Xóa bỏ cảm giác tội lỗi
Mọi người đều trải qua cảm giác tội lỗi một vài lần trong đời. Tội lỗi là cảm giác có trách nhiệm cho một hành động xấu hay sai lầm.[1] Cảm giác tội lỗi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, có thể bạn thấy có lỗi khi nghĩ rằng bạn đã làm điều gì sai trái, gây tổn hại cho ai đó hoặc vì bạn không làm gì trong khi lẽ ra bản thân bạn phải hành động. Và đôi khi lý do là vì ý nghĩ bạn là người thành công trong khi người khác thất bại, như trong trường hợp bạn là người duy nhất sống sót và cảm thấy tội lỗi.[2] Không phải lúc nào cảm giác tội lỗi cũng là điều xấu, vì nó giúp con người biết ăn năn, thay đổi hành vi trong tương lai, cũng như biết cảm thông. Tuy nhiên cùng lúc đó, cảm giác tội lỗi có thể trở thành vấn đề khi không mang lại tác dụng tích cực và không giúp thay đổi hành vi, thay vào đó là hình thành một chu kỳ tội lỗi-và-xấu hổ.[3]
Mục lục
Các bước[sửa]
Hiểu về Cảm giác Tội lỗi[sửa]
-
Hiểu
về
cảm
giác
tội
lỗi
tích
cực.
Tội
lỗi
có
thể
là
một
cảm
xúc
lành
mạnh;
nó
giúp
chúng
ta
tiến
bộ
và
trưởng
thành
hơn,
và
quan
trọng
nhất
là
có
thể
đúc
kết
các
bài
học
từ
chính
những
hành
vi
khi
chúng
ta
xúc
phạm
hoặc
làm
tổn
thương
người
khác
hoặc
bản
thân.
Loại
cảm
xúc
này
đóng
vai
trò
riêng
trong
việc
khuyến
khích
chúng
ta
điều
chỉnh
hành
vi
đạo
đức
và/hoặc
định
hướng
về
hành
vi
của
bản
thân.[4]
- Ví dụ, nếu bạn nói điều gì đó xúc phạm một người bạn thân và cảm thấy có lỗi vì đã làm bạn bè buồn, bạn sẽ rút ra một điều rằng mình không nên nói những lời như vậy nếu không muốn có nguy cơ mất hết bạn bè. Nói cách khác, bạn sẽ học hỏi từ chính sai lầm. Theo hướng này thì cuối cùng cảm giác tội lỗi đóng vai trò tích cực trong việc định hình lại hành vi của bạn.[4]
- Xét một ví dụ khác, nếu cảm thấy tội lỗi vì bạn đã ăn hết túi khoai tây chiên, thì đây là cách mà não bộ đang nhắc nhở bạn về một hành vi không lành mạnh và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, điều mà có lẽ bạn đã biết trước. Do đó, cảm giác tội lỗi phù hợp sẽ thúc đẩy bạn nhìn nhận lại chính mình và thay đổi hành vi tốt hơn.[4][3]
-
Hiểu
về
cảm
giác
tội
lỗi
tiêu
cực.
Tội
lỗi
cũng
có
thể
là
một
cảm
xúc
tiêu
cực
khi
bạn
thấy
có
lỗi,
ngay
cả
khi
bạn
không
cần
phải
kiểm
điểm
hay
thay
đổi
bản
thân.
Đây
là
cảm
giác
tội
lỗi
không
hợp
lý,
có
thể
đẩy
bạn
vào
chu
kỳ
mà
bạn
luôn
thấy
có
lỗi
trong
khi
thực
sự
không
có
gì
để
phải
như
vậy,
và
bạn
lại
dày
vò
bản
thân
trong
tội
lỗi.[4]
- Ví dụ, nhiều phụ huynh có con lần đầu lo lắng về việc đi làm trở lại bởi vì họ nghĩ rằng để trẻ ở nhà cho bà nội/bà ngoại hay gửi nhà trẻ sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu nào đó đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế thì chẳng có vấn đề gì trong trường hợp này; kỳ thực, hầu hết trẻ em đều phát triển bình thường dù có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ đều làm việc bên ngoài. Không có gì để thực sự phải thấy tội lỗi trong tình huống này, Tuy nhiên, có rất nhiều người luôn thấy áy náy về điều đó. Nói một cách khác, cảm giác tội lỗi này không giúp ích ngoài việc khiến bản thân day dứt, tội lỗi một cách vô lý.[4]
- Cảm giác tội lỗi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhận thức của bạn. Ví dụ, bạn có thể trở nên quá khắt khe với bản thân, hạ thấp lòng tự trọng, và nghi ngờ giá trị bản thân.[5]
-
Hiểu
rằng
đôi
khi
chúng
ta
cảm
thấy
có
lỗi
vì
việc
ngoài
tầm
kiểm
soát.
Điều
quan
trọng
là
nhận
ra
rằng
đôi
khi
chúng
ta
cảm
thấy
tội
lỗi
vì
những
điều
mà
chúng
ta
không
thể
kiểm
soát,
chẳng
hạn
như
một
vụ
tai
nạn
xe
hơi
hoặc
việc
không
có
mặt
kịp
lúc
để
nói
lời
tạm
biệt
với
một
người
thân
trước
lúc
qua
đời.
Đôi
khi
con
người
bị
đặt
vào
một
số
tình
huống
đau
buồn
hay
một
cú
sốc
như
thế
lại
thường
tự
đánh
giá
quá
cao
khả
năng
bản
thân
so
với
những
gì
họ
có
thể
làm.
Nói
cách
khác,
những
người
này
nghĩ
rằng
họ
có
thể
hoặc
đã
nên
làm
gì
đó
nhưng
trên
thực
tế
họ
đã
không
làm
được.[6]
Cảm
xúc
tội
lỗi
quá
lớn
có
thể
sẽ
gây
ra
cảm
giác
bất
lực
và
mất
kiểm
soát.[7]
- Ví dụ, có lẽ bạn cảm thấy tội lỗi vì mình sống sót sau một tai nạn xe hơi, trong khi bạn bè đều không qua khỏi. Điều này được gọi là cảm xúc tội lỗi của người sống sót, nó thường xuất hiện khi chúng ta cố gắng giải thích và tạo ý thức về sự việc gây chấn thương tâm lý mà ta vừa trải qua. Trong trường hợp đối mặt với cảm giác tội lỗi quá trầm trọng, bạn phải nhờ đến bác sĩ chuyên khoa giúp bạn vượt qua cảm xúc tội lỗi.[7]
-
Suy
ngẫm
về
cảm
xúc
và
trải
nghiệm
của
bạn.
Tự
khám
phá
bản
thân
để
nắm
bắt
cảm
xúc
và
xác
định
rằng
bạn
đang
trải
qua
cảm
giác
tội
lỗi
chứ
không
phải
một
cảm
xúc
nào
khác.
Nghiên
cứu
sử
dụng
chụp
MRI
não
đã
chỉ
ra
rằng
tội
lỗi
là
một
cảm
xúc
riêng
biệt,
khác
với
cảm
xúc
xấu
hổ
hay
buồn
bã.
Đồng
thời,
nhiều
nghiên
cứu
còn
cho
thấy
cảm
giác
xấu
hổ
và
buồn
bã
thường
đi
chung
và
có
mối
tương
quan
với
cảm
giác
tội
lỗi.
Do
đó,
điều
quan
trọng
là
bạn
nên
dành
chút
thời
gian
xem
xét
cảm
xúc
của
mình
để
xác
định
chính
xác
những
gì
cần
giải
quyết.[8]
- Xác định rõ suy nghĩ, cảm xúc, sự việc xung quanh, và cảm giác cơ thể.[9] Bạn có thể thực hiện bằng nhận thức thông qua luyện tập thiền chánh niệm, nghĩa là bạn chỉ cần tập trung vào điều bạn đang cảm nhận trong khoảnh khắc đó mà không có bất cứ phán xét hay phản ứng nào.
- Ngoài ra, bạn có thể viết cảm xúc vào nhật ký. Viết ra những gì bạn đang trải qua có thể giúp làm rõ cảm xúc của chính mình trong khi cố gắng diễn đạt thành câu chữ.
- Ví dụ: Tôi cảm thấy hôm nay mình chìm trong cảm giác tội lỗi, và tôi cũng thấy buồn. Tôi không thể ngừng suy nghĩ về việc đó. Tôi cho rằng tôi mệt mỏi vì bị đau đầu, căng cứng ở vai, một cảm giác hồi hộp, lo âu ở dạ dày.
-
Xác
định
bạn
đang
thấy
tội
lỗi
vì
điều
gì.
Nghĩ
xem
điều
gì
đang
gây
ra
cảm
giác
tội
lỗi.
Một
lần
nữa,
cân
nhắc
viết
ra
mọi
điều
để
bắt
đầu
hành
trình
vượt
qua
tội
lỗi.[7]
Dưới
đây
là
một
số
ví
dụ:
- "Tôi để chú chó Fido ra khỏi nhà và nó đã bị một chiếc ô tô cán qua người. Tôi cảm thấy tội lỗi vì Fido đã ra đi mãi mãi, và vì cả gia đình của chúng tôi đều yêu quý nó".
- "Tôi đã không chuẩn bị bài cho kỳ thi và tôi đã nhận một điểm F. Tôi cảm thấy tội lỗi vì đã làm bố mẹ thất vọng, vì họ phải trả rất nhiều tiền để tôi đi học".
- "Tôi đã chia tay Bobby. Tôi thấy tội lỗi vì đã làm anh ấy tổn thương rất nhiều".
- "Mẹ của bạn tôi đã qua đời, tôi thật may mắn vì mẹ tôi vẫn sống khỏe mạnh. Tôi thấy áy náy vì cuộc sống của bạn tôi không được trọn vẹn như mình".
-
Chấp
nhận
tội
lỗi.
Bạn
sẽ
phải
chấp
nhận
rằng
bạn
không
thể
thay
đổi
quá
khứ
hoặc
những
gì
đã
xảy
ra.[4]
Chấp
nhận
bao
gồm
hiểu
được
khó
khăn
và
nhận
ra
rằng
bạn
có
thể
chống
chọi
với
nỗi
đau
trong
thời
điểm
hiện
tại.
Đây
là
bước
đầu
trong
việc
đối
phó
một
cách
phù
hợp
với
cảm
giác
tội
lỗi
và
tiến
về
phía
trước.
Sẽ
rất
hữu
ích
khi
tự
đưa
ra
lời
xác
nhận
có
tính
nhấn
mạnh
về
việc
thừa
nhận
và
biết
chịu
đựng.
Một
số
câu
nói
ví
dụ
như:[7]
- "Tôi biết đối phó với cảm giác tội lỗi rất khó khăn, nhưng bây giờ tôi biết tôi có thể chịu đựng được".
- "Đây là việc khó khăn, nhưng tôi có thể chấp nhận việc đã xảy ra và không chống đối hoặc tránh né cảm giác này – đây là cảm giác thật".
Bù đắp Lỗi lầm[sửa]
-
Bù
đắp
cho
người
đã
từng
bị
bạn
làm
tổn
thương.
Nếu
tội
lỗi
bắt
nguồn
từ
việc
bạn
đã
gây
ra
ảnh
hưởng
tiêu
cực
đến
ai
đó,
bước
đầu
tiên
cần
làm
là
hãy
bù
đắp
lỗi
lầm
với
người
đó.[4]
Mặc
dù
một
lời
xin
lỗi
chân
thành
có
khi
cũng
không
loại
bỏ
cảm
giác
giác
tội
lỗi
trong
bạn,
đây
có
thể
là
khởi
điểm
giúp
bạn
tiếp
tục
quá
trình
thể
hiện
sự
ăn
năn.
- Sắp xếp thời gian để nói chuyện với người cần xin lỗi và xin lỗi chân thành vì hành động sai hoặc vì bạn đã không hành động. Hãy bù đắp lỗi lầm sớm nhất có thể.[4]
- Nhớ rằng không phải chỉ vì bạn nói một lời xin lỗi thì đối phương phải chấp nhận nó. Bạn không thể kiểm soát việc người ấy sẽ phản ứng ra sao, có hành động gì sau những điều bạn nói. Tuy nhiên, hãy coi đây chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình loại bỏ cảm giác tội lỗi cho chính mình. Mặc dù người đó có thể không chấp nhận lời xin lỗi của bạn, bạn có thể cảm thấy tự hào vì bạn đã có khả năng thừa nhận lỗi lầm và có trách nhiệm cũng như chủ động thể hiện sự hối hận và thông cảm.[10]
-
Xem
xét
khả
năng
thay
đổi
hành
vi
của
bạn.
Trong
trường
hợp
cảm
giác
tội
lỗi
có
ý
nghĩa
tích
cực,
hãy
cam
kết
để
thay
đổi
hành
vi
nhằm
tránh
lặp
lại
sai
lầm
đối
với
từng
trường
hợp,
và
cũng
tránh
cảm
giác
tội
lỗi.[4]
Ví
dụ,
có
lẽ
bạn
không
thể
có
lại
chú
chó
Fido,
nhưng
bạn
có
thể
chắc
chắn
rằng
trong
tương
lai
sẽ
không
để
cho
vật
nuôi
ra
khỏi
nhà
trừ
khi
bạn
đã
xích
nó
lại
để
dắt
đi
cùng.
Hoặc,
trong
trường
hợp
bạn
đã
thi
trượt
một
kỳ
thi,
bạn
có
thể
cam
kết
dành
thời
gian
học
bài
nhiều
hơn
để
không
lãng
phí
tiền
bạc
của
bố
mẹ.
- Trong một số trường hợp, có thể bạn không phải thay đổi hành vi, nhưng bạn có thể thay đổi quan điểm phù hợp hơn. Ví dụ, bạn không thể mang lại người mẹ đã qua đời vì bệnh ung thư cho người bạn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ hỗ trợ, giúp đỡ khi cô ấy đau buồn và dĩ nhiên hãy cho mẹ bạn biết rằng mẹ có ý nghĩa lớn lao đối với bạn.
-
Tha
thứ
cho
bản
thân.
Con
người
thường
cảm
thấy
xấu
hổ
vì
điều
sai
trái
đã
gây
ra
và
cả
điều
lẽ
ra
nên
làm
nhưng
họ
đã
không
làm.
Ngay
cả
khi
bạn
đã
bù
đắp
lỗi
lầm
với
người
khác,
bạn
vẫn
có
thể
thấy
tội
lỗi
từ
nội
tâm
và
đẩy
mình
vào
việc
trầm
ngâm
suy
nghĩ.
Vì
vậy,
bạn
cũng
cần
bù
đắp
cho
chính
bản
thân.
Học
cách
tha
thứ
cho
chính
mình
là
một
cách
giúp
khôi
phục
lòng
tự
trọng,
vì
lâu
nay
nó
vốn
bị
cảm
giác
tội
lỗi
và
xấu
hổ
hủy
hoại,
và
rồi
bạn
có
thể
tiếp
tục
tiến
lên
phía
trước.
- Thử viết thư cho chính mình. Viết một bức thư cho bạn của thời trẻ hay trong quá khứ sẽ là công cụ hữu hiệu về mặt cảm xúc và nhận thức để bắt đầu hành trình tha thứ cho bản thân[10]. Dùng giọng điệu tử tế, thân thương để nhắc nhở một cái tôi khác của bạn rằng quá khứ thường cho mình cơ hội để rút ra bài học quý báu và nó giúp bạn có sự đồng cảm với người khác. Nhắc nhở bản thân rằng những gì mình đã làm và cách mình đã làm là tất cả điều bạn biết, tất cả điều bạn có thể làm trong thời điểm đó. Hãy xem xét có nên giữ bí mật trong bức thư, hay đi thú tội, một hình thức tượng trưng cho việc chấm dứt câu chuyện. Nếu bạn đã chấp nhận, hãy đối đầu và bù đắp cho những việc làm sai. Đã đến lúc để sự việc trôi vào quên lãng.
