Vượt qua cơn nghiện ma túy

Từ VLOS
(đổi hướng từ Vượt qua Cơn nghiện Ma túy)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nghiện ma túy có thể khiến bạn cảm thấy như hoàn toàn không còn hy vọng để có thể trở nên tốt hơn. Nhưng cho dù mọi chuyện có tệ đến mức nào, bạn có thể vượt qua sự nghiện ngập của bản thân bằng lòng kiên trì và nhẫn nại. Hãy bắt đầu bằng việc xác định lý do bạn muốn từ bỏ ma túy, vì điều này sẽ giúp bạn có thể trở nên kiên cường hơn trong suốt quá trình. Sau đó hãy lên kế hoạch cụ thể và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhóm hỗ trợ hoặc từ chuyên gia khi bạn đang cố gắng cai nghiện và hình thành một cuộc sống mới không còn sự hiện diện của ma túy.

Các bước[sửa]

Quyết định Từ bỏ[sửa]

  1. Đặt mục tiêu từ bỏ ma túy. Để vượt qua tình trạng nghiện ngập, bạn cần phải hình thành mục tiêu từ bỏ ma túy. Bạn sẽ không thể ngừng sử dụng ma túy hoàn toàn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho bước tiếp theo.[1]
  2. Lập danh sách tác hại mà nghiện ma túy gây nên cho bạn. Viết ra danh sách cụ thể về ảnh hưởng tiêu cực của cơn nghiện đến cuộc sống có thể cung cấp cho bạn sự khởi động mà bạn cần để thay đổi hành vi. Thay vì suy nghĩ về ảnh hưởng của tình trạng nghiện ma túy theo hướng tiêu cực thông thường ("Nó đang hủy hoại cuộc sống của tôi" hoặc "Tôi không cố gắng hết khả năng của mình"), hãy viết về những thay đổi trong cuộc sống của bạn kể từ khi bạn lâm vào tình trạng nghiện ngập. Đọc những điều mà bạn đã viết ra trên giấy có thể gây khó chịu cho bạn, nhưng hình thành danh sách cụ thể sẽ giúp bạn có thể vượt qua những khó khăn sau này.[2]
  3. Viết về cảm giác của cơ thể. Bạn biết rằng bạn đang bị nghiện nếu bạn gặp phải triệu chứng cai thuốc khi bạn cố gắng ngừng sử dụng ma túy.[3] Triệu chứng cai thuốc thường trái ngược hoàn toàn với cảm giác mà ma túy đem lại cho bạn khi bạn đang chịu tác động của nó. Nếu bạn cảm thấy tràn trề năng lượng khi bạn "phê" thuốc, bạn sẽ cảm nhận được sự mệt mỏi và ủ rũ khi bạn cai thuốc. Nếu bạn cảm thấy thư giãn và vui vẻ khi bạn say thuốc, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác lo lắng và kích động tột độ khi cai thuốc. Bạn thậm chí cũng có thể phát bệnh khi ngừng sử dụng ma túy, và bạn sẽ cần phải tiếp tục dùng chúng để có thể cảm thấy bình thường.
    • Ghi chép lại cảm giác của bạn và sự ảnh hưởng của cơn nghiện lên cơ thể của bạn. Tùy thuộc vào loại chất kích thích mà bạn sử dụng, bạn có thể gây tổn hại cho da, tổn hại nội tạng, gặp phải vấn đề răng miệng, và các vấn đề thể chất khác. Ngay cả khi triệu chứng mà bạn trải nghiệm không quá nghiêm trọng, chẳng hạn như bạn sụt một vài cân hoặc khuôn mặt của bạn lão hóa nhanh hơn, hãy ghi chép lại.
  4. Đánh giá xem liệu bạn có đang thờ ơ với trách nhiệm của mình. Một kẻ nghiện ngập có thể bỏ bê trách nhiệm của họ đối với cuộc sống chẳng hạn như đối với việc học, công việc, gia đình, và những nhiệm vụ khác chẳng hạn như giặt giũ, công việc nhà, bảo trì xe, thanh toán hóa đơn, v.v. Khi một người nào đó nghiện ma túy, thế giới của họ chỉ xoay quanh việc sử dụng ma túy, hồi phục sau khi thuốc hết tác dụng, và sau đó là sử dụng nhiều thuốc hơn.[3] Nghiện ngập không phải là hành động sử dụng chất kích thích để giải trí hoặc thử nghiệm. Nó là một sự ép buộc mà chỉ có các biện pháp can thiệp mới có thể giúp bạn chấm dứt nó.
    • Ghi chép lại mức độ thường xuyên mà bạn đi làm hoặc đến trường trong thời gian gần đây. Hãy xem xét mức độ quan tâm của bạn đối với trách nhiệm mà bạn phải thực hiện.
    • Suy nghĩ xem liệu tình trạng nghiện ngập có gây ảnh hướng đến vấn đề tài chính hay không. Viết về số tiền mà bạn đã sử dụng để thỏa mãn cơn nghiện của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, và mỗi năm.
  5. Suy nghĩ xem liệu gần đây bạn có gặp gỡ bạn bè hoặc gia đình hay không. Tránh mặt người thân và bạn bè bởi vì bạn đang chịu ảnh hưởng của ma túy hoặc quá trình cai thuốc khiến bạn không muốn gặp bất kỳ ai. Hành động này có thể gây trở ngại cho bạn bè và gia đình của bạn, những người luôn thắc mắc rằng bạn đang ở đâu và tại sao bạn lại hành động kỳ lạ như vậy.
    • Người khác có thể sẽ than phiền về tần suất uống rượu và sử dụng thuốc kích thích của bạn. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu của sự nghiện ngập.[3]
  6. Thừa nhận nếu bạn ăn cắp hoặc nói dối người khác. Ăn cắp và nói dối người khác, đặc biệt nếu họ là những người thân thiết với bạn chẳng hạn như gia đình và bạn bè. Người nghiện thường sẽ ăn cắp tiền hoặc vật dụng quý giá để mua ma túy. Nghiện ngập không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn khiến cho người nghiện suy nghĩ lệch lạc đến mức họ có thể ăn cắp.
    • Nối dối thường đi kèm với bản chất của nghiện ngập cũng như với cảm giác xấu hổ mà người nghiện cảm nhận đối với hành động của mình.
  7. Xác định thời điểm cuối cùng mà bạn tập trung vào sở thích cá nhân của bạn. Bạn có thể sẽ phải từ bỏ sở thích hoặc thú vui của mình bởi vì ma túy đang trở thành ưu tiên hàng đầu của bạn. Hãy tưởng tượng về việc phân chia thời gian bằng nhau cho việc sử dụng ma túy và các sở thích và thú vui cá nhân (ví dụ: leo núi, khiêu vũ, sưu tập tem, chụp ảnh, chơi nhạc cụ, học ngoại ngữ, v.v).
    • Bất kỳ người nào có thể tập trung vào sở thích của chính mình sẽ không chịu sự kìm kẹp của thói quen dành toàn thời gian cho việc sử dụng hóa chất gây nghiện.
  8. Trung thực về ảnh hưởng của ma túy đối với cuộc sống của bản thân. Tiếp tục sử dụng ma túy cho dù nó đem lại vấn đề trong việc học tập, công việc, với hệ thống luật pháp, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ tình cảm, và sức khỏe sẽ không phải là điều khôn ngoan. Đối với nhiều người, bị bắt vào trại giam sẽ là một trải nghiệm đáng sợ đến mức bắt buộc họ phải xem xét lại cách sống của họ. Nhưng đối với người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu bia, họ thường sẽ quên mất những điều này hoặc ký ức về chúng sẽ nhanh chóng phai mờ một khi cơn nghiện bắt đầu.
    • Bạn có thể sẽ bị bắt vì tội DUI (lái xe dưới ảnh hưởng của chất kích thích) hoặc tàng trữ chất gây nghiện.
    • Mối quan hệ của bạn có thể sẽ gặp rắc rối hoặc chúng sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Khi bạn lâm vào tình trạng nghiện ngập, bạn bè và gia đình sẽ xa lánh bạn.
  9. Viết về những thay đổi tích cực mà bạn nhận được khi bạn ngừng sử dụng chất gây nghiện. Sau khi đã ghi chép về những điều tiêu cực, hãy tập trung vào mặt tích cực một khi bạn đã cố gắng vượt qua sự nghiện ngập của bản thân. Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào? Bạn chắc chắn sẽ có thể thu hẹp hoặc loại bỏ những điều tiêu cực, và bạn sẽ có thể tiến hành thực hiện những thay đổi tích cực.

Tìm kiếm Sự trợ giúp từ Chuyên gia[sửa]

  1. Gặp bác sĩ. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa cai nghiện. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về phương pháp điều trị đối với tình trạng nghiện mà bạn đang mắc phải.
    • Sau đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến trại cai nghiện để bắt đầu quá trình cai nghiện dưới sự giám sát y tế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cai rượu bia, thuốc phiện hoặc thuốc an thần. Cai thuốc có thể gây đau đớn và đôi khi xuất hiện triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.[4], [5]
  2. Đến trung tâm phục hồi chức năng. Cai thuốc ngủ, ma túy đá, cocain và cocain tinh thể, thuốc an thần và rượu bia đều có thể đe dọa đến mạng sống, gây tai biến, suy hô hấp, đột quỵ, và co giật.[6] Điều quan trọng là bạn cần phải cai nghiện tại trung tâm phục hồi chức năng để có thể đối phó với ảnh hưởng của các loại chất gây nghiện này lên cơ thể trong quá trình cai nghiện.
    • Ngay cả khi chất kích thích mà bạn sử dụng không gây nên triệu chứng cai thuốc nguy hiểm đến tính mạnh, có khá nhiều tác dụng phụ khác có thể khiến quá trình này trở nên khó khăn, chẳng hạn như khiến bạn cảm thấy lo âu và thậm chí hoang tưởng.[6]
    • Trải qua triệu chứng cai thuốc là một phần của lý do khiến bạn không muốn cai thuốc. Nơi tốt nhất để cai nghiện là dưới sự giám sát của chuyên gia, người có thể giúp bạn đối phó với ảnh hưởng của thuốc trong quá trình này.
    • Nếu bạn đã từng bị bắt giam, người quản chế của bạn có thể cho phép bạn tham gia quá trình điều trị thay cho án tù. Hãy tận dụng cơ hội này.
  3. Tìm gặp nhà trị liệu. Tương tự như đối với các chương trình điều trị tập trung vào việc cai nghiện hóa chất gây nghiện khác, phương pháp điều trị thành công sẽ bao gồm thời gian tư vấn cho cá nhân và cho nhóm. Liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) có thể giúp bạn xác định khuôn khổ của cách suy nghĩ khiến bạn không thể ngừng sử dụng ma túy.
    • Nhà trị liệu cũng có thể thực hiện phương pháp phỏng vấn động cơ để giúp bạn tìm hiểu về lý do khiến bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện thay đổi.[7]
    • Để tìm nhà trị liệu chuyên về lĩnh vực nghiện ma túy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ mà bạn thường khám bệnh hoặc tại trung tâm phục hồi chức năng.
  4. Hãy cởi mở về việc đón nhận sự giúp đỡ từ các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Để có thể vượt qua cơn nghiện, bạn sẽ cần giúp đỡ trong nhiều mặt khác nhau của cuộc sống. Điều này là bởi vì nghiện ngập ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Hãy sẵn sàng đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ về mặt tinh thần, thể chất, cảm xúc và tâm hồn.[8]
    • Bạn có thể sẽ muốn tìm gặp bác sĩ trị liệu của gia đình, người hướng dẫn kỹ năng sống, chuyên viên tư vấn nghề nghiệp, huấn luyện viên thể dục thể thao, nhà tư vấn tài chính, và bất kỳ mọi chuyên gia nào có thể dẫn đường cho bạn để biến những lĩnh vực mà bạn cần giúp đỡ trở thành sức mạnh của bạn.

Tham gia Nhóm hỗ trợ[sửa]

  1. Tìm nhóm hỗ trợ trong khu vực. Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng người nghiện có mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ sẽ thành công hơn trong việc hồi phục.[9] Chương trình 12 bước hồi phục là loại phổ biến nhất của hội hỗ trợ tự lực trên thế giới.
    • Người Nghiện rượu Vô danh (AA) là một chương trình khá nổi tiếng. AA cũng là dạng chương trình đưa ra 12 bước hồi phục cụ thể “mà hướng dẫn của nó không có gì nhiều hơn là tập trung về một số biến đổi trong nhân cách”.[10] Người Nghiện Ma túy Vô danh (NA) hướng đến hỗ trợ các cá nhân phục hồi sau khi cai nghiện ma túy.
    • Có khá nhiều nhóm hỗ trợ cung cấp cho bạn sự giúp đỡ hữu ích, chẳng hạn như SMART Recovery. Nhóm hỗ trợ này là chương trình 4 điểm đề cập đến các loại nghiện và sự ràng buộc của chúng đối với người nghiện.[11]
    • Không nên ngần ngại khi phải thử qua nhiều lựa chọn trước khi xác định được biện pháp phù hợp nhất đối với bản thân.
    • Hãy vào trang web Người Nghiện rựu Vô danh và trang web của Người Nghiện Ma túy Vô danh để tìm kiếm nhóm hỗ trợ trong khu vực bạn sinh sống.
    • Bạn cần nhận thức được rằng nghiện ngập là một căn bệnh. Nghiện là căn bệnh làm biến đổi cấu trúc và chức năng của não.[12] Khi bạn biết rằng bạn đang mắc bệnh, bạn sẽ có thể giải quyết cơn nghiện của mình một cách dễ dàng hơn.
  2. Kết hợp cùng người bảo trợ. Nhiều nhóm hỗ trợ có cung cấp người bảo trợ cho thành viên mới. Người bảo trợ là người đã hồi phục sau quá trình nghiện ngập, người sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước trong chương trình điều trị.[13]
  3. Hỗ trợ những thành viên khác trong nhóm hỗ trợ mà bạn tham gia. Tham gia nhóm hỗ trợ sẽ giúp bạn nhận ra rằng có khá nhiều người cũng đang phải trải qua quá trình tương tự như bạn. Họ cũng cảm thấy tuyệt vọng và xấu hổ giống như bạn. Cung cấp và nhận lấy sự hỗ trợ có thể là cách hữu ích để giúp bạn có thể hồi phục và trở nên có trách nhiệm hơn.[14]

Loại bỏ Thói quen Cũ[sửa]

  1. Lên kế hoạch làm việc trong ngày. Để có thể loại bỏ thói quen cũ, bạn cần phải lên kế hoạch làm việc cho mỗi giờ trong ngày. Cách này sẽ giúp bạn phát triển thói quen mới và hoàn toàn không liên quan đến ma túy. Hình thành thói quen xoay quanh mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành, chẳng hạn như hoàn tất việc học, xây dựng một gia đình rêng, hoặc đi làm. Dần dần, bạn sẽ sở hữu thói quen lành mạnh không chỉ giúp bạn quên đi việc sử dụng ma túy, mà còn giúp bạn đạt được mục tiêu sống của mình.
  2. Theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ hằng ngày. Hành động này sẽ giúp bạn có thể nhận thức được chính xác nhiệm vụ mà bạn có thể hoàn thành trong ngày. Hãy thiết lập một bảng kế hoạch hằng ngày đơn giản. Theo dõi những nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành mỗi ngày và đánh dấu khi đã hoàn tất chúng.
    • Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lập một danh sách riêng về những người có thể giúp được bạn. Không bao giờ để bản thân gặp phải bế tắc.
    • Nếu bạn không có gia đình hoặc bạn bè để có thể giúp đỡ bạn hoàn thành danh sách của mình, bạn có thể đem danh sách đến buổi trị liệu để có thể cùng chuyên viên tư vấn hoặc chuyên gia tâm lý tìm cách giải quyết khó khăn.
  3. Thành thật với bản thân. Một phần quan trọng khác của việc loại bỏ thói quen cũ đó chính là thành thật với chính mình về nơi mà bạn đến và người mà bạn gặp. Thôi thúc quay về với những người và những địa điểm liên quan đến ma túy sẽ khá mạnh mẽ. Lên kế hoạch kỹ lưỡng và thành thật một cách tuyệt đối là những tố chất cần thiết để bạn có thể thành công.
    • Ví dụ, không nên đến những nơi mà bạn từng đến để kiểm tra sức mạnh đối phó của mình. Tương tự, không nên nghĩ rằng bạn có thể gặp đỡ người mà bạn đã từng sử dụng ma túy cùng họ. Đây chỉ là cách để bạn hợp lý hóa tình hình, hoặc cách để bạn thuyết phục bản thân quay về với con đường cũ. Đừng để bản thân trở thành nạn nhân của quá trình hợp lý hóa.
  4. Hãy kiên nhẫn. Bạn cần biết rằng, ngoài sự thèm thuốc của cơ thể, bạn có thể cảm nhận được sự liên hệ và kết nối với cảm xúc của bản thân. Bạn có thể sẽ khao khát những điều mà trước đây bạn đã làm. Hãy nhớ rằng bạn cần thời gian để điều chỉnh, và bạn có thể và sẽ dễ dàng điều chỉnh nếu bạn tuân theo kế hoạch hồi phục của mình.
  5. Vây quanh bản thân bằng những người ủng hộ bạn. Hãy tìm những người ủng hộ nỗ lực vượt qua tình trạng nghiện ngập của bạn. Người thân và bạn bè quan tâm đến bạn chắc chắn sẽ muốn giúp bạn hồi phục.
    • Bạn cũng có thể chọn những người đã từng trải qua tình huống tương tự như bạn. Họ có thể giúp bạn theo sát mục tiêu của bản thân.[15]
    • Lựa chọn người không uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy để bạn không phải rơi vào sự cám dỗ.

Sở hữu Cơ thể và Tinh thần Khoẻ mạnh[sửa]

  1. Thường xuyên tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên có thể là cách tuyệt vời để giúp bạn đối phó với căng thẳng trong việc cai nghiện.
    • Tham gia vào phòng tập thể hình hoặc tập luyện cùng huấn luyện viên cá nhân cũng là một biện pháp hay. Nó có thể giúp bạn có trách nhiệm hơn trong việc cải thiện sức khỏe.
  2. Tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng. Tìm kiếm chương trình dinh dưỡng mà cộng đồng của bạn cung cấp. Một vài chương trình được thực hiện tại nhiều quận, và bệnh viện trung ương. Cải thiện sức khỏe của cơ thể cũng có nghĩa là bạn nên ăn uống đầy đủ và chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân vì chúng có thể đã bị hư hại bởi ma túy.
  3. Tập yoga. Yoga là một dạng tập thể dục và thiền đem lại lợi ích cho cơ thể và tâm trí của bạn. Luyện tập yoga trong vòng 15-30 phút và ít nhất là một vài lần mỗi tuần có thể giúp bạn có thời gian để quản lý căng thẳng và đối phó với ham muốn sử dụng rượu bia hoặc ma túy.
  4. Thiền. Thiền có thể là cách tuyệt vời để quản lý căng thẳng và giúp bạn tập trung vào việc thở và vào nhận thức của cơ thể. Thiền có thể khiến bạn bình tĩnh hơn khi đối đầu với thôi thúc sử dụng rượu bia hoặc ma túy.
    • Hãy tìm một vị trí thoải mái và yên tĩnh để ngồi thiền trong 10-15 phút.
    • Tập trung vào hơi thở, hít vào thật sâu và đều đặn.
    • Khi suy nghĩ bắt đầu lóe lên trong tâm trí, hãy phớt lờ nó. Hướng sự chú ý của bạn trở về với hơi thở.
  5. Châm cứu. Châm cứu là một phương pháp chữa lành của người Trung Hoa cổ thông qua việc châm kim vào những điểm cụ thể trên cơ thể. Biện pháp này có thể giúp bạn loại bỏ triệu chứng cai thuốc lâu dài và sự khó chịu.
    • Kiểm tra với nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe của bạn để xác định xem liệu châm cứu có nằm trong chính sách chi trả của bảo hiểm hay không.
  6. Đến gặp nhà trị liệu. Hãy tiếp tục đến gặp nhà trị liệu khi bạn cần được hỗ trợ. Bạn cũng có thể sẽ muốn người nhà của bạn tham dự buổi điều trị để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Xử lý Cuộc sống Không có Ma túy[sửa]

  1. Thiết lập kế hoạch sống không có ma túy. Kế hoạch này có thể sẽ bao gồm cách để bạn quản lý sự cám dỗ và cơn "đói thuốc" khi chúng xuất hiện, cách để đối phó với sự nhàm chán và sự nản lòng, và cách để thực hiện những nhiệm vụ mà bạn đã bỏ bê. Sống không có thuốc gây nghiện cũng là một phong cách sống. Nó gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống (chẳng hạn như trong mối quan hệ, trong việc làm cha mẹ, trong công việc, giao tiếp xã hội, trong việc hoàn thành nghĩa vụ, trong sự tương tác với người khác, v.v).
    • Suy nghĩ về cách để bạn giải quyết từng khía cạnh trong cuộc sống khi không chúng không còn chịu tác động của ma túy.
    • Ghi chép ý tưởng về cách mà bạn sẽ giải quyết tình huống, chẳng hạn như đối với những cuộc trò chuyện căng thẳng, hội họp xã hôi, v.v.[16]
  2. Lên danh sách mục tiêu của bản thân. Viết ra mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành. Chúng có thể là mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như tắm rửa hoặc ăn uống đầy đủ mỗi ngày. Chúng cũng có thể là mục tiêu to tát hơn, chẳng hạn như tìm việc làm hoặc đến gặp nha sĩ.
    • Theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu mỗi tuần. Ngay cả thành tựu nhỏ nhặt nhất cũng đáng được bạn ghi chép lại. Bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang dần cải thiện và trở nên tiến bộ hơn, và điều này sẽ giúp tạo động lực để bạn không ngừng cố gắng.
  3. Sử dụng phương pháp "lướt qua khao khát" để ngăn ngừa sự tái phạm. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn có thể sẽ tái sử dụng ma túy, hãy thử lướt qua khao khát của mình. Đây là kỹ thuật chánh niệm giúp ngăn ngừa sự tái phạm. Khi bạn kìm nén ham muốn, bạn có xu hướng khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Bằng cách nhận thức và chấp nhận chúng, bạn sẽ có thể loại bỏ chúng, hoặc “lướt qua” chúng.[17]
    • Nhận thức rõ thôi thúc mà bạn cảm nhận về cơn nghiện của mình. Hãy ý thức về cảm xúc và suy nghĩ mà bạn trải nghiệm.
    • Đánh giá thôi thúc của bạn theo thang điểm từ 1 đến 10 (1 là hầu như không cảm thấy bất kỳ một sự thôi thúc rõ rệt nào và 10 là thôi thúc mãnh liệt). Chờ trong vòng 10 phút. Khiến bản thân bận rộn với hoạt động cá nhân, chẳng hạn như rửa xe, viết danh sách, hoặc giặt quần áo. Sau đó hãy kiểm tra lại thôi thúc của bản thân để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy sự thôi thúc đang diễn ra khá mạnh mẽ, hãy tiếp tục khiến bản thân bận rộn với hoạt động khác.[18]
  4. Tránh xa những nơi và những người có liên quan đến ma túy hoặc rượu bia. Không nên đến những nơi mà bạn thường có thể tìm mua và sử dụng ma túy. Không giao du với người đã từng là bạn nhậu của bạn.
    • Điều quan trọng là bạn nên tìm đến địa điểm không liên quan đến ma túy hoặc rượu bia. Bạn có thể phát triển sở thích mới, chẳng hạn như leo núi, đan len, đi bộ đường dài hoặc làm vườn.
  5. Đi làm. Hãy khiến cho bản thân bận rộn bằng cách đi làm, cho dù đó có là công việc bán thời gian. Điều này cũng sẽ giúp bạn xây dựng giá trị của bản thân khi bạn bắt đầu có thu nhập.
    • Gửi thu nhập của bạn vào ngân hàng để tiết kiệm.
    • Bạn cũng có thể tham gia tình nguyện nếu bạn không muốn đi làm. Chịu trách nhiệm về người khác cũng sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
  6. Tập trung vào việc xây dựng một cuộc sống mới. Một khi điều tồi tệ nhất đã qua đi, và cơ thể cũng như tinh thần bạn không còn chịu ảnh hưởng của quá trình cai nghiện, hãy dành thời gian xây dựng cuộc sống mà bạn mong muốn. Nuôi dưỡng tình cảm với người mà bạn yêu thương, chăm chỉ làm việc, và đắm mình trong những sở thích các nhân và dành thời gian cho những điều có nghĩa với bạn.
    • Trong thời gian này, bạn nên tiếp tục gặp gỡ nhóm hỗ trợ và nhà trị liệu. Đối phó với cơn nghiện sẽ không phải là quá trình nhất thời, vì vậy, đừng vội vàng tuyên bố rằng bạn đã hồi phục khi mọi chuyện bắt đầu trở nên tốt đẹp hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên để sự tái phát ngăn cản bạn vượt qua tình trạng nghiện ngập của bản thân. Bất kỳ người nào cũng có thể dễ dàng vấp ngã trong lần đầu tiên cố gắng đối phó với cơn nghiện. Nếu bạn kết thúc bằng việc tái sử dụng ma túy sau ngày mà bạn từ bỏ nó, hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu bạn kết thúc bằng việc tái nghiện, không nên quá khắt khe với bản thân. Bạn vẫn có thể cai nghiện. Hãy cố gắng tìm hiểu lý do mọi chuyện đi sai hướng và bắt đầu quá trình cai nghiện một lần nữa. Cho dù là bạn phải tốn nhiều thời gian để vượt qua tình trạng nghiện ngập, đây là điều hoàn toàn xứng đáng để bạn tranh đấu.[19]

Cảnh báo[sửa]

  • Vượt qua cơn nghiện mạnh mẽ không chỉ là vấn đề của ý chí. Lạm dụng chất gây nghiện có thể gây nên sự thay đổi trong sức khỏe tâm thần và thể chất. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để giúp bạn vượt qua các giai đoạn của quá trình này.
  • Nếu bạn tìm gặp bác sĩ về việc lạm dụng ma túy, chi tiết về vấn đề này có thể xuất hiện trong một vài hồ sơ y tế. Việc lộ thông tin, mặc dù đây là một hành động bất hợp pháp, vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp hiếm. Bạn có thể gặp rắc rối với công việc trong tương lai và với bảo hiểm của bạn. Tất nhiên, tiếp tục sử dụng ma túy trái phép sẽ khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Nếu bạn là nạn nhân của việc lộ thông tin bất hợp pháp, hãy tìm gặp luật sư.
  • Cai nghiện có thể sẽ khá nguy hiểm, và thậm chí có thể gây tử vong. Hãy chắc chắn bạn tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi tiến hành quá trình này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây