Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua sự đố kỵ
Từ VLOS
Dù cố gắng che đậy đến mấy bằng một nụ cười, sự đố kỵ vẫn luôn ở đó, trong bạn. Nó còn có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát và trở thành ghen tuông hay thậm chí là trầm cảm. Vậy trước khi bị nuốt trọn, chúng ta có thể làm được gì để loại bỏ nó? Học cách ngừng tự so sánh với người khác, trân trọng những gì mình có và thực hành những mẹo sau để thay đổi cách nhìn nhận sẽ có thể giúp bạn kịp thời đối phó với sự đố kỵ. Hãy cùng tìm hiểu thêm để biết cách vượt qua tính đố kỵ của bản thân.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hiểu Thế nào là Đố kỵ[sửa]
-
Nắm
rõ
sự
khác
biệt
giữa
đố
kỵ
và
ghen
tuông.
Chúng
không
giống
nhau
nhưng
lại
thường
bị
nhầm
lẫn
khi
sử
dụng.
Phân
biệt
đố
kỵ
và
ghen
tuông
rất
quan
trọng
trong
việc
xác
định
cảm
xúc
của
bạn.
Ghen
tuông
là
phản
ứng
của
bản
thân
trước
nguy
cơ
mất
đi
điều
gì
đó
thuộc
về
chính
mình.
Đố
kỵ
là
phản
ứng
đối
với
điều
mà
bạn
cho
rằng
mình
bị
thiếu
hụt.[1]
- Chẳng hạn như, ghen tuông là khi phát hiện bạn gái tán tỉnh một anh bạn khác. Đố kỵ là lúc nhìn thấy một người bạn đi chiếc xe thể thao mới toanh.
-
Nghĩ
về
những
tác
hại
của
lòng
đố
kỵ.
Đố
kỵ
tác
động
tiêu
cực
đến
cuộc
sống
của
bạn
như
thế
nào?
Có
thể
một
mối
quan
hệ
lâu
dài
đang
có
nguy
cơ
rạn
vỡ
bởi
bạn
không
thể
tỏ
ra
hạnh
phúc
cho
người
bạn
thân
thêm
được
nữa,
và
vì
vậy
mà
bạn
đã
trốn
tránh
những
cuộc
gọi
của
cô
ấy.
Có
thể
bạn
bị
ám
ảnh
trong
việc
kiểm
tra
Facebook
của
người
cũ
chỉ
để
nhìn
chằm
chằm
vào
hình
của
anh
ta
và
vị
hôn
thê.
Có
thể
bạn
ganh
ghét
khi
đọc
blog
hình
của
một
người
bạn
cùng
lớp,
ước
rằng
bản
thân
cũng
có
khiếu
nghệ
thuật
như
cậu
ấy.
Đó
đều
là
những
ví
dụ
về
cách
thức
sự
đố
kỵ
khiến
bạn
lãng
phí
công
sức
có
thể
được
dùng
một
cách
tốt
hơn
vào
những
việc
tích
cực
hơn.
Nó
có
thể
làm
hại
bạn
theo
những
cách
dưới
đây:[2]
- Làm tốn thời gian của bạn
- Khiến bạn không thể suy nghĩ được điều gì khác
- Phá hủy mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp
- Làm lụy bại tính cách của bạn
- Tạo ra tính tiêu cực trong con người bạn
-
Xác
định
lý
do
khiến
bạn
cảm
thấy
đố
kỵ.
Trước
khi
có
thể
đối
mặt
với
sự
đố
kỵ
một
cách
có
tính
xây
dựng,
bạn
cần
làm
rõ
nguyên
nhân
đằng
sau
nó.
Nếu
đố
kỵ
với
chiếc
xe
thể
thao
mới
của
người
bạn,
hãy
dành
thời
gian
tự
đặt
câu
hỏi
để
xác
định
nguyên
nhân.[3]
- Chẳng hạn như, có phải bạn cũng muốn một chiếc xe giống vậy? Hay đó là vì khả năng mua được những thứ thật mắc tiền của cậu ấy khiến bạn ghen tị?
-
Viết
lại
cảm
nhận
của
bạn.
Viết
là
cách
rất
tốt
để
bày
tỏ
cảm
giác
và
đối
phó
với
những
cảm
xúc
tiêu
cực.
