Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trở thành người bạn tốt
Từ VLOS
Mọi người đều muốn có bạn bè. Nếu bạn có một người bạn tốt trong cuộc sống, bạn sẽ muốn duy trì tình bạn bền vững với người đó. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc về điều bạn cần thực hiện để là người bạn tốt. Để có thể trở thành người bạn đồng hành “chất lượng”, bạn nên hỗ trợ bạn của mình vào lúc vui cũng như lúc buồn. Thường xuyên dành thời gian cho họ, và giữ liên lạc với họ bất kể khoảng cách. Cuối cùng là cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp để tránh gây hiểu nhầm và tranh cãi.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hỗ trợ bạn của bạn[sửa]
-
Vui
mừng
trước
thành
tựu
của
người
bạn
đó.
Nếu
bạn
muốn
trở
thành
người
bạn
biết
ủng
hộ,
một
trong
những
yếu
tố
quan
trọng
nhất
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
là
trở
nên
vui
mừng
trước
thành
tựu
của
người
đó.
Hãy
cố
gắng
trở
thành
người
hâm
mộ
cuồng
nhiệt
nhất
của
họ.
Tán
thưởng
thành
tựu
của
họ
và
không
được
đố
kỵ.[1]
- Sự đố kỵ thường khiến bạn khó có thể ăn mừng thành công của người khác, ngay cả khi bạn xem họ là một người bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải có khả năng cổ vũ cho bạn của bạn. Con người thường muốn ở cạnh người tích cực, người khiến họ cảm thấy tốt đẹp về bản thân. Ngay cả khi bạn cảm nhận sự ghen tị đang nhói lên trong lòng, bạn nên cố gắng vượt qua cảm giác này và cung cấp lời "Chúc mừng" chân thành. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi thực hiện điều này. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng vui mừng cho người khác sẽ ít mệt mỏi hơn là nuôi dưỡng sự đố kỵ.
- Không nên chỉ chúc mừng người đó khi họ đạt được thành tựu to lớn hoặc trải qua giai đoạn quan trọng. Bạn nên nhớ khen ngợi bạn của bạn trước những điều nhỏ nhặt họ thực hiện mà bạn trân trọng. Bạn nên nhắc người đó nhớ về phẩm chất tốt đẹp của mình. Ví dụ, bạn có thể nói theo kiểu "Tớ rất thích cách cậu mỉm cười", hoặc "Tớ rất trân trọng việc cậu luôn ghi nhớ ngày sinh nhật của mọi người".
-
Lắng
nghe
bạn
của
bạn
khi
họ
cần.
Lắng
nghe
là
nền
tảng
của
tình
bạn
tốt.
Nếu
bạn
biết
rằng
người
đó
đang
gặp
phải
một
ngày
tồi
tệ,
bạn
nên
đề
nghị
được
phép
lắng
nghe
người
ấy
trút
bầu
tâm
sự.
Bạn
không
cần
phải
cung
cấp
giải
pháp
hoặc
thậm
chí
là
lời
khuyên
cho
họ.
Chỉ
cần
cho
phép
họ
bộc
lộ
cảm
xúc
của
mình
mà
không
phán
xét.
- Nếu bạn không biết nói gì khi lắng nghe, bạn nên cố gắng lắng nghe một cách tích cực. Phương pháp này sẽ giúp đối phương cảm thấy cởi mở hơn trong việc bộc lộ cảm xúc với bạn. Bạn có thể lặp lại điều mà người đó nói sau khi họ kết thúc, khuyến khích họ cho bạn biết thêm chi tiết nếu cần. Ví dụ, bạn có thể nói "Cậu thật sự đang cảm thấy rất căng thẳng về cách cư xử của anh trai cậu khi anh ấy đến thăm cậu phải không?".
- Bạn nên nhớ rằng, mặc dù lắng nghe rất quan trọng, bạn sẽ không muốn kết thúc bằng tình bạn một chiều. Nếu bạn có cảm giác như thể bạn của bạn thường xuyên yêu cầu bạn lắng nghe họ, nhưng không bao giờ có mặt vì bạn, bạn nên tái đánh giá tình bạn của mình. Trở thành người bạn tốt là điều quan trọng, nhưng bạn không nên kết thúc trong tình huống mà một người nào đó chỉ đang lợi dụng lòng tốt của bạn. Nếu bạn lắng nghe người đó tâm sự, người đó cũng cần phải biết lắng nghe khi bạn cần.
-
Ghi
nhớ
sự
kiện
quan
trọng.
Điều
nhỏ
nhặt
sẽ
giúp
xây
dựng
nền
tảng
của
tình
bạn
bền
vững.
Bạn
nên
nỗ
lực
ghi
nhớ
sự
kiện
quan
trọng
trong
cuộc
sống
của
người
bạn
đó,
như
ngày
sinh
nhật,
ngày
kỷ
niệm,
v.v.[1]
- Luôn ghi nhớ ngày sinh nhật của người đó. Thiết lập nhắc nhở trong điện thoại thông minh sẽ khá hữu ích. Bạn không cần thiết phải tặng món quà to tát mỗi năm. Tuy nhiên, bạn của bạn sẽ rất cảm kích khi bạn gọi điện hoặc gửi thiệp chúc mừng.
- Có phải bạn của bạn còn có những sự kiện to lớn và quan trọng khác? Ngay cả sự kiện buồn bã cũng xứng đáng để ghi nhớ. Ví dụ, nếu người đó đã mất đi người thân yêu, lễ tưởng niệm ngày mất của người đó sẽ khá khó khăn. Bạn nên ghi nhớ điều này, và nhắn tin cho bạn của bạn để cho họ biết rằng bạn sẽ luôn có mặt nếu họ muốn trò chuyện.
-
Sở
hữu
lòng
trung
thành.
Trung
thành
là
khía
cạnh
rất
quan
trọng
của
tình
bạn
bền
vững.
Đố
kỵ,
ghen
tị,
cay
độc,
và
thiếu
tin
tưởng
đều
là
những
cảm
xúc
tiêu
cực
có
thể
ảnh
hưởng
đến
khả
năng
duy
trì
sự
trung
thành
của
bạn.
Bạn
nên
cố
gắng
vượt
qua
chúng
và
phấn
đấu
xây
dựng
lòng
trung
thành
cơ
bản.[2]
- Tránh nói xấu sau lưng bạn của bạn. Ngay cả khi bạn đang tức giận hoặc buồn bực về một điều gì đó mà người đó đã thực hiện, bạn nên tránh trút giận lên họ. Thay vào đó, hãy viết nó ra giấy và sau đó, khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn nên trực tiếp nói chuyện với người đó về vấn đề.
- Sẽ khó để đối phó với cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến lòng trung thành. Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ lợi ích của việc vượt qua chúng. Điều gì quan trọng hơn về lâu dài? Thỏa mãn cảm giác đố kỵ trong giây lát bằng cách nói xấu về bạn của bạn, hay là xây dựng sự gắn bó vững chắc suốt đời?
- Tuy nhiên, lòng trung thành, tương tự như lắng nghe, cũng có giới hạn riêng. Mặc dù bạn cần phải trung thành với bạn của bạn và ủng hộ quyết định của họ, bạn không cần phải trung thành một cách mù quáng với người cư xử tệ hại. Ví dụ, nếu người đó gây tổn thưởng cho cảm xúc của một người bạn mà cả hai cùng quen biết, bạn không nên bảo vệ bạn của bạn ngay lập tức. Bạn cần phải nói thẳng với họ rằng hành vi của họ đã vượt quá giới hạn của bạn hoặc của người khác.