Điều chỉnh lại Nhận thức[sửa]
-
Chuyển
đổi
thành
lòng
biết
ơn.
Tội
lỗi
có
thể
là
một
công
cụ
hiệu
quả
giúp
bạn
thay
đổi
hành
vi
và
hình
thành
sự
cảm
thông,
vậy
chuyển
đổi
từ
trạng
thái
tội
lỗi
sang
lòng
biết
ơn
sẽ
mang
lại
thêm
nhiều
giá
trị
và
giúp
thay
đổi
quan
điểm
trong
quá
khứ.
Việc
đó
cũng
hỗ
trợ
quá
trình
phục
hồi
sau
cảm
giác
tội
lỗi
và
chuyển
đổi
cảm
giác
tội
lỗi
tích
cực
cho
một
điều
ý
nghĩa
và
hữu
hình
mà
bạn
có
thể
cải
thiện
cuộc
sống.[10]
- Viết ra cụm từ diễn tả tội lỗi / suy nghĩ mà bạn có, và chuyển đổi từng điều thành một câu diễn đạt lòng biết ơn. Câu mô tả tội lỗi thường bắt đầu với "Tôi đã từng ...", "Tôi có thể đã ...", "Tôi không thể tin rằng tôi ...", và "Tại sao tôi không ...". Chuyển đổi những câu này thành cụm từ nhấn mạnh điều bạn thấy biết ơn.
- Ví dụ: Đổi câu "Tôi đã không nên quá khắt khe chỉ trích chồng khi chúng tôi ở bên nhau" thành "Tôi biết ơn vì đã rút ra bài học từ việc bớt chỉ trích trong mối quan hệ sắp tới".
- Ví dụ: Thay thế câu"Tại sao tôi không bỏ rượu? Uống rượu là nguyên nhân khiến gia đình tôi đổ vỡ" thành "Tôi biết ơn vì mình đã học được một điều rằng nếu bỏ rượu tôi sẽ có thể bù đắp cho gia đình".
-
Đưa
ra
lời
cam
kết
hàng
ngày.
Lời
cam
kết
là
một
tuyên
bố
tích
cực
có
ý
nghĩa
động
viên
và
vực
dậy
tinh
thần.
Sử
dụng
phương
pháp
này
có
thể
giúp
bạn
khôi
phục
lòng
tự
trọng
và
sự
yêu
thương
bản
thân
vốn
bị
bào
mòn
bởi
cảm
giác
xấu
hổ
và
tội
lỗi.
Bồi
dưỡng
tình
yêu
thương
bản
thân
hằng
ngày
bằng
cách
nói,
viết,
hoặc
suy
nghĩ
kiên
định.
Một
số
ví
dụ
về
sự
cam
kết
bao
gồm:[11]
- "Tôi là một người tốt và xứng đáng có được điều tốt nhất bất kể một số hành động quá khứ".
- "Tôi không hoàn hảo. Tôi đã phạm sai lầm, nhưng tôi có thể rút ra bài học từ quá khứ".
- "Tôi cũng chỉ là con người như bao người khác".
-
Tìm
ra
điều
ý
nghĩa
để
thay
thế
cảm
giác
tội
lỗi.
Những
câu
sau
đây
có
thể
giúp
bạn
tìm
thấy
ý
nghĩa
thay
thế
cho
hành
động
quá
khứ
và
một
số
việc
trải
qua
giúp
loại
bỏ
cảm
giác
tội
lỗi.
Quá
trình
này
lại
có
thể
giúp
bạn
thay
đổi
suy
nghĩ
để
tiến
hành
loại
bỏ
cảm
giác
tội
lỗi.
Hãy
cố
gắng
nhớ
những
điều
sau
đây
khi
bạn
rơi
vào
lối
suy
nghĩ
tiêu
cực
hoặc
trầm
tư
về
hành
động
trong
quá
khứ.[10]
- Tội lỗi có thể là một công cụ học tập hữu dụng cho cho tương lai. Hãy khám phá bài học kinh nghiệm và biết rằng bài học cuộc đời làm bạn thông minh hơn. Ví dụ, nếu hối tiếc vì đã không tôn trọng người vợ/chồng vì bạn trực tiếp nhận thấy rằng hạ thấp phẩm giá đối phương một cách nghiêm trọng có thể làm tổn hại đến cuộc hôn nhân của hai người, kiến thức này sẽ giúp bạn làm một người bạn đời khôn ngoan hơn trong tương lai sau bài học khó khăn.
- Cảm thấy tội lỗi về hành động trong quá khứ có thể giúp bạn xây dựng sự đồng cảm bởi vì bạn nhận thức được tác hại mà hành động quá khứ đã gây ra, nó giúp bạn nhận ra bạn đã gây ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Hãy nhớ rằng có một số kỹ năng, hiểu biết về sự đồng cảm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của người khác. Ví dụ, nếu cảm thấy tội lỗi vì la mắng một người bạn sau khi uống rượu say, bạn có thể nhận thức tốt hơn về hành động đó có tác động thế nào đối với người bạn này.
- Bạn không thể thay đổi điều đã xảy ra trong quá khứ, nhưng bạn có thể quyết định cách quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai. Ví dụ, bạn không thể thay đổi sự thật rằng bạn thi trượt một kỳ thi, nhưng trong tương lai bạn sẽ có lựa chọn sáng suốt hơn giúp bạn tránh không phạm phải sai lầm tương tự.
-
Nhận
ra
cạm
bẫy
của
sự
hoàn
hảo.
Hướng
tất
cả
mọi
việc
trong
cuộc
sống
đến
sự
hoàn
hảo
là
một
kỳ
vọng
không
thực
tế.
Sai
lầm
là
một
phần
của
cuộc
sống
nhằm
giúp
chúng
ta
đúc
kết
ra
nhiều
bài
học.[4]
Tham
gia
hoạt
động
tích
cực
và
nhất
quán
để
bản
thân
có
thể
làm
tốt.
Cho
bản
thân
thấy
rằng
cùng
một
lỗi
lầm,
điều
mà
bạn
từng
day
dứt
bây
giờ
mang
lại
một
con
người
tốt
hơn,
và
chu
đáo
hơn.[12]
- Cứ ngẫm nghĩ về cảm xúc tội lỗi tiêu cực có thể dẫn đến mức độ xấu hổ và tự ghê tởm bản thân không phù hợp. Nếu thấy mình đang chìm trong tội lỗi đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các hoạt động hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe tâm thần, họ sẽ thảo luận với bạn để có chiến lược điều chỉnh nhận thức.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.merriam-webster.com/dictionary/guilt
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201208/the-definitive-guide-guilt
- ↑ 3,0 3,1 http://www.emotionalcompetency.com/guilt.htm
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 4,9 http://psychcentral.com/blog/archives/2007/11/27/5-tips-for-dealing-with-guilt/
- ↑ https://books.google.com/books?id=4pCSBAAAQBAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false
- ↑ http://www.giftfromwithin.org/html/Guilt-Following-Traumatic-Events.html
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 http://drnataliemasson.com/images/Mindful%20Cognitive%20Emotional%20Processing%20Worksheet%20-%20extended%20version.pdf
- ↑ http://cercor.oxfordjournals.org/content/early/2011/03/22/cercor.bhr016.full
- ↑ http://drnataliemasson.com/images/Mindful%20Cognitive%20Emotional%20Processing%20Worksheet%20-%20extended%20version.pd
- ↑ 10,0 10,1 10,2 10,3 http://www.empoweredrecovery.com/index.php?page=22
- ↑ http://bmindful.com/affirmations/guilt
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/dr-peter-breggin/understanding-and-overcom_1_b_6609692.html