Vượt qua nỗi tự ti

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự tự ti sẽ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Nó khiến bạn khó cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bạn có thể vượt qua sự tự ti của bản thân nếu bạn thật sự cố gắng. Nó sẽ không thể thành công chỉ sau một đêm, bạn sẽ cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức nhưng thành quả bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng.

Các bước[sửa]

Nâng cao tự tin cho bản thân[sửa]

  1. Hiểu rằng có rất nhiều người cũng cảm thấy tự ti. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 4% phụ nữ trên thế giới nghĩ rằng họ xinh đẹp.[1]
  2. Xác định những suy nghĩ, cảm giác, dấu hiệu về thể chất và cách cư xử có liên quan tới sự tự ti của bạn. Rất nhiều người nhầm lẫn những suy nghĩ, hành vi và cảm giác này là đặc điểm tính cách. Tuy nhiên suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn khác với tính cách thật sự. Những loại suy nghĩ, cảm xúc, dấu hiệu thể chất và hành vi này giống như "triệu chứng" của căn bệnh tự ti.
    • Nhận ra các triệu chứng đó sẽ giúp bạn biết được bạn cần phải thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi nào.
  3. Lắng nghe tiếng nói bên trong con người bạn. Khi những suy nghĩ dưới đây xảy ra, nó giống như bạn nghe thấy tiếng nói bên trong tâm trí mình vậy. Những suy nghĩ này thường xuất hiện trong vô thức, gần giống như phản xạ.
    • Mình quá yếu đuối/không đủ khéo léo/không đủ thông minh.
    • Mình hy vọng họ sẽ không nghĩ rằng mình là một kẻ ngớ ngẩn.
    • Mình quá béo/gầy/già/trẻ/v.v.
    • Tất cả đều là lỗi của mình.
    • Mình nghĩ mình cần phải hoàn thành công việc một cách hoàn hảo.
    • Sếp không thích bản báo cáo của mình. Chắc hẳn mình là một đứa hoàn toàn thất bại trong công việc.
    • Tại sao lại phải gặp gỡ những người mới? Dù sao thì họ cũng có thích mình đâu.
  4. Xác định cách mà bạn cảm nhận về bản thân. Cảm xúc, cũng giống như suy nghĩ, thường bắt nguồn từ tiếng nói nội tâm, không thật sự phản ánh chính xác thực tại.
    • Mình cảm thấy vô cùng xấu hổ khi sếp không thích bản báo cáo của mình.
    • Mình vô cùng tức giận với bản thân bởi sếp không thích bản báo cáo của mình.
    • Mình rất nản lòng bởi sếp đã chỉ trích mình. Ông ta chẳng bao giờ thích bất cứ thứ gì mình làm cả.
    • Mình cảm thấy lo lắng/hoảng sợ khi ở cùng người lạ bởi có thể họ đang nghĩ về việc mình béo như thế nào.
    • Mình không đủ mạnh mẽ để cạnh tranh vì vậy mình sẽ không thử.
    • Gần như lúc nào mình cũng cảm thấy lo lắng.
  5. Tìm kiếm dấu hiệu về thể chất có liên quan đến sự thiếu tự tin. Dưới đây là một vài triệu chứng chứng tỏ bạn là người tự ti.
    • Tôi gần như không thể ngủ.
    • Dường như lúc nào tôi cũng mệt mỏi.
    • Cơ thể tôi luôn căng thẳng.
    • Khi tôi gặp người lạ (hoặc khi tôi ở trong một hoàn cảnh không thoải mái nào đó):
      • Tôi đổ mồ hôi như tắm.
      • Cả căn phòng như quay cuồng.
      • Tôi không thể thở được.
      • Mặt tôi đỏ bừng.
      • Tôi cảm thấy tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
  6. Đánh giá cách hành xử của bản thân để xem liệu sự tự ti có ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn hay không. Nếu bạn thấy ít nhất một trong những hành vi dưới đây là đúng đối với bạn, có lẽ sự tự ti đang có tác động vô cùng lớn đến cuộc sống của bạn hơn những gì bạn tưởng.
    • Tôi không đi chơi/Tôi không thích gặp gỡ mọi người.
    • Tôi gặp vấn đề với việc đưa ra quyết định.
    • Tôi cảm thấy không thoải mái khi bộc lộ suy nghĩ hay ý kiến của bản thân.
    • Tôi không cho rằng tôi có đủ khả năng để đảm nhiệm một công việc mới, cho dù tôi có được thăng chức.
    • Tôi rất dễ buồn phiền.
    • Tôi tranh cãi với mọi người rất nhiều.
    • Tôi phòng vệ và la hét với chính gia đình của mình.
    • Bạn của tôi lúc nào cũng gọi tôi là "Mèo" và tôi hoàn toàn không thích điều đó, nhưng tôi sợ rằng nếu tôi nói ra, cô ấy sẽ không làm bạn với tôi nữa.
    • Tôi quá ngượng ngùng để có thể quan hệ tình dục.
    • Tôi quan hệ tình dục kể cả khi tôi không muốn.
    • Tất cả mọi việc tôi làm cần phải hoàn hảo.
    • Tôi vẫn ăn kể cả khi đã no.
    • Tôi không thể ăn hơn một bữa mỗi ngày bằng không tôi sẽ bị béo phì.
  7. Xác định suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Cho dù bạn có nhận ra hay không, thì suy nghĩ của bạn đang bị mắc kẹt trong vòng tròn tự ti. Để cảm thấy khá hơn, bạn nên xác định xem khi nào thì những suy nghĩ như vậy sẽ xuất hiện, và tìm cách vượt qua chúng. Có một vài suy nghĩ tiêu cực điển hình bạn có thể trở nên quen thuộc, vì vậy nếu bạn gặp một vài trong số đó, bạn có thể nhắm tới việc loại bỏ chúng.[2]
  8. Đừng trở thành một kẻ hay cằn nhằn, tắc trách hay thích chửi bới. Hãy tưởng tượng rằng bạn có một "người bạn" luôn ở bên bạn và người bạn này thường xuyên mắng mỏ bạn. Anh ấy hoặc cô ấy chửi bạn thậm tệ, nói rằng mọi thứ bạn đang làm đều không đúng, bạn sẽ không bao giờ nhận được bất cứ thứ gì và bạn chẳng dễ mến chút nào. Điều đó có khiến bạn suy sụp không?
  9. Tránh trở thành người quy chụp mọi thứ. Những người như vậy thường sẽ lấy một sai lầm, mà họ mắc phải khi không thực hiện được mọi việc như mong đợi, hoặc một việc gì đó không thuận lợi và khái quát hóa vào toàn bộ cuộc sống của họ.
    • Ví dụ như, nếu một người vô tình dẫm phải ổ gà, có thể cô ấy sẽ có suy nghĩ "Tại sao những thứ như thế này luôn xảy ra với mình? Chắc mình bị nguyền rủa rồi. Mình chẳng bao giờ gặp may mắn cả".
  10. Đấu lại ham muốn so sánh mình với người khác. Những người hay so sánh thường cảm thấy không bao giờ là đủ bởi lúc nào họ cũng mải so sánh bản thân với người khác và tin rằng tất cả mọi người xung quanh đều tốt đẹp hơn họ.
    • Ví dụ như một người hay thích so sánh sẽ nói: "Nhìn xem. Hàng xóm của tôi có một chiếc xe bán tải. Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể có đủ tiền để mua một chiếc giống vậy. Tôi thật là một kẻ thất bại".
  11. Tránh tiếng nói biến bạn trở thành một người bi quan. Người bi quan thường đưa ra những khẳng định về toàn bộ cuộc sống của họ chỉ dựa vào một sự cố.
    • Những người bi quan có thể sẽ nghĩ rằng: “Mình được điểm B thay vì điểm A. Giờ thì mình sẽ chẳng bao giờ tìm được một công việc nào cả”.
  12. Hãy nhớ rằng bạn không phải là một người có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Những người như vậy thường cho rằng mọi người đang nghĩ xấu về họ. Trên thực tế chúng ta thật sự không thể biết được người khác đang nghĩ gì.
    • Những người đọc suy nghĩ thường có xu hướng đưa ra giả định về suy nghĩ của người khác hoặc lý do tại sao ai đó đang làm một việc gì đó, và họ luôn suy nghĩ lệch theo chiều hướng tiêu cực: “Người kia đang nhìn mình chằm chằm. Chắc hẳn anh ta đang nghĩ mình thật dị hợm”.
  13. Cam kết xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Với tất cả những suy nghĩ tiêu cực mà bạn nhồi nhét trong đầu, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn lại thiếu tự tin đến thế. Nếu bạn nhận thấy mình đang có những suy nghĩ không có lợi, hãy chống lại chúng. Để làm được điều đó cần mất nhiều thời gian và công sức, bởi thay đổi một thói quen không phải là điều dễ dàng. Tiến hành dần dần theo từng bước nhỏ sẽ rất hữu ích.
    • Tiến hành từng bước nhỏ và tập thói quen đối xử tốt với bản thân bằng cách suy nghĩ tích cực sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
  14. Phân biệt giữa quan điểm và thực tại. Đôi khi rất khó để nhận ra được đâu là quan điểm và đâu là hiện thực.[3] Thường thì những suy nghĩ thầm kín của chúng đều là quan điểm, dù chúng ta vẫn cho rằng đó là sự thực.
    • Sự thật là một điều không thể phủ nhận, như “Tôi hai mươi hai tuổi”. Bạn có giấy khai sinh để chứng minh được điều đó.
    • Quan điểm không phải là điều không thể phản bác, ví dụ như “Tôi thật ngu ngốc”.
    • Điều này hoàn toàn có thể bị bác bỏ. Một vài người nghĩ rằng nó không thể và họ sẽ đưa ra bằng chứng về những lần mà họ cảm thấy mình ngu ngốc, như “Tôi thật ngu ngốc, khi tôi 8 tuổi, tôi đã bị ngã khỏi sân khấu”. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về những trải nhiệm này, một người có thể học thêm một vài điều mới, như:
      • Nếu một người lớn chịu trách nhiệm giám sát dự án, lẽ ra người đó phải cân nhắc đến vấn đề an toàn của bạn.
      • Không có ai trên đời là hoàn hảo và mọi người đều sẽ mắc sai lầm. Đến cả Einstein cũng thừa nhận rằng ông đôi khi cũng nhầm lẫn.[4] Điều này cho thấy không có ai thật sự ngu ngốc chỉ vì họ mắc sai lầm. Bởi thiên tài cũng có lúc mắc lỗi. Không chỉ một hai lần, mà là rất nhiều lần.
    • Kể cả bạn từng trải qua những việc ủng hỗ suy nghĩ tiêu cực của bản thân, bạn cũng có những trải nghiệm tốt đẹp khi bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và làm được những việc thông minh.

Sử dụng nhật ký để nâng cao sự tự tin[sửa]

  1. Bắt đầu viết nhật ký về sự tự ti. Hiện giờ khi bạn đã biết được một vài lý do khiến bạn cảm thấy tự ti, và suy nghĩ tiêu cực là nguyên nhân khiến chúng kéo dài, bạn có thể bắt đầu quá trình thay đổi niềm tin về bản thân. Quy trình này sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện trên máy tính, bạn có thể sắp xếp lại mọi thứ để chúng trở nên có nghĩa mà không cần phải bắt đầu viết lại từ đầu. Mẫu bảng tính Excel là một cách tuyệt vời để sắp xếp các suy nghĩ của bạn và cho bạn nhiều chỗ để thử nghiệm.[5]
  2. Nhanh chóng phát hiện ra các suy nghĩ tiêu cực. Hãy để ý theo dõi những suy nghĩ tiêu cực trong vòng một vài ngày. Bạn có thể ghi vào sổ, tạo văn bản trên máy tính hoặc ipad. Theo dõi tất cả những suy nghĩ tiêu cực mà bạn nhận biết được rằng chúng là dành cho bản thân. Nếu bạn không thể phân loại chúng cũng không sao cả. Hãy cứ viết tất cả những suy nghĩ tiêu cực đó ra.
    • Ví dụ như, một trong những mục trong danh sách là “Mình sẽ thất bại nếu mình cố gắng trở thành nhà văn”, sẽ có liên quan tới suy nghĩ “Tại sao lại phải phiền lòng? Dù sao thì cũng chẳng có ai thích nó. Mà làm gì có gì đặc biệt mà kể nữa cơ chứ. Tất cả đều được người khác viết hết rồi”.
  3. Sắp xếp danh sách. Đặt tên cho cột là “Những suy nghĩ tiêu cực”. Viết các suy nghĩ đó theo thứ tự giảm dần từ những điều khiến bạn phiền muộn nhất cho tới những điều bạn cảm thấy ít buồn bực nhất. Nếu bạn thấy các loại suy nghĩ khác nhau có những điểm tương đồng, hãy xếp chúng vào một nhóm.
    • Ví dụ, suy nghĩ “Mình sẽ thất bại nếu mình cố gắng trở thành nhà văn” nằm ở đầu danh sách. Tất cả những suy nghĩ tiêu cực có liên quan đều có thể bao gồm trong đó, nhưng ý kiến chính sẽ được xem như tiêu đề cho loại suy nghĩ này.
  4. Tìm ra nguồn gốc của mỗi suy nghĩ tiêu cực. Tạo cột bên cạnh cột Suy nghĩ tiêu cực và đặt tên nó là “Ký ức/Trải nghiệm có Liện quan tới Suy nghĩ này”. Một ai đó hoặc một trải nghiệm nào đó có thể sẽ xuất hiện trong tâm trí bạn. Viết nó ra. Nếu không, hãy để trống. Hiểu được những gì bạn đã trải qua sẽ giúp bạn biết được lý do tại sao bạn lại có cảm nhận như vậy.
    • Ví dụ, “Cha tôi đã nói rằng tôi sẽ thất bại nếu tôi cố gắng trở thành nhà văn”.
    • Hãy nhớ rằng, nếu bạn nhớ ra ai đó đưa ra cho bạn một bình luận tiêu cực, nó không phải sự thật! Đó là ý kiến của họ, và bạn sẽ có thể tìm ra cách để bác bỏ nó.
    • Lưu ý rằng: Nếu bước này khiến bạn buồn phiền đến nỗi bạn cảm thấy rất khó để hoạt động bình thường trong suốt cả ngày hay cả tuần, hoặc khiến bạn gần như không thể tiếp tục, hãy dừng lại và tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia.
  5. Xác định các cảm xúc có liên quan tới từng suy nghĩ. Trong cột tiếp theo, hãy đặt tiêu đề là “Cảm nhận của tôi về suy nghĩ này”, viết ra bất cứ cảm xúc nào bạn có liên quan tới suy nghĩ tiêu cực đó. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng suy nghĩ của bạn có ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn.
    • Ví dụ, “Nó khiến tôi muốn bỏ cuộc”.
  6. Xác định cách hành xử của bản thân. Trong cột tiếp theo, hãy đặt tên là “Hành động của tôi khi tôi nghĩ và cảm nhận như vậy”. Sau đó cố gắng nghĩ tới một sự kiện gần đây mà có thể giúp bạn nhận ra cách hành xử của bản thân. Bạn có trở nên yên lặng không? Bạn có la hét không? Bạn có khóc không? Bạn có tránh nhìn thẳng vào mắt người khác không? Điều này sẽ giúp bạn thấy rõ suy nghĩ và cảm xúc có mối liên hệ chặt chẽ với hành động của bạn như thế nào.
    • Ví dụ, “Khi tôi nhìn thấy các cuộc thi và lời mời tham gia viết văn, tôi đều tảng lờ chúng đi cho dù trở thành nhà văn là điều tôi mong muốn hơn bất cứ thứ gì”.
  7. Điều chỉnh suy nghĩ. Giờ là lúc chống lại những suy nghĩ và trải nghiệm tiêu cực bằng những thứ tích cực, nó sẽ giúp bạn nhận ra rằng những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ kìm chân bạn và rằng bạn nên ngừng tin vào những suy nghĩ tiêu cực bạn có cho chính bạn.
  8. Chống lại sự tiêu cực. Thêm một cột vào nhật ký của bạn, đặt tên là “Kểm tra thực tế”. Trong cột này, hãy viết ra một ưu điểm, trải nghiệm đẹp, thành cộng hay bất cứ thứ gì tích cực để chống lại lòng tin tiêu cực của bạn. Nếu bạn tìm thấy được thứ để chống lại nó, lòng tin tiêu cực của bạn sẽ không còn giá trị hay ảnh hưởng gì trong cuộc sống của bạn nữa. Suy nghĩ mà bạn vốn xem như quy luật vô điều kiện sẽ không còn hiệu lực.
    • Ví dụ như, “Tôi đã xuất bản 5 bài thơ, trên khắp thế giới! Ha! Thấy chưa! Tôi cũng đã cho ra đời 4 bài báo. Điều đó chẳng đúng chút nào cả. Tôi sẽ không thất bại. Tôi vốn đã thành công rồi!”
  9. Thực hiện các kế hoạch hành động tích cực. Trong cột cuối cùng, bạn có thể viết những điều bạn biết thành hành động “Điều mà tôi sẽ làm bây giờ”. Đối với cột này, hãy đưa ra thật nhiều ý kiến về những việc bạn dự định làm từ giờ trở đi.
    • Ví dụ như, “Tôi sẽ làm bất cứ thứ gì tôi có thể làm để đảm bảo rằng tôi sẽ thành công. Tôi sẽ quay trở lại trường để học bằng thạc sĩ. Tôi sẽ tìm hiểu xem tôi có thể viết và đăng các bài báo ở đâu, và tôi sẽ không từ bỏ cho tới khi tôi đạt được thành quả mong muốn. Tôi sẽ tìm kiếm một công việc viết lách. Tôi sẽ tham gia các cuộc tranh tài. Tôi sẽ không dừng lại cho tới khi tôi chiến thắng”.
  10. Tập trung vào khía cạnh tích cực của bạn. Dành một phần trong nhật ký (hoặc một thẻ mới trong bảng tính) để viết những điều tích cực về bản thân.[6] Viết tự do hoặc lập danh sách các tính cách tích cực của bạn. Bất cứ điều gì bạn cảm thấy tốt ở bản thân và giúp bạn đánh giá cao con người mình, những điều bạn đã đạt được và quãng đường bạn đã đi từ đó tới giờ đều có thể viết trong trang này. Có thể bạn sẽ chọn tập trung vào một vài hoặc tất cả những điều sau:
    • Thành tựu của bạn (trong ngày, tuần, tháng, năm).
      • Năm nay, tôi đã tiết kiệm cho công ty bảy triệu đô la.
      • Mỗi ngày tôi đều dành thời gian cho con cái mình.
      • Tôi đã học cách kiểm soát áp lực của bản thân vì vậy gần như ngày nào tôi cũng cảm thấy vui vẻ.
      • Tôi đã thắng một giải thưởng.
      • Hôm nay, tôi đã mỉm cười với một người mà tôi không quen cho dù điều này đối với tôi cũng không hề dễ dàng.
    • Tính cách và điểm mạnh của bạn.
      • Tôi là người có tính cách sôi nổi.
      • Lời khen của tôi rất dễ nghe.
      • Tôi là một người biết lắng nghe.
      • Tôi thật sự biết cách khiến những người tôi yêu cảm thấy đặc biệt.
    • Ngoại hình của bạn
      • Đặc điểm mà tôi yêu thích ở chính mình đó là màu mắt, hàm răng đều tăm tắp, mái tóc bóng mượt và khi tôi mặc màu sắc tôi ưa chuộng (màu xanh dương), nó giúp tôi cảm thấy rất tuyệt vời.
      • Tôi có một khuôn mặt và nụ cười thân thiện, mọi người đều cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với tôi.
      • Hôm nay ai đó đã nói với tôi rằng trông tôi thật xinh đẹp!
  11. Xác định lĩnh vực mà bạn muốn cải thiện. Việc xác định điều bạn muốn cải thiện mà không tập trung thái quá vào ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân là vô cùng quan trọng. Ở một khía cạnh nào đó thì việc tin rằng chúng ta yếu đuối hay kém cỏi chính là một cái bẫy tự ti khác. Thật không may rằng tất cả chúng ta vẫn đang có cái suy nghĩ tự hạ thấp bản thân này.
    • Ngừng nghĩ về những khuyết điểm của bản thân mà thay vào đó hãy nghĩ về những lĩnh vực bạn muốn cải thiện, và chỉ bởi vì việc thay đổi chúng giúp bạn cảm thấy vui vẻ.
    • Đặt mục tiêu cho việc thay đổi không chỉ là về việc sửa chữa lại những sai lầm mà là thực hiện những điều sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong cuộc sống và có những mối quan hệ lành mạnh, điều sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và hạnh phúc hơn.
  12. Viết ra những lĩnh vực bạn muốn cải thiện. Trong nhật ký, hãy tạo một thẻ mới trong bảng máy tính hoặc thêm một trang nhật ký giấy, và đặt tên cho nó là "Lĩnh vực mà tôi muốn cải thiện”. Sau đó viết xuống bên dưới là – “Bởi vì nó sẽ giúp tôi cảm thấy hạnh phúc”.
    • Một vài ví dụ về mục tiêu cải thiện không quá tập trung vào khuyết điểm như: Tôi muốn...
      • Quản lý căng thẳng hiệu quả hơn
      • Cố gắng sắp xếp công việc giấy tờ của mình
      • Cố gắng trở thành người ngăn hơn
      • Nhớ làm một điều gì đó tôi thật sự yêu thích một lần mỗi ngày và không cảm thấy tội lỗi vì nó.
      • Cải thiện kỹ năng làm cha mẹ của bản thân

Thay đổi các mối quan hệ của bản thân[sửa]

  1. Ở bên những người tích cực. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, có thể những người xung quanh bạn cũng đang có những suy nghĩ tiêu cực giống vậy về bạn, kể cả bạn thân và gia đình. Khi bạn cố gắng cải thiện sự tự tin của bản thân, nếu có thể, hãy hạn chế liên lạc với những người thường xuyên nói những điều tiêu cực với bạn, cho dù đó là những người thân thiết hoặc đồng nghiệp của bạn.
    • Hãy xem như mỗi câu nói tiêu cực từ người khác nặng 5 Kg. Nếu mỗi điều tiêu cực nặng 5 Kg và xung quanh bạn đều là những người luôn hạ thấp bạn, cuối cùng việc vực dậy bản thân sẽ trở nên ngày một khó khăn hơn.
    • Giải thoát bản thân khỏi gánh nặng phải lắng nghe và duy trì quan hệ với những người tiêu cực sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn bởi bạn không phải chịu đựng gánh nặng của những nhận xét, đánh giá tiêu cực hay sự thiếu thiện ý trong việc đối xử với bạn một cách tôn trọng từ họ.
  2. Quyết đoán hơn. Học cách để trở nên quyết đoán hơn có thể giúp làm gia tăng sự tự tin.[7] Quyết đoán giúp khuyến khích người khác đối xử với bạn một cách tôn trọng và điều này sẽ nâng cao sự tự tin của bạn. Nói ngắn gọn, thì sự quyết đoán giúp ngăn chặn ảnh hưởng của những hành vi xấu từ người khác tới bạn cũng như giúp bạn giao tiếp lành mạnh với những người xung quanh. Bạn có thể sử dụng một vài phương thức khác nhau để luyện tập tính quyết đoán như:
  3. Sử dụng từ "Tôi" thay vì "bạn". Thay vì nói "Tối qua bạn không đổ rác", bạn có thể nói rằng, "Tôi cảm thấy khá bực mình khi những lời hứa không được thực hiện".
    • Câu nói đầu tiên có thể xem như một lời chỉ trích và khiến người nghe có xu hướng phòng vệ. Câu nói thứ hai là chia sẻ về cảm xúc của bạn và cho người kia biết rằng việc mà họ làm đã khiến bạn cảm thấy như vậy.
  4. Lắng nghe và sẵn sàng thỏa hiệp. Suy nghĩ về người bạn đang nói chuyện bằng cảm xúc và sẵn sàng đưa ra thỏa thuận có thể làm vừa lòng cả hai bên.
    • Ví dụ như, nếu bạn của bạn nhờ bạn đưa anh ấy đi mua sắm, bạn có thể nói, "Tôi không thể đi ngay bây giờ, tôi có lớp học. Nhưng sau khi về tôi có thể đưa bạn đi. Liệu thế có được không?"
  5. Kiên định nhưng không hung hăng. Bạn có thể nói không một cách dứt khoát, bạn có thể đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của bản thân mà không cần la hét hay nhượng bộ. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc đạt đến thỏa thuận chung, trang web Psychology Tools (Công cụ Tâm lý) có gợi ý cho bạn sử dụng phương pháp "Biên bản tách rời", để bạn vẫn có thể duy trì được cử chỉ lịch sự và tông giọng dễ nghe. [8]
    • Ví dụ như, nếu siêu thị gần nhà bán cho bạn một miếng thịt không được tươi ngon và không chấp nhận trả lại, bạn có thể nói "Tôi hiểu. Nhưng tôi vẫn muốn được hoàn lại tiền". Nếu sau vài lần cố gắng bạn vẫn không nhận được kết quả như ý, bạn có thể nói "Nếu bạn không muốn hoàn tiền, đó là quyết định của bạn. Tôi sẽ gọi điện cho Sở y tế, mặc dù tôi cũng không muốn phải làm vậy. Cách nào sẽ dễ dàng hơn cho cả hai bên?"
  6. Đặt danh giới cá nhân. Việc khiến người thân, bạn bè, cũng như người quen, bạn bè đối xử với bạn theo cách bạn muốn là trách nhiệm của bạn. Một vài hành vi cư xử từ người khác có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin của bạn nếu bạn nghe nó trong một thời gian đủ dài.
    • Ví dụ như, nếu bạn quyết định rằng bạn không muốn người khác gọi bạn bằng biệt danh xúc phạm, bạn có thể cho họ biết rằng bạn không thích nó và bạn sẽ hành động nếu họ không dừng điều đó lại: "tôi không thích bạn gọi tôi là Chân ngắn. Nó khiến tôi buồn bực. Tôi sẽ rất biết ơn nếu bạn có thể ngừng lại".
    • Nếu những lời xúc phạm đó vẫn không dừng lại, hãy hành động và nói chuyện với ai đó có thẩm quyền có thể giúp đỡ được bạn. Nếu bạn đi làm, hãy đệ trình đơn kiện quấy rối. Nếu bạn là sinh viên, hãy nói với cha mẹ, giáo viên hoặc hiệu trưởng của bạn. Nếu đó là bạn của bạn, có thể họ không nhận ra hành động của họ đã khiến bạn cảm thấy buồn bực. Hãy để cho họ biết được cảm giác của bạn.

Cải thiện lối sống[sửa]

  1. Dành thời gian cho bản thân, kể cả nếu bạn đã trở thành cha mẹ. Rất nhiều bậc phụ huynh thường bỏ quên bản thân khi chăm sóc cho con cái họ. Mong muốn tập trung vào con cái để cho chúng có một môi trường phát triển tốt nhất có thể là việc hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngừng tập trung và phớt lờ bản thân, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới hình mẫu cha mẹ mà bạn muốn hướng tới.
    • Cha mẹ chính là giáo viên của con cái họ. Để giáo viên có thể thực hiện trách nhiệm một cách hiệu quả, họ phải có một vài lĩnh vực chuyên môn. Thêm vào đó, thói quen cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng tới lũ trẻ, bao gồm cả những thói quen tốt cũng như thói quen xấu.
    • Chọn cách chăm sóc bản thân chỉ mất một vài phút mỗi ngày không chỉ giúp bạn tăng thêm tự tin mà còn trở thành tấm gương sáng cho con cái của bạn noi theo.
    • Nếu bạn không có con, chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và nó hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực bạn bỏ ra.
  2. Chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe. Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe ban đầu có thể cần phải có kế hoạch nếu bạn định thay đổi toàn bộ lối sống. Tuy nhiên điều này có thể sẽ khiến những người bận rộn và nhiều áp lực cảm thấy nản lòng.
    • Thay vì duy trì danh sách những thứ bạn ăn hoặc những thứ bạn nên ăn, hãy chọn các món ăn lành mạnh vào mỗi bữa.
    • Tránh các thức ăn như kẹo ngọt, bánh kem, bánh nướng, bánh ngọt, bởi chúng có thể dẫn tới đau đầu, không cung cấp chất dinh dưỡng, có thể gây bệnh và tăng lượng ca-lo.
  3. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt nạc và đậu. Xem chúng như nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điều đó sẽ giúp bạn theo kịp công việc và chăm sóc con cái, bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ để bạn có thêm nhiều thời gian bên cạnh gia đình.
  4. Cố gắng đạt được chế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết để giữ cho bạn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Dưới đây là một vài hướng dẫn chung về những thứ bạn nên ăn:
    • 1 suất hoa quả hoặc rau mỗi bữa. Rau xanh và hoa quả cũng cung cấp protein, carbohydrate và chất xơ.
    • 1 suất protein nạc mỗi bữa (đậu, thịt nạc, bơ sữa ít béo). Đậu và bơ sữa ít béo sẽ cung cấp cho bạn carbohydrate.
    • 2 suất carbohydrate mỗi ngày (khoai lang và yến mạch nguyên hạt thường ít qua chế biến và tốt hơn hạt lúa mỳ)
    • Một chút chất béo có lợi, như dầu ô-liu, dầu cải dầu, quả bơ và các loại quả hạch sẽ cung cấp cho bạn carbohydrate cũng như chất béo có lợi cho sức khỏe.
  5. Nghĩa về lựa chọn đồ ăn của bạn. Mỗi bữa, hãy dành thời gian và tự hỏi bản thân tại sao bạn lại muốn hấp thụ những thức ăn có hại vào cơ thể của mình.
    • Một vài lý do phổ biến nhất cho việc không thực hiện được chế độ ăn uống khỏe mạnh đó là:
      • Không có nhiều thức ăn dinh dưỡng được bày bán.
      • Hiện giờ tôi rất đói và tôi không có thời gian để nấu một bữa ăn có lợi cho sức khỏe.
      • Đơn giản là vì tôi thích thế.
    • Lên một kế hoạch nhỏ cho việc mua sắm cho thể giúp ngăn chặn điều đó xảy ra:
      • Mua rau thái sẵn, như rau diếp và cà rốt để có thể làm món salad nhanh chóng.
      • Mua quả hạnh hoặc hạt hướng dương để cung cấp chất xơ/protein/chất béo có lợi nhanh chóng. Bạn có thể ăn kèm với salad cho bữa ăn thêm đa dạng.
      • Nhiều loại hoa quả có thể mang theo như chuối và táo.
  6. Ngăn chặn cơn thèm đồ ngọt. Điều này có vẻ như là điều không thể đối với một số người. Chúng ta sẽ không chỉ trở nên yêu thích đồ ngọt bởi chúng giúp an ủi tâm trạng (như bánh quy sô cô la của mẹ), mà một khi cơ thể chúng ta đã quen với chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe, thức ăn chế biến sẵn như đường trắng có thể tàn phá hooc-môn trong cơ thể và bạn sẽ dần không thể cưỡng lại cơn thèm đồ ngọt.[9] Khi bạn cố gắng ngăn chặn ham muốn ăn đồ ngọt, điều này có thể khiến chúng cảm thấy như chúng không thể kiểm soát được những gì mà chúng ta ăn và nó sẽ làm suy giảm sự tự tin. Nếu bạn thường xuyên thèm đồ ngọt, dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn tập cai chúng:
    • Thèm đồ ngọt vào buổi sáng? Hãy thay thế món bánh ngọt, ngũ cốc có đường và bánh cafe bằng cháo yến mạch với cỏ ngọt stevia, quế, hoa quả và sữa. Nếu bạn không thích yến mạch (một vài người không thích đồ xay nhuyễn), bạn có thể thử thay thế bằng gạo nâu.
    • Cần chút đồ ngọt vào buổi chiều? Thử quả chà là và quả hạch.
    • Cần một món tráng miệng sau bữa tối? Thử hai khoanh sô-cô-la đen (chọn loại ít đường nhất) và bơ lạc. Bạn cần ngọt hơn chút nữa? Hãy đun chảy sô-cô-la, trộn cùng bơ lạc và thêm một chút mật agave hoặc cỏ ngọt stevia. Vẫn chưa đủ ngọt? Bạn có thể trộn thêm một chút nho khô. Để giúp món ăn trở nên ngon hơn, hãy cho vào một chút dừa nạo.
  7. Vận động cơ thể. Dành thời gian đi tập gym có vẻ như bất khả thi đối với những ông bố bà mẹ bận rộn. Không sao hết. Bạn không cần phải đi tới trung tâm thể hình để có cơ thể khỏe mạnh. Bạn không cần phải trong như Atlas mới có thêm nhiều năng lượng, cảm thấy vui vẻ, chống lại bệnh tật và theo kịp với yêu cầu của cuộc sống bận rộn. Có những thói quen hoạt động chỉ tốn của bạn không tới 10 phút. Bạn có thể thực hiện mỗi ngày bởi chúng không đòi hỏi quá nhiều sức lực. Dưới đây là một vài ví dụ về chương trình thể dục hiệu quả:
    • Ứng dụng Daily Workout Free (Tập thể dục miễn phí mỗi ngày): Đây là một ứng dụng có sẵn trên Itunes. https://itunes.apple.com/us/app/daily-workouts-free-personal/id469068059?mt=8
    • Ứng dụng Chatelaine Ten Minute Fitness (Tập thể dục 10 phút): Đây là một trong những ứng dụng bán chạy nhất thế giới trên Itunes. https://itunes.apple.com/us/app/chatelaine-10-minute-fitness/id643853756?mt=8
    • Trang web The 7 Min Workout (Vận động 7 phút): Trang web này cung cấp cho bạn những bài tập thể dục đơn giản và hẹn giờ cho 7 phút vận động của bạn. Nó rất nhanh, vì vậy bạn thậm chí còn không có đủ thời gian để xác định rõ số phút. Thêm vào đó nó cũng cung cấp bữa ăn 7 phút nếu bạn nhập họ tên và địa chỉ Email. http://www.7-min.com/
    • Cảnh báo: Những bài tập này khá ngắn nhưng vẫn khá khắc nghiệt. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên tham vấn bác sĩ nếu bạn có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc nếu bạn đã ngoài 40 tuổi.
  8. Ăn mặc chỉnh tề. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng đánh răng, tắm rửa, làm tóc, mặc quần áo thoải mái, làm móng và chăm sóc cơ thể nói chung có thể giúp bạn tăng thêm tự tin.[10]
    • Nếu bạn cảm thấy vui vẻ và cố gắng duy trì diện mạo, biết được rằng bạn đang có mùi hương tuyệt vời nhờ hương nước hoa yêu thích hay mái tóc của bạn thật mềm mượt, hay đôi mắt bạn trông xanh hơn bởi bạn đang mặc chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây ưa thích có thể giúp bạn tự tin hơn.

Tìm đến sự giúp đỡ phù hợp của chuyên gia[sửa]

  1. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia để giúp bạn thêm tự tin. Nếu bạn gặp vấn đề với sự tự tin hoặc muốn mau chóng thấy được kết quả, hãy cân nhắc tới việc đến gặp chuyên gia có chuyên môn. Việc tư vấn hiệu quả đã được chứng minh rằng có một ảnh hưởng không nhỏ tới việc gia tăng sự tự tin.
    • Có lẽ bạn cũng muốn nhận được sự giúp đỡ nếu trong quá trình viết nhật ký, bạn nhận ra rằng có những vấn đề mà bạn không thể đối mặt, hoặc nếu bạn đang cố gắng đối mặt với chúng, bạn mất nhiều thời gian đến nỗi gây gián đoạn cuộc sống bình thường của bạn khi viết về chúng.
    • Thêm vào đó, nếu bạn gặp vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng hoặc các rối loạn khác, điều này có thể ảnh hưởng tới sự tự tin của bạn.[11] Chữa trị rối loạn tâm lý có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
  2. Thử liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức. Liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức (CBT)[12] đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sự tự tin. Liệu pháp CBT giúp xử lý các suy nghĩ tiêu cực tự động. Những suy nghĩ này là những suy nghĩ gần như xảy ra theo phản xạ khi đối mặt với một tình huống nhất định trong cuộc sống.
    • Ví dụ như, nếu một người thiếu tự tin cần phải ôn thi, có thể người đó sẽ nói "Tôi không biết tại sao tôi lại phải phiền lòng nữa. Dù sao thì tôi cũng có được điểm A đâu cơ chứ".
    • Khi áp dụng liệu pháp CBT, chuyên gia trị liệu, gần giống như chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia tâm lý, sẽ phối hợp với khách hàng để thay đổi những niềm tin tự động như vậy. [12] Chuyên gia tư vấn có thể gợi ý kiểm tra giả thuyết của khách hàng - Đó là họ sẽ thất bại cho dù có cố gắng học hành đến thế nào.
    • Chuyên gia tư vấn có thể giúp khách hàng quản lý thời gian và áp lực và theo dõi tiến trình học tập cho tới khi người đó đi thi.
    • Các phương pháp khác sử dụng trong liệu pháp CBT bao gồm phương pháp thư giãn (bài tập hít thở), tưởng tượng (tái diễn tâm lý), và tìm hiểu trải nghiệm tuổi thơ để xác định nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc thiếu tự tin "tái phát". [12]
    • Liệu pháp CBT phù hợp với những người không có những vấn đề phức tạp. Thêm vào đó liệu pháp CBT chỉ phù hợp để chữa một vài bệnh rối loạn như trầm cảm và lo lắng.
    • Liệu pháp CBT cũng có thể quá chặt chẽ đối với một vài trường hợp.
  3. Tìm đến liệu pháp gia tâm động học. Với liệu pháp tâm động học,[13] kế hoạch chữa trị sẽ được áp dụng tùy với mỗi người và nhu cầu riêng của họ. Trong một khóa điều trị tâm động học, khách hàng được phép tìm hiểu tất cả các vấn đề xuất hiện trong ngày hôm đó. Chuyên gia sẽ giúp khách hàng tìm ra các hành vi, suy nghĩ và cảm xúc có liên quan tới vấn đề đó. Vấn đề và các sự kiện tuổi thơ thường được tìm hiểu để giúp khách hàng biết được quá khứ có ảnh hưởng và bó buộc hiện tại của họ như thế nào.
    • Đối với những người có vấn đề phức tạp hoặc muốn một kế hoạch được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của họ, liệu pháp tâm động học có thể sẽ phù hợp hơn liệu pháp CBT.[14]
    • Liệu pháp tâm động học là một phương pháp hiệu quả để sử dụng cho các điều kiện khác nhau với các khách hàng khác nhau cùng nhiều vấn đề đa dạng.

Xác định sự tự ti[sửa]

  1. Hiểu được sự tự ti. Nói ngắn gọn thì tự tin là cách chúng ta cảm nhận về chính mình. Tự tin đồng nghĩa với việc chúng ta yêu và chấp nhận con người thật của chúng ta và gần như luôn cảm thấy hài lòng với tất cả. Tự ti đồng nghĩa với việc chúng ta không hạnh phúc với con người hiện tại.
    • Trung tâm Can thiệp Lâm sàng mô tả những người tự ti là "kín đáo, đơn giản, suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Họ thường xem những suy nghĩ này là sự thật về con người và giá trị của họ".[15]
  2. Đánh giá mức độ tự tin của bản thân. Biết được rằng bạn là người thiếu tự tin là bước đầu tiên trong quá trình cải thiện và vượt qua thói quen tâm lý đó. [16] Có thể bạn là người tự ti nếu bạn có xu hướng làm những điều sau:
    • Luôn chỉ trích bản thân.
    • Nghĩ về bản thân theo cách tiêu cực
    • Luôn so sánh bản thân với bạn bè hoặc người thân và cảm thấy ghen tị bởi bạn nghĩ họ tốt hơn bạn.
    • Xúc phạm bản thân và người khác bằng lời nói.
    • Luôn mắc nhiếc, chỉ trích hoặc đổ lỗi cho bản thân.
    • Nghĩ rằng nếu bạn hoàn thành được một việc gì đó đều chỉ là nhờ may mắn.
    • Nghĩ rằng tất cả mọi việc đều là lỗi của bạn, cho dù thật sự không phải vậy.
    • Nghĩ rằng nếu ai đó khen bạn, người đó không thật lòng.
  3. Biết những ảnh hưởng có thể của việc thiếu tự tin. Thiếu tự tin không chỉ ảnh hưởng tới trạng thái cảm xúc vào một lúc nhất định mà còn có thể có ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của bạn.[16] Hiểu được những ảnh hưởng của việc thiếu tự tin sẽ giúp bạn có thêm động lực để cải thiện quan điểm hiện tại. Sự tự ti có thể dẫn tới những việc sau:
    • Chấp nhận các mối quan hệ bạo hành bởi họ cảm thấy họ xứng đáng như vậy hoặc không đáng được đối xử tốt hơn.
    • Bắt nạt hoặc ngược đãi người khác.
    • Sợ thành lập mục tiêu hoặc ước mơ bởi họ không nghĩ rằng họ có thể đạt được.
    • Trở thành người theo chủ nghĩa hoàn hảo để bù đắp cho những khuyết điểm của bản thân.
    • Luôn cảm thấy không tự nhiên khi ở bên cạnh người khác, quá bận tâm để vẻ bề ngoài hoặc suy nghĩ rằng mọi người đang nghĩ xấu về họ.
    • Liên tục tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy người khác không thích họ hoặc nghĩ xấu về họ.
    • Nghĩa rằng họ là một người thất bại.
    • Ít cảm thấy áp lực.
    • Phớt lờ vệ sinh cá nhân hoặc thực hiện các hoạt động không tốt cho cơ thể như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc cố gắng tự sát.
  4. Xác định nguyên nhân của vấn đề thiếu tự tin.[17] Thông thường, sự tự ti thường bắt nguồn từ những sự kiện bên ngoài. Nó bắt đầu khi những nhu cầu của chúng ta không được đáp ứng, phản hồi tiêu cực từ người khác hoặc nghĩ rằng một sự kiện tiêu cực nào đó xảy ra là do lỗi của chúng ta.
    • Ví dụ như, một đứa trẻ có thể tự đổ lỗi cho mình vì bố mẹ chúng ly hôn hoặc bố mẹ cảm thấy không thể giúp con cái họ xử lý cảm xúc của chúng.
    • Trẻ em lớn lên trong nghèo đói và trẻ em dân tộc thiểu số thường có nguy cơ thiếu tự tin cao.
  5. Hiểu được vòng tròn tự tin. Khi trẻ em (hoặc người lớn) bắt đầu tự hỏi về giá trị con người họ, người khác hoặc sự kiện nào đó trong cuộc sống có thể làm tăng cảm xúc tiêu cực, điều này có thể làm lòng tin tiêu cực thêm vững chắc và dẫn tới sự tự ti. Dưới đây là ba ví dụ cho thấy vòng trong tự tin:
    • Một đứa trẻ nghe ai đó gọi nó là ngu ngốc khi nó mắc lỗi. Kể từ đó, nó tin rằng nó là đứa ngu ngốc mỗi khi làm sai. Hoặc, nó tin rằng nó ngu ngốc chỉ bởi vì nó mắc lỗi.
    • Một đứa trẻ không nhận được sự hỗ trợ hay khen ngợi từ cha mẹ. Nó bắt đầu tin rằng nó không xinh đẹp, tuyệt vời hay xứng đáng được khen ngợi bởi cha mẹ nó thậm chí còn không tin tưởng nó.
    • Một người liên tục nghe những lời xúc phạm bởi màu da của anh ta. Anh ta dần tin rằng anh ta sẽ không thể thành công trong một xã hội không chấp nhận anh ta.
  6. Hãy nhớ cách mà cha mẹ đã đối xử với bạn. Cha mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự tự tin của một người. Quan điểm của trẻ về bản thân hầu hết được hình thành với sự giúp đỡ của cha mẹ. có một kiểu hành vi khác nhau của các bậc cha mẹ có thể khiến con cái của họ trở nên tự ti.
    • Thông thường, khi trẻ em lớn lên trong một môi trường khắc nghiệt, không có hỗ trợ về mặt tinh thần, chúng sẽ thường cảm thấy thiếu tự tin.[18]
    • Khi trẻ em và người lớn có hỗ trợ cảm xúc, nhu cầu cảm xúc sẽ được đáp ứng. hỗ trợ về tinh thần có thể được thể hiện theo nhiều cách như, nói "Mẹ yêu con" hoặc "Mẹ rất tự hào về con"; giúp trẻ giải quyết và đối mặt với cảm xúc của chúng và đơn giản chỉ là luôn ở bên chúng.
    • Nhu cầu cảm xúc là những nhu cầu thật sự mà mọi người đều có khi họ trưởng thành, cùng với nhu cầu về thể chất (đồ ăn và thức uống) và tinh thần (học hỏi, giải quyết vấn đề và giáo dục). Chú ý tới các nhu cầu cảm xúc cũng như nhu cầu thể chất và tinh thần, sẽ giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng.
  7. Nhận ra các trường hợp xấu hổ trong cuộc sống.[17] Làm cho xấu hổ là một công cụ giáo dục giúp kiểm soát hành vi của trẻ.[19] Ví dụ, việc khiến trẻ xấu hổ công khai trên mạng xã hội đang trở nên ngày một phổ biến. Điều này xảy ra khi một ai đó, như người chăm sóc, cha mẹ, giáo viên hoặc ai đó có thẩm quyền khác hoặc ai đó cùng lứa tuổi, khiến bạn cảm thấy như bạn là một người tồi tệ về đã cư xử không phải phép hoặc mắc lỗi.
    • Ví dụ, nếu bạn đi làm không đúng giờ, sếp của bạn khiến bạn cảm thấy xấu hổ nếu ông ấy nói "Bạn không phải là một người đáng tin cậy", thay vì "Bạn cần đi làm sớm hơn. Thử cố gắng đến văn phòng sớm hơn nữa tiếng. Bằng cách này, nếu có gì đó xảy ra bạn vẫn còn thời gian dự phòng".
    • Mặc dù làm xấu hổ được xã hội chấp nhận, nhưng nó thật sự lại một hành vi ngược đãi, và thường xảy ra cùng với những hành vi ngược đãi khác gây ta cảm giác xấu hổ. Ví dụ như, tác giả Beverly Engel kể lại rằng mẹ của bà đã đánh bà ngay trước mặt hàng xóm và phạt bà bằng cách mắng mỏ công khai khi bà mắc sai lầm. Những sự kiện như vậy khiến bạn cảm thấy xấu hổ.
  8. Xác định hành vi ngược đãi trong các mối quan hệ trong quá khứ. Các mối quan hệ ngược đãi thường là nguyên nhân gây ra việc thiếu tự tin. [16] Những hành động như mắng mỏ, làm mất thể diện, kiểm soát, la hét hoặc chỉ trích có thể ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của một người về chính họ. Dần dần, khi những hành động này được lặp đi lặp lại nhiều lần, nạn nhân có thể sẽ tin vào những ý kiến tiêu cực đó.
    • Mối quan hệ ngược đãi cũng có thể ảnh hưởng tới người lớn. Những mối quan hệ chúng ta khi trưởng thành thường phản chiếu lại mối quan hệ của chúng ta khi còn nhỏ. Các hành động được hình thành trong quá khứ sẽ ảnh hưởng tới kỳ vọng của chúng ta vào những mối quan hệ trong tương lai.
  9. Xác định những ví dụ về việc năng lực làm việc kém trong quá khứ. Khi mọi người thường xuyên thể hiện không tốt khi làm bài, ở trường hoặc trong công việc có thể dẫn tới việc thiếu tự tin. Các nghiên cứu trong suốt hàng thập kỷ qua đã chứng minh rằng có một sự liên kết giữa thành tích học tập không tốt và sự tự ti. [16]
    • Đây hoàn toàn không phải là điều đáng ngạc nhiên, trường học là một phần trong cuộc sống của chúng ta, một phần tuổi thơ và những năm tháng phát triển.
  10. Hiểu được ảnh hưởng của các sự kiện cuộc sống đến sự tự tin của bạn. Sự kiện cuộc sống - kể cả những việc vượt qua tầm kiểm soát của con người - cũng thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin. [16] Mất việc, khó khăn tài chính, chia tay, có vấn đề về thể chất và tâm lý, đau bệnh kinh niên và tàn tật là các trường hợp khác nhau có thể gây căng thẳng và khiến một người mất dần sự tự tin.
    • Ly hôn, sự kiện đau buồn, như tai nạn xe, tai nạn nghề nghiệp, là nạn nhân của một vụ tấn công hoặc sự ra đi của một thành viên trong gia đình hoặc bạn thân cũng có thể ảnh hưởng tới sự tự tin.[20]
    • Áp lực tài chính và sống trong khu vực kinh tế đình trệ[20] can affect also self-esteem.
  11. Đánh giá trải nghiệm của bản thân về sự thừa nhận của xã hội. Sự thừa nhận hoặc bác bỏ của xã hội về một trải nghiệm nào đó, đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới sự tự tin của một người. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu so sánh giữa người có việc làm và người thất nghiệp, nhưng những ảnh hưởng khác như mắc bệnh xã hội (chẳng hạn như nghiện rượu, có vấn đề về tâm lý), cũng được chứng minh là có ảnh hưởng tới sự tự tin.[21]
  12. Biết rằng quan điểm của bạn về vẻ ngoài có liên quan tới sự tự tin của bạn. Vẻ bề ngoài có thể ảnh hưởng tới sự tự tin của một người. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người đều có một khái niệm chung về cái đẹp. Mặc dù những quan điểm này thường bị ảnh hưởng bởi văn hóa nhưng vẫn có một quan điểm chung được xã hội chấp nhận về cái đẹp.
    • Nếu một người nhận được nhiều chê bai hoặc khen ngợi về vẻ ngoài của họ, điều này có thể ảnh hưởng tới việc tự đánh giá giá trị con người họ.
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mọi người đánh giá vẻ bề ngoài của mình, họ thường suy nghĩ lệch theo chiều hướng tiêu cực và không thật sự phản ánh quan điểm thật. Nói cách khác, hầu hết mọi người đều quá hà khắc với vẻ bề ngoài của họ.
  13. Xác định trường hợp bị bắt nạt trong quá khứ. Do việc quấy rối thường xuyên, bắt nạt là một nguyên nhân lớn dẫn tới việc thiếu tự tin. Hậu quả này có ảnh hưởng tới cả người bắt nạt và người bị bắt nạt. [22]
    • Nạn nhân bị bắt nạt thường sống với ký ức bị bắt nạt trong nhiều năm trời. Họ thường cảm thấy xấu hổ về việc bị bắt nạt và công kích.
    • Những người bắt nạt thường khá tự ti và họ cảm thấy kiểm soát hơn khi họ ngược đãi người khác.
    • Rất nhiều người bắt nạt là nạn nhân của ngược đãi hoặc bị bỏ mặc trong chính ngôi nhà của họ. Để lấy lại cảm giác kiểm soát, họ bắt nạt những người khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Làm việc tốt với ai đó hoặc điều gì đó mỗi ngày mà không mong chờ được đáp trả. Có thể là bất cứ thứ gì, từ cho một chú chó lạc ăn cho tới giúp đỡ người lạ lạc đường. Cảm giác có ích với người khác sẽ giúp bạn tăng thêm tự tin.
  • Nếu bạn không thích viết lách, nhật ký của bạn không nhất thiết phải viết theo nhật ký thông thường: Bạn có thể sử dụng khía cạnh nghệ thuật của bản thân để tô màu, vẽ hoặc cắt ghép.
  • Hãy nhớ rằng tự tin không phải là nhìn bản thân qua lăng kính màu hồng. Tự tin tức là nhận ra khía cạnh tích cực của bản thân, duy trì khả năng trong các lĩnh vực của cuộc sống và bản thân mà bạn muốn cải thiện.
  • Cách dễ dàng để có chế độ ăn uống lành mạnh đó là cứ cách vài giờ lại ăn một lần. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy nó sẽ trở thành thói quen, một lần chỉ ăn một bữa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.dove.us/Social-Mission/Self-Esteem-Statistics.aspx
  2. http://cmhc.utexas.edu/selfesteem.html
  3. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%202_Aug%2005.pdf
  4. http://discovermagazine.com/2004/sep/the-masters-mistakes/
  5. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%208_July%2005.pdf
  6. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%206_July%2005.pdf
  7. http://media.psychology.tools/Worksheets/English/Assertive_Communication.pdf?
  8. http://media.psychology.tools/Worksheets/English/Assertive_Communication.pdf
  9. http://www.drannagarrett.com/tag/sugar-cravings/
  10. http://store.samhsa.gov/shin/content//SMA-3715/SMA-3715.pdf
  11. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/ACF6A1.pdf
  12. 12,0 12,1 12,2 http://www.centreforcbtcounselling.co.uk/lsesteem.php
  13. http://emotionalgenesis.com
  14. http://www.apa.org/pubs/journals/releases/amp-65-2-98.pdf
  15. http://www.cci.health.wa.gov.au/docs/SE_Module%202_Aug%2005.pdf
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Self_esteem?open
  17. 17,0 17,1 http://psychcentral.com/lib/self-esteem-struggles-and-strategies-that-can-help/0006320
  18. http://scholarworks.boisestate.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1022&context=mcnair_journal
  19. http://www.huffingtonpost.com/russ-warner/are-public-shaming-and-cy_b_3443957.html/
  20. 20,0 20,1 http://glasgowspcmh.org.uk/_uploads/booklet_full/17.pdf
  21. Nicolas Emler, Joseph Roundtree Foundation
  22. http://glasgowspcmh.org.uk/_uploads/booklet_full/17.pdf