- Luyện tập Quy tắc Vàng. Quy tắc Vàng cho rằng bạn cần phải đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Khi tương tác với bạn bè, hãy ngừng lại và suy nghĩ về hành động của mình. Nếu bạn có cảm giác như thể bạn không đối xử tốt với người đó, bạn nên cân nhắc về cảm xúc của bản thân khi bạn bị đối xử theo cách tương tự. Nếu bạn không đánh giá cao cách đối đãi mà bạn đang thể hiện, bạn nên ngừng lại.[1]
Dành thời gian cho bạn của bạn[sửa]
-
Tham
gia
thực
hiện
sở
thích
chung.
Thông
thường,
tình
bạn
sẽ
được
xây
dựng
dựa
trên
sở
thích
chung.
Nếu
có
bất
kỳ
yếu
tố
nào
khiến
bạn
và
người
đó
tiến
lại
gần
nhau
hơn
trong
thời
gian
đầu,
quay
về
với
nó
sẽ
giúp
củng
cố
sự
gắn
bó
của
cả
hai.[2]
- Ví dụ, nếu bạn và người đó gặp nhau tại câu lạc bộ sách, bạn nên đồng ý đọc quyển sách tương tự. Bạn có thể gặp nhau một tuần mỗi lần để thảo luận về sách. Bạn của bạn sẽ muốn được chia sẻ trải nghiệm này với bạn.
- Bạn cũng có thể cùng nhau theo đuổi sở thích. Ví dụ, nếu cả hai gặp nhau tại lớp học tiếng Anh trong trường đại học, bạn nên cân nhắc cùng nhau tham dự câu lạc bộ tiếng Anh. Hai bạn có thể giúp nhau xây dựng kỹ năng ngôn ngữ của mình.
-
Dành
ưu
tiên
cho
tình
bạn.
Khi
thời
gian
trôi
qua,
thỉnh
thoảng,
tình
bạn
sẽ
tuột
dốc.
Việc
học,
việc
làm,
mối
quan
hệ
tình
cảm,
và
mọi
cam
kết
khác
có
thể
gây
căng
thẳng
cho
tình
bạn
của
bạn.
Tuy
nhiên,
nếu
bạn
muốn
trở
thành
một
người
bạn
tốt,
bạn
nên
dành
ưu
tiên
cho
tình
bạn
trong
cuộc
sống.[3]
- Thực tế là khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, bạn sẽ không thể gặp mặt bạn bè mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn nên nỗ lực gặp gỡ nhau một cách thường xuyên. Thiết lập thời gian gặp mặt cụ thể sẽ khá hữu ích. Ví dụ, hai bạn có thể cùng đi ăn tối vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng.
- Một điều mà bạn nên ghi nhớ là bạn không nên dành ưu tiên cho người không dành ưu tiên cho bạn. Bạn sẽ không muốn kết thúc bằng tình bạn một chiều. Nếu bạn thường xuyên là người liên lạc và lên kế hoạch với một người nào đó, tốt nhất là bạn nên giảm thiểu liên lạc với họ. Bạn có thể cố gắng trở thành người bạn tốt đối với người biết trân trọng sự hiện diện của bạn.
- Ngay cả khi thời gian chính là vấn đề, bạn vẫn có thể tìm cách để liên lạc. Nhiều người nhận thấy rằng họ có khả năng giữ liên lạc thông qua mạng xã hội khi cuộc sống trở nên hối hả. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể gọi điện cho bạn bè để tán gẫu nếu bạn quá bận để có thể thường xuyên đi chơi với nhau.
-
Cười
cùng
nhau.
Con
người
thường
có
xu
hướng
gắn
bó
hơn
khi
họ
cười
vang
cùng
nhau.
Bạn
của
bạn
sẽ
yêu
thích
sự
đồng
hành
của
bạn
nhiều
hơn
nếu
cả
hai
luôn
luôn
cười
vang.
Bạn
nên
cố
gắng
biến
nụ
cười
thành
ưu
tiên
hành
đầu
khi
đi
chơi.[4]
- Xem phim hài hước với người đó hoặc đi đến câu lạc bộ hài kịch.
- Gây cười cho đối phương. Đừng ngần ngại khi phải trở nên ngớ ngẩn hoặc lố bịch. Người bạn thật sự sẽ không phán xét bạn vì đã bộc lộ mặt chưa chín chắn của mình.
- Mặc dù nụ cười rất quan trọng, bạn không nên cười nhạo người khác. Bạn sẽ không muốn xây dựng tình bạn dựa trên sự khinh miệt lẫn nhau hoặc thù địch. Người sẵn sàng cười vang và phán xét người khác trước mặt bạn cũng không phải là người bạn tốt.
- Giữ liên lạc bất kể khoảng cách. Không may mắn thay, đôi khi, khoảng cách khiến bạn bè tốt phải chia lìa. Trong trường hợp này, bạn nên nỗ lực giữ liên lạc. Nếu bạn của bạn chuyển đến nơi khác để đi học hoặc đi làm, bạn có thể thường xuyên gọi điện hoặc Skype với họ. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch gọi điện vào ngày thứ Năm cách tuần. Bạn cũng có khả năng giữ liên lạc với bạn của bạn thông qua nhiều trang mạng xã hội, như Facebook và Twitter.
Giao tiếp với bạn của bạn[sửa]
-
Tránh
cung
cấp
lời
khuyên.
Có
thể
bạn
sẽ
cảm
thấy
rằng
trở
nên
tử
tế
có
nghĩa
là
luôn
nói
cho
bạn
của
bạn
biết
cách
để
sửa
chữa
vấn
đề.
Tuy
nhiên,
hành
động
này
có
thể
khiến
tình
bạn
trở
nên
bất
cân
đối.
Bạn
luôn
là
người
sở
hữu
lời
giải
đáp,
trong
khi
người
đó
luôn
là
người
gặp
vấn
đề.
Không
chỉ
vậy,
mỗi
khi
người
đó
mở
lòng
với
bạn,
không
nhất
thiết
là
họ
đang
tìm
kiếm
lời
khuyên.
Thỉnh
thoảng,
con
người
chỉ
muốn
trút
bầu
tâm
sự
và
không
muốn
nhận
sự
hướng
dẫn.[5]
- Chỉ cần cho phép người đó nói. Cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe bằng cách cung cấp gợi ý phi ngôn ngữ, như mỉm cười và gật đầu, để truyền tải thông điệp là bạn đang chú ý. Thỉnh thoảng, lặp lại lời nói của họ để bảo đảm rằng bạn hiểu rõ mọi thứ.
- Bạn cũng nên giúp bạn của bạn phát triển ý tưởng thông qua ý kiến của bạn. Bạn nên đưa ra câu hỏi như "Bạn nghĩ chúng ta nên làm gì?", hoặc "Bạn có biết phải tiến hành như thế nào không?".
- Trong sự kiện mà bạn thật sự lo lắng về quyết định của người đó, bạn có thể nêu lên sự lo ngại của mình. Ví dụ, nếu đối phương đang cân nhắc thực hiện một hành động nguy hiểm hoặc phi pháp nào đó, bày tỏ sự lo ngại không phải là ý tồi.
-
Đừng
tính
toán.
Một
người
bạn
tốt
sẽ
không
khiến
người
khác
có
cảm
giác
như
thể
họ
mắc
nợ
bạn.
Bạn
không
nên
tính
toán
xem
ai
đã
tặng
món
quá
sinh
nhật
tuyệt
vời
nhất
hoặc
ai
là
người
đã
giúp
đỡ
người
còn
lại
trong
lần
gần
nhất.
Bạn
nên
thực
hiện
những
điều
tốt
đẹp
cho
bạn
của
bạn
chỉ
vì
bạn
trân
trọng
người
đó,
chứ
không
phải
như
là
cách
để
bạn
được
đền
ơn.[1]
- Con người thường ngăn cách bản thân đến với tình bạn thông qua rào cản nhỏ nhặt. Ví dụ, có lẽ bạn sẽ có cảm giác như thể bạn không nên mời người đó đi chơi vào tối thứ Bảy vì bạn đã làm điều này vào tuần trước. Trong suy nghĩ của bạn, bây giờ đã đến lượt người đó mời bạn. Tuy nhiên, một vài người chỉ đơn giản là không giỏi lên kế hoạch và thích được làm theo điều người khác làm. Bạn của bạn không mắc nợ bạn một lời mời vì bạn đã nới rộng nó thêm cho họ.
