Vệ sinh lưỡi đúng cách

Từ VLOS
(đổi hướng từ Vệ sinh Lưỡi Đúng cách)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ phần nào khác trong miệng. Tuy nhiêu, nhiều người lại không dành thời gian để vệ sinh lưỡi. Khi không vệ sinh lưỡi đúng cách, bạn cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ tiêu cực. Bạn nên bảo vệ cho mình khỏi hơi thở có mùi, sâu răng và lưỡi khó coi. Cần đảm bảo vệ sinh lưỡi đúng cách.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tìm hiểu về Lưỡi[sửa]

  1. Kiểm tra lưỡi của mình. Quan sát những bộ phận khác nhau của nó. Lưỡi không có bề mặt nhẵn, và tất cả những chỗ gồ ghề và đường rãnh đều là nơi ẩn náu cho vi khuẩn. Một nửa số vi khuẩn trong miệng bạn đều sống trên lưỡi.[1] Những vi khuẩn này có thể tạo thành một lớp mảng bám trên lưỡi và góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe. Lưỡi của bạn nên có màu hồng, nếu lưỡi không có màu thì bạn nên lưu ý và chữa trị. Cần đi khám chuyên gia nha khoa nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào sau đây:[2]
    • Để ý rõ ràng thấy sự thay đổi bề ngoài của lưỡi.
    • Lớp mảng trên lưỡi bám dài trên hai tuần.
    • Nếu bạn bị đau lưỡi kéo dài.
  2. Biết cách vệ sinh lưỡi sẽ rất hữu ích cho bạn. Khi bạn sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi, bạn đã không chỉ ngăn hơi thở có mùi. Bạn còn làm sạch mảng bám trên lưỡi, giúp ngăn ngừa hiện tượng lưỡi lông.[3] Bạn cũng loại bỏ được vi khuẩn góp phần gây sâu răng. Vệ sinh răng miệng kém, bao gồm cả vệ sinh lưỡi có liên hệ với rất nhiều vấn đề sức khỏe.
    • Kiểm soát được những vi khuẩn không mong muốn góp phần gây sâu răng.
    • Ngăn hơi thở có mùi.
    • Cải thiện vị giác.
  3. Thường xuyên đi khám chuyên viên hoặc bác sĩ nha khoa. Họ có thể trả lời cho các câu hỏi của bạn một cách đầy đủ. Đừng bị động ngồi một chỗ trong buổi khám. Hãy đặt câu hỏi khi bạn có cơ hội. Không có gì có thể thay thế được kiến thức chuyên môn của những người làm trong ngành. Chuyên gia nha khoa có thể cho bạn lời khuyên cho những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của bạn.

Chọn Dụng cụ[sửa]

  1. Chọn kiểu dụng cụ vệ sinh. Có rất nhiều loại dụng cụ vệ sinh lưỡi. Dụng cụ cạo lưỡi là phổ biến nhất. Bàn chải lưỡi, mặc dù mới xuất hiện, nhưng cũng được dùng khá rộng rãi. “Dụng cụ vệ sinh lưỡi” là những dụng cụ hay được dùng, có nhiều đường gồ mềm để đẩy qua lưỡi.
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả dụng cụ cạo lưỡi và bản chải lưỡi đều có tác dụng tương đương nhau trong việc giảm thiểu mảng bám. [4]
    • Một số loại bàn chải kết hợp cạo lưỡi cũng rất sẵn có, giúp bạn có thể vừa chải trong khi vừa cạo lưỡi.
    • Bàn chải đánh răng có tính năng cạo lưỡi cũng hiệu quả như dụng cụ vệ sinh lưỡi riêng biệt.[5]
  2. Xác định chất liệu. Có rất nhiều loại chất liệu khác nhau để làm ra dụng cụ vệ sinh lưỡi. Kim loại, nhựa và silicon là những chất liệu phổ biến. Bạn có thể thấy thích chất liệu này hơn chất liệu khác. Bạn cũng có thể thử từng chất liệu một.
    • Thép không gỉ và đồng là hai kim loại phổ biến hay được sử dụng. Cạo lưỡi làm từ những kim loại này cũng rất an toàn khi cho vào nước nóng để khử trùng.
    • Cạo lưỡi bằng nhựa thường có giá rẻ hơn, nhưng lại không bền, và sẽ phải thay thường xuyên.
    • Dụng cụ bằng silicon giúp cạo lưỡi thoải mái hơn.
  3. So sánh các nhãn hiệu. Vì có rất nhiều công ty sản xuất các sản phẩm tương tự, bạn cần phải xem xét những khác biệt nhỏ của chúng. So sánh giá, mỹ quan và nhận xét của người dùng trên mạng, hoặc thậm chí là tìm phiếu giảm giá trước khi bạn quyết định mua. Hỏi nhân viên cửa hàng để biết nhãn hiệu nào là phổ biến nhất.
  4. Mua dụng cụ vệ sinh lưỡi qua mạng. Có nhiều cửa hàng bách hóa và hiệu thuốc có bán các dụng vụ vệ sinh lưỡi có tiếng. Bạn có thể tìm dụng cụ vệ sinh lưỡi ngay ở cửa hàng bán đồ Ấn Độ hoặc đặt hàng dễ dàng trên mạng. Những dụng cụ cong bằng đồng đều rất đơn giản, hiệu quả cao và sử dụng được lâu dài. Hoặc bạn có thể hỏi nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh hình mặt để xin gợi ý.

