Tranh luận với người luôn tự cho mình là đúng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cố gắng nói chuyện với người luôn tự cho mình là đúng có thể sẽ không hề dễ dàng và vô cùng khó chịu. Khi bạn đang đối phó với một người thích tranh cãi, dưới đây là một vài bước bạn có thể sử dụng để giúp kiểm soát tình hình.

Các bước[sửa]

Giữ bình tĩnh[sửa]

  1. Giữ bình tĩnh. Tức giận và khiến cuộc tranh luận trở nên gay gắt hơn sẽ không có lợi cho cả hai bạn. Thậm chí, bạn có thể nói ra một điều gì đó mà mình sẽ vô cùng hối hận về sau.
  2. Cân nhắc chủ đề mà hai bạn đang tranh luận. Liệu điều đó có đáng để tranh cãi hay không? Nếu hai bạn đang tranh luận về một điều gì đó như loại nhân bánh pizza ngon nhất, có lẽ tốt hơn hết là bạn nên bỏ qua.
    • Bạn có biết kiến thức cơ bản của chủ đề đó không? Nếu không, việc tranh luận là hoàn toàn vô nghĩa.
  3. Chỉ phát biểu những gì bạn thật sự biết. Trừ phi đó là một chủ đề mà bạn có hiểu biết đầy đủ và chính xác, đi sai sự thật sẽ vừa làm hai bạn mất bình tĩnh vừa khiến bạn có nguy cơ lãnh đòn. Bạn nên hiểu nếu có bất cứ câu nói nào của mình được chứng minh là không chính xác, nó sẽ làm giảm giá trị tất cả những gì bạn đã nói vào thời điểm đó và tiếp theo nữa. Để duy trì một cuộc thảo luận bền vững và bình tĩnh, hãy trung thành với sự thật.
Ảnh minh họa

Đối phương[sửa]

  1. Cân nhắc mối quan hệ của bạn với người đó. Những mối quan hệ khác nhau sẽ quyết định tình huống đó nên được xử lý như thế nào.
    • Nếu họ là bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc bạn đời của bạn, hãy thành thật với họ. Nói cho họ biết rằng bạn cảm thấy khó có thể nói chuyện với họ khi mà họ luôn khăng khăng cho mình là đúng. Có lẽ họ thậm chí không hề nhận ra họ đang cư xử như thế nào. Nếu điều đó lại tiếp tục xảy ra, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ.
    • Nếu người đó là đồng nghiệp – hay tệ hơn, là quản lý của bạn – hãy tiếp cận tình huống một cách cẩn trọng hơn. Với thái độ thân thiện nhưng tự tin, giải thích cho họ rằng bạn cảm thấy họ không tôn trọng suy nghĩ và ý kiến của bạn. Thể hiện rằng bạn đánh giá cao quan điểm của họ và muốn họ cũng làm như vậy đối với bạn.
    • Nếu người đó chỉ là một người bạn quen biết sơ sơ hay thậm chí là hoàn toàn xa lạ, bạn không cần phải tranh luận với họ. Hãy lịch sự rời khỏi tình huống đó.
  2. Nhận thức rằng có những người lúc nào cũng bắt buộc phải đúng. Trong trường hợp này, suy nghĩ về việc tranh cãi là hoàn toàn vô ích và bạn cần phải thay đổi chủ đề hoặc chấm dứt bất cứ cuộc tranh luận nào. Đó không phải là chịu thua một người có tính cách quá cố chấp hay ngoan cố, mà vì thời gian và sức khỏe tinh thần của chính bạn có giá trị hơn nhiều so với việc lao vào chứng minh rằng người đó đã sai. Đối với kiểu người như vậy thì anh ta/cô ta sẽ không bao giờ sai, vì vậy bạn thật sự đang lãng phí thời gian của mình.
    • Những người mà bạn cần phải đặc biệt cảnh giác bao gồm: những người có xu hướng bị ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội và những người hách dịch. Nếu nghĩ rằng họ có khả năng mắc các bệnh này, có lẽ bạn nên thực hiện một vài tìm kiếm; tìm ra những cách khác để đối phó với họ, tìm những tiêu chuẩn chẩn đoán để bạn có thể đoán được họ có thật sự mắc chứng Rối loạn Nhân cách Ái kỷ hoặc một chứng rối loạn nhân cách khác hay không. Chỉ riêng việc thấy rõ rằng anh ta/cô ta thật sự mắc chứng Rối loạn Nhân cách Ái kỷ hoặc một chứng rối loạn nhân cách khác thật sự có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn – bạn sẽ nhận ra rằng bạn chưa bao giờ "sai" cả! Một người cảm thấy bấp bênh có thể sẽ bám chặt lấy mong muốn rằng mình đúng. Trong mỗi trường hợp, cảm thấy bấp bênh hoặc đơn giản là ngoan cố hết mức có thể xem là nguồn cơn của việc nhất định tiếp tục bất đồng ý kiến.

Giữ vững quan điểm của bản thân[sửa]

  1. Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Cũng giống như việc tức giận sẽ không cải thiện được tình hình, việc sử dụng ngôn ngữ nông cạn cũng không giúp ích được gì. Phản lại một cuộc tranh luận bằng một câu như: “Điều đó thật ngu ngốc”, sẽ chẳng có ích lợi gì cho bạn và rất có thể sẽ dồn người kia vào thế phòng ngự.
  2. Lắng nghe tích cực. Thật sự lắng nghe người kia. Biết đâu họ có một luận cứ vững chắc. Nếu không, ít nhất bạn cũng hiểu được họ đang nói gì và có thể tranh luận với họ hiệu quả hơn.
  3. Công nhận ý kiến của người kia bằng một số cụm từ như “Tôi hiểu ý anh” hoặc “Tôi có thể hiểu được sao anh lại suy nghĩ như vậy”. Sau đó bạn có thể đưa ra luận cứ phản biện của mình một cách lịch sự và tôn trọng.
  4. Lưu ý tới những luận điểm mập mờ, không rõ ràng. Lợi thế đó là, người kia không thể giải thích quan điểm của họ một cách thỏa đáng. Hãy tận dụng sự không chắc chắn này.
  5. Đừng lãng phí công sức. Nếu bạn không biết rõ một phần nào đó, hoàn toàn tránh nhắc tới nó. Thật vô ích khi giải thích một điều gì đó mà bạn không chắc chắn.

Thoát khỏi cuộc tranh luận[sửa]

  1. Đổi hướng cuộc tranh luận. Nếu bạn thường xuyên phải nói chuyện với một người lúc nào cũng phải đúng, hãy trở thành một chuyên gia chuyển hướng. Thay đổi chủ đề để làm họ bớt tức giận, hoặc hướng cuộc tranh luận sang một lĩnh vực trung lập hơn. Cố gắng tìm một chủ đề mà cả hai bên cùng đồng ý, lúc đó cả hai người đều có thể đúng.
  2. Nhận biết khi tình huống trở nên vượt quá tầm kiểm soát. Có sự khác biệt giữa một cuộc tranh luận thân thiện và một tình huống gây gổ khi người ta có thể trở nên giận giữ hoặc bị tổn thương. Lúc đó, tốt hơn hết là bạn nên kết thúc cuộc thảo luận để cả hai có thể bình tĩnh lại. Hãy thực tế. Một vài cuộc tranh luận không đáng để thắng nếu cái giá phải trả quá cao.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn biết rằng bạn sẽ chạm trán với một người thích tranh cãi, hãy lên kế hoạch trong đầu trước và chuẩn bị chính xác những gì bạn muốn nói.
  • Đừng bịa ra cơ sở lập luận chỉ để thắng một cuộc tranh luận. Bạn sẽ phải trả giá cho điều đó về sau.
  • Hãy kiên quyết với ý kiến của bạn giống như họ.
  • Hãy giữ vững quan điểm của bạn nhưng luôn thể hiện sự tôn trọng
  • Nếu có thể, thử thay đổi chủ đề. Nếu người đó cứ liên tục đưa ra những luận cứ mà thậm chí còn không phải sự thật, hãy gợi ý một chủ đề khác, chẳng hạn như thể thao.
  • Đảm bảo rằng họ thật sự am hiểu hoặc không hề biết gì về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem nên nói gì.
  • Cân nhắc đến môi trường xung quanh bạn – chỉ có một mình bạn và người đó, hay bạn hoặc người đó còn có ưu thế về người ủng hộ hay lĩnh vực chuyên môn?
  • Nếu vấn đề quan điểm quan trọng hơn so với việc họ đối xử với bạn như thế nào, hãy để cho người khác tranh luận giúp bạn nếu họ ủng hộ bạn và có nhiều khả năng được tin tưởng hơn. Đôi khi mọi người sẽ tin tưởng vào một điều gì đó dễ dàng hơn nếu chúng tới từ một nguồn khác.
  • Có khả năng bóc trần những lời nói dối hoặc không đúng sự thật của họ. Nếu người đó trích dẫn các "luận cứ" không đáng tin cậy hoặc các số liệu không công bằng, cố gắng nhận thức được cái mà họ đang trích dẫn để bạn có thể lật tẩy nó thay vì chỉ đơn giản là tức tối hay tuyên bố rằng chúng không đúng sự thật.
  • Việc tranh cãi với người khác sẽ dễ dàng hơn nếu họ ở cùng "trình độ" giống bạn. Nếu người đó ở cấp lãnh đạo, có thể mọi người sẽ xem trọng những lời người đó nói hơn là lời nói của bạn. Tuy nhiên, có thể nếu ai đó bị trù dập bằng đàn áp hoặc bạo lực, họ sẽ khó chịu khi phải nghi ngờ ý kiến của mình. Nếu người đó quyền lực hơn bạn, công việc của bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm vì việc khiến người đó bị nghi ngờ. Nếu người đó có đặc quyền hơn bạn, họ thường ít có động cơ cá nhân để thay đổi hành vi của mình hơn, miễn là không bị đồng nghiệp của họ nghi ngờ. Nếu ai đó có ít đặc quyền hơn bạn, những phản biện của bạn có thể bị hiểu nhầm là bắt nạt, quấy rối hoặc cố chấp.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu người đó bắt đầu buông ra những lời lẽ xúc phạm, hãy kết thúc cuộc tranh luận ngay lập tức. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bên thứ ba, như một người bạn, cố vấn hoặc đại diện phòng quản lý nhân sự tại nơi làm việc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này