Xây dựng nhân cách qua tính chính trực
Điều tuyệt vời về nhân cách và tính chính trực - vốn là hai phạm trù có liên quan mật thiết với nhau – đó là: chúng là một trong số ít những điều trong cuộc sống mà không ai có thể lấy đi từ bạn. Lựa chọn của bạn là của riêng bạn. Ngay cả nếu ai đó có thể lấy đi cuộc sống của bạn, họ cũng không thể ép buộc bạn làm điều mà bạn cho là sai trái. Những hành động dưới đây không thể được hoàn thành cùng một lúc, và cũng không nên thực hiện chúng cùng một lúc. Mỗi việc dưới đây đều cần thời gian để bạn có thể hiểu đầy đủ và áp dụng vào cuộc sống. Hãy tìm hiểu về đức tính tốt và giá trị, cách chúng tương thích với cuộc sống và thế giới xung quanh bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Có ý thức về nhân cách[sửa]
-
Hiểu
nhân
cách
và
tính
chính
trực
là
gì.
Các
định
nghĩa
về
nhân
cách
và
tính
chính
trực
thường
được
diễn
đạt
theo
nghĩa
rộng
hoặc
bị
hiểu
sai.
Ý
nghĩa
thực
sự
của
chúng
là:
- Trong bài viết này, nhân cách là tổng hợp những phẩm chất được thể hiện bởi một người hay một nhóm người, là sức mạnh giá trị đạo đức, và đặc điểm mô tả các thuộc tính, đặc điểm và năng lực của một người. Nhân cách nói lên bạn là ai. Nó định nghĩa bạn và hướng bạn đến một hành động cụ thể, với hy vọng tích cực.
- Tính chính trực là tuân thủ kiên định theo một nguyên tắc đạo đức hay phẩm hạnh nghiêm ngặt không khiếm khuyết, trọn vẹn và không bị tách rời.[1]
- Tính chính trực có thể tóm tắt đơn giản là làm đúng, hợp lý, ngay cả khi không có ai giám sát.
-
Tìm
hiểu
những
quy
tắc
đạo
đức
khác
nhau.
Một
số
người
chấp
nhận
nguyên
tắc
xử
thế
của
một
tôn
giáo
cụ
thể
thành
quy
tắc
đạo
đức
của
họ.
Những
người
khác
dựa
vào
triết
học
đạo
đức,
hoặc
họ
tự
phát
triển
các
nguyên
tắc
dựa
trên
kinh
nghiệm
riêng.
- Có hai học thuyết chính về đạo đức là thuyết vị lợi (hoặc hệ quả luận) và thuyết nghĩa vụ học. Thuyết vị lợi đề cập đến ý tưởng về tối đa hóa lợi ích lớn nhất.
- Ví dụ, một người theo chủ nghĩa vị lợi có thể nghĩ rằng việc gây phá hoại tài sản là không sai khi giúp đỡ con tinh tinh đang bị thí nghiệm trái với đạo lý.[2]
- Ngược lại, quan điểm của người theo thuyết nghĩa vụ học cho rằng một sự việc nào đó được coi là sai trái thì nó hoàn toàn sai trái, bất kể kết quả cuối cùng là gì. Người theo quan điểm này có thể xem việc gây thiệt hại tài sản là hoàn toàn sai trái dù lý do là gì.[3]
- Bạn không cần phải tuân thủ theo nguyên tắc đến từ ai đó. Bởi vì bạn có ý thức về những điều đúng sai cho riêng mình, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn có thể điều chỉnh ý thức về việc đúng và sai cho phù hợp.
-
Kiểm
điểm
lại
quá
khứ.
Nhìn
vào
các
lựa
chọn
của
bạn
trước
đây,
và
xem
xét
mức
độ
bạn
tuân
thủ
và
không
tuân
thủ
theo
những
nguyên
tắc
này.
- Tuy nhiên, đừng lãng phí thời gian cảm thấy hối hận hay tội lỗi. Nghĩ về những sai lầm, thừa nhận chúng, và cố gắng để thay đổi trong tương lai.
-
Tôn
trọng
người
khác.
Không
cần
phải
bắt
đầu
từ
vạch
xuất
phát
khi
bạn
quyết
định
sống
với
tính
chính
trực.
Lưu
tâm
đến
những
người
đi
trước,
cả
trên
phương
diện
cuộc
sống
cá
nhân,
cũng
như
những
nhân
vật
nổi
tiếng
trong
lịch
sử
đã
sống
một
đời
với
nhân
cách
trọn
vẹn.
Bạn
có
thể
nhận
thấy
rằng
tôn
trọng
người
khác
sẽ
tạo
động
lực
để
bạn
giữ
được
tính
chính
trực
cho
chính
mình.[4]
- Nếu bạn xem ai đó là một tấm gương mẫu mực về đạo đức, hãy tạo một buổi gặp mặt để trò chuyện cùng nhau. Dùng cách của bạn để hỏi họ về cách để quản lý cuộc sống. Cụ thể, bạn có thể đặt câu hỏi về việc làm thế nào để duy trì một thái độ tốt. Họ nói gì về cảm giác lùi bước (chùn chân), về giá trị thỏa hiệp và không giữ vững được sự thật quan trọng hơn quan điểm của bất kỳ ai đó?
- Đừng ganh đua với người khác. Nhớ rằng bạn là một cá nhân duy nhất với cuộc sống riêng, và bạn không nên cố gắng cạnh tranh với bất kỳ phẩm chất hay tính cách của ai khác. Thay vào đó, hãy học hỏi từ tính cách của người khác và áp dụng những gì thích hợp nhất cho bạn.
- Kiên quyết nhưng kiên nhẫn với chính mình và người khác. Bạn đã bắt đầu cuộc hành trình cả đời và nó có rất nhiều trở ngại. Tạo cho mình uy tín khi bạn hành động theo tính chính trực, và thừa nhận khi bạn không thực hiện được sự nhất quán đó, nhưng không nên từ bỏ mục tiêu và mục đích khi bị trượt chân hay thất bại. Cũng như bạn có thể tha thứ cho sai lầm của người khác theo thời gian, đừng quên tha thứ cho chính mình.
-
Quyết
định
quy
tắc
đạo
đức
của
bạn.
Chọn
một
hệ
quy
tắc,
đạo
đức,
hoặc
các
nguyên
tắc
mà
bạn
tin
rằng
sẽ
mang
đến
cuộc
sống
hạnh
phúc,
viễn
mãn,
công
bằng,
và
một
thế
giới
tốt
đẹp
hơn.
- Sẵn lòng cập nhật nguyên tắc sống khi bạn có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hơn. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh ý thức của bạn về đúng, sai và lý luận đạo đức. Hầu hết mọi người thay đổi cách nhìn nhận giữa đúng và sai thông qua quá trình tiến bộ của họ.[5]
- Nguyên tắc sống sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn riêng của bạn.
-
Xác
định
giá
trị
của
bạn.
Để
xác
định
kiểu
nguyên
tắc
đạo
đức
khái
quát
mà
bạn
muốn
áp
dụng
vào
cuộc
sống,
đã
đến
lúc
nghĩ
đến
từng
giá
trị
quan
trọng
đối
với
bạn.
Tìm
hỗ
trợ
trong
việc
tìm
ra
các
giá
trị
của
mình
bằng
cách
tự
đặt
một
số
câu
hỏi[6]:
- Nghĩ đến hai người mà bạn thực sự ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ điều gì ở họ? Có phải là vì cô ấy luôn trung thực, ngay cả khi sự thật làm cho cô ấy trông xấu đi? Có phải là vì anh ta luôn hào phóng trong việc sử dụng thời gian? Họ đã làm gì tạo ra cảm hứng cho bạn?
- Nếu có thể thay đổi chỉ một điều cho cộng đồng địa phương (hoặc đất nước của bạn), bạn sẽ thay đổi điều gì? Nó có tầm quan trọng gì khiến bạn muốn thay đổi nó thay vì thay đổi những thứ khác? Ví dụ, bạn sẽ làm cho một số bộ phận trong cộng đồng có được sự công bằng hơn? Bạn muốn mọi người tôn trọng đất nước của họ hơn?
- Nghĩ về một thời gian hoặc thời điểm trong đời khi bạn cảm thấy rất hài lòng và thỏa mãn. Điều gì đã xảy ra tại thời điểm đó hoặc trong lúc đó? Tại sao bạn nghĩ rằng bạn đã có cảm giác đó?
- Vấn đề toàn cầu nào khiến bạn phấn khởi nhất hoặc khó chịu nhất? Tại sao bạn nghĩ rằng chúng ảnh hưởng đến bạn theo cách đó? Có phải sự việc thăm dò không gian làm cho bạn phấn khích không? Nếu vậy, có lẽ bạn coi trọng giá trị cải thiện nhân loại thông qua khoa học. Đọc về nạn đói có làm cho bạn khó chịu nhất không? Nếu vậy, có lẽ bạn coi trọng giá trị chăm sóc người khác và chia sẻ sự đồng cảm.
