Vượt qua nghịch cảnh

Từ VLOS
(đổi hướng từ Vượt qua Nghịch cảnh)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nghịch cảnh không chỉ là một khó khăn hay thất bại, đó là một loạt những biến cố khiến bạn không đạt được mục tiêu của bản thân và tìm thấy hạnh phúc. Điều này có thể bao gồm bất công xã hội và khó khăn của riêng bạn, như ốm đau hay mất mát. Những điều này có thể dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và trầm cảm. Cuộc đời ai cũng đều sẽ phải đôi lần đối mặt với nghịch cảnh của chính mình, nhưng bạn có thể vượt qua chúng bằng thái độ đúng đắn và làm việc chăm chỉ.

Các bước[sửa]

Điều chỉnh Quan điểm của Bản thân[sửa]

  1. Xác định và thành lập mức độ ưu tiên đối với các vấn đề. Khi gặp phải nghịch cảnh, bạn có thể dễ dàng bị rối trí bởi những trở ngại và thất bại nhỏ. Những điều này sẽ nhanh chóng tích tụ lại và vượt quá tầm kiểm soát. Việc phân biệt những bất tiện nhỏ với những trở ngại thật sự ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình là vô cùng quan trọng. Ví dụ như bạn làm mất xe và phải đi xe bus đến trường là một bất tiện; còn mất việc và không đủ điều kiện tài chính để tiếp tục đi học là trở ngại chính khiến bạn không thể tốt nghiệp đại học.
    • Xác định vấn đề và hiểu điều cần thiết nhất có thể giúp bạn lập một kế hoạch hiệu quả.
  2. Chấp nhận rằng nghịch cảnh là không thể tránh khỏi. Mặc dù một vài người có thể phải chịu đựng nhiều hơn so với những người khác, nhưng tất cả mọi người đều sẽ gặp trở ngại và có những giai đoạn khó khăn. Bằng việc chấp nhận nghịch cảnh như một phần tất yếu của cuộc sống, sẽ xảy ra với tất cả mọi người, bạn sẽ bớt lãng phí thời gian cảm thấy mắc kẹt và tuyệt vọng.[1]
    • Chấp nhận nghịch cảnh không đồng nghĩa với việc bạn không cảm thấy buồn bã và nản lòng vì những khó khăn. Cho phép bản thân có những cảm xúc tiêu cực nhưng cố gắng giới hạn thời gian bạn có thể đắm chìm trong đó. Ví dụ như, dành 30 phút để khóc và cảm nhận nỗi đau. Khi hết thời gian, hãy chuyển sự chú ý của bản thân sang việc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
  3. Tin tưởng vào bản thân. Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên bạn gặp trở ngại, đó chính là bằng chứng thuyết phục rằng bạn có đủ khả năng để vượt qua nghịch cảnh.[2] Bạn đã vượt qua tất cả những khó khăn bạn từng gặp phải từ trước tới giờ. Bạn luôn tìm thấy sức mạnh bạn cần để vượt qua trong quá khứ, vì vậy chẳng có lý do gì để nghĩ rằng lần này bạn sẽ không làm được.
    • Thử lập một danh sách những khó khăn và thành công của bạn trong quá khứ để thấy được rằng bạn thật kiên cường.
  4. Tìm kiếm những điều tích cực. Nếu bạn muốn vượt qua nghịch cảnh, bạn phải tập trung vào những điều tích cực, cho dù đó là mặt tích cực của tình trạng hiện tại của bạn hay kết quả tươi sáng bạn nhận được nếu bạn hoàn thành những điều bạn mong muốn trong tương lai. Lập một danh sách những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn hoặc những điều tốt đẹp mà bạn hướng tới, và bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều điều đáng để bạn vui vẻ hơn bạn nghĩ. [3]
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra những mặt tích cực của tình trạng hiện tại của mình, hãy tìm nguồn cảm hứng trong những câu chuyện của người khác.[4]
  5. Coi những sai lầm như những cơ hội để học hỏi. Đừng xem sai lầm của bản thân là thất bại. Thay vào đó, hiểu và nhận thức được khi nào bạn làm sai điều gì đó và xác định những gì bạn rút ra được từ hoàn cảnh đó và những gì bạn cần thay đổi trong tương lai. [5]
    • Nếu bạn không tìm thấy cơ hội học hỏi nào, thử kể với một ai đó khác về những gì xảy ra và hỏi anh ấy hoặc cô ấy chọn ra những bài học để bạn có thể rút kinh nghiệm. Kể với vai trò là người thứ ba để tăng mức độ khách quan của người nghe.
  6. Tập trung vào tương lai. Rút kinh nghiệm từ quá khứ và áp dụng chúng trong tương lai. Quá khứ không thể thay đổi, vì vậy luyến tiếc chỉ khiến bạn cảm thấy thêm tuyệt vọng. Nhưng tương lai thì có thể.
    • Để chuyển hướng tập trung bạn vào tương lai, hãy hiểu được rằng quá khứ khó khăn có thể khiến thành công trong tương lai có giá trị hơn, như vậy vượt qua nghịch cảnh sẽ trở thành một mục tiêu trong tương lai.[6]

Hành động[sửa]

  1. Đặt mục tiêu thực tế. Đặt mục tiêu hợp lý và chia thành những mục tiêu nhỏ có thể đạt được sẽ giúp bạn giữ vững tinh thần và giảm thất vọng. Bạn sẽ tự tin hơn sau mỗi lần bạn hoàn thành một mục tiêu nhỏ trong quá trình đạt tới mục tiêu lớn hơn.[7] Ví dụ như, nếu bạn muốn giảm 13 kg, tập trung vào những mục tiêu nhỏ hơn hàng tuần sẽ giúp bạn nâng cao tự tin.
    • Tập trung vào những mục tiêu nhỏ hơn cũng giúp cho việc thất bại không còn quá nghiêm trọng. Không thể giảm được 0.5 kg sẽ không thể tệ bằng việc không giảm được 13 kg.
  2. Lập biểu đồ các mục tiêu. Có hình ảnh nhắc nhở về mục tiêu của bản thân ở khắp mọi nơi sẽ giúp thúc đẩy và tập trung năng lượng của bạn. Dán chúng ở nhà, văn phòng, tủ cá nhân và trong ba-lô hoặc túi sách.
    • Những hình ảnh này có thể đơn giản hoặc vô cùng công phu, tùy thuộc vào sở thích của bạn. Với một vài người, đó có thể chỉ đơn giản là một danh sách các mục tiêu được dán ở khắp mọi nơi, trong khi những người khác lại thích cắt ghép nhiều hình ảnh với nhau.
  3. Có Kế hoạch B. Tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau cho các vấn đề của bạn và tạo kế hoạch dự phòng. Có lựa chọn sẽ giúp bạn giữ vững niềm in và cung cấp cho bạn những hướng đi khác để dẫn tới thành công, nếu kế hoạch đầu tiên thất bại.[2]
    • Lập một danh sách các giải pháp có thể cho vấn đề của bạn. Viết ra những giải pháp tiềm năng sẽ khiến chúng trở nên xác thực hơn.
  4. Tìm một cố vấn. Cố vấn là người sẽ giúp đỡ và đưa ra cho bạn những chỉ dẫn, giữ cho bạn luôn tập trung vào mục tiêu của mình. Cố vấn là một người đáng tin cậy có thể giúp bạn thoát khỏi những tình huống bất lợi. Bạn có thể tìm nhiều cố vấn để họ cung cấp cho bạn những quan điểm đa dạng và dẫn dắt bạn trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống.
    • Chọn một cố vấn là một việc không hề dễ dàng nhưng có lẽ bạn sẽ quen một vài người mà bạn biết rằng sẽ trở thành những cố vấn tuyệt vời. Hãy cân nhắc tới các giáo viên hoặc giáo sư, người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp.
  5. Không từ bỏ. Bỏ cuộc sẽ không giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề nào. Hầu hết mọi việc rồi cũng sẽ thay đổi. Có thể bạn sẽ tìm được những ý tưởng và giải pháp mới chỉ bằng việc kiên trì với nhiệm vụ của mình.
    • Bạn hoàn toàn có thể nghỉ ngơi một chút, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sẽ quay lại ngay khi cảm thấy khá hơn.

Phát triển Thói quen Lành mạnh[sửa]

  1. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc sẽ giúp góp phần giúp bạn hạnh phúc hơn, kiên cường hơn và tự tin hơn.[8] Hình thành lối sống lành mạnh để đối phó tốt hơn với nghịch cảnh và chuẩn vị sẵn sàng cho những trở ngại trong tương lai.
    • Bắt đầu luyện tập một cách từ từ để tránh bị thương và trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
  2. Viết nhật ký biết ơn. Thường xuyên bày tỏ sự biết ơn đối với mọi việc sẽ giúp bạn đẩy mạnh việc hình thành một quan điểm tích cực. Thái độ tích cực sẽ giúp bạn đối phó với những vấn đề trong tương lai và tránh cảm thấy bị quá tải. [9]
    • Dành 10-15 phút mỗi ngày để nghĩ về những điều bạn nên cảm thấy biết ơn.
  3. Duy trì những mối quan hệ có thể giúp đỡ bạn. Có người ở bên trong khoảng thời gian khó khăn sẽ giúp bạn được an ủi và hỗ trợ. Phát triển vòng tròn quan hệ đó trước khi bạn cần sẽ giúp việc nhờ cậy tới những nguồn giúp đỡ dễ dàng hơn khi bạn gặp khó khăn. Thường xuyên quan tâm đến bạn bè và gia đình để những mối quan hệ đó luôn được bền vững.[9]
    • Thường xuyên gọi điện và gặp gỡ để duy trì và củng cố các mối quan hệ.

Lời khuyên[sửa]

  • Một lối sống lành mạnh sẽ giúp góp phần vào khả năng đối mặt với nghịch cảnh.
  • Tích cực duy trì các mối quan hệ xã hội.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm tổn thương bản thân, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
  • Tránh sử dụng thuốc kích thích và rượu, bởi chúng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy thêm tuyệt vọng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây