Trở nên hòa hợp với cha mẹ chồng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hôn nhân có nghĩa là thích ứng với khía cạnh hoàn toàn mới mẻ từ gia đình đối phương. Vì vậy, bằng cách nào để bạn có thể trở nên hòa hợp với cha mẹ chồng/vợ mới của bạn? Mặc dù mối quan hệ với vợ chồng bạn sẽ khá gần gũi hơn bạn tưởng tượng, bạn có thể “ăn điểm” với vợ/chồng bằng cách phát triển mối quan hệ thân thiện với cha mẹ vợ/chồng của bạn. Tất cả những gì bạn cần là cho và nhận, sự thiện chí, và một trái tim to lớn.

Các bước[sửa]

Rèn luyện Phương pháp Giao tiếp Tích cực với Cha mẹ Chồng/Vợ[sửa]

  1. Lắng nghe cha mẹ vợ/chồng bạn. Họ thường có khá nhiều câu chuyện để kể về cuộc sống hiện tại hoặc những năm tháng trước đây của họ. Hãy để họ kể lại câu chuyện của mình và biến bản thân trở thành khán giả đầy say mê. Bạn có thể sẽ biết được một vài điều khá thú vị, và khiến họ cảm thấy tốt hơn vì đã được lắng nghe. Nhiều câu chuyện sẽ xoay quanh người bạn đời của bạn, và bạn cũng sẽ tìm hiểu thêm nhiều điều về người ấy trong quá trình này.
    • Khuyến khích họ giao tiếp với bạn. Ví dụ, bạn có thể gợi ý: “Hãy kể cho con nghe về cuộc sống của cha/mẹ khi cha/mẹ lớn lên”.
  2. Không nên tranh cãi vô ích.[1] Thành viên trong gia đình thường cãi nhau về chủ đề chính trị, tôn giáo, hoặc sự kiện hiện tại. Bạn không nên cố gắng thay đổi cách sống của một người nào đó. Tương tự, đừng chỉnh sửa thói quen về mặt xã hội của họ. Nếu họ khạc nhổ, chửi tục, cạy mũi tại nơi công cộng, hãy cố gắng đừng giáo huấn họ về hành động này.
    • Cha mẹ chồng/vợ của bạn thường lớn tuổi hơn bạn, và con người có xu hướng không thích tiếp nhận ý tưởng mới mẻ và sự mời gọi trong việc thay đổi khi họ đạt đến độ tuổi “thâm niên”. Bạn nên tôn trọng quyết định và quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.
    • Không nên tìm kiếm lỗi lầm của họ. Tránh liệt kê danh sách dài về niềm hận thù mà bạn thường phải đối mặt khi than phiền với người khác về cha mẹ chồng/vợ của bạn. Nếu vấn đề của bạn đang dần vượt khỏi khả năng kiểm soát, có lẽ là bạn nên cân nhắc trò chuyện với họ thông qua người bạn đời của bạn, và sau đó, nếu cần, hãy nói chuyện trực tiếp với họ.
  3. Đối xử với cha mẹ chồng/vợ của bạn tương tự như đối với cha/mẹ bạn.[2] Xem anh chị em chồng/vợ như anh chị em ruột của bạn. Hãy thân thiện, chân thành, và tự nhiên trước mặt họ. Bạn cũng nên trung thực và cởi mở trong quá trình trò chuyện. Thư giãn khi ở cạnh họ. Không nên cảm thấy như thể bạn đang bị kiểm tra hoặc bị họ nghiên cứu. Chia sẻ với họ cảm xúc và suy nghĩ thầm kín nhất của bạn nếu phù hợp. Vì dù sao thì gia đình chồng/vợ của bạn cũng là gia đình của bạn. Nhìn nhận họ theo cách này sẽ giúp ích khá nhiều cho bạn trong việc trở nên hòa hợp với họ.
  4. Không chia sẻ với họ về vấn đề mà bạn đang gặp phải với vợ/chồng bạn.[3] Họ sẽ luôn đứng về phía con cái hoặc anh chị em của họ, và cho họ biết về vấn đề trong nhà bạn sẽ chỉ khiến họ lo lắng hơn. Không ai lại muốn nghe người khác nói xấu con cái mình; nhưng điều này sẽ chỉ khiến họ bước vào thế phòng thủ. Bạn nên giải quyết vấn đề với vợ/chồng bạn một cách riêng tư. Đừng cố gắng lôi kéo gia đình vợ/chồng bạn vào điều này hoặc khiến họ phải lựa chọn phe phái.

Thích nghi với Hành vi của Cha mẹ Chồng/Vợ[sửa]

  1. Hãy nhớ sớm thiết lập ranh giới.[4] Nhiều người con rể và con dâu trở nên quá dễ dãi lúc đầu để có thể giành được sự chấp thuận và để lại ấn tượng tốt đẹp. Mặc dù đây là hành vi tự nhiên khi một người nào đó đang lo lắng và là thành viên mới trong gia đình, bạn cần phải sớm thiết lập ranh giới. Phương pháp này sẽ khiến mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn trong tương lai.
    • Ví dụ, nếu mẹ chồng/vợ bạn thường xuyên tự ý sang nhà bạn chơi bất kể giờ giấc, bạn nên nhấn mạnh rằng bà ấy nên thông báo trước khi sang nhà bạn. Bạn nên nhờ chồng/vợ bạn nói điều này thay vì tự mình thực hiện; nghe việc thiết lập một số giới hạn từ con của mình sẽ tốt hơn là từ bạn.
    • Lấy ví dụ trên, bạn có thể đề nghị vợ/chồng bạn nói rằng: “Mẹ à, mẹ giúp con việc này được không? Chúng con rất thích mẹ sang nhà chơi nhưng chúng con muốn có thời gian chuẩn bị một cách phù hợp để có đủ thời gian để dành cho mẹ. Mẹ có thể cho con hoặc vợ/chồng con biết trước khi mẹ muốn sang nhà có được hay không? Con cảm ơn mẹ”.
    • Nếu cha mẹ chồng/vợ của bạn cho bạn lời khuyên trong việc nuôi dạy con cái, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe và suy nghĩ về chúng. Họ đang đưa ra lời khuyên cho bạn từ chính kinh nghiệm của họ, và chúng có thể khá xứng đáng để bạn cân nhắc. Hãy cảm ơn họ và thông báo với họ rằng bạn sẽ bàn về vấn đề này với chồng/vợ của bạn. Sau này, khi có thời gian riêng tư, vợ chồng bạn nên quyết định xem liệu có nên thực hiện theo lời khuyên của cha mẹ chồng/vợ bạn hay không. Nếu bạn lựa chọn bỏ qua chúng, không nên nói thẳng với họ; chỉ cần đơn giản là không tiến hành nó. Họ sẽ rất tử tế và sẽ để vấn đề chìm vào quên lãng.
  2. Điều chỉnh kỳ vọng của bản thân. Gặp gỡ gia đình chồng/vợ có thể sẽ đòi hỏi bạn phải bước ra khỏi vùng thoải mái của mình.[3] Không nên chỉ giả định rằng gia đình họ cũng tương tự như gia đình bạn. Có thể là gia đình bạn kín đáo hơn và không thích bộc lộ quá nhiều tình cảm thể chất, trong khi gia đình nhà chồng/vợ của bạn lại vô cùng náo nhiệt và có xu hướng ôm và thơm nhau bằng sự thích thú. Bạn nên cố gắng thực hiện theo cách của họ khi bạn đang bước vào “lãnh thổ” của họ. Hãy nhớ đến bộ phim “Chuyện tình ở Rome...” (When In Rome).
  3. Biến ngày lễ và sự kiện đặc biệt trở thành nỗ lực của sự hợp tác.[3] Ví dụ, vào ngày sinh nhật của người bạn đời, bạn có thể gọi điện thoại trước cho cha mẹ chồng/vợ của bạn và nhờ họ giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn, trò chơi và làm chủ buổi tiệc. Có lẽ là họ sẽ mang dao dĩa và khăn ăn đến, trong khi bạn sẽ chuẩn bị bánh kem và thức ăn nhẹ. Có thể bạn sẽ là người tìm kiếm không gian đãi tiệc trong khi họ là người nướng gà. Chia sẻ trách nhiệm theo cách này sẽ chứng tỏ rằng bạn tin tưởng ở họ và muốn họ tham gia cùng bạn, và điều này dần dần sẽ giúp bạn trở nên thân thiết hơn với họ.
    • Khi bạn thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch, bạn nên thực hiện khi có sự đồng ý của cha mẹ chồng/vợ. Không nên đơn phương hủy kế hoạch.[5]
    • Không cho phép cha mẹ chồng/vợ sai khiến hành động của gia đình bạn. Ví dụ, nếu bạn đã đồng ý cùng họ ăn tối trong đêm Giáng Sinh, bạn và gia đình nhỏ của bạn muốn dành riêng ngày Giánh Sinh với nhau (giả sử như đây là điều bạn muốn). Bạn nên thông báo với cha mẹ chồng/vợ của bạn rằng “Tối hôm qua chúng con đã có một bữa ăn tối rất tuyệt vời; hôm nay, chúng con muốn lũ trẻ ở nhà để tận hưởng đồ chơi mới của chúng”. Nếu họ kiên quyết đòi hỏi bạn phải đến thăm, bạn nên tìm kiếm sự thỏa hiệp chẳng hạn như mời họ đến nhà bạn.

Giành được Niềm tin của Cha mẹ Chồng/Vợ[sửa]

  1. Nhận thức nỗi sợ của họ.[3] Khi cha mẹ trông thấy con của họ trưởng thành, họ sẽ lo lắng hơn vì nghĩ rằng họ sẽ ngày càng trở nên xa cách với con của họ. Cha mẹ luôn muốn được tích cực tham gia vào cuộc sống của con cái mình tại bất kỳ độ tuổi nào. Khi con của họ kết hôn, họ cảm thấy như thể họ đang mất đi đứa con của mình. Nỗi sợ này chỉ là một phần của sự sợ hãi to lớn hơn trong việc đánh mất quyền kiểm soát cuộc sống khi họ ngày càng lớn tuổi và trở nên yếu đuối hơn về mặt thể chất, và đôi khi là già yếu đi.
    • Đề cập đến sự sợ hãi của họ một cách trực tiếp.[6] Họ sẽ không bước đến trước mặt bạn và nói rằng họ lo sợ sẽ mất liên lạc với con của họ, hoặc mất đi tình cảm mà chúng dành cho họ. Tuy nhiên, bạn nên bảo đảm với cha mẹ chồng/vợ của bạn rằng họ vẫn là một phần trong cuộc sống của chồng/vợ bạn. Bạn có thể khuyến khích người bạn đời của bạn tái củng cố điều này với họ.
    • Thực hiện lời hứa của mình. Thường xuyên cùng vợ/chồng đến thăm cha mẹ vợ/chồng, và mời họ đến họp mặt gia đình, tham dự vào ngày lễ, ngày kỷ niệm, và những dịp đặc biệt khác.
  2. Dành thời gian với cha mẹ vợ/chồng của bạn. Tiếp xúc với một người nào đó hoặc một vật gì đó trong thời gian dài có thể giúp bạn xây dựng tình cảm. Đặc biệt, bạn không nên tránh mặt cha mẹ vợ/chồng bạn. Khi người bạn đời của bạn yêu cầu đến thăm họ, bạn nên dành thời gian để thực hiện điều này và hãy nhớ giao tiếp với họ. Theo thời gian, cha mẹ vợ/chồng của bạn cũng sẽ trở nên thoải mái hơn với bạn khi họ dần hiểu bạn nhiều hơn.[2]
    • Thường xuyên cùng vợ/chồng đến thăm cha mẹ vợ/chồng, và mời họ đến họp mặt gia đình, tham dự vào ngày lễ, ngày kỷ niệm, và những dịp đặc biệt khác.
  3. Giúp đỡ cha mẹ vợ/chồng.[1] Khi con người già đi, họ thường cần đến sự giúp đỡ trong việc bảo trì nhà cửa như quét lá, cắt cỏ, và lắp đặt hoặc tháo máy điều hòa không khí gắn tại cửa sổ khi thời tiết thay đổi. Bạn nên giúp đỡ họ khi họ cần. Không nên chỉ chờ đợi họ mở lời nhờ bạn trước; hãy chủ động tiếp cận họ và nói rằng “Con muốn sang nhà và giúp cha/mẹ thay dầu máy. Cuối tuần sau con sang được không?”. Phương pháp này sẽ khiến họ yêu mến bạn hơn và cảm thấy rằng bạn cũng có khả năng chăm sóc con của bạn.
  4. Tặng quà cho họ.[1] Không nên chỉ tặng quà vào ngày Giáng sinh và sinh nhật. Trừ khi bạn thường xuyên đến thăm họ, hãy tìm kiếm một thứ gì đó có ý nghĩa sâu sắc mà cha mẹ chồng/vợ của bạn sẽ thích. Biết rõ thói quen sưu tập của họ sẽ khá có ích. Ví dụ, nếu cha chồng/vợ của bạn thích chơi golf, bạn có thể mua cho ông ấy một chiếc mũ golf mới hoặc một bộ banh golf khi bạn đi công tác. Nếu mẹ chồng/vợ của bạn thích làm bánh hoặc nấu ăn, bạn có thể mua cho bà ấy sách dạy nấu ăn sử dụng nguyên liệu cao cấp, sang trọng để bà ấy nấu một món ăn ngon nào đó.
    • Bạn nên tặng quà nhân ngày kỷ niệm hoặc bất kỳ một dịp đặc biệt nào đó.
  5. Tìm kiếm điểm tương đồng – thú vui, thói quen, hoặc sở thích – và chia sẻ chúng với cha mẹ chồng/vợ của bạn. Ví dụ, bạn có thể đọc một quyển sách trên kệ sách trong nhà của họ vào lần sau khi bạn đến thăm họ.[1] Đây không chỉ là hành động khá tốt để bạn loại bỏ sự nhàm chán trong quá trình họp mặt gia đình, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện rằng bạn trân trọng và quan tâm đến những điều mà cha mẹ chồng/vợ của bạn yêu thích.
    • Nếu cha chồng/vợ của bạn thích chơi golf, bạn có thể mời ông ấy đến tham gia chơi golf tại sân golf 9 lỗ. Nếu ông ấy thích bóng chày, hãy mua một vài tấm vé và mời ông ấy đi xem bóng cùng bạn, hoặc mời mẹ chồng/vợ và chồng/vợ bạn thực hiện một chuyến đi chơi gia đình.
    • Nếu mẹ chồng của bạn thích làm vườn, bạn nên đến nhà bà ấy để giúp bà ấy nhổ cỏ trong vườn và gieo hạt giống. Khi đến mùa thu hoạch, bạn có thể giúp mẹ chồng nhổ rau củ.
  6. Hòa hợp với vợ/chồng bạn.[7] Bạn nên chắc chắn rằng vợ/chồng bạn đủ hạnh phúc để thể hiện điều tốt đẹp. Mặc dù kỳ vọng rằng mối quan hệ của bạn sẽ luôn hoàn hảo trong mọi thời điểm không phải là điều thực tế, giữ gìn sự cân bằng trong mối quan hệ là cách tuyệt vời để tạo niềm tin ở cha mẹ chồng/vợ. Duy trì sự giao tiếp cởi mở, dành tình yêu thương cho nhau, và trò chuyện với nhau như một đội.

Lời khuyên[sửa]

  • Mỉm cười khi bạn trông thấy họ.
  • Không nên sợ khi phải nhờ họ giúp đỡ nếu bạn cần.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên đồng ý cố gắng giải quyết vấn đề trong gia đình của nhà chồng/vợ. Hành động này sẽ làm tăng thêm mức độ căng thẳng.
  • Cố gắng không không thực hiện bất kỳ một giao dịch tài chính nào với họ. Tiền bạc có thể hủy hoại mối quan hệ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây