Về Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên
(Cuốn sách do tác giả Nguyễn Văn Nghĩa biên soạn, dịch và giới thiệu.)
"....Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó..."
"...Triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không những vạch đường cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phương hướng và những công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn trở ngại vấp phải trên đường đi của mình..."
Mặc dù không ít những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên đã đọc cuốn "Về Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên" nhưng cũng là thiếu sót nếu Thư viện Khoa học (hiện chủ yếu chứa các bài viết về khoa học tự nhiên) lại không thể cung cấp cho bạn đọc những cuốn sách (dù không phải là mới nhưng vô cùng giá trị) như thế này.
Với các đoạn trích dẫn từ những tác phẩm nổi tiếng của Mác, Engen, Lênin như "Phép biện chứng của tự nhiên", "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu", "Chống Đuyrinh"..., cuốn sách này giúp các nhà khoa học tự nhiên hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về sự phát triển của lĩnh vực chuyên môn mình đang theo đuổi và mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên cũng như sự "tương tác" giữa khoa học tự nhiên và triết học...
Vì sách in đã lâu và rất dễ hư hỏng nên, để lưu được lâu dài, chúng tôi mạn phép tác giả và Nhà xuất bản khoa học xã hội scan cuốn sách làm tài liệu cho bạn đọc VLoS.
NỘI DUNG
Giới thiệu của tác giả
I. Quan hệ qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển lịch sử.
II. Vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học
1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trước Mác
2. Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin
III. Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên
1. Triết học duy vật và biện chứng là cơ sở phương pháp luận của khoa học tự nhiên
2. Chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên
3. Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận duy nhất đúng đắn của khoa học tự nhiên hiện đại
IV. Sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên
1. Những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt được đã buộc nó phải chuyển sang lĩnh vực lý luận - lĩnh vực triết học, buộc nó phải vận dụng tư duy lý luận, và các khoa học tự nhiên, dù muốn hay không, cũng phải tiến tới các kết luận chung về lý luận...
2. Các nhà khoa học tự nhiên đã có thái độ thế nào đi nữa họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Khinh miệt phép biện chứng không thể không bị trừng phạt.
3. Một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên đòi hỏi người ta phải thông thạo toán học và khoa học tự nhiên. Triết học không hề có quyền được tồn tại đơn độc. Nó thu thập các tài liệu của mình từ trong các ngành khác nhau của khoa học thực chứng.
4. Sự liên minh giữa các nhà khoa học tự nhiên và các nhà triết học duy vật biện chứng là một yêu cầu cấp bách, đồng thời là một tất yếu của lịch sử thời đại
Phụ lục
Các nhà khoc học tự nhiên nói về mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
1. Sự gắn bó khăng khít giữa triết học và khoa học tự nhiên
2. Vai trò của triết học đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên
3. Tác hại của chủ nghĩa duy tâm và các biến dạng của nó đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên
4. Vai trò của triết học Mác-Lênin đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên
Mục lục danh từ riêng
Mục lục
- Triết học và Khoa học tự nhiên Phần 2
- Triết học và Khoa học tự nhiên Phần 3
- Triết học và Khoa học tự nhiên Phần 4
- Triết học và Khoa học tự nhiên Phần 5
- Triết học và Khoa học tự nhiên Phần 6
Địa chỉ liên hệ: tiepthaibinh at yahoo chấm com