- Cố gắng nhớ rằng cả hai bạn sở hữu điểm mạnh khác nhau. Ví dụ, có lẽ bạn sẽ có cảm giác như thể bạn luôn là người tổ chức sự kiện, nhưng có thể bạn của bạn là người thường xuyên đem bánh quy đến và giúp bạn dọn dẹp.
-
Cho
người
đó
biết
khi
họ
đã
sai.
Trở
thành
bạn
tốt
có
nghĩa
là
đôi
khi,
bạn
phải
nói
ra
sự
thật
phũ
phàng.
Bạn
không
phải
đang
cố
gắng
trở
nên
tử
tế
bằng
cách
cho
phép
người
đó
lặp
lại
sai
lầm
cũ.
Khi
bạn
nhận
thấy
người
đó
làm
sai
hoặc
chuẩn
bị
phạm
lỗi,
bạn
nên
nói
cho
họ
biết.
Mặc
dù,
có
lẽ
bạn
sẽ
cảm
thấy
tồi
tệ
trong
khoảnh
khắc
đó,
về
lâu
dài,
họ
sẽ
đánh
giá
cao
sự
trung
thực
của
bạn.[3]
- Bạn không cần phải tỏ thái độ xấu tính khi nói cho người đó biết rằng họ đã sai. Thật ra, bạn nên đề cập đến tình huống bằng tình yêu thương. Bạn nên nói theo kiểu "Tớ lo lắng về cách cậu nói về người khác. Tớ biết cậu tốt hơn thế, và tớ ước cậu sẽ ít tiêu cực hơn đối với những người không có mặt trong thời điểm này".
- Nhắc lại rằng bạn quan tâm đến người đó sau khi cho họ biết họ đã sai. Bạn có thể nói "Tớ chỉ lên tiếng vì tớ quan tâm đến cậu và hành vi của cậu khiến tớ lo lắng".
-
Đối
phó
với
mâu
thuẫn
bằng
thái
độ
chín
chắn.
Mâu
thuẫn
trong
tình
bạn
là
điều
không
thể
tránh
khỏi.
Nếu
cả
hai
bạn
khá
thân
thiết
với
nhau,
hai
bạn
sẽ
chọc
giận
nhau.
Khi
đối
mặt
với
mâu
thuẫn,
bạn
nên
cố
gắng
giải
quyết
vấn
đề
theo
cách
chín
chắn.[1]
- Nếu bạn gây tổn thương cho cảm giác của người đó, hãy xin lỗi. Ngay cả khi bạn của bạn hiểu sai ý bạn, nếu họ thật sự bị tổn thương, họ xứng đáng nhận câu nói "Tớ xin lỗi" từ bạn.
- Nếu bạn đang buồn bực bởi điều mà bạn của bạn đã nói, bạn nên trực tiếp cho họ biết. Không nên nói xấu sau lưng người đó. Hành động này sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề và có thể gây căng thẳng nhiều hơn.
Lời khuyên[sửa]
- Giới thiệu bạn bè với nhau. Bạn có thể thành lập nhóm bạn vui vẻ, mạnh mẽ bằng cách giúp mọi người kết nối với nhau.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://psychcentral.com/lib/the-care-and-maintenance-of-friendship/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.tipsonlifeandlove.com/self-help/the-7-qualities-of-a-good-friend
- ↑ 3,0 3,1 http://www.huffingtonpost.com/2014/09/04/qualities-of-real-friends_n_5709821.html
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/healing-together/2010/12/keep-laughing-its-powerful-stuff/
- ↑ http://www.realsimple.com/work-life/life-strategies/inspiration-motivation/be-good-friend/stop-giving-advice