Viết
có
thể
giúp
bạn
bước
đầu
hiểu
về
sự
đố
kỵ
của
bản
thân
hơn
và
nhờ
đó,
đối
mặt
với
nó.
Hãy
khởi
đầu
bằng
cách
ghi
lại
lý
do
vì
sao
bạn
cảm
thấy
đố
kỵ.
Mô
tả
nguồn
gốc
của
sự
đố
kỵ
một
cách
chi
tiết
hết
mức
có
thể.
Cố
gắng
xác
định
nguyên
nhân
khiến
bạn
đố
kỵ
với
ai
đó.[4]
- Chẳng hạn như, bạn có thể viết về việc người bạn dùng xe thể thao mới và những gì điều đó khiến bạn cảm thấy. Tâm trạng của bạn tại thời điểm đó là gì? Khi cậu ấy hãm phanh, đứng lại, bạn thấy ra sao? Bạn đã muốn làm/nói gì? Bạn thực sự đã làm/nói gì? Khi cậu ấy rời đi, bạn thấy thế nào? Nghĩ lại về chuyện đó, bây giờ tâm trạng của bạn ra sao? Bạn muốn cảm giác của mình là gì?
- Cân nhắc trao đổi với một người bạn về cảm giác đố kỵ của bạn. Trao đổi với người bạn có thái độ hỗ trợ hay thành viên trong gia đình có thể giúp bạn bày tỏ được cảm xúc và cảm thấy tốt hơn. Chọn ai đó không liên quan nhiều với người mà bạn đố kỵ. Đồng thời, đảm bảo rằng người đó sẽ hỗ trợ và lắng nghe bạn nói. Chọn ai đó không quan tâm hoặc không hỗ trợ tốt có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn.
- Nếu không thể tự mình loại bỏ đố kỵ, hãy cân nhắc sự hỗ trợ của bác sỹ. Với một số người, đố kỵ có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và cuộc sống hàng ngày. Không được giúp đỡ, việc hiểu và xác định cách tốt nhất để đối mặt với những cảm xúc này có thể sẽ rất khó khăn. Một chuyên gia tâm lý với giấy phép hành nghề có thể giúp bạn hiểu và vượt qua chúng.
Biến Đố kỵ thành Điều Tích cực[sửa]
-
Dừng
phán
xét
bản
thân
một
cách
gay
gắt.
Đố
kỵ
thường
xuất
phát
từ
sự
không
hài
lòng
với
bản
thân.
Bạn
luôn
quan
tâm
đến
việc
làm
thế
nào
người
khác
có
được
điều
bạn
muốn,
sự
nghiệp,
bạn
đời,
nghề
nghiệp
hay
trí
tuệ.
Những
khao
khát
này
bắt
nguồn
từ
cảm
nhận
của
bạn
về
sự
thiếu
hụt
của
bản
thân.
Cố
đừng
gay
gắt
đến
vậy
với
chính
mình
và
bạn
sẽ
không
còn
bị
thôi
thúc
phải
so
sánh
một
cách
không
công
bằng
điều
kiện
của
bản
thân
với
người
khác.[5]
- Chẳng hạn như, có thể bạn đố kỵ với sự nghiệp thăng hoa của người bạn trong lúc bản thân vẫn còn ở những bước đầu tiên. Hãy kiên nhẫn hơn với chính mình - tiếp tục nỗ lực, rồi sẽ đến lượt bạn gặt hái được thành công.
- Nhìn chung, đố kỵ xuất phát từ sự phán xét vội vã - cho rằng điều này tốt hơn điều kia và đưa ra quyết định dựa trên những gì bạn không có. Hãy cố trở nên cởi mở hơn thay vì có cái nhìn định kiến về việc phẩm chất nào là tốt và phẩm chất nào thì không.
-
Hãy
tha
thứ
cho
người
khiến
bạn
đố
kỵ
và
tha
thứ
cho
chính
mình.
Tha
thứ
là
phần
quan
trọng
của
vượt
qua
đố
kỵ
bởi
tức
giận
ai
đó
vì
thành
công
của
họ
chỉ
khiến
bạn
cảm
thấy
nặng
nề
hơn.[6]
Một
cách
làm
có
thể
giúp
bạn
đối
phó
với
sự
đố
kỵ
là
tuyên
bố
sự
tha
thứ
dành
cho
người
mà
bạn
đố
kỵ
(dĩ
nhiên
không
có
mặt
họ)
cũng
như
cho
chính
bạn.
Chỉ
đơn
giản
là
dành
một
chút
thời
gian
khi
ở
một
mình
và
nói
ra
lời
sự
tha
thứ
đó.
- Nhớ rằng không phải bạn tha thứ người khác vì đã làm sai điều gì. Bạn chọn đứng ở vị trí của họ và nhìn nhận vấn đề. Nhờ vậy, bạn có thể cảm thông một cách chân thành với sự tự hào và cảm giác thành tựu của họ.
- Chẳng hạn, bạn có thể nói những điều tương tự như: “Tôi tự hào vì Trang khi cô ấy có thể thành công đến vậy trong sự nghiệp. Tôi cũng tha thứ cho mình vì chậm hơn cô ấy trong con đường thăng tiến của bản thân”.
-
Biến
đố
kỵ
thành
sự
ghi
nhận.
Để
vượt
qua
đố
kỵ,
trân
trọng
những
gì
bạn
có
cũng
như
những
gì
người
khác
đạt
được
là
rất
quan
trọng.[7]
Bạn
có
thể
bắt
đầu
bằng
cách
thay
đổi
góc
nhìn
và
học
cách
ghi
nhận
thành
công
hay
vận
may
của
người
khác.
Tập
cho
mình
thói
quen
hạnh
phúc
cho
người
khác
khi
họ
đạt
hay
có
được
những
điều
khiến
bạn
phải
ghen
tị.
Chẳng
hạn
như,
hãy
cố
hạnh
phúc
cho
cậu
bạn
khi
cậu
mua
được
một
chiếc
xe
thể
thao
mới
và
chuyển
từ
đố
kỵ
sang
hâm
mộ.
- Nói lên sự ngưỡng mộ của mình có thể sẽ có ích. Ví dụ như, bạn có thể nói với người bạn rằng: “Chúc mừng vì chiếc xe mới! Mình thật sự vui cho bạn và những thành công của bạn”.
-
Dùng
đố
kỵ
để
đặt
ra
mục
tiêu
cho
bản
thân.
Một
khi
đã
xác
định
được
nguồn
gốc,
bạn
có
thể
đối
phó
với
sự
đố
kỵ
một
cách
có
tính
xây
dựng
bằng
cách
biến
nó
thành
điều
gì
đó
tích
cực,
chẳng
hạn
như
một
mục
tiêu.
Dùng
nó
để
hình
thành
mục
tiêu
thực
tế,
có
thể
đạt
được
sẽ
giúp
bạn
dừng
chìm
sâu
vào
cảm
giác
tiêu
cực
và
cảm
thấy
tràn
đầy
năng
lượng
để
khiến
cuộc
đời
trở
nên
tốt
đẹp
hơn.
- Ví dụ như, nếu đố kỵ với chiếc xe thể thao mới của cậu bạn vì bạn ước gì mình có được tự do tài chính để sắm những món đồ như vậy, hãy đặt ra mục tiêu kiếm tiền và/hoặc tiết kiệm được nhiều hơn.
- Chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn và có thể cân đo được. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là kiếm và/hoặc tiết kiệm được nhiều hơn, một trong những mục tiêu nhỏ hơn của bạn sẽ là tìm việc có mức lương cao hơn hoặc tìm cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại. Mục tiêu nhỏ khác có thể sẽ là tiết kiệm được 400,000 đồng mỗi tuần.
Tránh So sánh[sửa]
-
Sống
dựa
trên
định
nghĩa
thành
công
của
chính
mình.
Bạn
có
đánh
giá
bản
thân
và
người
khác
dựa
trên
những
suy
nghĩ
hời
hợt
về
định
nghĩa
của
thành
công?
Thành
công
không
nhất
thiết
phải
là
biệt
thự,
xe
hơi
và
một
vị
trí
nhiều
quyền
lực,
hay
trở
nên
thật
xinh
đẹp
đến
mức
người
khác
không
thể
không
ngắm
nhìn.
Thành
công
là
tìm
ra
cuộc
sống
nào
là
tốt
nhất
cho
bạn
và
tận
hưởng
nó
một
cách
trọn
vẹn
nhất.
Nếu
bớt
quan
tâm
đến
tiêu
chuẩn
thành
công
của
xã
hội
và
thay
vào
đó,
tập
trung
vào
những
điều
khiến
bạn
vui
sống
mỗi
ngày,
bạn
sẽ
không
còn
thường
xuyên
so
sánh
bản
thân
với
người
khác
nữa.[2]
- Nhớ rằng việc ở nấc thang cuộc đời không giống người khác là hoàn toàn ổn. Chẳng hạn như, chỉ vì có thể bạn chưa tìm được công việc hay bạn đời phù hợp, không có nghĩa là bạn kém cỏi hơn người mà bạn đố kỵ. Cuộc sống không phải là danh sách những điều chúng ta cần hoàn thành để đạt được hạnh phúc. Mỗi người đều có lối đi của riêng mình, và không có con đường nào là quan trọng hay tốt hơn con đường khác.
-
Nhận
ra
rằng
bạn
không
thấy
được
toàn
bộ
câu
chuyện.
Có
vẻ
như
ai
đó
có
được
tất
cả
mọi
thứ
-
bạn
trai
hoàn
hảo,
mái
tóc
tuyệt
vời,
đúng
như
cách
bạn
kể
tên.
Thế
nhưng,
câu
chuyện
luôn
có
nhiều
hơn
thế,
bởi
không
ai
có
thể
có
một
cuộc
sống
hoàn
hảo.
Nếu
dường
như
ai
đó
có
được
tất
cả
mọi
thứ
mà
bạn
muốn,
có
thể
bạn
cũng
đang
có
một
vài
điều
mà
họ
muốn.
Đừng
đặt
người
khác
lên
cao
và
tức
tối
cho
rằng
chắc
hẳn
họ
được
vì
sao
may
mắn
dẫn
đường.
Có
thể
bạn
không
thể
biết
được
điểm
yếu
của
họ
là
gì
-
sau
tất
cả,
hầu
hết
mọi
người
đều
làm
quen
với
việc
che
dấu
khiếm
khuyết
của
bản
thân
-
nhưng
hãy
biết
rằng,
chúng
vẫn
luôn
tồn
tại.
- Biết rằng ai cũng có những chật vật, nhu cầu hay mong muốn đủ để nhắc nhở rằng tất cả mọi người đều như nhau. Đào sâu tìm kiếm điểm yếu của người khác là hoàn toàn không cần thiết! Hãy yên tâm là luôn có những điều bạn không nhìn thấy được, cố gắng gạt bỏ suy nghĩ đố kỵ và tập trung vào chính mình.
- Nhớ rằng thành công của người khác không ảnh hưởng đến thành công của bạn. Chẳng hạn như, một người quen bắt đầu chương trình tập luyện, giảm được 10 kg và hoàn tất cuốc chạy marathon đầu tiên. Dĩ nhiên là cô ấy đã đạt được một thành tích tuyệt vời nhưng nó chẳng hề ngăn trở bạn làm được điều tương tự! Thành công trong cuộc sống của bạn không hề phụ thuộc vào thành công của người khác. Cho dù đó là tìm kiếm tình yêu, có được một công việc tốt hay bất cứ thứ gì khác, bạn có thể đạt được điều đó bất kể ai đó có thể thành công đến mức nào.
Biết ơn[sửa]
-
Tập
trung
vào
tài
năng
và
những
gì
bạn
có.
Giờ
đây
khi
đã
ngừng
so
sánh
với
người
khác,
hãy
tập
trung
vào
chính
mình.
Tập
trung
vào
những
phẩm
chất
tốt
đẹp
của
bạn
để
trở
nên
ngày
một
tốt
hơn
trong
việc
bạn
làm
và
trong
việc
bạn
là
ai.
Khi
dốc
sức
hoàn
thiện
một
bản
cello
hay
viết
một
bài
tiểu
luận
tuyệt
vời,
sẽ
chẳng
còn
thời
gian
để
bạn
quan
tâm
đến
việc
làm
của
người
khác.[8]
- Khi phát hiện tâm trí đang dần hướng về những điều mà bạn không có, hãy cố gắng một cách có chủ ý nghĩ về những điều bạn thật sự có. Luôn làm điều đó mỗi khi cảm nhận được dấu hiệu của sự đố kỵ này. Khi ngăn bản thân chìm sâu vào đố kỵ và thay vào đó, tập trung vào những điều khiến bạn đặc biệt và tuyệt vời, bạn sẽ bắt đầu có được cái nhìn tích cực hơn rất nhiều.
- Nhận ra không phải ai cũng có được những gì bạn có - trên thực tế, tài năng và những thứ thuộc về bạn thậm chí có thể khiến người khác phải ghen tị.
- Biết ơn vì những người mà bạn yêu thương. Hãy nghĩ đến những người luôn quan tâm và sẵn sàng làm bất kể điều gì vì bạn, và nghĩ về những điều bạn muốn làm vì họ. Quan tâm đến những người mà nhờ có họ, cuộc sống của bạn trở nên trọn vẹn là cách tích cực để loại bỏ cảm giác đố kỵ. Thay vì cảm thấy thiếu hụt, hãy biết ơn vì sự có mặt của họ trong cuộc đời của bạn. Điều này rất gần với thỏa mãn. Đó là tập trung vào hiện tại và chú tâm vào những gì tốt đẹp hiện có thay vì nghĩ về những thiếu hụt trong cuộc sống.
-
Thay
đổi
khi
có
thể,
chấp
nhận
những
điều
không
thể
thay
đổi.
Điều
quan
trọng
là
biết
được
điều
gì
bạn
có
thể
làm
và
điều
gì
nằm
ngoài
tầm
kiểm
soát
của
bạn.
Dồn
sức
cải
thiện
những
điều
bạn
có
thể
thay
đổi
và
đừng
tốn
thời
gian
với
điều
nằm
ngoài
kiểm
soát,
bởi
chẳng
có
gì
mà
bạn
có
thể
làm
để
thay
đổi
chúng.
Nếu
lún
sâu
vào
những
điều
không
thể
thay
đổi,
đến
cuối
cùng
bạn
sẽ
trở
nên
vô
cùng
tiêu
cực
và
thậm
chí
có
thể
bị
trầm
cảm.
Thời
gian
là
có
hạn,
và
bạn
sẽ
chẳng
muốn
phí
phạm
nó
vào
những
việc
đã
rồi.
- Chẳng hạn như, nếu tài năng âm nhạc của một người bạn khiến bạn ước ao và mong muốn lớn nhất của bạn là trở thành một ca sỹ viết nhạc, hãy cố gắng hết mức để đạt được điều đó. Đặt cả tâm hồn vào việc sáng tác, tham gia các khóa thanh nhạc, biểu diễn ở những đêm nhạc mở (nơi khán giả có thể đăng ký tham gia trình diễn) - hãy nỗ lực hết mình. Nếu nghĩ rằng có cơ hội nào đó dành cho bạn để thành công trong âm nhạc, hay chỉ cần bạn cảm thấy đam mê với nó đến mức muốn dành cả đời cho ca hát, đừng để bất cứ điều gì ngăn trở bạn.
- Mặt khác, cũng có những thứ trong cuộc sống mà chăm chỉ và khát khao mãnh liệt không thể giúp được. Nếu phải lòng vợ của một người bạn và họ là một cặp đôi hạnh phúc, bạn sẽ phải chấp nhận rằng đây là điều mà bạn không thể thay đổi. Biết chấp nhận thực tế trước khi lòng đố kỵ trở nên cực kỳ tiêu cực là rất quan trọng.
- Dành thời gian với những người đáng quý. Nếu đang chơi với kiểu người thường xuyên so sánh công việc, vợ chồng và con cái, than phiền về những điều họ không đạt được và hạ thấp những ai có được những điều đó, có lẽ bạn nên bắt đầu dành thời gian cho những người khác. Nếu thường xuyên lui tới với người không biết trân trọng những gì họ có, bạn sẽ trở nên giống họ. Hãy ở bên những người biết hạnh phúc với chính mình - chẳng phải là kiểu tôi-tốt-hơn-anh, mà là đủ hạnh phúc để không đâm thọc người khác hay liên tục so sánh. Hãy kết bạn với những người không phán xét hời hợt, rộng lượng và tốt bụng, và rồi bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy như vậy về bản thân và những người khác.
Thay đổi Cách nhìn[sửa]
-
Bắt
đầu
nhật
ký
biết
ơn.
Nếu
đã
lâu
chưa
nghĩ
về
những
điều
tốt
đẹp
trong
cuộc
đời,
hãy
cầm
bút
và
một
mẫu
giấy,
bắt
đầu
viết
về
chúng.
Nhật
ký
biết
ơn
là
cách
tuyệt
vời
để
thay
đổi
cách
nhìn
và
trân
trọng
những
gì
bạn
có.
Nếu
đó
không
phải
là
phong
cách
của
bạn,
bạn
cũng
có
thể
thử
dùng
một
video
blog
(chẳng
hạn
như
vlog)
hoặc
vẽ
phác
họa.
Bởi
đố
kỵ
xuất
phát
từ
nỗi
ám
ảnh
về
sự
thiếu
hụt
của
bản
thân,
hãy
dành
thời
gian
và
công
sức
để
nhắc
nhở
bản
thân
về
những
gì
mà
bạn
có
được.[9]
Dưới
đây
là
một
số
ý
tưởng
có
thể
dùng
trong
nhật
ký:
- Tài năng của bạn
- Những điểm khiến bạn tự hào nhất về vẻ ngoài của mình
- Người bạn thân nhất
- Chú chó của bạn
- Món ăn yêu thích
- Những thứ khiến bạn cười
- Ký ức khiến bạn vui vẻ
- Những kế hoạch tương lai mà bạn đang trông chờ
- Đồ vật yêu thích
- Những thành tựu đã đạt được
-
Trong
một
ngày,
chỉ
nghĩ
về
những
điều
tích
cực.
Nếu
là
người
hay
đố
kỵ
và
hoàn
toàn
chỉ
giữ
sự
đố
kỵ
đó
cho
riêng
mình,
có
thể
bạn
không
cần
dùng
đến
mẹo
này.
Tuy
nhiên,
nếu
nó
gặm
nhấm
nhân
cách
và
khiến
bạn
trở
nên
tiêu
cực
hơn
mức
mong
muốn,
hãy
cố
trải
qua
một
ngày
không
hề
than
phiền.
Đó
không
phải
là
điều
bạn
có
thể
làm
mãi
mãi
-
sau
cùng,
cảm
thấy
khó
chịu
vì
điều
gì
đó
lúc
này
hay
lúc
khác
là
hoàn
toàn
ổn!
-
nhưng
dừng
than
phiền
trong
một
ngày
có
thể
giúp
bạn
ý
thức
bản
thân
phát
biểu
tiêu
cực
thường
xuyên
đến
mức
nào.
Nếu
hầu
như
bạn
chẳng
hề
mở
miệng
trong
cả
ngày,
trải
nghiệm
đó
đáng
để
suy
ngẫm.
- Khi thực hiện, hãy dừng mọi phàn nàn - kể cả những than phiền về chính mình. Đừng hạ thấp bản thân, so sánh không công bằng với người khác hay mong ước mọi thứ khác đi.
- Có thể bạn sẽ nhận ra, khi phàn nàn, đồng thời bạn cũng gây ảnh hưởng đến người khác. Thật chẳng thú vị gì khi ở bên ai đó chỉ nhìn thấy mặt xấu của vấn đề. Điều chỉnh thái độ sống có thể sẽ giúp cải thiện các mối quan hệ của bạn.
-
Tránh
xa
yếu
tố
tiêu
cực
trong
một
tuần.
"Yếu
tố
tiêu
cực"
là
bất
cứ
thứ
gì
làm
gia
tăng
sự
đố
kỵ
và
khiến
bạn
ước
ao
những
điều
bạn
không
hoặc
không
thể
có.
Nó
càng
ám
ảnh
bao
nhiêu,
tâm
trạng
của
bạn
sẽ
càng
tồi
tệ
bấy
nhiêu.
Vì
vậy,
hãy
cố
tránh
xa
nó
trong
một
tuần
và
xem
xét
liệu
bạn
có
cảm
thấy
tốt
hơn
hay
không.
Dưới
đây
là
một
số
ví
dụ
về
yếu
tố
tiêu
cực:
- Quảng cáo. Chẳng hạn như, liên tục xem quảng cáo về trang phục đắt tiền và không thể mua nổi có thể khiến bạn ganh tị với những người có quần áo đẹp. Quảng cáo khiến sự đố kỵ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Có thể bạn sẽ phải dừng xem ti vi và đọc tiểu thuyết thay vì tạp chí thời trang trong một tuần.
- Mạng xã hội. Nếu cảm thấy chạnh lòng bởi những chia sẻ "khiêm tốn" khi lướt Facebook, bạn không hề đơn độc. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng sự đố kỵ gia tăng khi dùng Facebook.[10] Nếu lướt Facebook hay những mạng xã hội thường xuyên, hay thử dừng dùng chúng trong ít nhất một tuần.
- Tự nhắc bản thân rằng bạn có thể kiểm soát mọi chuyện. Nếu thường xuyên ghen tị với những thứ của người khác, nhắc nhở bản thân rằng bạn cũng có thể có được chúng, chỉ là bạn lựa chọn không làm vậy. Ví dụ như, nếu thật sự muốn tủ đồ hiệu, bạn có thể dùng hết hạn mức tín dụng, nhưng có lẽ bạn không muốn làm vậy bởi bạn biết chi tiêu hợp lý. Khi lựa chọn đúng đắn (như tránh dùng nợ tín dụng), bạn nên cảm thấy tự hào vì những quyết định này.[11]
-
Khen
ngợi
năm
người
mỗi
ngày.
Hãy
cố
làm
điều
đó
với
năm
người
mới
mỗi
ngày,
nhờ
đó
bạn
không
khen
ai
đó
hết
lần
này
đến
lần
khác.
Khen
một
người
dựa
trên
những
điểm
mà
bạn
thật
sự
hâm
mộ
về
người
đó
-
đừng
chọn
cách
đơn
giản
và
đưa
ra
lời
khen
quá
nông
cạn.
Dành
thời
gian
để
xác
định
điểm
bạn
thật
sự
thích
ở
người
khác
và
nói
ra
điều
đó
sẽ
giúp
bạn
có
suy
nghĩ
tích
cực.
Bạn
sẽ
không
còn
phải
lo
lắng
về
việc
so
sánh
bản
thân
với
người
khác
như
trước.
- Nghiên cứu cho thấy khen ngợi người khiến bạn ghen tị có thể mang lại lợi ích cho bạn. Tìm cách khen ngợi sự nỗ lực và những đóng góp khiến bạn cảm thấy đáng trân trọng của họ.[12]
- Tham gia tình nguyện. Nếu không thể hướng tâm trí khỏi suy nghĩ về những điều mình không có được, hãy dành thời gian giúp đỡ những người thật sự chẳng có gì. Đôi khi tâm trí chúng ta bị rối loạn và không thể nhìn thấy được bản thân may mắn thế nào. Hãy thức tỉnh bản thân bằng tham gia tình nguyện ở phòng bếp từ thiện, bệnh viện hay cơ sở bảo vệ động vật trong một ngày.[13] Sau đó, nhìn nhận lại trải nghiệm của bạn. Giúp đỡ người khác giúp bạn thấy được mình giàu có thế nào và khả năng đem lại những điều tốt đẹp cho thế giới này của bạn nhiều ra sao.
Lời khuyên[sửa]
- Cố hết sức để chống lại thôi thúc tự so sánh. Hãy tập trung vào việc cải thiện bản thân thay vì trở nên giống người khác.
- Hãy xem đố kỵ như một cơ hội để tự hoàn thiện chứ không phải là lý do để cảm thấy tồi tệ về chính mình.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/joy-and-pain/201401/what-is-the-difference-between-envy-and-jealousy
- ↑ 2,0 2,1 https://hbr.org/2010/04/envy-at-work
- ↑ http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1468-5922.2010.01860.x/full
- ↑ http://www.cognitivetherapyguide.org/thought-records.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/turning-straw-gold/201207/transforming-envy-joy
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/envy/201312/melting-envy-the-brilliance-understanding-and-gratitude
- ↑ http://soco.uni-koeln.de/docs/Crusius_Mussweiler_2013_SciAmMind.pdf
- ↑ http://www.becomingminimalist.com/ungreen-with-envy
- ↑ http://homepage.psy.utexas.edu/homepage/class/psy418/josephs/wynne%20folder/33-gratitude.pdf
- ↑ http://www.newyorker.com/online/blogs/elements/2013/09/the-real-reason-facebook-makes-us-unhappy.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2013/07/31/your-life-choices-help-determine-energy-flow/
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/06/16/4-ways-to-benefit-from-envy/
- ↑ http://drphil.com/articles/article/340