Vergilius
|
Bài
viết
hoặc
đoạn
này
cần
thêm
chú
thích
nguồn
gốc
để
có
thể
kiểm
chứng
thông
tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Publius Vergilius Maro (15 tháng 10 năm 70 TCN – 21 tháng 9 năm 19 TCN) – nhà thơ lớn của La Mã cổ đại, người sáng tạo ra thể loại thơ sử thi, tác giả của Bucolics, Georgics, Aeneid (Bucolica, Georgica, Aeneis) – những thiên sử thi ca tụng nguồn gốc huyền thoại của dân tộc La Mã.
Mục lục
Tiểu sử[sửa]
Publius Vergilius Maro thường được gọi ngắn gọn bằng tiếng Latin: Vergilius/Virgilius hoặc bằng tíếng Anh: Vergil/Virgil. Người đời còn giải mã từ Maro là cách trao đổi các chữ cái của các từ: AMOR (tình yêu) và ROMA (Thành Rôma). Về cuộc đời của Virgil chủ yếu là qua những truyền thuyết. Một số ghi chép của người đời sau trong tác phẩm Những cuộc đời song hành của Plutarchus và đặc biệt là qua tác phẩm Thần khúc nổi tiếng của Dante Alighieri. Virgil sinh ở làng Andes, gần Mantua (miền bắc Ý). Học văn học Hy Lạp và triết học ở Milan, Napoli. Năm 19 tuổi lên Roma học môn nghệ thuật hùng biện, một môn học bắt buộc đối với những ai muốn theo đuổi con đường chính trị. Say mê trường phái triết học của Epicurus, và đặc biệt tôn sùng Lucretius nhưng sau đó chịu ảnh hưởng triết học của Platon và các nhà triết học trường phái Khắc kỷ. Virgil bắt đầu làm thơ bằng những bài thơ ngắn gọi là Culex, làm quen với nhiều nhà thơ nổi tiếng đương thời. Thời kỳ sau đó ông viết những thiên sử thi nổi tiếng nhất của ông. Năm 19 tr. CN Virgil đi sang Hy Lạp. Ở Hy Lạp ông gặp Augustus và quyết định không quay về Ý nhưng sau đó bị bệnh, trở về đến Brundisium, ông qua đời.
Virgil đạt đến vinh quang khi còn sống. Các thời đại sau đấy được tôn sùng ông như một nhân vật huyền thoại, một nhà hiền triết, một bậc tiên tri. Từ thời Cổ đại, tác phẩm của ông đã được giảng dạy ở nhà trường và đã được dịch sang tiếng Hy Lạp cổ. Người cổ đại dựng tượng và lập đền thờ. Kitô giáo gọi ông là bậc tiên tri. Truyền thuyết kể rằng sứ đồ Phaolô từng khóc nức nở bên mộ Virgil. Câu chuyện tình say đắm giữa Dido và Aeneas được khắc trên những lâu đài nổi tiếng. Những quyển sách viết về phép yêu thuật của Virgil được dịch ra tất cả các thứ tiếng châu Âu trung cổ. Cho đến tận ngày nay, phương pháp Sortes Vergilianae của Virgil vẫn được người đời sử dụng để bói toán. Ảnh hưởng của Virgil đến văn học và ngôn ngữ không thể nào kể hết. Ông là người thầy, người dẫn đường cho Dante Alighieri trong hai phần đầu của kiệt tác Thần khúc.
Tác phẩm[sửa]
Bucolica được viết trong những năm 42 – 39 tr. CN; Georgica viết trong những năm 36 – 30 tr. CN; Aeneis viết trong những năm 29 – 19 tr. CN.
Ngoài 3 thiên sử thi nói trên, Virgil còn được coi là tác giả của một số trường ca tập hợp dưới tên gọi Appendix Vergiliana (tạm dịch: Phần phụ lục của Virgil) gồm: Ciris, Moretum và Сора.
Đoạn trích từ Aeneis[sửa]
- Tình yêu của Dido với Aeneas *
- Niềm say mê từ lâu xâm chiếm nữ hoàng
- Và đốt lên, một ngọn lửa kín thầm cháy bỏng
- Tất cả gợi lên vẻ đẹp người anh hùng
- Của nòi giống vinh quang, tâm hồn không yên lặng
- Lời nói và gương mặt chàng không để nàng yên.
- Cả mặt đất ngập tràn ánh sáng bình minh
- Chiếc bóng từ bầu trời chuyển động. Nàng bối rối
- Bằng những lời sau đây, nàng nói với cô em gái:
- "Anna! Những giấc mơ đáng sợ quấy rầy ta
- Về người đàn ông quyến rũ đang ở trong nhà
- Chàng oai nghiêm, thể xác tâm hồn đều quyến rũ
- Ta tin chàng xuất thân từ thánh thần bất tử.
- Linh hồn kỳ lạ xua đi nỗi kinh hoàng
- Của số phận, chàng kể về những cuộc chiến tranh.
- Lòng ta đã dứt khoát, từ lâu ta đã quyết
- Sẽ không còn yêu ai sau tình đầu oan nghiệt
- Chồng ta đã chết, tình yêu dối lừa ta
- Nếu ngọn đuốc hôn nhân quên hết hận thù
- Thì vẻ yếu đuối này sẽ trở nên can đảm
- Kể từ sau cái chết của người chồng bất hạnh
- Chết vì lưỡi gươm khát máu của người em
- Hồn ta ngã xuống bỗng được chàng nâng lên
- Ta nhận ra vết lửa tình ngày trước….
- Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Chú thích[sửa]
- Nữ hoàng của vương quốc Carthage, vợ góa của Sychaeus. Khi thành Troia thất thủ, Aeneas theo lệnh các thánh thần, dẫn bộ tộc mình đi tìm vùng đất mới. Sau nhiều năm lênh đênh trên biển cả, Aeneas bị dạt vào xứ Carthage do nữ hoàng Dido cai trị. Dido yêu Aeneas say đắm nhưng Aeneas phải tiếp tục ra đi để tìm vùng đất mới, tuyệt vọng Dido đã tự tử.
Đọc thêm[sửa]
- Buckham, Philip Wentworth; Spence, Joseph; Holdsworth, Edward; Warburton, William; Jortin, John. Miscellanea Virgiliana: In Scriptis Maxime Eruditorum Virorum Varie Dispersa, in Unum Fasciculum Collecta. Cambridge: Printed for W. P. Grant, 1825.
- Ziolkowski, Jan M., and Michael C. J. Putnam, eds. The Virgilian Tradition: The First Fifteen Hundred Years. New Haven: Yale University Press, 2008. ISBN 978-0-300-10822-4
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
- Works of Virgil at Theoi Project
-
Collected
Works
-
PerseusAuthor|P.+Vergilius+Maro
- Latin texts & commentaries
- Aeneid translated by T. C. Williams, 1910
- Aeneid translated by John Dryden, 1697
- Aeneid, Eclogues & Georgics translated by J. C. Greenough, 1900
- Aeneid, Eclogues & Georgics translated by H. R. Fairclough, 1916
-
Works
of
Virgil
at
Sacred
Texts
- Aeneid translated by John Dryden, 1697
- Eclogues & Georgics translated by J.W. MacKail, 1934
-
P.
Vergilivs
Maro
at
The
Latin
Library
- Latin texts
-
Bản
mẫu:Gutenberg
author
- Latin texts
- Aeneid translated by E. Fairfax Taylor, 1907
- Aeneid, Georgics & Eclogues translated by (unnamed)
- Virgil's works: text, concordances and frequency list.
-
PerseusAuthor|P.+Vergilius+Maro
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |