Xử lý môi khô và nứt nẻ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Môi bạn thường gặp rất nhiều vấn đề vào mùa hanh khô, trong đó tình trạng môi nứt nẻ và khô rát là vấn đề phổ biến mà phái nữ thường gặp phải. Môi nứt nẻ mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nào đó, tuy nhiên môi khô nẻ thông thường có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp trị liệu tại nhà. Tham khảo các gợi ý dưới đây biết cách giúp đôi môi mềm mọng trở lại.

Các bước[sửa]

Chăm sóc Môi khô nẻ với Liệu pháp Đơn giản tại nhà[sửa]

  1. Uống đủ nước. Tốt nhất là uống từ khoảng 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày. Nếu cơ thể bạn bị mất nước, triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở môi. Hãy nhớ, uống nhiều nước sẽ tốt hơn!
  2. Không liếm hay cắn môi. Khi môi bạn bị nứt nẻ, hạn chế sự cám dỗ của việc liếm hoặc cắn chúng thường xuyên. Hai thói quen xấu này chỉ làm tính trạng khô nẻ tồi tệ hơn. Có thể liếm môi sẽ giúp bớt khô rát, nhưng việc giảm đau rát chỉ là tạm thời và thậm chí thói quen này sẽ làm môi bạn trở nên khô hơn. Tương tự, bóc da môi cũng sẽ làm môi bị chảy máu, nhiễm trùng, và sưng tấy.
    • Để ngăn chặn bóc da hay liếm môi, hãy thoa môi một ít son dưỡng.
    • Thoa lại son dưỡng hoặc thuốc mỡ sau khi uống nước hay súc miệng.
  3. Tẩy da chết cho môi. Trước khi bôi thuốc mỡ nào, hãy tẩy tế bào da chết cho môi bằng các phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp tái tạo da non và các vết nứt trên môi sẽ tự động liền trở lại. Không chà môi quá mạnh vì sẽ phản tác dụng. Chỉ nên mát xa môi nhẹ nhàng. Tất nhiên bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng sản phẩm bạn đang sử dụng để tẩy da chết cho các vùng khác trên cơ thể. Hãy thử một trong những gợi ý dưới đây:
    • Dùng muối hoặc đường. Chà xát muối hoặc đường nhẹ nhàng lên môi theo chuyển động vòng tròn (có thể thêm một ít dầu oliu vào đường để tạo hỗn hợp tẩy da chết). Môi bạn sẽ mềm mại hơn sau khi tẩy da chết.
    • Sử dụng bàn chải chuyên dụng để tẩy tế bào chết. Dụng cụ đơn giản nhất là dùng bàn chải đánh răng. Phải luôn đảm bảo dùng bàn chải sạch. Bàn chải nhỏ và lông mềm cũng có thể được dùng với mục đích tương tự. Chà nhẹ lên môi theo chuyển động tròn để loại bỏ các tế bào chết.
    • Không dùng hỗn hợp tẩy tế bào cố chứa xà phòng. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dạng kem và sản phẩm tẩy da chết chứa xà phòng sẽ làm môi bạn trở nên khô hơn.
  4. Bôi thuốc mỡ. Nên cẩn thận với các loại thuốc mỡ hay son dưỡng (như son dưỡng Chapstick) có bán ngoài tiệm thuốc để làm dịu các vết nứt nẻ. Một số sản phẩm có chứa các thành phần như long não hay dầu, có thể làm môi mềm mượt tạm thời nhưng về lâu về dài, môi bạn sẽ trở nên khô rát hơn và bạn buộc phải dùng chúng thường xuyên hơn.
    • Hãy chọn loại son dưỡng có chứa sáp mật ong, mỡ từ cây hạt mỡ, tinh dầu dừa, tinh dầu hạnh nhân, và chất làm ẩm tự nhiên khác. Không nên chọn sản phẩm son dưỡng có chứa phụ gia mà bạn không thể nhận biết.
    • Thuốc mỡ có chứa vitamin E, glixerin, hay thành phần tự nhiên sẽ là lựa chọn phù hợp.[1]
    • Hạn chế dùng son trang điểm để dưỡng môi vì các loại son này có thể làm môi khô hơn. Bạn cũng nên thoa son dưỡng bảo vệ trước khi sử dụng son màu.
  5. Sử dụng tinh dầu. Phương pháp dưỡng ẩm cho môi hiệu quả nhất là thoa tinh dầu. Nó không chỉ giảm đau rát và cung cấp độ ẩm mà còn bảo vệ môi khỏi bị tổn thương. Tốt nhất là lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm có chứa thành phần thiên nhiên từ tinh dầu. Sau đây là một vài ví dụ:
    • Tinh dầu dừa
    • Tinh dầu hạnh nhân
    • Tinh dầu Jojoba
    • Tinh dầu Oliu
    • Bơ cacao hay bơ hạt mỡ
    • Tinh dầu hạt tầm xuân
  6. Làm dịu đôi môi nứt nẻ nếu chúng gây đau cho bạn. Môi quá khô cũng khiến bạn đau khi mỉm cười. Vì vậy, đừng quên tiến hành phương pháp trị liệu tại nhà để giúp môi mượt mà và mềm mịn hơn. Dưới đây là một số gợi ý:
    • Đắp dưa chuột lên môi trong khoảng 10 phút.
    • Thoa gel chiết xuất từ nha đam để làm liền vết nứt nẻ.
    • Để cung cấp độ ẩm và làm cho môi trở nên mềm mọng, hãy thoa một ít mật ong lên môi.
  7. Tránh lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da. Ví dụ tiêu biểu là mỹ phẩm và son dưỡng có mùi hương. Những sản phẩm này có thể làm môi khô hơn.
  8. Thử dùng kem đánh răng không chứa florua hoặc chứa hàm lượng florua thấp. Một số người bị dị ứng với florua vì nó không chỉ gây ảnh xấu đến môi mà còn là nguyên nhân gây nhiệt miệng hay một số bệnh khác liên quan đến răng miệng. Thay đổi kem đánh răng khác nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào.
  9. Cân nhắc sử dụng máy làm ẩm không khí trong nhà hay tại văn phòng của bạn. Vào mùa đông, khi cửa sổ trong nhà bị đóng kín để tránh gió, không gian bên trong sẽ trở nên ngột ngạt và là nguyên nhân chính làm cho không khí trở nên hanh khô. Bạn nên thử lắp máy tạo độ ẩm không khí vào lúc này. Nó sẽ giúp tăng độ ẩm không khí trong phòng và da cũng sẽ được dưỡng ẩm.

Khắc phục Nguyên nhân Tiềm ẩn Khiến Môi khô nẻ[sửa]

  1. Xem xét khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Chú ý tăng lượng vitamin cần thiết trong bữa ăn bằng cách ăn uống hợp lý hơn hoặc uống viên bổ sung vitamin.
    • Tránh xa đồ ăn mặn vì chúng khiến bạn liếm môi nhiều hơn.
  2. Không nên thở bằng miệng khi ngủ. Nếu bạn thức dậy vào sáng sớm với đôi môi nứt nẻ và khô, lý do có thể là bạn đã thở bằng miệng khi ngủ. Sự lưu thông không khí qua lại trong và ngoài miệng suốt đêm là nguyên nhân khiến môi bạn bị khô. Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp bạn không thở bằng miệng khi ngủ.
    • Khi bị ngạt mũi, bạn thường có xu hướng thở bằng miệng, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi khô nẻ. Vệ sinh và làm sạch khoang mũi thường xuyên để dễ dàng hơn trong việc thở bằng mũi.
    • Đeo dụng cụ bảo vệ hàm, niềng răng hay dụng cụ khác khiến miệng luôn mở cũng là thủ phạm làm môi bị khô.
    • Nếu thở bằng miệng khi ngủ là thói quen của bạn, hãy bôi một ít thuốc mỡ trước khi đi ngủ.
  3. Bảo vệ môi bạn trước sự ảnh hưởng của môi trường hanh khô bên ngoài. Việc để môi tiếp xúc với gió quá lâu mà không thoa chất dưỡng ẩm cũng là một nguyên nhân gây khô nẻ. Môi bạn có thể khô và thậm chí bong tróc nếu tiếp xúc với không khí khô ráo và nóng nực. Nếu môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính làm môi bạn thường xuyên khô rát, hãy chú ý chăm sóc môi mỗi khi ra ngoài.
  4. Có các biện pháp đối phó với độc hại từ ánh nắng mặt trời. Không chỉ da mà môi cũng bị tác động mạnh bởi ánh sáng mặt trời. Bạn muốn có một làn môi rám nắng? Nhưng chúng sẽ bị khô và nứt nẻ. Cách tốt nhất để chữa trị đôi môi rám nắng là thoa nha đam và môi sẽ nhanh chóng hồi phục như ban đầu. Nên chọn son dưỡng có chỉ số SPF thấp nhất là 15.
  5. Hút thuốc hoặc nhai kẹo đôi khi cũng trở thành nguyên nhân. Mọi hành động mà bạn thường xuyên làm với môi đều ảnh hưởng đến tình trạng của môi. Chất hóa học có trong thuốc lá, kẹo nhai và đồ ăn cũng là nguyên nhân khiến môi trở nên khô và nứt nẻ.
  6. Kiểm tra liệu có phải cơ thể bạn đang thiếu vitamin hay không. Một số loại vitamin rất cần thiết để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh hồng hào, như Vitamins A, B, C, B2 và E. Nên đảm bảo bạn hấp thụ đủ các vitamin này để tránh tình trạng môi bị nứt nẻ.
  7. Có thể bạn nhạy cảm hoặc bị dị ứng với thành phần trong sản phẩm nào đó? Tình trạng môi khô bong tróc cũng có thể là do phản ứng phụ của các thành phần trong mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng. Việc lạm dụng những sản phẩm này có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng nứt nẻ môi.
    • Nên chọn kem đánh răng không chứa sodium lauryl sulphate. Hóa chất này được xem là chất tạo bọt trong hầu hết các loại kem đánh răng. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây viêm môi, loét miệng và làm môi bị bong tróc.
  8. Tìm hiểu liệu đó có phải do tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang dùng. Một số loại thuốc tây có thể gây tác dụng phụ và làm môi bạn bị khô hoặc nứt nẻ. Nếu tình trạng khô môi xảy ra trùng với thời điểm bạn bắt đầu chế độ uống thuốc, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp này.
  9. Suy nghĩ đến trường hợp nặng hơn. Nếu môi bạn bị khô rát không phải do các trường hợp được đề cập ở trên, thì có thể đó là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng nào đó. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ rằng môi bị đau rát là do mắc bệnh nào đó. Một số bệnh thường gặp liên quan đến môi bị nứt nẻ như:
    • Bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hay người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh này, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm môi bạn bị khô rát và đau đớn.
    • Bệnh Kawasaki. Bệnh Kawasaki là một bệnh hiếm nhưng nghiêm trọng liên quan đến sự rối loạn máu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ là nguyên nhân chính làm môi khô mãn tính.
    • Hội chứng Sjogren. Hội chứng Sjogren là một dạng của bệnh tự dị ứng. Nó có thể gây tổn thương tuyến lệ và tuyến nước bọt gây ra khô miệng trầm trọng.
    • Bệnh hồng cầu lớn trong máu. Bệnh này liên quan đến tình trạng máu bất thường. Tức là hồng cầu kích thước trung bình sẽ tăng kích cỡ làm cho bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
    • Các bệnh lây qua đường tình dục (hay còn gọi là STD). HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác có thể là nguyên nhân tiềm ẩn làm môi bạn bị nứt nẻ mãn tính.

Lời khuyên[sửa]

  • Không liếm môi thường xuyên. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu lúc ban đầu, nhưng nước bọt chỉ làm môi khô thêm.
  • Uống nhiều nước và nên mang theo son dưỡng môi mỗi khi đi ra ngoài. Thoa son dưỡng ít nhất 3 lần 1 ngày sẽ giúp duy trì độ ẩm và mềm mịn cho môi.
  • Không nên va chạm quá mạnh vào môi để tránh bị trầy xước hay chảy máu.
  • Làm dịu môi bằng các loại son dưỡng tốt mỗi giờ và tham khảo các mẹo hữu ích sau đây.
  • Sử dụng son dưỡng được làm hoàn toàn từ sáp ong tự nhiên.
  • Thoa một chút tinh dầu dừa lên môi cũng sẽ rất hữu dụng.
  • Tẩy tế bào chết cho môi bằng hỗn hợp đường và tinh dầu oliu.
  • Nên chọn son dưỡng phù hợp với bạn.
  • Chà nhẹ dưa chuột lên môi từ khoảng 5 đến 20 phút.
  • Không bậm môi để lớp son dưỡng được trải đều. Thay vào đó, nhẹ nhàng dùng tay thoa đều son lên môi. Bạn có thể thoa nhiều son hơn nếu cảm thấy môi bạn hơi khô.
  • Không lạm dụng son màu vì chúng thường là nguyên nhân gây khô và nứt nẻ môi.

Cảnh báo[sửa]

  • Không chà lên vùng môi bị khô rát nứt nẻ bằng các dụng cụ bào mòn, như giũa móng tay hoặc bàn chải có lông cứng.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường, đặt biệt nếu dấu hiệu không rõ ràng trong khoảng thời gian nhất định khi bạn điều trị tại nhà. Nếu đó là trường hợp bệnh liên quan đến môi thì bác sĩ da liễu sẽ cho bạn lời khuyên và cách điều trị hợp lý.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây