Trồng mai địa thảo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mai địa thảo là loại hoa có màu sắc sặc sỡ và khá phổ biến, chúng thường được trồng dọc theo hàng rào và bồn hoa trên cổng vòm vào mùa hè. Những đóa hoa khỏe mạnh tuyệt đẹp với nhiều màu sắc khác nhau có thể được trồng trong các mô hình để tạo hiệu ứng. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng cũng như chăm sóc mai địa thảo mà bạn có thể tham khảo.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Trồng cây[sửa]

  1. Mua cây giống mai địa thảo ở vườn ươm tại địa phương của bạn. Trong mùa xuân, hầu hết các khu vườn ươm đều bán cây giống mai địa thảo với nhiều màu khác nhau, bạn có thể tự do lựa chọn cây giống mà mình thích. Bạn có thể mua 1 loại hoặc nhiều loại mai địa thảo khác nhau để làm cho khu vườn trở nên sặc sỡ hơn.
    • Có 3 giống mai địa thảo phổ biến, mỗi giống có màu sắc và kích cỡ cánh hoa khác nhau. Giống Tom Thumb Tom có hoa lớn đậm màu; giống Super Elfin có màu nhạt; và loại mai địa thảo Swirl có màu cam và màu đỏ và có hình xoáy trên cánh hoa.[1]
    • So với việc tự gieo hạt giống thì trồng mai địa thảo từ cây con sẽ dễ dàng hơn, nhưng nếu thích bạn có thể mua hạt về tự nhân giống. Nếu muốn nhân giống bằng hạt, bạn nên gieo vào tháng Một để sẵn sàng cho vụ gieo trồng mùa xuân. Ấn nhẹ hạt giống vào hỗn hợp đất ươm và nhớ luôn giữ khay ươm đủ ẩm và duy trì nhiệt độ ở mức 21 °C[2]
  2. Giữ hạt giống đủ độ ẩm trước khi trồng. Nếu không được tưới đủ nước, mai địa thảo sẽ rất dễ bị chết khô. Cho dù bạn mua cây con hoặc tự gieo hạt, bạn phải chắc chắn giữ chúng đủ ẩm cho đến khi bạn sẵn sàng gieo vào trong chậu hoặc trồng xuống đất.
  3. Tìm nơi phù hợp để trồng cây. Mai địa thảo có thể phát triển rất tốt khi được trồng trong chậu, và ngoài vườn. Giống hoa này ưa mát, cho nên hãy chọn những khu vực có một phần bóng râm trong suốt cả ngày. Đảm bảo đất trồng luôn ẩm nhưng phải thoát nước tốt, bởi vì mai địa thảo dễ bị nấm mốc nếu như đọng nước trong thời gian dài.
    • Để xác định liệu khu vực đó có thoát nước tốt hay không, hãy quan sát: nếu sau một trân mưa lớn vùng đó bị đọng nước, bạn sẽ cần phải đổ thêm than bùn hoặc hỗn hợp khác vào khu đất đó để giúp nó thoát nước tốt hơn. Nếu nước rút hết thì đây là nơi rất tốt để trồng mai địa thảo.
  4. Trồng cây khi đất đã ấm lên. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu lạnh, tránh trồng mai địa thảo khi thời tiết vẫn còn lạnh, đợi cho đến khi đất đã trở nên ấm hơn để cây khỏi bị đóng băng. Trồng cây quá sớm sẽ khiến cây bị héo, và chết.
  5. Chuẩn bị đất trồng. Giống mai địa thảo rất ưa đất màu mỡ và có hơi ẩm. Bạn có thể đào hố sâu khoảng 30 cm sau đó trộn đất với phân hữu cơ hoặc một số loại phân bón. Nếu bạn trồng trong chậu, bạn có thể mua đất trồng giàu dinh dưỡng tại các cửa hàng.[1]

Trồng và Chăm sóc Mai địa thảo[sửa]

  1. Đào hố và trồng cây. Đào hố đủ sâu để đặt vừa chùm rễ của cây và sau đó đặt chúng vào lòng đất hoặc chậu cây. Các hố cây có thể cách nhau từ 8-30 cm, tùy vào sở thích của bạn. Ấn nhẹ vùng đất xung quanh thân cây. Sau khi trồng, nhớ tưới nước cho mai địa thảo.
    • Cây mai địa thảo có thể trồng sát vào nhau để làm hàng rào hoa. Bạn có thể trồng trong các thùng cách nhau 5-7,5 cm.
    • Ngoài ra, bạn có thể dùng các giỏ treo để trồng. Mai địa thảo sẽ sớm phát triển và phủ kín khoảng đất trống giữa các cây.
  2. Giữ đất luôn ẩm ướt. Giống mai địa thảo sẽ nhanh chóng bị héo chế nếu thiếu nước. Hãy tưới nước quanh rễ cây vào buổi sáng vài ngày 1 lần. Tránh tưới vào buổi tối, vì cây rất dễ bị thối và úng khi gặp điều kiện quá ẩm ướt.
    • Cây trồng trong chậu có thể sẽ bị khô nhanh hơn so với cây trồng ngoài đất, do đó bạn có thể phải thường xuyên tưới các chậu hoa.
  3. Bón phân. Bạn có thể dùng loại phân bón chậm tan theo hướng dẫn trên bao bì hoặc tưới phân bón dạng lỏng vài tuần 1 lần.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Cắt ngang thân mai địa thảo ít nhất một lần để giữ cho cây không quá tong teo. Bạn có thể ngâm các đoạn cây được cắt vào nước để mọc rễ, sau đó đem trồng thành cây mới.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh tưới quá nhiều nước. Nếu tưới quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và làm thối cây. Nếu bạn phân vân liệu rằng có cần tưới nước cho cây hay không, hãy dùng ngón tay kiểm tra vùng đất xung quanh cây có ẩm hay không.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Bầu đất
  • Phân bón
  • Chậu hoa
  • Giỏ treo
  • Nước
  • Than bùn rêu
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây