Trở thành người thú vị hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có từng cảm thấy rằng việc thêm một chút đam mê vào những công việc thường ngày sẽ có lợi cho bạn? Có lẽ là bạn muốn nhận được cảm giác kết nối với mọi người xung quanh. Mặc dù bạn sẽ không thể nào trở thành trung tâm của mọi buổi tiệc, bạn hoàn toàn sở hữu tiềm năng để phát triển mối quan hệ đầy nhiệt huyết với người khác và với hoạt động khác. Và dần dần, điều này sẽ khiến bạn trở thành một người thú vị hơn. Hãy khám phá sở thích của bản thân và kết hợp chúng vào cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể thử thực hiện theo các bước sau để có thể trở thành người thú vị hơn.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Bản thân[sửa]

  1. Viết ra danh sách kỹ năng và sở thích của chính mình. Tiến hành tìm hiểu yếu tố đem lại sự hào hứng cho bạn. Yếu tố này đối với mỗi người mỗi khác. Nhận thức rõ sở thích của bản thân sẽ là bước rất quan trọng để vừa giao tiếp hiệu quả, vừa được người khác đánh giá là một người thú vị. Mài giũa kỹ năng của bản thân thông qua việc nghiên cứu về kỹ năng mà bạn giỏi thực hiện. Phương pháp tiếp cận này sẽ dễ dàng hơn là cố gắng ép buộc bản thân tìm hiểu thêm về điều mà bạn không hề yêu thích.[1]
    • Suy nghĩ về phẩm chất và hoạt động mà bạn cho là hấp dẫn. Bạn nghĩ điều gì là thú vị, cho dù là về bản thân bạn hay về người khác?
    • Sẽ dễ dàng hơn để trò chuyện về chủ đề mà bạn đã có sẵn một chút hào hứng với nó, trái ngược với hành động tỏ vẻ quan tâm đến cuộc sống của người khác chỉ để khiến họ vui vẻ.
  2. Suy nghĩ về ý nghĩa của sự “thú vị” dưới con mắt của người khác. Xác định xem điều gì là “thú vị” – và cách để bạn có thể nhanh chóng đạt được phẩm chất này – sẽ phụ thuộc vào kỹ năng độc đáo của bạn cũng như nhóm người mà bạn thích tiếp xúc với họ nhất. Ví dụ, nếu bạn coi mình là một nhạc sĩ tài ba, và thích được gặp gỡ những người có thiên hướng âm nhạc tốt, thì việc trở nên thú vị sẽ có liên quan đến kiến thức về âm nhạc và cách chơi nhạc cụ. Mặt khác, các nhân tố đó có thể sẽ không thể giúp bạn trở nên thú vị hơn nếu bạn vốn thích thể thao và xe cộ.
    • Điều này không có nghĩa là bạn nên điều chỉnh hoàn toàn cuộc trò chuyện theo cách phù hợp hơn với người khác. Nếu bạn không cảm thấy hứng thú với điều bạn nói, bạn sẽ không thể nào trở thành người thú vị. Bạn nên nhớ duy trì sự chân thật của mình trong quá trình này.
  3. Trân trọng sự độc đáo của bản thân. Bạn nên nhận thức được rằng bản chất của bạn là một con người thú vị. Bạn có thể trở tăng cường thêm đặc tính này khi bạn nhấn mạnh một vài phẩm chất độc đáo của chính mình.
    • Ban đầu, điều này nghe có vẻ khá nghịch lý, nhưng thật sự, cố gắng là chính mình sẽ là cách tốt nhất để bạn luôn trông thoải mái. Điều này cũng sẽ khiến mọi người xung quanh bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Mở rộng Tầm nhìn[sửa]

  1. Thử làm những hoạt động mới lạ để nới rộng vùng thoải mái (comfort zone) của mình. Thử thực hiện hoạt động mới mẻ nào đó mà bạn quan tâm. Khi bạn nới rộng vùng thoải mái, bạn sẽ có thể bước ra khỏi lối mòn xưa cũ. Bạn sẽ tiếp thêm sự hào hứng vào cuộc sống của mình. Bạn sẽ gặp gỡ những người mới. Hãy cởi mở trong việc thử thực hiện hoạt động mới mẻ để có thể tìm hiểu thêm về cách để trở nên mạnh dạn hơn.[2]
    • Bạn có thể tham gia tình nguyện tại tổ chứng phi lợi nhuận, hoặc học một môn thể thao hoặc theo đuổi một sở thích. Hãy lựa chọn một việc nào đó mà bạn không hề có kinh nghiệm và bắt tay vào thực hiện nó!
  2. Xây dựng tính cách của bản thân bằng cách thực hiện hoạt động cụ thể. Mục tiêu trở nên thú vị hơn có thể liên quan đến việc trở nên can đảm hoặc thân thiện hơn. Nhưng sẽ khó để bạn đạt được những đặc điểm này trừ khi bạn có sẵn kế hoạch rõ ràng. Bạn nên thử qua hoạt động hoặc kỹ năng cụ thể, thay vì tập trung vào việc xây dựng tính cách của mình.
    • Ví dụ, thay vì thuyết phục bản thân rằng bạn cần phải mạnh dạn hơn, bạn chỉ cần tham gia vào một số hoạt động mạo hiểm nhất định. Hoặc, bạn có thể lựa chọn tham gia môn thể thao leo núi nếu bạn sợ độ cao, hoặc ghé thăm sở thú nếu bạn sợ động vật. Bằng cách thúc đẩy bản thân bước ra khỏi vùng an toàn, dần dần, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tham gia hoạt động mà bạn hoặc người khác xem là khá thú vị.
  3. Gặp gỡ người mới. Khi bạn mở rộng mạng lưới xã hội của mình, bạn sẽ tăng cường khả năng đặt bản thân vào tình huống và hoạt động lý thú hơn. Bạn nên hỏi thăm người khác về bản thân họ.
    • Một khi bạn có thể khiến cho một người nào đó bắt đầu trò chuyện về chính mình, có thể bạn sẽ khám phá ra rằng người đó có sự hiểu biết chuyên sâu về nghề nuôi ong, một hoạt động mà bạn luôn muốn thử.
  4. Đi du lịch càng nhiều càng tốt. Tận mắt trông thấy nhiều nơi mới lạ trên thế giới có thể khiến bạn hòa hợp hơn với sự thay đổi tinh tế giữa nhiều người đến từ nhiều hoàn cảnh hoặc sắc tộc khác nhau.[3] Đôi khi, trở nên nhạy bén trước ảnh hưởng của sự khác biệt này đối với người khác và với bản thân sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh bạn.
    • Phương pháp này cũng sẽ giúp bạn cảm nhận rõ nét hơn về sự thú vị trong từng phần khác nhau của thế giới.
    • Biến kì nghỉ tiếp theo của mình trở thành kì nghỉ đặc biệt. Bạn có thể đi đến một nơi mới và thực hiện điều mà bạn không thường làm. Có thể đó là những hoạt động như đi khám phá, lướt sóng, leo núi, hoặc đi vào rừng.
  5. Đọc nhiều hơn. Đọc sách về chủ đề lý thú chẳng hạn như cách để pha chế món cocktail độc đáo, địa điểm mới để đi du lịch hoặc cách để trở thành người yêu tuyệt vời. Chúng sẽ cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin để xây dựng cuộc trò chuyện lôi cuốn.

Tương tác với Người khác[sửa]

  1. Học cách để tập trung vào sở thích của người khác. Điều quan trọng là bạn cần phải học cách để ý đến người khác ngay cả khi bạn không cảm thấy hào hứng trước chủ đề mà cả hai đang nói đến. Cuộc trò chuyện cũng giống như là quá trình đàm phán qua lại với đối phương. Nó có thể chuyển sang nhiều hướng khác nhau. Duy trì sự cởi mở trong quá trình này là yếu tố khá quan trọng để trở thành người thú vị hơn. Bạn có thể đưa ra câu hỏi để bày tỏ sự quan tâm. Hành động này cũng sẽ giúp phát triển cuộc đối thoại để cung cấp nhiều tài liệu hơn cho bản thân và giúp bạn tìm hiểu về câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho đối phương.
    • Ví dụ, nếu bạn biết rằng người đó là người nuôi ong chuyên nghiệp, bạn có thể hỏi rằng "Tôi luôn muốn tìm hiểu về nghề nuôi ong. Bạn bắt đầu công việc này như thế nào?". Bạn đang cho phép đối phương chia sẻ sở thích của mình, và đây là điều mà hầu hết mọi người đều thích.
    • Nếu bạn trò chuyện với ai đó về công việc của họ, bạn có thể nói là "Có phải lúc nào bạn cũng mong muốn được làm nhà báo?", hoặc là "Bạn ngưỡng mộ nhà báo nào nhất?".[4]
  2. Gặp gỡ người mà bạn cảm thấy rằng họ khá thú vị. Hãy tìm kiếm người có kỹ năng và sở thích mà bạn ngưỡng mộ. Ưu tiên dành thời gian cho họ. Bạn cần phải nhớ rằng người mà bạn giao du sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tính cách và sở thích của bạn.[5] Phạm vi ảnh hưởng trong xã hội, từ cộng đồng địa phương cho đến đất nước của bạn, có thể tác động đến bạn một cách công khai và tinh tế. Quan sát những người thú vị khác cũng sẽ là cách tuyệt vời để bạn bước đi đúng hướng.
  3. Mỉm cười và cười vang càng thường xuyên càng tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi bạn không thật sự hạnh phúc, hành động mỉm cười nhẹ nhàng cũng có thể giải phóng chất hóa học trong não giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với môi trường xung quanh. Và kết quả là, nụ cười của bạn sẽ truyền tải cảm giác này đến người khác.[6] Mỉm cười và cười vang đã được chứng minh sẽ giúp xoa dịu triệu chứng trầm cảm và lo lắng nhẹ.[7]
    • Nếu bạn muốn trở thành người thú vị hơn, nhưng lại không biết cách để bắt đầu, mỉm cười thường xuyên hơn và đặt mình vào tình huống có thể khiến bản thân cười vang sẽ là bước khởi đầu khá tuyệt vời.
  4. Học cách để phớt lờ thái độ xúc phạm hoặc thiếu tôn trọng của người khác. Mỗi người đều sở hữu sở thích và thái độ cư xử riêng biệt. Bạn không thể tỏ ra thú vị đối với tất cả mọi người được. Bạn nên hài lòng với chính mình. Chấp nhận rằng tất cả mọi người không nhất thiết đều phải nghĩ rằng bạn thú vị, hoặc yêu mến bạn. Điều này sẽ giúp bạn trở nên thú vị hơn đối với những người thật sự tôn trọng bản chất độc đáo của bạn.
    • Hãy cứ chấp nhận người đó, vì bạn không thể khẳng định là họ sai. Hãy nói với bản thân là "Chắc người này đang gặp phải một ngày tồi tệ". Sau đó, hãy nói một điều gì đó tử tế với họ. Lời nói này sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu đến mức họ có thể nhận ra rằng họ đã trở nên thô lỗ.
    • Bạn có thể cố gắng phóng đại lời lăng mạ, và hành động này cũng đóng vai trò như là lời mỉa mai trước sự xúc phạm. Nếu một ai đó nói rằng với bạn rằng "Tôi đã từng gặp rất nhiều người có thể học trượt tuyết nhanh hơn bạn", bạn có thể trả lời bằng câu nói "Tôi chỉ mới học được cách để bước đi trong tư thế đứng thẳng, vì vậy, tôi nghĩ là mình đang học khá nhanh đấy".[8]

Trở thành Người Giỏi Giao tiếp[sửa]

  1. Hiểu rõ điều mà người khác thích nghe. Mặc dù trở nên thú vị cũng có thể là thông qua việc trò chuyện về bản thân, nó cũng có nghĩa là bày tỏ sự quan tâm đối với người khác. Hãy hỏi thăm con cái của người đó, hoặc hỏi về chi tiết của kỳ nghỉ gần đây. Bạn nên đem lại sự thoải mái cho đối phương bằng cách biến bản thân trở thành người dễ trò chuyện.[9]
  2. Đặt câu hỏi. Không nên để cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt do thiếu hụt sự quan tâm cần thiết. Bạn nên đặt câu hỏi cho đối phương để duy trì cuộc trò chuyện. Hành động này cũng sẽ cho thấy rằng bạn đang lắng nghe và chú tâm vào lời nói của họ.[9]
    • Đưa ra câu hỏi mở trong suốt cuộc trò chuyện. Loại câu hỏi này sẽ khuyến khích đối phương nói nhiều hơn, thay vì chỉ trả lời có hoặc không một cách ngắn gọn.
  3. Tìm hiểu về cách để trở thành người giỏi kể chuyện. Một người nào đó được xem là người thú vị khi họ có khả năng đem lại sự hào hứng cho người nghe. Bất kể là về chủ đề gì, người đó đều có thể xây dựng câu chuyện tuyệt vời. Họ liên kết câu chuyện với chi tiết vui nhộn, thu hút sự chú ý của khán giả, và tập trung vào chủ đề trước mắt.
    • Một câu chuyện tuyệt vời sẽ chứa đựng một vài yếu tố cụ thể tương tự như trong sách báo hoặc phim ảnh. Nó sẽ có nhân vật lôi cuốn, chi tiết hợp lý, mâu thuẫn, bước ngoặt, và thậm chí là kết thúc bất ngờ.[10] Ngay cả khi đó chỉ là một câu chuyện ngắn, bạn nên suy nghĩ về cách mà bạn có thể xây dựng câu chuyện hấp dẫn hơn cho người nghe.
  4. Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực. Thông thường, bạn có thể trở thành người thú vị bằng cách cho phép mọi người xung quanh trình bày suy nghĩ của mình mà không gây gián đoạn, hoặc áp đặt bất kỳ một sự phán xét nào về mặt đạo đức. Mặc dù nghe thì có vẻ khá dễ dàng, quá trình này có thể sẽ trở thành vấn đề vô cùng khó khăn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thường quen với việc trình bày thẳng thừng mọi thứ mà không ngừng lại để suy nghĩ kỹ càng. Lắng nghe tích cực có nghĩa là bạn theo sát mọi điều mà đối phương đang trình bày mà không xen ngang ý tưởng và cảm xúc của bản thân vào cuộc trò chuyện.[11]
    • Lắng nghe tích cực đồng thời cũng có nghĩa là bạn duy trì sự chú ý vào điều mà đối phương đang truyền tải mà không cố gắng suy nghĩ xem bạn sẽ nói gì tiếp theo. Lần sau, khi một người nào đó kể cho bạn nghe một câu chuyện, bạn chỉ cần cho phép họ nói nhiều như họ thích và chú tâm hoàn toàn vào lời nói của họ trong suốt thời gian trò chuyện.
    • Quan sát thay đổi trong nét mặt hoặc giọng nói của đối phương. Kỹ năng lắng nghe tốt đòi hỏi bạn phải chú ý vào yếu tố phi ngôn ngữ nhiều như là lời nói.[12]
    • Con người thường thích được ở cạnh người cho phép họ có cơ hội để nói lên suy nghĩ của mình.
  5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tự tin. Bạn nên hình thành sự tự tin trong dáng điệu của mình. Duỗi thẳng vai và ngẩng cao đầu. Bạn cũng có thể bộc lộ cảm xúc thông qua cử chỉ tay của bạn, thay vì chỉ cho tay vào túi.
    • Khi trò chuyện với người khác, bạn nên thể hiện sự chú ý tuyệt đối với đối phương thông qua ngôn ngữ cơ thể tự tin. Điều này có nghĩa là xoay người trực diện về phía người đó và nhìn vào mắt họ.[13] Nếu bạn đang ở tại nơi có nhiều yếu tố gây xao nhãng, bạn nên cố hết sức để tập trung vào đối phương.

Lời khuyên[sửa]

  • Thử nghiệm với phong cách thời trang mà bạn yêu thích. Sử dụng màu sắc tươi sáng và độc đáo có thể khiến bạn trở nên nổi bật và trông có vẻ thú vị.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Todd, S. (2013). Tìm hiểu Đam mê: Quan điểm về Giáo dục, Văn hóa, và Những điều Chưa được Trình bày. Routledge.
  2. http://www.huffingtonpost.com/2014/09/26/stepping-outside-your-comfort-zone_n_5872638.html
  3. http://www.huffingtonpost.co.uk/emily-verdouw/reasons-to-travel_b_5495554.html
  4. http://www.nicknotas.com/blog/conversation-tips-new-people/
  5. Jetten, J., Haslam, C., & Haslam, A., S. (2012). Phương thuốc cho Xã hội: Danh tính, Sức khỏe và Sự khỏe mạnh. Báo Tâm lý học.
  6. Rossouw, Pieter (2013) Khoa học thần kinh của mỉm cười và cười vang. Nhà tâm thần học, 1 1: doi:10.12744/ijnpt.2013
  7. Lin, W., Hu, J., & Gong, Y. (2015). Thường xuyên Mỉm cười Có phải là Biện pháp Hiệu quả cho Người mắc Bệnh Trầm cảm Nhẹ? Bài Phân tích Tiềm năng Liên quan đến Sự kiện. Hành vi Xã hội và Tính cách: Tạp chí Quốc tế, 43(3), 383–396. http://doi.org/10.2224/sbp.2015.43.3.383
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/hide-and-seek/201302/how-deal-insults-and-put-downs
  9. 9,0 9,1 http://www.succeedsocially.com/interesting
  10. http://www.forbes.com/sites/nickmorgan/2013/08/15/the-secret-to-great-storytelling/
  11. ROST MICHAEL, & J. J. WILSON (2013). Lắng nghe Tích cực. Harlow, UK: Công ty TNHH Giáo dục Pearson.
  12. https://www.psychologytoday.com/blog/how-do-life/201405/how-become-better-listener
  13. http://www.forbes.com/sites/jessicahagy/2011/11/30/how-to-be-interesting/

Liên kết đến đây