Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trồng và chăm sóc cây chuối
Từ VLOS
(đổi hướng từ Trồng và Chăm sóc Cây Chuối)
Những quả chuối thơm ngon, bổ dưỡng chính là thành quả tuyệt vời cho quá trình trồng trọt lâu dài mà bạn đã chuẩn bị. Nếu bạn đang sinh sống tại khu vực có khí hậu ấm hoặc sở hữu khu vực trồng cây lý tưởng ngay tại nhà, hãy tiếp tục tham khảo bài viết này để tìm hiểu về quá trình trồng cây chuối.
Mục lục
Các bước[sửa]
Lựa chọn Khu vực Trồng cây[sửa]
-
Tìm
hiểu
về
nhiệt
độ
và
độ
ẩm
ở
khu
vực
mà
bạn
sinh
sống.
Độ
ẩm
nên
ở
mức
thấp
nhất
là
50%
và
càng
ổn
định
càng
tốt.[1]
Nhiệt
độ
lý
tưởng
nhất
vào
ban
ngày
là
vào
mức
26-30ºC
(78–86ºF),
và
nhiệt
độ
thấp
nhất
vào
ban
đêm
là
ở
mức
20ºC
(67ºF).[1][2]
Nhiệt
độ
phù
hợp
cho
cây
chuối
phát
triển
là
nhiệt
độ
ấm
áp
và
ít
khi
thấp
hơn
14ºC
(57ºF)
hoặc
cao
hơn
34ºC
(93ºF).[2]
- Có thể sẽ phải mất khoảng một năm để cây chuối bắt đầu ra hoa kết quả, vì vậy, điều quan trọng mà bạn cần thực hiện là xác định được khoảng nhiệt độ phù hợp để cây chuối có thể phát triển trong suốt cả năm.
- Xác định vị trí có nhiều ánh nắng nhất trong vườn nhà bạn. Cây chuối phát triển tốt nhất khi được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 12 giờ mỗi ngày.[1] Chúng vẫn có thể phát triển trong điều kiện ánh nắng ít hơn (và sẽ phát triển chậm hơn), tuy nhiên, bạn nên tìm vị trí đón nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất trong vườn nhà bạn.
-
Lựa
chọn
khu
vực
có
hệ
thống
thoát
nước
tốt.
Cây
chuối
cần
rất
nhiều
nước,
nhưng
dễ
bị
úng
nếu
không
được
thoát
nước
một
cách
hợp
lý.
- Để kiểm tra khả năng thoát nước, bạn hãy đào một hố sâu khoảng 0,3 m, đổ đầy nước vào hố và chờ cho nước rút. Khi nước rút hết, hãy đổ nước đầy hố một lần nữa, sau 1 giờ, hãy tiến hành đo đạc lượng nước còn lại.[3] Lượng nước thoát đi mỗi giờ phù hợp nhất để cây chuối phát triển là vào khoảng 7-15 cm.
- Lên líp đất trước khi trồng cây hoặc bồi thêm 20% đá trân châu (perlite) vào đất sẽ giúp hỗ trợ quá trình thoát nước.[4][5]
- Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với cây chuối chưa mọc lá hoặc đã được loại bỏ lá để dễ dàng vận chuyển. Lá cây giúp loại bỏ lượng nước dư thừa.[2]
-
Cung
cấp
đủ
không
gian.
Mặc
dù
về
cơ
bản
chuối
thuộc
loại
thực
vật
thân
thảo,
chúng
thường
bị
nhầm
lẫn
là
thuộc
họ
cây
thân
gỗ.
Một
số
giống
và
loại
chuối
có
thể
đạt
đến
chiều
cao
7,6
m,
tuy
nhiên,
bạn
nên
tiến
hành
kiểm
tra
với
nguồn
cung
cấp
cây
chuối
của
bạn
hoặc
tham
khảo
ý
kiến
những
người
trồng
chuối
trong
khu
vực
để
có
thể
ước
lượng
một
cách
chính
xác
hơn
về
nguồn
gốc
và
giống
cây
chuối
mà
bạn
dự
định
trồng.
- Mỗi cây chuối cần được trồng trong một hố rộng và sâu ít nhất 30 cm. Bạn nên đào hố rộng hơn tại khu vực có gió mạnh (nhưng hố rộng sẽ đòi hỏi nhiều đất trồng hơn).
- Trồng cây chuối cách xa các loại cây thân gỗ và cây bụi (chứ không phải các cây chuối khác) ít nhất 4,5 m vì các loại cây này thường có nhiều rễ và có thể tranh giành nguồn nước với cây chuối.[6]
- Trồng nhiều cây chuối cạnh nhau có thể giúp duy trì độ ẩm và nhiệt độ phù hợp miễn là chúng cách nhau một khoảng cách nhất định. Nếu có thể, hãy trồng một vài cây chuối theo từng cụm sao cho mỗi cây cách nhau 2-3 m hoặc nếu bạn trồng chuối theo mật độ dày, hãy trồng mỗi cây cách nhau 3-5 m.[2]
- Giống chuối lùn không đòi hỏi nhiều không gian.
-
Xem
xét
việc
trồng
chuối
trong
nhà.
Nếu
môi
trường
bên
ngoài
không
thích
hợp
cho
cây
chuối,
bạn
có
thể
trồng
chuối
trong
nhà
tại
khu
vực
đáp
ứng
được
những
yêu
cầu
tương
tự
(12
giờ
tiếp
xúc
với
ánh
nắng
và
nhiệt
độ
ấm
áp
và
độ
ẩm
không
đổi).
- Bạn sẽ cần phải sử dụng một thùng chứa đủ to để có thể phù hợp với kích thước của cây chuối khi trưởng thành hoặc nếu không, hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho quá trình cấy cây chuối vào một chậu cây to hơn khi cần thiết.
- Sử dụng loại chậu có lỗ thoát nước nằm tại vị trí có thể giúp cây thoát nước tốt.
- Nếu bạn không có đủ không gian cần thiết để cây chuối có thể phát triển trong nhà, hãy xem xét việc sử dụng giống chuối lùn.
- Khi trồng cây chuối trong nhà, bạn chỉ nên sử dụng một nửa lượng phân bón thông thường, hoặc ngừng sử dụng phân bón hoàn toàn nếu bạn không có đủ không gian cho cây phát triển cao hơn. (Đây là biện pháp khá thích hợp nếu bạn chỉ muốn trồng cây chuối như cây kiểng trong nhà chứ không có ý định thu hoạch quả).
Trồng Cây chuối[sửa]
-
Lựa
chọn
cây
nguyên
liệu
(cây
giống).
Bạn
có
thể
tìm
mua
chồi
cây
(chồi
nhỏ
mọc
ra
từ
gốc
của
cây
chuối)
từ
người
trồng
chuối
khác
hoặc
từ
vườn
ươm,
hoặc
từ
các
trang
web
trực
tuyến.
Thân
ngầm
hoặc
thân
hành
của
cây
chuối
là
phần
gốc
cây
nơi
chồi
cây
phát
triển.
Phương
pháp
nuôi
cấy
mô
được
tiến
hành
trong
phòng
thí
nghiệm
sẽ
giúp
gia
tăng
sản
lượng
quả.
Nếu
bạn
dự
định
cấy
ghép
cây
chuối
trưởng
thành,
hãy
đào
một
hố
đất
phù
hợp
với
kích
thước
của
cây
và
hãy
tìm
người
giúp
đỡ
bạn.
- Loại chồi tốt nhất để trồng là loại chồi có chiều cao 1,8 - 2,1 m và có lá hình gươm mỏng, tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng chồi cây nhỏ hơn nếu cây mẹ thuộc loại cây khỏe mạnh.[7] Lá tròn, to là dấu hiệu cho thấy rằng chồi cây đang cố gắng để bù đắp cho sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết của cây mẹ.[2]
- Nếu chồi cây vẫn còn dính với cây mẹ, hãy sử dụng một chiếc xẻng và ấn mạnh theo hướng từ trên xuống dưới để tách chồi cây khỏi cây mẹ. Hãy nhớ giữ lại phần lớn thân ngầm (thân hành) nằm dưới mặt đất và rễ cây đi kèm với chồi cây.[2]
- Bạn có thể cắt phần thân ngầm (thân hành) không có nhiều chồi cây tốt thành từng mẩu nhỏ. Mẩu cây có chứa nụ (chồi cây nguyên thuỷ) sẽ phát triển thành một cây chuối mới, tuy nhiên, phương pháp này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn là sử dụng chồi cây trực tiếp.
-
Cắt
tỉa
cây.
Cắt
bỏ
những
phần
cây
bị
héo
úa,
bị
côn
trùng
ăn,
thối
rữa
hoặc
bạc
màu.
Nếu
hầu
hết
các
bộ
phận
của
cây
đều
bị
ảnh
hưởng,
hãy
chặt
bỏ
nó
và
sử
dụng
cây
nguyên
liệu
khác.
- Nếu bạn sử dụng chồi cây, hãy loại bỏ tất cả các phần của cây ngoại trừ một vài phân rễ (khoảng 3-5 cm). Cách này sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh của cây. Bạn cũng có thể loại bỏ bất kỳ một chiếc lá dư thừa nào vượt quá con số năm chiếc lá và/hoặc cắt ngọn cây với một vết cắt chéo để tăng cường lượng ánh nắng tiếp xúc với đất giúp làm ấm đất giúp rễ phát triển và phòng chống thối rữa.[7]
-
Đào
hố
cho
từng
cây.
Nhổ
bỏ
các
loại
cây
hoặc
cỏ
dại
mọc
trên
khu
vực
đất
trồng
cây
chuối,
sau
đó
hãy
đào
một
hố
tròn
rộng
và
sâu
30
cm.
Hố
lớn
hơn
tuy
sẽ
tăng
cường
khả
năng
chống
đỡ
cho
cây
nhưng
sẽ
cần
nhiều
đất
hơn.
- Nếu bạn trồng cây trong nhà, hãy sử dụng một chậu cây có kích cỡ tương tự hoặc lớn hơn.
-
Sử
dụng
đất
tơi
xốp
và
màu
mỡ
để
lấp
kín
hố.
Tuy
nhiên,
hãy
chừa
lại
vài
cm
(một
vài
phân)
ở
phía
trên
miệng
hố
để
hỗ
trợ
cho
quá
trình
thoát
nước.
- Không sử dụng loại đất trồng thường dùng cho cây kiểng (potting soil) cũng như đất vườn thông thường trừ khi bạn chắc chắn rằng chúng phù hợp để trồng cây chuối. Bạn có thể sử dụng loại đất hỗn hợp thường dùng để trồng cây xương rồng,[5] hoặc hỏi xin đất từ những nhà vườn khác cũng đang trồng giống chuối tương tự như bạn.
- Độ axit của đất phù hợp cho quá trình trồng chuối là vào khoảng pH 5,5 đến 7. Độ pH 7,5 hoặc cao hơn có thể khiến cây bị héo úa.[8]
- Đặt cây đứng thẳng trong hố đất. Lá cây phải hướng lên trên và đất phải bao phủ toàn bộ rễ cây và phủ kín gốc cây từ 1,5-2,5 cm. Ấn đất xuống để cố định vị trí của cây nhưng không nên đầm đất quá chặt.
Chăm sóc Cây chuối[sửa]
-
Bón
phân
cho
cây
mỗi
tháng
tại
vị
trí
cách
thân
cây
một
đoạn
ngắn.
Tìm
mua
phân
bón,
phân
compost
(phân
từ
rác
thải
công
nghiệp
và
sinh
hoạt),
phân
gia
súc,
hoặc
hỗn
hợp
các
loại
phân
này
tại
các
cửa
hàng.
Ngay
sau
khi
trồng,
hãy
bón
phân
quanh
cây
chuối
theo
hình
vòng
tròn
và
lặp
lại
chu
kỳ
này
mỗi
tháng.
- Cây con cần 0,1-0,2 kg phân bón mỗi tháng, và con số này sẽ là 0,7-0,9 kg đối với cây trưởng thành. Lượng phân bón sẽ tăng dần theo sự phát triển của cây.
- Nếu nhiệt độ hạ thấp dưới mức 14ºC (57ºF) hoặc nếu chuối chậm phát triển, hãy bỏ qua việc bón phân.[4]
- Phân bón thường đi kèm với ba chỉ số (N-P-K) là chỉ số Nitơ, Phốt pho (Potash), và Kali. Chuối cần một lượng lớn Kali nhưng các chất dinh dưỡng khác cũng quan trọng không kém. Bạn có thể sử dụng loại phân bón cân bằng (ba chỉ số N-P-K gần như bằng nhau) hoặc sử dụng loại phân bón giải cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong đất.[4]
- Không sử dụng phân gia súc chưa được ủ kỹ vì lượng nhiệt mà chúng phóng thích trong quá trình phân hủy có thể gây hại cho cây trồng.[7]
-
Tưới
nước
thường
xuyên
cho
cây
nhưng
tránh
tưới
quá
nhiều.
Thiếu
nước
là
nguyên
nhân
phổ
biến
khiến
cây
bị
héo
úa
nhưng
tưới
nước
quá
nhiều
có
thể
gây
nên
tình
trạng
thối
rễ.[2]
- Nếu thời tiết mỗi ngày một ấm và không có mưa, bạn có thể sẽ cần phải tưới nước hằng ngày, nhưng chỉ nên tưới nước khi 1,5-3 cm lớp đất trên cùng có dấu hiệu khô cằn. Hãy dùng ngón tay để kiểm tra trước khi tưới nước.
- Giảm lượng nước tưới cho mỗi lần nếu gốc cây bị ngập úng trong thời gian dài. (Tình trạng này có thể dẫn đến thối rễ).
- Ở nhiệt độ thấp hơn, khi cây chuối còn non, bạn chỉ cần tưới nước một lần mỗi tuần hoặc cách tuần. Hãy nhớ kiểm tra độ ẩm của đất.
- Lá cây giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa, vì vậy, hãy cẩn thận tránh để cây con chưa mọc lá bị ngập nước (chỉ cần làm ẩm đất là đủ).[2]
- Tưới nước vào vị trí bón phân để phân bón có thể thẩm thấu vào trong đất.
-
Bao
phủ
khu
vực
đất
trồng.
Chặt
bỏ
lá
và
cây
chuối
héo
úa
để
bao
phủ
xung
quanh
các
cây
khỏe
mạnh.
Bạn
cũng
có
thể
phủ
thêm
rác
thải
trong
vườn
và
tro
gỗ
để
bổ
sung
chất
dinh
dưỡng
cho
đất.
- Thường xuyên kiểm tra lớp phủ và nhổ bỏ cỏ dại. Những loại cỏ này có thể tranh giành chất dinh dưỡng với cây chuối.
-
Cẩn
thận
với
tình
trạng
lá
bạc
màu,
héo
úa,
và
sâu
bệnh.
Nếu
phát
hiện
một
cây
nào
đó
bị
bệnh,
hãy
khoanh
vùng
cây
và
tiến
hành
điều
trị
cho
cây
ngay
lập
tức,
hoặc
nhổ
bỏ
cây.
Sâu
bệnh
gây
hại
cần
phải
được
kiểm
soát
càng
sớm
càng
tốt.
Thiếu
hụt
nitơ
và
kali
là
hai
vấn
đề
dinh
dưỡng
phổ
biến
nhất
cho
cây
chuối,
vì
vậy,
hãy
tìm
hiểu
cách
nhận
biết
các
dấu
hiệu
của
bệnh
càng
sớm
càng
tốt.
- Dấu hiệu của sự thiếu hụt nitơ (N): lá nhỏ hoặc nhạt màu; cuộn lá hơi đỏ; cây phát triển chậm; chùm quả nhỏ.[7]
- Dấu hiệu của sự thiếu hụt kali (K): lá nhanh chóng chuyển sang màu cam hoặc màu vàng sau đó bắt đầu héo úa; lá nhỏ hoặc bị gãy; chậm ra hoa; chùm quả nhỏ.[7]
- Một số ví dụ về các loại bệnh chủ yếu của cây trồng bao gồm: "Bệnh Héo Vi khuẩn/Héo xanh; Bệnh Héo rũ Panama; Bệnh Chùn Đọt chuối; Bệnh Đốm nâu/Thối rễ/Trốc gốc; và Bệnh Sọc đen."
- Một số ví dụ về các loài sâu bệnh gây hại chủ yếu cho cây trồng bao gồm: "Mọt ngô; Rệp muội; Rệp bông." Sâu bệnh gây hại quả bao gồm: "Bọ trĩ hoa; Bọ trĩ đỏ; và Bọ giáp."
-
Đánh
tỉa
chồi.
Khi
cây
chuối
đã
trưởng
thành
và
có
nhiều
chồi
nhỏ,
hãy
loại
bỏ
chúng
và
chỉ
để
lại
một
chồi
duy
nhất
để
cải
thiện
sản
lượng
quả
và
sức
khỏe
của
cây.
- Cắt bỏ hấu hết mọi chồi cây trên mặt đất và phủ đất vào cây mới tỉa chồi. Nếu chồi cây mọc trở lại, hãy lặp lại phương pháp này nhưng hãy tiến hành cắt chồi sâu hơn.
- Lớp chồi vẫn tiếp tục phát triển được gọi là lớp chồi non và chúng sẽ thay thế cây mẹ sau này.
- Các cây đặc biệt khỏe mạnh có thể nuôi dưỡng hai lớp chồi non.
-
Cố
định
cây
chuối
để
tránh
tình
trạng
trốc
gốc
do
gió
mạnh
hoặc
do
sức
nặng
của
buồng
chuối.
Có
3
cách
đơn
giản
để
thực
hiện
điều
này:
- Phương pháp dùng Dây kim loại/Dây thừng và Chai lọ: Cắt bỏ đáy của một chai nhựa. Luồn một sợi dây kim loại dài/dây bện chắc chắn qua miệng chai và đáy chai. Bóp chai nhựa để có thể dễ dàng uốn cong và làm mềm chai. Sử dụng chai nhựa để làm trụ đỡ cho thân cây chuối, và dùng dây để kéo thân cây thẳng đứng hơn một chút. Buộc dây vào những thanh trụ chắc chắn.
- Phương pháp sử dụng Một Cọc tre: Sử dụng một cọc tre dài 3 m hoặc loại vật liệu chắc, bền khác. Cắt một miếng gỗ hình chữ Y dày 10 cm và rộng 60 cm. Đặt thân cây chuối tựa vào phần giữa của chữ “Y” và đẩy cọc tre hướng lên trên một chút sao cho thân cây chèn chặt vào chữ “Y”. Chôn đầu còn lại của cọc tre (phần gốc) sâu trong đất. Đầm đất thật chặt.
- Phương pháp dùng Hai Cọc tre: Sử dụng hai cọc tre dài 3 m. Buộc hai cọc tre lại với nhau tại một đầu bằng dây kim loại chắc dài 30 cm. Mở cọc tre ra để hình thành một chữ "X". Đặt thân cây chuối tựa vào đầu ngắn của cọc tre, đẩy thân cọc tre lên một chút để hình thành lực ép và chôn đầu còn lại của cả hai cọc tre vào đất. Đầm đất thật chặt.
-
Chăm
sóc
cây
chuối
vào
mùa
đông.
Nếu
nhiệt
độ
hạ
xuống
mức
quá
thấp
trong
mùa
đông,
bạn
có
thể
thực
hiện
một
vài
phương
pháp
sau
để
chăm
sóc
cây
chuối:
[4]
- Sử dụng chăn hoặc đất để che chắn thân cây. Nếu đất không đóng băng và cây chuối vẫn còn nhỏ, phương pháp này sẽ cung cấp sự bảo vệ thích hợp cho cây cho đến khi nhiệt độ môi trường trở về mức phù hợp để cây có thể tiếp tục phát triển.
- Bảo quản cây trong nhà. Nhổ cây khỏi đất, loại bỏ lá, và bảo quản cây trong cát ẩm tại khu vực có nhiệt độ ấm trong nhà. Không tưới nước hoặc bón phân; cây sẽ vào trạng thái “ngủ đông” cho đến khi bạn tiến hành trồng cây ngoài trời.
- Trồng cây trong nhà. Bạn cần phải chuẩn bị một chậu cây to có lỗ thoát nước. Nếu bạn không muốn cây chuối phát triển quá cao trong chậu, bạn có thể ngừng hoặc giảm bón phân cho cây.
- Bảo quản chồi cây để có thể sử dụng trong tương lai. Nếu băng hoặc thời tiết giá lạnh gây chết cây, chồi cây và thân hành của cây có thể vẫn còn khả năng sử dụng. Hãy cắt chúng khỏi cây chết và bảo quản chúng trong một chậu cây nhỏ để có thể sử dụng trong tương lai.
Nuôi dưỡng và Thu hoạch Quả[sửa]
-
Theo
dõi
sự
xuất
hiện
của
bông
hoa
màu
tím.
Thông
thường
trong
điều
kiện
phù
hợp,
cây
chuối
sẽ
ra
hoa
sau
6-7
tháng,
nhưng
quá
trình
này
cũng
có
thể
kéo
dài
cả
năm
tùy
thuộc
vào
điều
kiện
khí
hậu.[9]
- Không nên tỉa lá xung quanh hoa chuối vì lá có tác dụng bảo vệ hoa khỏi ánh nắng mặt trời.[2]
- Không nên nhầm lẫn quá trình ra hoa với bệnh Chùn Đọt chuối. Hãy tham khảo phần Lời khuyên trong bài viết này.
- Chờ cho đến khi cánh hoa thu lại và để lộ buồng chuối. Quá trình này có thể kéo dài thêm 2 tháng nữa hoặc lâu hơn.[2] Mỗi buồng chuối được gọi là "nải" và mỗi quả chuối đơn lẻ được gọi là "quả".
-
Khi
mọi
buồng
chuối
đã
hình
thành,
hãy
tỉa
bỏ
những
phần
dư
thừa
trên
cây
chuối.
Nụ
hoa
còn
sót
lại
và/hoặc
nải
chuối
nhỏ
trên
cây
là
các
phần
hoa
đực
không
thể
sinh
sản
của
cây
chuối.
Nải
chuối
sẽ
tự
hình
thành,
tuy
nhiên,
tỉa
bớt
nụ
hoa
chuối
sẽ
khuyến
khích
cây
chuối
tập
trung
chất
dinh
dưỡng
vào
quá
trình
kết
quả.
- Hoa đực được gọi là "bắp chuối". Một số loại hoa chuối có thể ăn được và thường được dùng trong các món ăn phổ biến của nền ẩm thực Đông Nam Á, nhưng không phải bất kỳ loại hoa chuối nào cũng có dùng được.
- Dùng một chiếc gậy để làm trụ đỡ cho cây chuối nếu buồng chuối khiến cây chuối bị trùng xuống.
-
Sử
dụng
túi
nhựa
để
che
chắn
buồng
chuối.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
bảo
vệ
quả
chuối
khỏi
côn
trùng
và
những
nguy
hiểm
khác,
nhưng
bạn
cần
phải
để
hở
hai
đầu
của
túi
nhựa
để
không
khí
và
nước
có
thể
lưu
thông.[2]
- Dùng dây bện mềm để buộc túi nylon hoặc bao nhựa tại vị trí cách nải chuối đầu tiên của buồng chuối một vài phân.
-
Thu
hoạch
chuối
khi
hoa
chuối
hoặc
cây
chuối
đang
héo
úa.
Khi
những
bông
hoa
nhỏ
trên
đỉnh
đầu
của
mỗi
quả
chuối
sẽ
trở
nên
khô
héo
và
dễ
rụng,
hoặc
hầu
hết
lá
của
cây
chuối
bắt
đầu
rụng,
đây
chính
là
thời
điểm
thích
hợp
để
thu
hoạch
quả
chuối.
- Chặt một nhát chéo vào giữa cây chuối, phía đối diện buồng chuối.
- Cẩn thận uốn cong cây chuối và cắt buồng chuối khỏi cây.
- Sau khi thu hoạch, quả chuối sẽ nhanh chín, vì vậy, bạn nên lựa chọn những buồng chuối ngon trước khi tiến hành thu hoạch để không lãng phí chuối.
-
Cắt
vào
thân
cây
chuối
để
chuẩn
bị
cho
sự
phát
triển
của
chồi
cây
tiếp
theo.
Cắt
bỏ
nửa
trên
của
cây
chuối
sau
khi
bạn
đã
thu
hoạch
quả.
Tiến
hành
đánh
tỉa
chồi
cây
tương
tự
như
khi
bạn
chăm
sóc
cây.
- Hãy nhớ giữ lại một chồi cây để thay thế cho cây mẹ đang héo úa.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Cây chuối (chồi, thân ngầm/thân hành, nuôi cấy mô, hoặc toàn bộ cây chuối để cấy ghép)
- Môi trường trong nhà hoặc ngoài trời thích hợp (xem hướng dẫn)
- Đất màu mỡ, đậm màu, giàu chất dinh dưỡng
- Phân bón cân bằng và/hoặc phân gia súc và tro gỗ (số lượng lớn)
- Nhiều nước
- Xẻng
- Dao to
Lời khuyên[sửa]
- Nếu cây chuối vừa mới trồng vô tình bị hư hại (ví dụ như bị một quả bóng va vào) hoặc nếu cây chậm phát triển nhưng cây vẫn còn sống, bạn hãy chặt đôi cây. Cây chuối sẽ mọc trở lại.
- Không nên lo lắng khi tiến hành đánh tỉa chồi cho giống chuối lùn. Lá cây đầu tiên hoặc thứ hai của chồi cây mới phát triển sẽ khá hẹp.
- Ngay sau khi loại bỏ chồi từ cây chuối đang phát triển, hãy tiến hành chăm sóc cây mẹ bằng cách bồi thêm đất để cố định cho phần cây yếu hơn để cây không bị nghiêng và bón thêm phân để bù đắp các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt.
- Bệnh “Chùn Đọt chuối” là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất cho thực vật.[10] Một khi bị nhiễm bệnh, thậm chí ngay cả khi bệnh chỉ mới hình thành trên một chồi cây nhỏ, tất cả các cây có liên quan (bao gồm cả cây mẹ và tất cả các chồi cây con) đều sẽ bị nhiễm bệnh và chậm phát triển. Loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối có tên gọi "Rệp muội" (Pentalonia Nigronervosa) chính là thủ phạm lây lan virus gây bệnh. Loại sâu bệnh này khá chậm chạp và sống theo bầy và chúng có thể truyền bệnh cho cây sau vài giờ.
- Hãy cẩn thận khi tiến hành cấy ghép/đánh tỉa chồi của cây mẹ. Nếu thực hiện không đúng cách, cây mẹ hoặc chồi cây sẽ chết.
- Nếu bạn không dự định trồng chồi cây ngay lập tức, hãy chặt bỏ phần ngọn để giảm thiểu quá trình thoát hơi nước.[2]
Cảnh báo[sửa]
- Tránh sử dụng hoặc trồng cây con lây bệnh từ cây mẹ.
- Mặc quần áo cũ trước khi cắt bỏ bất kỳ một bộ phận nào của cây chuối vì nhựa cây sẽ tạo nên những mảng bám đen trên quần áo và rất khó có thể giặt sạch.
- Tại khu vực có dịch bệnh Chùn Đọt chuối, không nên sử dụng chồi chuối của người khác. Chỉ nên mua chồi từ tiệm cây có thể đảm bảo rằng cây không bị nhiễm bệnh. Cây mắc bệnh Chùn Đọt chuối có thể sẽ không có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng, vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn không dùng chung cây giống với người làm vườn khác.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.banana-tree.com/GrowingBananas.html
- ↑ 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 http://www.tropicalpermaculture.com/growing-bananas.html
- ↑ http://www.gardening.cornell.edu/factsheets/misc/soilbasics.html
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.bananaplants.net/banananinfo.html
- ↑ 5,0 5,1 http://www.gardeningchannel.com/how-to-grow-your-own-banana-plant-or-banana-tree/
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=K6XEOOPLYIE
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.iita.org/c/document_library/get_file?uuid=961e89b0-1827-43f5-bc8c-3f3fdf04ec10&groupId=25357
- ↑ http://homeguides.sfgate.com/ingredients-soil-banana-trees-57409.html
- ↑ http://www.bananalink.org.uk/how-bananas-are-grown
- ↑ http://www.ebi.ac.uk/2can/genomes/viruses/Banana_bunchy_top_virus.html