[1]
- Tránh bón phân quá thường xuyên. Làm như vậy là bạn là đang “chôn vùi” cây lan của bạn và có tác dụng ngược lên sự sinh trưởng của cây, nhất là trong thời kỳ ngủ đông.
- Một số giống hoa lan không cần bón phân. Thực tế là nhiều loài lan rất vui vẻ nở hoa năm này sang năm khác mà không hề cần phân bón.
-
Tỉa
nhánh
để
cây
phát
triển.
Khi
tất
cả
các
bông
hoa
đã
tàn,
bạn
hãy
cắt
nhánh
ở
ngay
trên
mấu
thấp
nhất
của
cây
(phần
lõm
nhỏ
hình
tam
giác
là
chỗ
hoa
nở
sau
này).
Cắt
theo
đường
chéo.[4]
- Việc này kích thích cây mọc nhánh mới. Nếu duy trì tưới nước hàng tuần, bạn có thể thấy xuất hiện những đợt hoa mới.
-
Thay
chậu
cho
lan.
Một
cách
để
xác
định
cây
lan
của
bạn
có
cần
thay
chậu
hay
không
là
theo
dõi
sự
phát
triển
của
cây.
Nếu
một
cây
lan
khỏe
mạnh
nhưng
không
trổ
hoa
mặc
dù
mức
ánh
sáng,
nhiệt
độ
và
độ
ẩm
đều
đầy
đủ,
có
lẽ
bạn
cần
thay
chậu
cho
cây.
Tránh
thay
chậu
khi
cây
đang
nở
hoa.[5]
- Chọn kích thước chậu dựa theo kích thước của bộ rễ cây để bạn không phải thay chậu to hơn nữa. Hoa lan thích chậu hơi chặt, và chậu quá to có thể khiến cây không trổ nhiều tán lá và hoa. Hãy chọn một chậu mới, giá thể mới và chuyển cây lan của bạn vào đó.
- Các giống lan cần thay chậu mỗi năm là: lan hoàng thảo, miltonia, lan hài, lan hồ điệp và các giống lai của nó.
- Các giống lan cần thay chậu hai năm một lần: cát lan, lan hoàng thảo, lan vũ nữ, lan môi quạt và các giống lai.
- Các giống lan cần thay chậu ba năm một lần là lan vanda và cây cùng chi của nó, và địa lan.
Xử lý Sự cố[sửa]
-
Xử
lý
lan
không
ra
hoa.
Có
vài
nguyên
nhân
dẫn
đến
lan
không
trổ
hoa.
Phổ
biến
nhất
là
do
lan
không
nhận
được
lượng
ánh
sáng
thích
hợp,
vì
vậy
bạn
nên
chú
ý
kiểm
tra
việc
này
đầu
tiên.
Bạn
có
thể
nhìn
vào
màu
của
lá
cây.
Lá
cây
phải
có
màu
xanh
trung
bình.
Nếu
lá
màu
xanh
đậm,
tươi
tốt
thì
có
lẽ
cây
lan
của
bạn
thiếu
ánh
sáng.
Nếu
không
phải
như
vậy,
bạn
cần
phải
xem
xét
vài
thứ
khác.[6]
- Có thể đơn giản chỉ là cây lan của bạn còn quá non. Lan cần phải đủ tuổi mới có thể nở hoa và chỉ nở trong giai đoạn tự nhiêncủa nó.
- Chậu hoa quá rộng. Để có kết quả tốt nhất cho hoa lan, bạn cần đảm bảo rằng chậu hoa phải đủ chặt. Chậu hoa quá rộng đối với bộ rễ sẽ khiến cây có nguy cơ không phát triển hoặc không ra hoa.
- Một vấn đề khác có thể là do dùng loại phân bón không thích hợp. Thông thường hoa lan không cần nhiều phân bón, nhưng nó sẽ cố hấp thụ chất dinh dưỡng. Một vấn đề đặc biệt có thể là thừa ni tơ, một chất kiềm chế ra hoa. Bạn cần tỷ lệ ni tơ trong phân bón là 3:1:3 hoặc 4:1:4.
-
Chăm
sóc
lan
khi
lá
héo
rũ.
Nếu
cây
lan
của
bạn
bị
héo
rũ
lá,
bạn
cần
bỏ
cây
ra
khỏi
chậu
và
kiểm
tra
rễ.
Nếu
rễ
cây
bị
nhũn
thì
có
nghĩa
là
rễ
đã
bị
mất
đi
đáng
kể,
và
một
số
nhân
tố
có
thể
được
coi
là
thủ
phạm.[7]
- Tưới quá nhiều có thể là một nguyên nhân. Bạn có thể tưới cây mỗi tuần một lần là an toàn, tùy vào loại lan và với điều kiện là chúng khỏe mạnh và chậu cây phải đúng kích cỡ. Kiểm tra hỗn hợp giá thể để chắc chắn nó phải khô vừa đủ trước khi tưới nước lần nữa.
- Chậu quá lớn. Điều này cũng có thể gây nên vấn đề cho rễ cây, vì chúng phải tiêu hao nhiều năng lượng để duy trì hệ thống rễ hơn là chăm sóc cho lá và hoa mới.
- Hỗn hợp giá thể thoái hóa. Hỗn hợp giá thể chỉ tốt trong một thời gian và sau đó phải thay. Đảm bảo rằng bạn không để quá hạn.
-
Xử
lý
sâu
bọ.
Mặc
dù
sâu
bọ
ít
có
khả
năng
phát
triển
trên
cây
hoa
lan
trồng
trong
nhà,
nhưng
chúng
vẫn
có
thể
xâm
nhập
qua
hỗn
hợp
giá
thể
hoặc
cũng
không
rõ
từ
đâu
ra.
Bạn
phải
đảm
bảo
biết
cách
xử
lý
những
loài
sâu
bọ
phiền
toái
này
để
giữ
cho
cây
sống
và
khỏe
mạnh.[8][9]
- Rệp sáp nhằm vào hoa và nụ, do đó nếu bạn nhìn thấy lỗ thủng ở những vùng này thì có lẽ cây đã bị nhiễm rệp sáp. May mắn là hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều có thể kiểm soát được lũ bọ nhỏ phiền toái này.
- Ốc sên và sên không vỏ có thể xâm nhập vào hỗn hợp giá thể, vì vậy bạn nhớ kiểm tra hỗn hợp khi trồng lan vào đó. Chúng thường ăn rễ hoặc lá cây và thân cây. Thuốc trừ sâu cũng thường giải quyết được vấn đề này, hoặc bạn có thể thay giá thể mới.
- Nếu những lá non bị bạc màu và những mảng trắng xuất hiện nhiều trên cây, có lẽ lan của bạn đã bị nhiễm rệp trắng. Dùng thuốc trừ sâu hoặc dung dịch có chứa một loại dầu nào đó để dầu bao bọc và làm rệp chết ngạt. Thay chậu khác sau khi đã loại trừ được mối đe dọa cũng là một ý tốt.
- Bạn có thể pha chế một loại thuốc trừ sâu ở nhà bằng cách trộn 9/10 lít nước ấm, 1/10 lít cồn, 1 thìa cà phê dầu nhẹ (dầu Neem là một lựa chọn tốt), thêm vài giọt nước rửa bát. Cho hỗn hợp này vào bình xịt và lắc mạnh (nhớ đậy nắp). Xịt lên cây lan.
Lời khuyên[sửa]
- Tìm trong các cửa hàng bán đồ làm vườn những thiết bị chiếu sáng bổ sung. Nhiều cửa hàng bán những bộ đèn thích hợp cho lan trồng trong nhà.
Cảnh báo[sửa]
- Cẩn thận với sâu bọ. Côn trùng và các loài sâu bọ khác thường không gây nhiều nguy cơ cho lan trồng trong nhà, nhưng đôi khi lan cũng bị rệp sáp, rệp vẩy và rệp trắng tấn công. Nếu xác định được những loài sâu bọ này, bạn loại chúng khỏi cây lan bằng cách rửa sạch hoặc xử lý bằng xà phòng trừ sâu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.bhg.com/gardening/houseplants/care/how-to-grow-orchids-indoors/
- ↑ http://www.dummies.com/how-to/content/how-to-choose-an-orchid-pot.html
- ↑ http://www.dummies.com/how-to/content/deciding-on-a-potting-mix-for-orchids.html
- ↑ http://www.theguardian.com/lifeandstyle/gardening-blog/2009/nov/03/orchid-care-beginners
- ↑ http://www.beautifulorchids.com/orchids/orchid_care_tips/repotting/repotting.html
- ↑ http://www.cloudsorchids.com/doctor/dflower.htm
- ↑ http://www.cloudsorchids.com/doctor/dlimp.htm
- ↑ http://www.beautifulorchids.com/orchids/orchid_care_tips/faq/frequently_asked_questions.html
- ↑ http://www.cloudsorchids.com/doctor/dpests.htm