Vệ sinh Lưỡi[sửa]

  1. Thè lưỡi. Bước này giúp bạn có thể tiếp xúc đến toàn bộ lưỡi. Bạn cần đảm bảo mình vệ sinh lưỡi càng rộng càng tốt. Khi bạn thè lưỡi hết cỡ, bạn có thể tránh không bị nôn.
  2. Cạo hoặc chải lưỡi từ sau ra trước.[6] Lặp lại động tác đó. Nhiều người cho rằng đây là việc đầu tiên bạn nên làm vào mỗi buổi sáng trước khi ăn hoặc uống. Bạn cũng nên thực hiện ít nhất hai lần một ngày với bàn chải thông thường.[7]
    • Dụng cụ vệ sinh sẽ bị dồn ứ các mảng bám. Bạn cần rửa sạch, và tiếp tục cho đến khi vệ sinh xong toàn bộ lưỡi.
    • Thực hiện thật nhẹ nhàng. Đừng làm rách da.
    • Chải từ từ.
  3. Súc miệng. Dùng nước súc miệng và súc đều để rửa trôi hết những mảng bám còn vương lại, đồng thời giúp hơi thở thơm mát.[8] Cố gắng đẩy qua lại nước súc miệng để đảm bảo lưỡi được rửa trôi sạch hoàn toàn.
    • Nước súc miệng có cồn có thể làm khô miệng.
    • Cố gắng sử dụng nước súc miệng có chứa oxy già để dùng trong các trường hợp cần kíp.
  4. Duy trì thói quen. Bây giờ khi bạn đã có dụng cụ cạo lưỡi và biết cách dùng thuần thục, bạn cần chú ý vệ sinh lưỡi hằng ngày. Việc này rất quan trọng. Bẹn nên biến việc vệ sinh lưỡi thường xuyên thành một thói quen hằng ngày.

Lời khuyên[sửa]

  • Thìa cũng là một dụng cụ cạo lưỡi tuyệt vời và luôn sẵn có.
  • Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng nếu muốn. Nhưng hãy cẩn thận chỉ đánh bật mảng bám ra khỏi miệng. Bạn sẽ không muốn mình lại cọ chất bẩn vào lưỡi. Chỉ cần làm theo các bước tương tự. Đảm bảo bạn có một chiếc bàn chải mềm để không làm tổn thương đến lưỡi. Tuy nhiên, bàn chải đánh răng không vệ sinh được lưỡi hiệu quả vì loại lông cứng được làm để vệ sinh lớp men cứng của răng, chứ không phải phần cơ mềm của lưỡi.
  • Cẩn trọng với nước súc miệng bạn sử dụng. Mặc dù hầu hết nước súc miệng đều hiệu quả, nhưng chúng có thể có lợi nhiều hơn hại vì có thể làm bỏng hoặc gây khó chịu cho lưỡi/chồi vị giác và làm lưỡi bị nóng đỏ. Bạn chỉ nên mua loại nước súc miệng dịu nhẹ.
  • Không dùng nước súc miệng có cồn vì nó có thể gây khó chịu ở phần bên trong lưỡi với một số người.
  • Nếu bạn thường thở qua đường miệng, hãy thở qua đường mũi khi bạn vệ sinh lưỡi để tránh bị nôn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng cạo lưỡi quá mạnh và gây tổn thương đến lưỡi. Phải đến vài ngày lưỡi mới có thể liền lại được.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này