- Quan sát kiểu phản ứng của bạn. Một khi bạn đã trả lời các câu hỏi, kiểm tra xem bạn có các kiểu hoặc nguyên tắc đạo đức xuất hiện nào hay không. Ví dụ, có lẽ bạn ngưỡng mộ một người bạn không bao giờ nói xấu về người khác. Do đó, bạn cũng cảm thấy rất hài lòng khi bạn có cơ hội để buôn chuyện về ai đó nhưng bạn lại tự kiềm chế mình để không nói xấu họ. Hoặc có lẽ bạn tôn trọng người sốt sắng trong các hoạt động tôn giáo. Điều này có thể cho thấy bạn coi trọng giá trị tương tự và giúp bạn xác định loại tiêu chuẩn đạo đức mà bạn muốn áp dụng trong cuộc sống.[6]
Sống với tính chính trực[sửa]
-
Quyết
định
thay
đổi.
Quan
sát
cách
cư
xử
lý
tưởng
mà
bạn
muốn,
dựa
trên
các
giá
trị
sống
đã
được
xác
định,
và
cách
bạn
cư
xử
gần
đây.
Hãy
thực
hiện
những
bước
để
thay
đổi
hành
vi
nhằm
hướng
cuộc
sống
phù
hợp
hơn
với
điều
mà
bạn
tin
tưởng
có
liên
quan
đến
tính
chính
trực.
- Bạn có thể thực hành bằng cách chủ động tìm kiếm cơ hội để thể hiện tính chính trực, và thử ưu tiên cho sự thay đổi chính trực trong cuộc sống, cũng như nhận thức được cơ hội để hành động theo cách bạn muốn trong các tình huống xảy ra.
- Ví dụ, bạn muốn trở thành một người rộng lượng hơn. Đừng chỉ chờ đợi cơ hội để trở nên rộng lượng. Những điều bạn muốn trong cuộc sống có thể trôi qua bạn nếu bạn không thực hiện nỗ lực tích cực để có chúng. Ngay bây giờ, bạn có thể nghiên cứu tìm một tổ chức từ thiện xứng đáng và đóng góp thời gian hay hỗ trợ tiền bạc. Bạn có thể đi ra ngoài và ủng hộ tiền cho một người vô gia cư để họ có một bữa ăn ấm cúng, hoặc trả tiền vé xem phim cho người ngồi phía sau bạn.
-
Tin
vào
bản
thân
và
sự
thay
đổi.
Nói
với
chính
mình
rằng
bạn
có
thể
đưa
ra
quyết
định
mà
bạn
muốn
thực
hiện.
Sẽ
có
khó
khăn
và
bạn
có
thể
vấp
ngã,
nhưng
bạn
cũng
sẽ
có
khả
năng
kiểm
soát
hành
vi
nếu
bạn
tin
vào
chính
mình
và
tin
rằng
bạn
có
khả
năng
thay
đổi
và
cải
thiện
bản
thân.[7]
- Để tin vào chính mình, hãy suy nghĩ về thành công trong quá khứ của bạn. Điều này sẽ cung cấp bằng chứng cụ thể để biết rằng bạn đã thành công trong việc trở thành mẫu người mà bạn muốn trước đây.
- Đồng thời, nghĩ về những thay đổi để trở nên tốt hơn theo cách nào đó và sử dụng thông tin đó nhắc nhở bản thân rằng bạn cũng có thể thay đổi trong tương lai.
-
Nuôi
dưỡng
lòng
tự
trọng.
Tính
chính
trực
và
sự
tự
tin
luôn
song
hành.
Không
giữ
được
tính
chính
trực
có
thể
phá
hủy
ý
thức
về
sự
tự
tin
của
bạn.
Và
có
sự
tự
tin
cao
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
bạn
có
thể
vượt
qua
thách
thức
và
sống
với
tính
chính
trực
bằng
cách
làm
những
điều
khó
khăn.[8]
- Có nhiều cách để cải thiện lòng tự trọng. Bắt đầu bằng cách thiết lập những kỳ vọng thực tế cho bản thân và đôi lúc cho phép mình thất bại. Nếu bạn thiết lập những kỳ vọng cho chính mình quá cao, bạn sẽ thất vọng khi không thể đạt được chúng, và bạn sẽ trở thành kẻ 'thất bại' trong mắt mình dù thực tế có lẽ rất ít người có thể thực hiện được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra.[9] Bạn cũng có thể cải thiện lòng tự trọng bằng cách sẵn sàng thay đổi hình ảnh bản thân, đó là cách bạn nhìn nhận về con người mình. Bạn có thể làm điều này bằng cách điều chỉnh niềm tin bản thân khi bạn thay đổi.[9]
- Ví dụ, có lẽ bạn đã từng tích cực tham gia các môn thể thao và việc bạn tự xem mình như một vận động viên là một phần tạo nên lòng tự trọng. Tuy nhiên, thời thế thay đổi và trách nhiệm với cuộc sống có thể làm thay đổi các điều ưu tiên khiến bạn không còn dành thời gian cho thể thao. Nghĩ đến cách bạn định nghĩa bản thân của hiện tại.
- Thay vì nghĩ bạn là một vận động viên 'hết thời' hoặc 'vô dụng', hãy nghĩ về bản thân theo cách tích cực hơn dựa trên những gì bạn đang nhiệt tình thực hiện ở hiện tại. Có lẽ bạn là một người cha hay một người anh em tuyệt vời, hoặc một nhân viên làm việc chăm chỉ. Kết hợp thông tin này khi tự nhìn nhận bản thân, bạn có thể thấy rằng lòng tự trọng được cải thiện, nó giúp bạn sống với tính chính trực dễ dàng hơn.[9]
-
Có
ý
thức
với
quyết
định
của
bạn.
Bất
kể
quyết
định
lớn
hay
nhỏ,
hay
nó
có
dễ
dàng
giúp
bạn
đến
gần
với
con
người
mình
muốn,
hãy
ý
thức
đầy
đủ
về
những
quyết
định
của
mình
và
hiểu
tác
động
từ
chúng.
- Một phần việc này liên quan đến nhận thức của bạn về hậu quả khi bạn đưa ra các quyết định đối với bản thân và người khác. Ví dụ, ngay cả một quyết định nhỏ cũng có ảnh hưởng đến tính chính trực của một người. Giả sử bạn đang ăn tối với bạn bè và bạn muốn ăn miếng pizza cuối cùng, nhưng bạn cũng nhận ra bạn của bạn cũng thực sự muốn ăn nó. Bạn cũng biết rằng anh ta chưa ăn bữa trưa ngày hôm đó. Hãy suy nghĩ về hậu quả của việc ăn miếng pizza cuối đối với bạn và cả người bạn đó.
- Bạn của bạn sẽ bị đói nếu không ăn miếng bánh pizza cuối đó. Nếu bạn biết anh ấy cần ăn miếng bánh đó hơn mình nhưng bạn vẫn quyết định ăn nó, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của bạn. Như vậy, khi bạn thỏa hiệp tính chính trực của mình, dù là những việc nhỏ nhặt, nó có thể thay đổi nhận thức của riêng bạn và suy nghĩ của người khác về bạn.
-
Đặt
bản
thân
trong
môi
trường
thuận
lợi.
Sẽ
dễ
dàng
hơn
để
sống
với
tính
chính
trực
nếu
bạn
thực
hiện
các
bước
để
tránh
dành
thời
gian
trong
môi
trường
có
hại
cho
bạn.
- Ví dụ, nếu có những người bạn sử dụng thuốc và điều này vi phạm nguyên tắc về tính chính trực của bạn, hãy xem xét ra khỏi khỏi môi trường đó bằng cách tìm những người bạn mới. Bạn sẽ ít có khả năng sử dụng thuốc và vi phạm nguyên tắc của mình nếu không có những người bạn như vậy xung quanh!
-
Tránh
cám
dỗ
trước
áp
lực
của
bạn
đồng
lứa.
Sống
với
tính
chính
trực
là
sống
với
nguyên
tắc
đạo
đức,
bất
kể
người
khác
nghĩ
gì.
Đừng
nhượng
bộ
người
khác
khi
họ
cố
ép
bạn
làm
những
gì
bạn
không
muốn.[10]
- Nếu ai đó cố ép bạn làm gì đó mà bạn không muốn, thử nhắc nhở bản thân rằng bạn là người duy nhất phải sống với những hậu quả do hành vi của mình gây ra từ nay về sau.
- Lịch sự. Đừng thô lỗ khi tương tác với người khác. Tuân thủ các chuẩn mực xã hội như không ợ hơi tại bàn ăn hoặc chơi nhạc lớn tiếng vào ban đêm khi người khác đang cố gắng ngủ. Đừng nói xấu sau lưng người khác.[11]
-
Thông
cảm.
Nghĩ
cho
người
khác
trên
quan
điểm
của
họ.
Điều
này
có
thể
khó
khăn,
nhưng
nó
sẽ
giúp
bạn
hành
động
theo
cách
ủng
hộ
xã
hội
(tức
là
những
cách
mà
sẽ
phù
hợp
với
định
nghĩa
của
bạn
về
tính
chính
trực).[12]
- Để cảm thông với ai khác, hãy nghĩ đến trường hợp của họ. Tự hỏi xem bạn đã từng gặp hoàn cảnh đó chưa. Nếu có, mường tượng bạn đã cảm thấy ra sao. Nghĩ đến hoàn cảnh cụ thể của họ và xem nó khác với hoàn cảnh của bạn như thế nào. Sự việc có thể khiến họ có cảm xúc khác với bạn. Nếu bạn chưa từng trải qua các tình huống mà bạn đang cố gắng để cảm thông, hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong hoàn cảnh đó.
- Ví dụ, nếu một người vô gia cư xin bạn 20 ngàn để mua thức ăn, nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn bị đói, lạnh và không có một mái nhà che mưa che gió.
Lời khuyên[sửa]
- Có thể bạn sẽ cảm thấy tự tin và sức mạnh cá nhân đang lớn lên khi phải đối mặt và vượt qua thách thức để kiên trì với các giá trị của mình, dù chúng là gì đi nữa.
- Đừng nghĩ về những gì thế giới có thể mang lại cho bạn, hãy nghĩ đến điều mà bạn có thể làm cho thế giới.
-
Tham
khảo
cuộc
sống
và
công
việc
của
Victor
Frankl,
là
người
sống
sót
trong
các
trại
tập
trung
suốt
Thế
chiến
II.
Xem
phần
tóm
tắt
hoàn
chỉnh
nhất
qua
đoạn
trích
dẫn
dưới
đây:
"We who lived in concentration camps can remember the men who walked through the huts comforting others, giving away their last piece of bread. They may have been few, but they offer sufficient proof that everything can be taken from a man but one thing: the last of human freedoms - to choose one's attitude in any given set of circumstances - to choose one's own way." (Tạm dịch: "Chúng tôi, những người đã sống trong các trại tập trung có thể nhớ những người đã đi qua những túp lều và an ủi người khác, cho đi miếng bánh mì cuối cùng của họ. Họ chỉ là nhóm số ít người, nhưng họ cho ta bằng chứng rõ ràng rằng có thể lấy đi tất cả mọi thứ ở một người ngoại trừ một thứ: quyền tự do tối thiểu của con người - để lựa chọn thái độ cho một trong bất kỳ tình huống nào – hãy chọn cách riêng của mình").
- Viết nhật ký và ghi lại sự tiến bộ của bạn mỗi ngày - bằng cách này bạn có thể nhìn lại những thành công trong một ngày khó khăn khi bạn đang đấu tranh để bảo vệ tính chính trực của mình.
Cảnh báo[sửa]
- Ý thức về những người sẽ cố gắng thuyết phục bạn bỏ cuộc trong việc giữ gìn nhân cách hoặc tính chính trực. Những cá nhân đó có thể cố gắng nói với bạn rằng không ai là hoàn hảo; họ có thể chế nhạo bạn là người không thực tế. Ghi nhớ một sự thật rằng chỉ vì không ai là hoàn hảo không có nghĩa là bạn phải vi phạm những điều bạn tin là lẽ phải. Học hỏi từ sai lầm là điều tốt, nhưng chúng ta không cần phải luôn phạm sai lầm để tạo ra bài học. Nhớ rằng phấn đấu để trở nên hoàn hảo và sự hoàn hảo là hai điều khác nhau. Điều đầu tiên là tính toàn vẹn, điều thứ hai là sự phù phiếm.
- Nhân cách của bạn là duy nhất, vì vậy đừng cố gắng để chính xác giống với bất cứ ai khác. Xây dựng nó dựa trên năng lực và điểm mạnh của bạn. Sự tự đánh giá, tự kiểm điểm, tự xem xét nội tâm, v.v. có hiệu quả giúp bạn nhận ra mình là duy nhất.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://en.wikipedia.org/wiki/Integrity
- ↑ http://plato.stanford.edu/entries/utilitarianism-history/#Bib
- ↑ http://plato.stanford.edu/entries/ethics-deontological/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2689844/
- ↑ http://www.simplypsychology.org/kohlberg.html
- ↑ 6,0 6,1 http://www.wire.wisc.edu/yourself/selfreflectknowyourself/Yourpersonalvalues.aspx
- ↑ http://mindsetonline.com/whatisit/about/
- ↑ http://articles.chicagotribune.com/2001-03-11/news/0103110339_1_healthy-self-esteem-integrity-child
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2011/10/30/6-tips-to-improve-your-self-esteem/
- ↑ http://www.kidsgrowth.com/resources/articledetail.cfm?id=1175
- ↑ http://www.inc.com/jeff-haden/10-habits-of-remarkably-polite-people.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/basics/empathy