Trở thành người tốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Là người tốt không chỉ có nghĩa bạn làm gì đó cho người khác. Bạn phải chấp nhận và yêu thương bản thân mình trước khi bạn có thể truyền năng lượng tích cực cho cả hành tinh này. Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn trở thành người tốt hơn.

Các bước[sửa]

Cải thiện Bản thân[sửa]

  1. Xác định xem theo quan niệm của bản thân thì trở thành người tốt có nghĩa là như thế nào. Một số người nghĩ rằng là người tốt chỉ đơn giản là không làm hại đến ai. Nhưng vấn đề không phải lúc nào cũng nằm ở những gì bạn không làm, mà nằm ở việc bạn đã làm được những gì cho người khác. Là người tốt cũng có nghĩa là bạn cũng phải giúp tích cực giúp đỡ chính bản thân mình tương đương như khi mình giúp đỡ người khác.[1] Bạn phải quyết định xem những tính nào cần có ở một người tốt.
    • Con người lý tưởng của bạn là gì? Hãy liệt kê một danh sách những phẩm chất bạn tin có thể làm nên một người tốt lý tưởng. Bắt đầu điều chỉnh cuộc sống của mình theo những phẩm chất đó.[2]
    • Bạn đang chờ đợi được đền đáp gì đó? Bạn làm những việc như thế chỉ vì nó giúp bạn trông có vẻ là người tốt? Hay bạn làm vì thực sự muốn cho đi và giúp đỡ? Hãy ngừng giả tạo và học thái độ cho đi mà không kỳ vọng được đền đáp. [1]
  2. Chọn một hình mẫu lý tưởng. Hình mẫu lý tưởng sẽ là ví dụ để bạn học hỏi. Người ngày nên có những phẩm chất bạn muốn đạt được. Hãy nghĩ đến các phương pháp bạn có thể thể hiện những phẩm chất mình ngưỡng mộ ở họ. Suy nghĩ cách áp dụng những phẩm chất này trong công việc, những hoạt động sáng tạo bạn hay làm khi rảnh rỗi, các mối quan hệ cá nhân, chế độ ăn và phong cách sống.[2]
    • Bạn đang tìm kiếm đối tượng nào và tại sao? Họ đã khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn như thế nào, và bạn có thể làm điều tương tự như họ bằng cách nào?
    • Những phẩm chất nào bạn ngưỡng mộ ở họ? Và làm cách nào bạn có thể phát triển những phẩm chất tương tự như vậy?
    • Luôn bám sát lấy hình mẫu đó, giống như tinh thần thân thiện luôn ở bên bạn vậy. Suy nghĩ xem họ sẽ trả lời một câu hỏi hãy sẽ phản ứng như thế nào trong tình huống này, và họ làm thế nào họ có thể phản ứng theo cùng một phương pháp như thế.
  3. Ngừng so sánh bản thân mình với những người khác. Cố gắng hiểu được rằng một số người sẽ tốt hơn bạn, nhưng cũng có rất nhiều người xấu hơn bạn. Khi chúng ta tự làm bản thân mình bối rối khi so sánh bản thân mình với những người khác, chúng ta đang lãng phí thời gian và năng lượng mà đáng ra nên sử dụng để xây dựng cho những nguồn lực nội tại của mình. Hãy khen ngợi bản thân mình mỗi sáng. Tâm trạng vui vẻ sẽ giúp bạn trở thành người tích cực, có thể truyền đi nguồn năng lượng tích cực đến với thế giới.[3]
    • Bạn có những năng khiếu và tài năng độc đáo của riêng mình. Tập trung chia sẻ những năng khiếu và tài năng đó với thế giới thay vì chỉ tập trung vào tài năng của người khác.[4]
  4. Yêu mến bản thân mình. Học cách yêu mến bản thân mình ở từng khía cạnh. Luyện tập tự chấp nhận vô điều kiện. Cách duy nhất bạn có thể thực sự yêu người khác là đầu tiên phải có sự tự tin và yêu mến bản thân mình. Những gì bạn làm và những gì bạn tin tưởng phải khiến bạn và cả người khác cảm thấy vui vẻ ý nghĩa. Nếu bạn cứ cố gắng làm việc vì người khác mà không quan tâm đến bản thân mình, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy bị ức chế, tức giận và tiêu cực. Nếu bạn yêu bản thân mình, thì bạn sẽ tạo ra tác động tích cực khi bạn giúp đỡ người khác.[1]
    • Bạn đang chỉ giả vờ làm người tốt? Nếu bản thân bạn cảm thấy không thích hoặc tức giận khi giúp đỡ người khác, thì bạn có thể không phải là người tốt mặc cho tất cả những hành động bề ngoài của bạn thế nào.
  5. Hãy là chính mình. Hãy nhớ luôn là chính bản thân mình và đừng bao giờ hành xử khác đi. Đừng cố gắng trở nên giống ai đó; cứ là bản thân mình và làm những việc tốt theo cách đơn giản bạn có thể làm. Là chính mình giúp bạn trở thành người thông thái có thể mang đến sự tích cực cho thế giới này. Nó giúp bạn tập trung và hiểu được những giá trị cốt lõi của bản thân và đâu là điều quan trọng đối với bản thân mình.[5]
  6. Cầu nguyện và/hoặc thiền. Cầu nguyện đạt đến một mức năng lượng mạnh mẽ hơn hoặc thực hành thiền định có thể giúp bạn đào sâu thêm những phẩm chất mà bạn muốn thể hiện. Thiền định và cầu nguyện còn giúp bạn tìm thấy sự bình an trong nội tại và tập trung vào nội tại của chính mình.[2] Khi bạn nâng cao nhận thức của bản thân, bạn sẽ hiểu mình thực sự muốn gì và nhìn nhận mọi việc trong cuộc sống theo một cách rõ ràng. Khi bạn có được sự bình an nội tại, bạn sẽ cảm thấy tích cực hơn, từ đó trở thành một người tốt hơn.[6]
    • Tìm một nơi riêng tư và an toàn tránh khỏi các mối xao nhãng. Ngồi trong tư thế thoải mái. Loại bỏ hết mọi suy nghĩ, hít thở sâu và thật chậm. Nhìn nhận các suy nghĩ trong tâm trí của mình. Đừng cảm nhận hay phản ứng gì cả, chỉ cần nhìn nhận chúng. Nếu bạn bị phá vỡ sự tập trung, hãy đếm đến mười. Thực hành thiền cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn được rũ bỏ và tràn đầy sinh khí.[7]
  7. Tạo ra những thay đổi nhỏ. Không ai có thể thay đổi ngay lập tức. Nhưng thậm chí ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể mang đến sự khác biệt to lớn và tích cực. Đặt các mục tiêu nhỏ mỗi một hoặc hai tháng và tập trung vào một hay hai thói quen chủ chốt bạn muốn thay đổi.
    • Một ví dụ cho Mục tiêu 1: Tôi sẽ lắng nghe người khác nói, không ngắt lời họ dù bằng lời hay các cách nào khác. Nghĩ đến việc mình cảm thấy khó chịu như thế nào khi người khác bắt đầu mấp máy môi như thể họ sắp nhảy vào để ngắt lời
    • Mục tiêu 2: Tôi sẽ cố gắng nghĩ đến những việc có thể khiến người khác vui vẻ. Có thể là chia sẻ thức ăn hay đồ uống với những người khác khi họ đói hoặc khát, để ai đó ngồi chỗ ngồi bạn muốn, hoặc việc nào đó khác.
  8. Điểm lại các mục tiêu mỗi ngày. Để bắt đầu nhiệm vụ trở thành người tốt, bạn nên đọc lại danh sách và các lý tưởng của mình mỗi ngày. Biến nó trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Làm theo các hướng dẫn và tự bổ sung các bước tiến hành của mình.

Có Thái độ Tích cực[sửa]

  1. Cố gắng nhìn nhận vào mặt tốt của mọi việc. Mang đến thái độ tích cực cho từng tình huống. Sự tiêu cực chỉ làm tổn thương bạn và những người khác. Nếu bạn tiêu cực, thì nó sẽ tác động lên cách bạn đối xử với những người khác. Trí óc có thể ảnh hưởng đến những thành tựu trong cuộc sống của chính chúng ta. Nếu có chuyện gì đó xảy ra ngoài hoạch định của bạn, hãy cố gắng thay đổi những gì bạn có thể thay đổi, mỉm cười, giữ thái độ tích cực và tiếp tục tiến lên.[8]
    • Trong Motto của Christophers có nói rằng: "Thắp lên một ngọn nến vẫn tốt hơn là phàn nàn về bóng tối". Hãy là ánh sáng đó. Khi bạn gặp phải một cuộc tranh cãi, hãy cố gắng là người thay đổi chủ đề bằng một giải pháp. Đừng chỉ nói ra những gì bạn sẽ làm, mà hãy yêu cầu tất cả mọi người cùng tham gia.[9]
  2. Làm việc thiện cho ai đó. Cố gắng làm việc tốt cho người khác mỗi ngày, dù chỉ là việc nhỏ. Hành động tử tế và rộng lượng có thể có tác động to lớn. Mỉm cười, giữ cửa mở cho ai đó, trả tiền cho bữa ăn của xe phía sau ở trạm thu phí – bạn chỉ cần cố gắng làm việc gì đó để mang đến cho người khác một ngày tuyệt vời.
    • Thậm chí bạn có thể giúp đỡ những người đã từng đối xử lạnh nhạt hoặc vô tình với bạn. Thể hiện với người đã đối xử tệ bạc với bạn chính là một ví dụ của lòng nhân ái. Có thể những người khác đã luôn đối xử tệ với họ. Thay vào đó, bạn hãy trở thành người đối xử tốt bụng với những người này.[10]
  3. Chú trọng đến những việc có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn mỗi lần bạn rời nơi mình sinh sống. Mỗi lần bạn giao tiếp với thế giới bên ngoài, bạn đều có cơ hội làm việc gì đó tử tế và tích cực. Việc đó không nhất thiết phải là việc gì to tát, mà có thể chỉ là nhặt rác của ai đó vứt lại ở công viên ở nơi bạn sinh sống hoặc rác trước nhà hàng xóm. Luôn nỗ lực và tìm cách nào đó đền đáp cho thế giới. Có nhiều cách dễ dàng bạn có thể áp dụng để tạo nên thay đổi tích cực bao gồm:
    • Tái chế
    • Mua thực phẩm hữu cơ và thực phẩm nuôi trồng tại địa phương
    • Là một người chủ có trách nhiệm, dọn chất thải của thú cưng của mình [4]
    • Ủng hộ những vật dụng cũ cho các tổ chức hoặc địa điểm từ thiện thay vì đem đến các cửa hàng bán đồ cũ từ thiện.[3]
    • Đặt lại sản phẩm ở cửa hàng vào đúng chỗ thay vì để tùy tiện đâu đó
    • Đừng chiếm lấy chỗ đậu xe gần nhất, bạn có thể nhường lại chỗ đó cho người cần hơn
  4. Sống chậm lại. Đừng lúc nào cũng quá tất bật. Chậm lại và hưởng thụ những điều giản đơn. Thời gian là một phương thức giúp chúng ta sắp xếp công việc trong ngày của mình. Đôi khi bạn phải tuân theo thời gian biểu, như khi bạn đi làm hay đi đón con ở trường. Nhưng nếu bạn không phải tuân thủ theo một thời gian biểu nào, hãy học cách sống trong hiện tại.[2] Kiên nhẫn với mọi người. Nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất về họ thay vì những điều xấu xa nhất. Đừng nghĩ rằng người đã từng va vào bạn trước đây là một kẻ không ra gì; thay vì vậy, bạn nên thấu hiểu rằng người đó có thể đang bị muộn giờ làm hoặc giờ đón con.[4]
    • Đừng quá vội vàng phải đến cửa hàng mua đồ rồi về nhà ngay. Hãy tận hưởng cảnh quan khi bạn đi qua. Khi ở trong cửa hàng, hãy chú ý đến tất cả những trái cây và rau quả đầy sắc màu và rất đẹp mắt đang ở đó để cung cấp dinh dưỡng cho bạn, và bạn cần nhận ra rằng người khác không phải cũng có may mắn được hưởng những thứ như vậy. Hãy mua thêm những thực phẩm dinh dưỡng để mang đến ngân hàng thực phẩm giúp đỡ những người khác. Gợi ý cho người quản lý chỗ đang có hạ giá thực phẩm trong cửa hàng cho người nghèo.
    • Chỉ sử dụng còi xe trong trường hợp khẩn cấp. Đừng bấm còi trước một ông cụ đang phải khó khăn quan sát qua vô lăng hay ai đó đang lái xe cực chậm. Bạn nên hiểu rằng người lái xe đang phải dành nhiều thời gian như vậy để không làm chính mình hoặc những người khác bị thương. Nếu họ đã từng vượt xe của bạn, thì cũng nên hiểu cho họ vì có thể họ đang vội vã do có việc gì đó quan trọng. Thậm chí nếu không phải như vậy, vì sao bạn lại thích dồn thêm cảm giác tiêu cực đã sẵn trong người?[10] Tức giận chỉ sinh ra tức giận mà thôi.
  5. Thực hành tha thứ. Tha thứ cho ai đó có thể khá khó khăn. Bạn nên hiểu rằng họ đều là con người và phạm sai lầm từ đó bạn mới có thể xóa đi cảm giác tiêu cực để có thể tha thứ cho họ và tiếp tục tiến lên phía trước.[11] Khi bạn tha thứ, bạn xóa bỏ đi được cảm giác khó chịu, nguyên nhân gây ra tức giận, không thoải mái và rối loạn. Tha thứ cũng giúp bạn thêm yêu thương mọi người.[3]
  6. Hãy thành thật. Nói dối sẽ phá hủy lòng tin và các mối quan hệ. Thay vì nói dối, hãy thành thật với những người ở quanh bạn.[11] Người tốt đều thành thật và thẳng thắn với những gì họ cảm nhận và suy nghĩ. Nói chuyện với những người làm bạn khó chịu, thay vì nói dối và kéo những người khác vào vấn đề. Đừng chủ động gây hấn.[12]
    • Chính trực. Nói những điều có ý nghĩa. Nếu bạn nói mình sẽ làm gì đó, thì hãy làm đúng theo lời hứa đó. Nếu có tình huống nào đó phát sinh khiến bạn không thể thực hiện, thì nên thành thật và thẳng thắn nói cho mọi người biết.[12]
    • Thành thực không có nghĩa là trở nên khiếm nhã hoặc hung hăng.
  7. Biến những cử chỉ nhỏ trở thành thói quen hằng ngày. Hãy làm những việc đơn giản, như cười với mọi người hoặc giữ cửa mở cho người lạ, những việc đó sẽ giúp bạn trở thành người tốt hơn. Sẽ nhanh thôi, những hành động nhỏ bé tử tế như thế sẽ thành thói quen mà bạn thậm chí không cần phải nghĩ tới.
  8. Có lòng đồng cảm. Bạn nên hiểu rằng sự tử tế, thấu hiểu và yêu thương trong cách bạn đối xử với những người khác chủ yếu là kết quả từ tình yêu và thái độ quan tâm của bạn đến người khác. Cố gắng đặt bản thân mình vào hoản cảnh của họ và nhìn nhận mọi việc từ khía cạnh của họ.[2] Hãy hỏi bản thân mình, "Mình sẽ cảm thấy thế nào nếu mình là họ?" Bạn sẽ dễ dàng hành xử với sự cân nhắc đến vị trí của họ. Điều này sẽ được thể hiện trong từ ngữ và hành động của bạn. Tử tế không phải là vấn đề nhìn bạn tử tế với người khác, mà hơn thế là những người khác được hưởng gì từ những hành động rộng lượng của bạn.
    • Nếu bạn chỉ đơn thuần là cố gắng trở thành người biết cách ngoại giao thì không có ích gì cả. Đừng áp dụng kiểu chính sách như là, "Gì cũng được miễn là có cuộc sống yên bình".

Tương Tác Với Người Khác[sửa]

  1. Chấp nhận tất cả mọi người ở bên cạnh bạn. Một phẩm chất nữa của người tốt là không phán xét. Bạn chấp nhận mọi người, không kể dân tộc, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, nhận dạng giới tính, hay nền văn hóa nào. Nhìn nhận rằng mọi người đều có cảm xúc, mỗi người đều tồn tại và nên được đối xử tôn trọng mọi lúc.
    • Tôn trọng người lớn tuổi. Cần hiểu rằng một ngày nào đó bạn cũng già đi và sẽ cần đến giúp đỡ. Lần tới khi bạn đến trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe, hoặc bất cứ đâu, bạn nên nhìn xem có người già nào đang xoay xở làm việc gì đó không, ví dụ như họ phải mang đồ gì đó hay chất đồ lên xe hay không. Hỏi họ, "Để cháu giúp bác nhé?" Chính như vậy là bạn đang làm thể hiện hành động tuyệt vời với những người cao tuổi. Đôi khi bạn có thể gặp người nào đó từ chối lời đề nghị giúp đỡ; bạn chỉ cần đơn giản nói là, "Cháu hiểu rồi ạ, chúc bác một ngày tốt lành". Hoặc khi bạn đi ra ngoài và nhìn thấy người già đứng một mình, hãy chào họ với một nụ cười hòa nhã và hỏi – họ có khỏe không. Chỉ cần ghi nhận ai đó là bạn cũng đã mang đến cho họ một ngày tuyệt vời rồi.
    • Thể hiện sự quan tâm yêu thương với những người có vấn đề về trí não. Họ cũng là những con người có cảm xúc. Hãy nở nụ cười thật tươi với họ và đối xử với họ như một con người. Nếu những người khác cười cợt hoặc cười nhạo hành động của bạn với những người khuyết tật, đừng để ý đến họ và chỉ cần chú ý đến những người bạn thực sự là bạn bè của bạn.
    • Đừng phân biệt chủng tộc, ghê sợ đồng tính hay khắt khe với những tôn giáo khác. Thế giới vô cùng đa dạng. Bạn nên học hỏi từ người khác và trân trọng sự khác biệt.
  2. Kiểm soát cơn giận của mình. Khi bạn tranh cãi với ai đó, bạn nên cố gắng điều khiển cơn giận của mình. Đừng giấu giếm hoặc khiếm nhã khi bạn tranh cãi với bạn bè của mình. Hãy nói chuyện với họ và tìm hướng giải quyết. Tốt nhất đừng nên đem lửa đọ lửa, bạn nên để cả hai người có thời gian suy nghĩ kỹ càng. Nói với họ, "Tớ muốn giải quyết chuyện này với cậu, vì cậu là người bạn tốt. Hãy dành thêm thời gian và suy nghĩ về chuyện này nhé".
    • Đừng đổ lỗi cho người khác. Hãy chấp nhận những chuyện thuộc về lỗi lầm của bạn, nói với mọi người về những việc họ làm khiến bạn buồn. Nhưng nếu bạn đỗ lỗi cho người khác thì bạn chỉ càng làm tăng thêm sự tiêu cực và cảm giác tức giận.[11]
    • Nếu bạn không thể xóa bỏ cơn giận của mình, hãy cố gắng viết ra những cảm xúc của mình, thiền định hoặc sắp xếp lại những suy nghĩ trong đầu.[3]
    • Đừng cố gắng uốn nắn người khác khi họ đang giận bằng những lời lẽ vô lý. Chỉ cần lắng nghe với thái độ quan tâm và giữ im lặng. Nói với họ rằng, "Tớ rất tiếc vì cậu cảm thấy như thế này, tớ có thể làm gì cho cậu không?"
  3. Khen ngợi người khác. Nói những điều tốt đẹp với người khác là cách dễ dàng giúp lan tỏa sự tích cực. Bạn có thể khen ngợi mái tóc mới cắt của đồng nghiệp hay con chó của một người lạ.[10] Khen ngợi những người bạn mà bạn có thể ghen tị với họ. Chỉ cho đi lời khen khi bạn có được sự tôn trọng, và bạn cũng mong muốn có được sự tôn trọng như vậy với những thành tựu bạn đạt được.
  4. Là một người biết lắng nghe hơn. Mọi người hiếm khi dành thời gian để lắng nghe người khác. Ai cũng muốn cảm thấy mình quan trọng và người khác hứng thú với vấn đề của họ. Hãy dành thời gian lắng nghe mọi người.[11] Hãy dõi theo những gì mọi người đang nói. Đừng bị xao lãng với những gì xảy ra xung quanh hoặc nghịch điện thoại.[2] Tham gia cùng với người đó và tham gia vào cuộc trò chuyện. Hãy hỏi những câu hỏi liên quan chủ đề đang nói chuyện; thông qua đó họ sẽ biết được bạn đang chú ý đến họ.
  5. Trân trọng những thành công và phẩm chất tốt đẹp của người khác. Hãy tử tế và rộng lượng với mọi người, yêu mến họ với chính con người họ. Trân trọng khi họ có những điều tốt đẹp và đừng tỏ ra ghen tị. Luôn hỗ trợ và khuyến khích mọi người.[2]
    • Cảm giác ghen tị rất khó vượt qua. Bạn nên cố gắng nhìn nhận rằng bạn không phải có cùng mọi thứ giống như mọi người. Cố gắng dập tắt cảm giác ghen tị với mọi người.
  6. Trở thành hình mẫu. Hãy sống sao cho cuộc sống của mình có thể tạo cảm hứng cho người khác. Chia sẻ cuộc sống và những triết lý sống của mình của với mọi người. Tìm một người làm hình mẫu để noi theo. Thận trọng với cách sống của mình để có thể khiến người khác tự hào. Trao lại cho những người trẻ những giá trị đạo đức tốt đẹp để noi theo và dạy cho họ về tầm quan trọng của những bài học đạo đức. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy như thể nỗ lực của bạn không có giá trị gì cả, nhưng bạn nên hiểu rằng bạn đã gieo hạt giống tốt vào tâm trí họ và cần thời gian để nó phát huy tác dụng.
    • Bắt đầu từ những việc nhỏ. Tham gia chương trình Anh Chị Cả, làm tình nguyện viên đào tạo đội thể thao thiếu nhi, dạy học hoặc trở thành hình mẫu cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.[11]
  7. Chia sẻ. Chia sẻ những gì mình có, sự tích cực và niềm hạnh phúc. Đừng keo kiệt tình cảm. Hãy luôn rộng lượng và khuyến khích mọi người. Chia sẻ kiến thức. Chia sẻ cơ hội. Chia sẻ thời gian của mình.[2]
    • Chia sẻ thức ăn với người khác. Đừng bao giờ lấy miếng bánh pizza to nhất hoặc miếng thịt to nhất.
  8. Tôn trọng mọi người. Đối xử công bằng với mọi người. Bạn nên đối xử tử tế, đừng keo kiệt hay khiếm nhã với người khác, thậm chí khi họ bất đồng với bạn. Đừng bắt nạt người khác. Thay vì vậy, bạn nên đứng lên bảo vệ những người bị bắt nạt.
    • Đừng nói xấu sau lưng người khác. Bạn nên là một người thông thái. Nếu bạn có vấn đề với ai đó, cần đối diện với họ với sự tôn trọng. Đừng kể lể những chuyện xấu xí về họ khi họ không có mặt ở đó.
    • Đừng đánh giá người khác một cách bất công. Bạn không biết hoàn cảnh xung quanh họ. Hãy cho người khác quyền được nghi ngờ và tôn trọng lựa chọn của họ.[2]
    • Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Hãy nhớ quy tắc vàng. Truyền năng lượng vào hành tinh bạn muốn nhận lại.
    • Tôn trọng cả môi trường xung quanh bạn. Đừng ném rác xuống sàn, đừng cố tình bày bừa mọi thứ lên, và đừng nói quá to hay tỏ ra ghê tởm. Hãy tỏ ra tôn trọng vì mọi người đều đang cùng chia sẻ không gian chung như bạn.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể mắc sai lầm, nhưng đừng bao giờ lặp lại cùng một sai lầm. Hãy học từ lỗi lầm của mình và giúp bản thân trưởng thành mạnh mẽ như một con người thực thụ.
  • Hãy nhớ rằng, hạnh phúc là một trạng thái của trí não. Điều duy nhất trên thế giới chúng ta có thể kiểm soát là chính bản thân chúng ra, nên bạn hãy chọn niềm vui và kiểm soát bản thân mình bằng cách duy trì thái độ tinh thần tích cực một cách có chủ ý.
  • Khi có người cố gắng xúc phạm bạn, đừng nói lại hay kìm nén trong lòng. Thay vì vậy, hãy cười lên hoặc bỏ qua nó đi, hay đơn giản là nói rằng bạn rất tiếc vì họ cảm thấy như vậy. Hành động đó sẽ thể hiện rằng bạn quá thông minh và sẽ không hạ mình xuống cùng mức với họ, bạn sẽ ngăn không biến mình thành một người hung hăng, một người xấu. Đó là chưa kể đến, khi thấy bạn đã xử lý tình huống đó tốt như thế nào, thì người hung hăng kia có thể thừa nhận họ sai hoặc không còn hứng thú xúc phạm bạn nữa.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhớ rằng bạn vẫn là con người – miễn là bạn còn sống, bạn vẫn có xu hướng đôi khi mắc sai lầm; điều đó không sao cả. Cứ cố gắng hết mình, và nếu đôi khi bạn mắc lỗi hoặc không tử tế như bạn vẫn đối xử, chỉ cần bắt bản thân mình tập trung suy nghĩ đến người khác cũng như suy nghĩ về chính bản thân mình.
  • Miễn là có thể, bạn nên cố gắng có khiếu hài hước về những việc như thế này – cả liên quan đến những lỗi lầm bạn mắc phải và cả những hy sinh bạn nghĩ mình sẽ cần phải có để trở thành người tử tế.
  • Hiểu rằng bạn có thể cảm thấy trên thực tế, để trở thành người tử tế và thấu hiểu khó hơn nhiều so với trên lý thuyết – nhưng bạn chỉ cần cố gắng tiếp tục thực hiện.
  • Nếu có ai đó nhờ bạn giúp đỡ và đó là việc họ nên tự mình làm - đừng bao giờ làm! Đó là gian lận và đơn thuần bạn đã dạy người đó rằng gian lận cũng không có vấn đề gì cả.
  • Những lĩnh vực có liên quan đến người khác bạn có thể dễ dàng áp dụng để cải thiện bản thân chính là trong những việc bạn ít khi sẵn sàng thừa nhận rằng mình sai; đó chính xác là lý do tại sao bạn có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc có thể đối diện với việc mình làm sai hoặc việc làm đi ngược với cách bạn ràng buộc hoặc đối xử với những người khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây