Vượt qua khó khăn suốt những năm trung học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trung học là một khoảng thời gian rất dữ dội với hầu hết thanh thiếu niên. Đó là giai đoạn phức tạp khi bạn cố gắng để cân bằng nhiều trải nghiệm mới. Mặc dù có một số lợi ích đi kèm với sự trưởng thành hơn, cũng có một số vấn đề gây căng thẳng. Dù là áp lực do bạn bè cùng trang lứa, quản lý cảm xúc mới tìm thấy, hoặc cố gắng để hòa hợp hơn với bố mẹ, có những điều bổ ích mà bạn có thể thực hiện.

Các bước[sửa]

Quản lý cảm xúc[sửa]

  1. Xác định cảm xúc cụ thể mà bạn đang trải qua. Sẽ thực sự hữu ích nếu bạn có thể xác định được cảm xúc.[1] Ví dụ, bạn cảm thấy tức giận, buồn, ganh tỵ, sợ hãi, trầm cảm, hạnh phúc, bối rối, hoặc một số cảm xúc khác?
    • Thử sử dụng nhật ký theo dõi cảm xúc. Bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau trong một ngày và bạn muốn theo dõi chúng để biết xác định kiểu cảm xúc thường có. Ghi chú lại thời gian cảm xúc xuất hiện, ai có mặt ở đó, địa điểm ở đâu, và chuyện gì xảy ra trước và sau khi bạn bắt đầu có cảm xúc đó.
    • Đôi khi những cảm xúc khác nhau lại mang đến cảm giác rất giống nhau. Ví dụ, có thể bạn tức giận khi đang buồn phiền về điều gì đó. Hãy tự hỏi "tại sao" bạn cảm thấy như thế để bạn thực sự xác định được đó là cảm xúc gì.
    • Ví dụ, nếu đang giận bạn trai cũ vì đã nói lời chia tay, bạn có thể tự hỏi: "Tại sao mình nổi giận?" Có thể bạn nhận ra rằng bạn đang thực sự buồn nhiều hơn là giận dữ.
  2. Nhắc nhở bản thân rằng cảm xúc của bạn là bình thường. Đừng bao giờ nghĩ cảm xúc của bạn là sai trái và đừng cố gắng che giấu chúng. Đôi khi mọi người nghĩ rằng thừa nhận cảm xúc sẽ làm cho họ cảm thấy tồi tệ hơn, trong khi nó thực sự là một phần của quá trình để vượt qua chúng. Tránh né cảm xúc lại có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn trong thời gian dài.[1] Thay vào đó, thử nói to với chính mình rằng: "Đây là điều bình thường khi mình cảm thấy____.”
  3. Bày tỏ cảm xúc. Cho phép bản thân thể hiện cảm xúc là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình giải tỏa. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giải tỏa cảm xúc hiện tại:[1]
    • Viết cảm xúc ra giấy để giải phóng nó. Thử viết nhật ký hàng ngày.
    • Nói chuyện với ai đó mà bạn tin tưởng giúp giải tỏa cảm xúc bằng lời nói. Ở nhà họ có thể là bố mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn. Ở trường, tốt nhất nên tiếp cận giáo viên yêu thích hoặc cố vấn ở trường.
    • Tập thể dục giúp bạn thể hiện và giải phóng cảm xúc thông qua cơ thể.
    • Khóc giúp bạn giải phóng cảm xúc đã bị dồn nén quá lâu.
  4. Tìm cách ứng phó. Một khi đã xác định được cảm xúc, chấp nhận chúng, và bắt đầu tiến hành giải tỏa. Đây là lúc để sử dụng một số chiến lược đối phó giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Những phương pháp đối phó này cần tập trung giúp bạn chăm sóc bản thân một cách lành mạnh.[1] Một số người thích nuông chiều bản thân trong khi những người khác thích tập thể dục làm giảm căng thẳng. Tìm việc gì đó bạn có thể làm để tự xoa dịu và đảm bảo thực hiện nó hàng ngày.
    • Khi viết nhật ký về cảm xúc, có thể bạn sẽ nhận ra mô hình cảm xúc nào bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, bạn nhận ra rằng bạn cảm thấy buồn khi đến một nơi nào đó hoặc bạn thấy ganh tỵ khi ở cùng ai đó. Chiến lược đối phó của bạn nên bao gồm giải pháp tránh tác nhân kích động cảm xúc khi có thể.
    • Nếu không thể xác định nguyên nhân gây ra cảm xúc, có thể bạn đang phải đối mặt với chứng rối loạn cảm xúc như trầm cảm hay lo lắng. Ví dụ, bạn nhận ra bạn luôn nổi cáu vào buổi sáng nhưng không biết tại sao, bạn nên gặp một chuyên gia sức khỏe tinh thần.
    • Nếu cảm thấy như cảm xúc đang áp đảo hoặc cảm thấy bị tổn thương / cảm giác tự giết chính mình, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người lớn đáng tin cậy như bố mẹ , giáo viên, nhà tư vấn, hoặc mục sư ngay lập tức. Bạn cũng có thể gọi đường dây nóng Cơ quan Ngăn chặn Tự tử Quốc Gia (National Suicide Prevention Lifeline): 1 (800) 273-8255 tại Mỹ để nhận được lời khuyên về giải pháp tức thời. Tại Việt Nam, hãy gọi số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP).

Đối phó với áp lực do bạn cùng trang lứa[sửa]

  1. Đừng ngại nói “không”. Nhớ rằng áp lực do bạn bè đồng trang lứa không phải lúc nào cũng xấu.[2] Mong muốn kết bạn và hòa thuận với bạn bè là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi bạn bè cố gắng thuyết phục bạn làm điều gì đó mà bạn biết là không đúng, thì đó là lúc bạn phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức của mình và nói “không” với người đó. Có thể đôi lúc sẽ khó khăn nhưng kết quả có được sẽ tốt hơn so với việc người bạn đó thất vọng một chút về bạn.
    • Luôn xem xét hậu quả có thể xảy ra trước khi làm bất cứ điều gì. Ví dụ, bạn tự hỏi: "nếu cảnh sát đến bữa tiệc tại nhà và bắt gặp mình đang uống rượu thì sao?" Hoặc "điều gì sẽ xảy ra nếu mình quan hệ tình dục và mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục-STD (Sexually Transmitted Disease) hoặc mang thai?" Nếu tác hại nhiều hơn lợi ích, bạn nên để bạn bè biết rằng bạn không có hứng thú.
    • Bạn bè có thể cố gắng nói những điều thuyết phục bạn tham gia ngay cả sau khi bạn đã từ chối. Họ có thể nói: "Bạn là đồ nhát gan" hoặc gọi thẳng tên bạn. Vào lúc đó, tốt nhất là rời đi và về nhà.
  2. Nhắc nhở bản thân về điểm mạnh của bạn. Nhiều thanh thiếu niên trở thành nạn nhân của áp lực do bạn bè cùng trang lứa bởi vì sự khó khăn kiểm soát lòng tự trọng.[2] Nhiều bạn trẻ tạm thời chịu thua trước áp lực đồng trang lứa vì nỗ lực để cảm thấy được công nhận trước bạn bè. Xét cho cùng, có ai muốn mình bị lạc lõng? Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần làm người đi đầu thay vì làm kẻ đi theo. Khi nhận thấy bản thân đang tự đặt câu hỏi mình là ai và mình đại diện cho điều gì, hãy nhắc nhở bản thân nhớ đến tính cách tuyệt vời của bạn.
    • Chúng là những tính cách bên trong và bên ngoài. Vì vậy, chắc chắn bao gồm tài năng và thành tựu, và cũng cân nhắc những tính tốt đẹp khác của bạn. Nó có thể bao gồm nét cá tính độc đáo, cách bạn luôn thể hiện sự tử tế, tính sáng tạo, khả năng lắng nghe, hoặc bất cứ điều khác chứng minh bạn thật tuyệt vời.
  3. Nói cho bạn bè biết khi bố mẹ bạn không cho phép làm điều gì. Nếu gặp phải tình huống mà bạn bè gây sức ép khiến bạn phải làm điều gì đó mà bạn không muốn làm, thoải mái nói với họ rằng bạn không thể tham gia vì bố mẹ không cho phép. Tránh la hét hay nổi nóng với bố mẹ của bạn. Luôn nói chuyện một cách bình tĩnh, hợp lý, và có thái độ chính chắn. [3] Bạn nên nói sự thật vì bố mẹ không bao giờ muốn bạn làm điều gì có hại cho bản thân và người khác. Để thoát khỏi tình huống khó xử, bạn có thể nói:
    • “Mẹ mình bảo về nhà bây giờ”.
    • “Bố mình sẽ la rầy mình suốt hai tháng nếu mình thậm chí chỉ nghĩ đến điều đó!”
    • “Mẹ mình bảo rằng nếu bà bắt gặp mình làm_____ mình sẽ không được ra ngoài trong vòng một tháng".
  4. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Hãy dành thời gian chơi cùng những người bạn có cùng giá trị và tiêu chuẩn đạo đức. Khi ở gần bạn bè tích cực, họ sẽ ít có xu hướng cố gắng tác động, lôi kéo bạn tham gia các hành vi nguy hiểm.[2]
    • Tham gia hoạt động lành mạnh để có thể kết bạn với những người có nhân cách tốt và lòng tự trọng cao. Các đội chơi thể thao, nhóm sinh hoạt nhà thờ, và hoạt động ngoại khóa là nơi tuyệt vời để tìm những người bạn có cùng chí hướng.
    • Bạn sẽ không thể hoàn toàn tránh khỏi áp lực bạn bè đồng trang lứa ngay cả khi bạn có những người bạn thật tuyệt vời. Hãy nhớ rằng cuối cùng thì bạn là người đưa ra quyết định sáng suốt.

Đối mặt với kẻ hay bắt nạt[sửa]

  1. Hiểu tại sao kẻ hay bắt nạt lại thích bắt nạt người khác. Những kẻ bắt nạt thường bắt nạt người khác vì những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân của họ. Thật không may khi họ gặp rắc rối với vấn đề cá nhân, họ đổ sự bất hạnh đó lên bạn. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng sự việc này không phải là do bạn. Bạn là người có rất nhiều tính cách tuyệt vời dù kẻ bắt nạt bạn có nói gì đi nữa. Họ bắt nạt bạn vì một trong những lý do sau:[4]
    • Mong muốn có cảm giác quyền lực
    • Sự ghen tị
    • Để tỏ vẽ trước người khác
    • Để cảm thấy mạnh mẽ
    • Để thoát khỏi nỗi đau trong lòng
    • Bản thân cũng là người từng bị kẻ khác bắt nạt
  2. Luôn giữ kiểm soát. Điều dễ dàng nhất bạn có thể làm là tránh xa kẻ bắt nạt. Bạn có thể vừa giữ an toàn vừa có thể phớt lờ họ. Ngoài ra, bạn có thể đứng lên bảo vệ chính mình bằng cách bình tĩnh nói với kẻ bắt nạt là bạn sẽ không quan tâm đến những gì họ nói. Điều quan trọng nhất vào thời điểm này là giữ bình tĩnh. Bạn sẽ không muốn phản ứng gay gắt và tạo nguy cơ gây ra sự đáp trả giận dữ.
    • Đáp lại kẻ bắt nạt bằng khiếu hài hước thường sẽ làm cho bạn không còn là mục tiêu hứng thú của họ. Sự đáp trả hài hước thường khiến kẻ bắt nạt mất đi hứng thú, nghĩa là họ có thể không để ý đến bạn nữa.
    • Bảo đảm bản thân được an toàn. Không đáp trả quyết liệt không có nghĩa là bạn sẽ đặt bản thân vào tình huống bất an. Nếu bạn đang bị thương, hãy bảo vệ chính mình để có thể tránh khỏi tình huống không an toàn.[4]
  3. Báo cáo sự việc với một người lớn đáng tin cậy. Nếu kẻ bắt nạt không bị xử lý vì hành vi của họ, có thể họ sẽ càng trở nên hung hăng hơn với bạn. Bạn cần nhờ đến một người lớn đáng tin cậy can thiệp để sự việc không trầm trọng thêm.[5]
    • Quyết liệt ngăn chặn hành vi bắt nạt. Báo cáo cụ thể và toàn bộ sự việc bị bắt nạt cho đến khi nó không còn xảy ra nữa. Đừng bao giờ xấu hổ khi nhờ giúp đỡ. Có lẽ bạn không phải là người duy nhất bị bắt nạt nhưng bạn có thể giúp chấm dứt nó.
    • Hầu hết người lớn đều có giải pháp cho vấn đề của bạn mà không để kẻ bắt nạt biết rằng bạn đã báo cáo lại sự việc. Một số giải pháp có thể áp dụng như thay đổi lớp học hoặc thay đổi chỗ ngồi của bạn trong lớp. Kẻ bắt nạt cũng có thể phải nhận một số biện pháp kỷ luật khác.
    • Nếu bạn chứng kiến việc ai đó bị bắt nạt, bạn cũng nên báo cáo lại sự việc. Không ai đáng bị bắt nạt cả.
  4. Thay đổi quan điểm. Kẻ bắt nạt cũng chỉ là một người bất hạnh, đang cố sức để làm cho bạn khốn khổ như họ.[4] Khi bạn nhìn sự việc bằng quan điểm này, vấn đề bắt nạt mất đi một phần tác động đến bạn. Nhớ là đừng cho phép kẻ bắt nạt kiểm soát cảm xúc của bạn.
    • Tạo danh sách tất cả các tính cách tích cực của bản thân. Bạn cũng có thể liệt kê tất cả những điều tốt đẹp đang xảy ra trong cuộc sống. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy tâm trạng xấu đi, bạn có thể tập trung vào danh sách đó.
    • Cố gắng không làm cho tình hình tồi tệ hơn bằng việc tìm hiểu sâu vấn đề và không ngừng suy nghĩ về nó. Thay vào đó, tập trung vào điều tích cực đã xảy ra trong ngày.
  5. Nhận hỗ trợ cần thiết. Đảm bảo bạn nói về trải nghiệm của mình. Mặc dù bạn không muốn nghĩ về việc bị bắt nạt cả ngày, bạn cần có cơ hội để bày tỏ cảm xúc. Bạn có thể nói chuyện với bố mẹ, thành viên gia đình, giáo viên, nhân viên tư vấn, linh mục hay bạn bè. Bày tỏ sự việc sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.[4]
    • Cho bản thân thời gian để điều trị. Bị bắt nạt là một trải nghiệm chấn thương tâm lý. Nói ra sự việc bạn bị bắt nạt sẽ có hiệu quả, nhưng bạn sẽ cần một khoảng thời gian trước khi cảm thấy bình thường trở lại.
    • Nhờ chuyên gia giúp đỡ cũng là điều bình thường nếu bạn thấy bản thân đang trải qua thời gian khó khăn để đối phó với cảm xúc tức giận, đau đớn, hoặc những cảm xúc tiêu cực khác.
  6. Trở nên năng động. Làm tình nguyện là một cách tuyệt vời để quên đi cảm giác bất lực có thể xuất hiện sau khi bị bắt nạt.[4] Bạn sẽ muốn tiếp cận những thanh thiếu niên bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn. Họ là những ai đã từng bị bắt nạt, hoặc có thể trở nên năng động trong chiến dịch chống bắt nạt ở trường. Điều quan trọng không phải là bạn chọn làm gì, mà là để bạn lấy lại kiểm soát bằng cách trở nên năng động.

Vượt qua cuộc trò chuyện khó khăn với bố mẹ hoặc người chăm sóc[sửa]

  1. Nói chuyện với bố mẹ trước khi khó khăn phát sinh. Xem việc nói chuyện với bố mẹ hàng ngày là điều quan trọng. Bạn không phải tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó; chỉ cần nói về những chuyện tầm thường, lặt vặt đều tốt cả. Kể với bố mẹ về điều gì đó buồn cười đã xảy ra ở trường học hay việc bạn đã làm bài kiểm tra lịch sử ra sao. Cố gắng làm cho cuộc trò chuyện vui vẻ và thú vị. Tạo ra mối liên kết này sẽ giúp bạn tiếp cận họ dễ dàng hơn khi nói đến chủ đề nghiêm trọng hơn sau này.[6]
    • Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu tạo ra mối liên kết này. Thậm chí nếu bạn và bố mẹ đã tranh cãi trước đây, bạn vẫn có thể bắt đầu nói chuyện với họ bây giờ.
    • Bố mẹ muốn biết nhiều hơn về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Đây là cơ hội cho bạn và bố mẹ cảm nhận được mối liên kết với nhau.
  2. Chọn thời điểm tốt để nói chuyện. Cố gắng tiếp cận bố mẹ khi họ không bận rộn làm việc gì khác.[7] Yêu cầu bố mẹ cho để bạn phụ giúp khi họ đang làm việc vặt hoặc có thể đề nghị họ cùng đi dạo. Đây là thời điểm tuyệt vời để nói chuyện.
    • Một cách hay để bắt đầu trò chuyện là nói: "Mẹ ơi, lúc này chúng ta có thể trò chuyện được không?" Hoặc "Bố ơi, chúng ta có thể nói chuyện không?”
  3. Biết kết quả mong muốn sau cuộc trò chuyện. Điều quan trọng là phải biết chính xác những gì bạn muốn đạt được từ cuộc trò chuyện. Nhớ rằng bạn sẽ cần một trong bốn điều sau từ bố mẹ: Sự cho phép hoặc ủng hộ để làm gì đó; lời khuyên hoặc giúp đỡ cho một vấn đề; được lắng nghe hoặc thấu hiểu mà không phải nhận bất cứ lời khuyên hay bất kỳ phán xét nào; hoặc để họ hướng dẫn bạn trở lại con đường đúng đắn nếu bạn thấy mình đang gặp rắc rối.[6] Chắc rằng bạn sẽ truyền đạt những gì bạn cần từ bố mẹ ngay từ đầu của cuộc trò chuyện.
    • Bạn có thể nói: "Mẹ ơi, con muốn kể mẹ nghe về những điều phiền nhiễu con đang gặp phải. Con không cần nghe lời khuyên; Con chỉ muốn nói ra những gì đang khiến con phiền lòng". Hoặc nói: “Bố ơi, con thực sự muốn được bố cho phép tham gia chuyến đi chơi đến vùng núi với các bạn vào cuối tuần tới. Con có thể nói với bố về nó chứ?”
    • Nói ra chủ đề khó có thể gây căng thẳng, vì thế bạn có thể viết ra những điểm chính mà bạn không muốn quên. Bạn có thể nhìn vào các ghi chú trong lúc trò chuyện.
  4. Kể với bố mẹ về cảm xúc của bạn. Đôi khi chủ đề khó có thể gây ra cảm xúc mãnh liệt và ngăn bạn nói chuyện với bố mẹ. Bạn có thể sợ hãi hoặc xấu hổ để bắt đầu cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, đừng để điều đó ngăn cản bạn tâm sự. Thay vào đó, nói với bố mẹ cảm xúc của bạn như một phần của cuộc trò chuyện.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: "Con muốn nói chuyện với mẹ về những gì đang xảy ra nhưng con sợ rằng mẹ sẽ nổi giận với con". Tương tự, bạn có thể nói: "Con sợ hãi khi nói về điều đó vì nó là một điều xấu hổ”.
    • Nếu bạn lo rằng bố mẹ sẽ phê phán hay nổi giận, bạn có thể nói: "Con phải nói với bố mẹ một chuyện có thể làm cho bố mẹ tức giận hoặc thất vọng. Con xin lỗi vì những gì đã làm nhưng con phải nói cho ba mẹ biết. Bố mẹ có thể lắng nghe con trong vài phút không?”
  5. Bất đồng nhưng vẫn tôn trọng bố mẹ. Không phải lúc nào bạn và bố mẹ cũng có chung quan điểm cho mọi vấn đề. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải giao tiếp, nói ra suy nghĩ của bạn bằng thái độ tôn trọng. Dưới đây là một số chiến thuật để giữ cuộc trò chuyện có thái độ tôn trọng:[8]
    • Giữ bình tĩnh và tránh bình luận gây xúc phạm. Thay vì nói: "Mẹ thật không công bằng" và Con ghét mẹ", bạn có thể nói: "Mẹ ơi, con không đồng ý vì lý do…”
    • Đừng nghĩ một chiều. Nhắc nhở bản thân rằng bạn đang nổi giận vì một ý kiến hoặc quyết định chứ không phải bố mẹ của bạn.
    • Sử dụng câu bắt đầu với "Con" thay vì "Bố mẹ". Ví dụ, thay vì nói: "Bố mẹ không bao giờ tin tưởng con trong bất cứ điều gì", bạn có thể nói: "Con thấy mình đã đủ trưởng thành để hẹn hò. Con nghĩ con có thể bắt đầu bằng cách đi chơi cùng nhóm bạn.”
    • Cố gắng hiểu được quyết định của bố mẹ theo quan điểm của họ. Khi bạn cho thấy bạn hiểu bố mẹ, có thể họ sẽ cố gắng nhìn sự việc từ quan điểm của bạn.
  6. Chấp nhận quyết định. Bố mẹ nói chung đều muốn mang lại điều tốt nhất cho bạn, nghĩa là họ không phải lúc nào cũng đồng ý. Họ có thể lắng nghe, cố gắng hỗ trợ và hướng dẫn bạn bằng cả tình yêu thương. Tuy nhiên, cần biết rằng không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự đồng ý từ họ. Khi đó, hãy đón nhận từ “không” một cách tôn trọng. Sử dụng giọng điệu tôn trọng và cố gắng không tranh cãi hay than phiền. Áp dụng cách này sẽ thể hiện sự trưởng thành; và khi họ thấy rằng bạn đang cư xử một cách trưởng thành, họ có thể sẽ đồng ý với bạn vào lần sau.[6]
    • Khi bạn đang thất vọng, rất khó để đáp trả bằng thái độ lễ phép. Có thể là một ý hay khi bạn rời đi một lát để thư giãn. Thử đi bộ hoặc chạy bộ, khóc, đánh vào gối, tâm sự với một người bạn, hoặc làm bất kỳ hoạt động mang tính xây dựng khác sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
    • Nếu bố mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu tình cảm của bạn khi bạn cần hỗ trợ, cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ và hướng dẫn từ một người lớn đáng tin cậy khác. Giáo viên, linh mục, nhân viên tư vấn, hoặc người thân có thể là những lựa chọn lý tưởng.

Lời khuyên[sửa]

  • Khi chọn chiến lược đối phó, thử hỏi bạn đang cần gì ngay lúc này để cảm thấy dễ chịu hơn. Đôi khi đó là một điều nhỏ bé như cần chợp mắt một lát, hoặc những lúc bạn cần gọi cho bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu kẻ bắt nạt đang nhắm vào đồ đạc của bạn, bạn nên để “món mồi” đó ở nhà. Ví dụ, nếu kẻ bắt nạt luôn đòi tiền của bạn, thử để tiền ở nhà. Nếu bạn thường mang theo tiền ăn trưa, bắt đầu mang theo cơm hộp. Để vật dụng điện tử ở nhà có thể là một ý kiến hay.
  • Khi có cuộc trò chuyện khó khăn với bố mẹ hoặc người chăm sóc, cố gắng nói càng trực tiếp càng tốt. Chắc chắn nói rõ chi tiết để họ có thể hiểu tình hình hơn.
  • Luôn thành thật với bố mẹ. Điều này giúp xây dựng lòng tin và giúp giao tiếp dễ dàng khi niềm tin đã được thiết lập.
  • Đảm bảo từ ngữ riêng của bạn dễ nhớ và không có vẻ kỳ quặc hoặc khác thường đối bạn bè cùng trang lứa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]