Xin nghỉ ốm khi bạn muốn nghỉ làm một buổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng cần thỉnh thoảng có những ngày được nghỉ ngơi thư giãn đầu óc, không có bất cứ kế hoạch gì. Nhưng không may, cơ quan của bạn sẽ không đánh giá cao hành động tự phát này dù bạn có lý do hợp lý. May mắn là bạn vẫn còn phương án hành động trong tình huống này: gọi điện xin nghỉ ốm. Rõ ràng đây không phải là phương pháp bạn có thể sử dụng quá thường xuyên, nhưng bạn vẫn có được ngày nghỉ ngơi cần thiết. Để xin nghỉ ốm, bạn phải thuyết phục được đồng nghiệp rằng bạn thực sự cảm thấy ốm mệt một ngày trước đó rồi gọi cho sếp và thể hiện rằng bạn thực sự tiếc vì phải ở nhà rồi đề cập đến tình trạng ốm đau của mình nhưng không quá thổi phồng vấn đề.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Gọi điện[sửa]

  1. Chọn một thời điểm thích hợp. Bạn có thể cho rằng ngày nào cũng là ngày thích hợp cho bạn giả ốm, nhưng nếu bạn thực sự xác định là sẽ giả vờ ốm, thì bạn nên đầu tư suy nghĩ kỹ hơn. Nếu bạn chọn sai ngày để giả ốm, thì sẽ bạn khó có thể chọn một lý do thuyết phục cho bản thân. Thay vào đó, hãy chắc chắn rằng những vấn đề khó khăn đều nằm trong khả năng giải quyết của bạn trước khi tiến hành kế hoạch tổng thể. Đây là một số điều cần ghi nhớ:
    • Chuẩn bị kỹ càng để có lý do nghe thuyết phục hơn nếu bạn gọi điện xin nghỉ vào ngày thứ hai hoặc thứ sáu. Sếp sẽ khó lòng tin được bạn thực sự ốm trong cả kỳ nghỉ cuối tuần.
    • Chắc chắn gần đây bạn không bị ốm hoặc đã nghỉ nhiều ngày.
    • Đừng giả vờ ốm ngay sau khi bạn có cãi vã trong công việc hoặc đã càu nhàu rất nhiều. Bạn sẽ không muốn sếp của mình nhìn nhận việc giả vờ ốm của bạn như một sự lăng mạ. Lý do ốm của bạn sẽ thuyết phục hơn nếu tất cả mọi chuyện đều ổn và suôn sẻ vào trước hôm cuối cùng bạn đi làm.
    • Cố gắng đừng nhân tiện nghỉ vào một ngày làm việc đặc biệt không thoải mái. Nếu sếp biết rằng bạn ghét những cuộc họp tháng kinh hãi, thì bạn không nên giả ốm vào ngày đặc biệt đó, mặc dù cảm giác được nghỉ sung sướng cỡ nào.
    • Cố gắng giả ốm khi ai đó ở cơ quan bạn cũng bị ốm, hoặc đang vào mùa cúm. Với cách này, sếp của bạn sẽ không nghi ngờ, vì ai cũng bị ốm.
  2. Ngừng một số công việc cơ bản. Nếu bạn có kế hoạch xin nghỉ ốm, thì bạn nên cố tỏ ra mệt mỏi vào ngày trước đó nhưng không quá rõ ràng. Đừng giả vờ ho cả ngày, chỉ cần thể hiện cơ thể hơi khó chịu và có thể hắt hơi một chút, để đồng nghiệp hỏi thăm liệu bạn có cảm thấy mệt lắm không rồi bạn sẽ gạt đi. Hành xử giống như bạn bị ốm, nhưng hãy chối rằng mình không sao để đồng nghiệp không nghi ngờ rằng bạn đang giả vờ. Tạo được nền móng này vào ngày trước đó sẽ giúp mọi chuyện nghe thuyết phục hơn khi bạn nghỉ vào ngày hôm sau.
    • Nên hành xử dè dặt hơn vào ngày đó. Nếu bạn vẫn thừa năng lượng vào ngày hôm trước rồi lại xin nghỉ ốm vào ngày hôm sau, mọi người sẽ rất ngạc nhiên. Hãy từ chối lời mời ăn trưa hoặc đi uống sau giờ làm trước khi bạn xin nghỉ.
    • Cố gắng “nhẹ nhàng” uống thuốc giảm đau hạ sốt khi ở cạnh đồng nghiệp.
    • Giữ im lặng hơn bình thường.
    • Nếu bạn ăn trưa với đồng nghiệp, đừng ăn hết đồ ăn, bạn sẽ có vẻ trông không mấy ngon miệng.
    • Nhìn hơi bù xù vào ngày hôm đó. Để tóc hơi rối một chút, đừng mặc đồ đẹp quá, có thể nhìn thấy đôi chút mệt mỏi quanh mắt cũng rất ổn.
  3. Hiểu rõ tình trạng ốm đau của mình. Mặc dù sếp sẽ không đặt quá nhiều câu hỏi, nhưng quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân bạn bị ốm là gì trước khi gọi điện. Thay vì chỉ nói rằng bạn cảm thấy không khỏe, bạn nên nói rằng mình bị đau đầu, đau bụng, bị cảm hoặc cảm thông thường sẽ khiến bằng chứng của bạn thuyết phục hơn. Bạn nên chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sếp có thể hỏi, như bạn bắt đầu cảm thấy mệt từ khi nào, khi nào bạn đi làm lại và bạn có đi khám bác sĩ không. Bạn không nên trả lời theo kiểu nghe có vẻ không chắc chắn, nếu không sếp sẽ nghi ngờ rằng bạn đang giả vờ.
    • Nếu bạn muốn nghỉ nhiều ngày, chọn một lý do ốm hợp lý. Bị đau nửa đầu hoặc viêm dạ dày nặng có thể giúp bạn được nghỉ ít nhất hai ngày, vì những bệnh này có thể kéo một thời gian dài và tái phát bất cứ lúc nào. Đau mắt đỏ hoặc bị viêm khuẩn liên cầu họng có thể kéo dài ngày hơn. Dù bạn chọn lý do gì, hãy nghiên cứu kỹ càng để có thể bàn luận về triệu chứng một cách rõ ràng.
    • Bạn thậm chí có thể luyện tập nói chuyện với một người bạn thân để chắc chắn bạn có thể thành công. Có thể sếp của bạn sẽ không muốn đi vào chi tiết vấn đề gì đã xảy ra với dạ dày hay cổ họng của bạn, nhưng tốt hơn hết là vẫn nên chuẩn bị.
  4. Chuẩn bị để nghỉ ngơi ở nhà. Đừng giả vờ ốm rồi lại đi leo núi với vợ hoặc tham gia vào một bữa tiệc tưng bừng với bạn bè. Nếu bạn giả vờ ốm và tham gia tích cực vào những hoạt động bên ngoài, chuyện này sẽ đến tai sếp của bạn. Thay vào đó, bạn nên gọi điện xin nghỉ ốm khi bạn thực sự muốn nghỉ ngơi trên giường, đi dạo quanh nhà và thư giãn — hãy làm giống những gì bạn sẽ làm nếu bạn thực sự bị ốm, chỉ cần loại bớt cảm giác ốm mệt đi là được.
    • Bên cạnh đó, nếu bạn dành cả ngày nghỉ ốm bên ngoài và đi làm trở lại với làn da cháy nắng, thì sẽ làm dấy lên nghi ngờ.
    • Khi bạn xin nghỉ ốm, thì tốt hơn hết là thoát khỏi tất cả những trang truyền thông xã hội mà bạn thường hay truy cập vào những "ngày bị ốm". Vì vậy, sếp của bạn sẽ không thể tình cờ nhìn thấy những bức ảnh bạn đi leo núi trong khi đáng ra bạn đang bị ốm hoặc để lại những bình luận khiến người khác nghi ngờ về sức khỏe hoàn toàn bình thường của bạn.

Gọi Điện[sửa]

  1. Hãy gọi điện cho sếp hoặc người giám sát của mình vào sáng sớm. Đừng trì hoãn. Bạn càng nói sớm với sếp càng tốt. Hơn nữa, bạn sẽ thường có giọng ồm hơn khi mới thức dậy, giúp tăng độ tin cậy cho lời nói. Thêm nữa, nếu bạn gọi sớm, bạn sẽ thường được chuyển vào hộp thư thoại của sếp hoặc sẽ gặp được sếp khi ông ấy không có phòng bị gì cả. Nếu bạn gọi quá muộn, thì bạn có thể bị coi là kẻ không biết coi trọng cảm nhận của sếp.
    • Hãy nói thật ngắn gọn. Mặc dù hiểu rõ tình trạng “ốm đau” có thể giúp bạn cảm thấy mình đã chuẩn bị tốt, nhưng bạn vẫn nên nhớ rằng những câu chuyện này vẫn là những lời thêm thắt do kẻ nói dối dựng lên. Đừng quá đi vào chi tiết, chỉ cần nói rằng bạn cảm thấy không khỏe và sẽ không thể đến được. Chỉ cần đưa đủ thông tin để sếp tin bạn, như nói rằng "Em đã thức cả đêm" hoặc "Dạ dày em đang có vấn đề nghiêm trọng".
    • Bạn cũng có thể nói tương tự như “Em biết mình nên thông báo vào cuối ngày hôm qua, nhưng em vẫn hy vọng mình có thể giải quyết ổn thỏa”. Nhưng không đề cập quá rõ ràng, hãy đề cập đến việc bạn thực sự mong bạn có thể đi làm nhiều cỡ nào.
  2. Hãy chắn chắn bạn có vẻ ốm. Trong khi bạn không nên giả vờ quá mức khi bạn gọi điện cho sếp, nhưng giả vở mệt cũng không làm tổn thương bạn nếu bạn thực sự có vẻ ốm. Thêm vào giọng nói ồm ồm khi gọi điện vào sáng sớm, bạn có thể hắt hơi hoặc thỉnh thoảng ho để sếp nghĩ rằng bạn đang ốm mà không cần phải diễn quá mức. Bạn cũng có thể nói chậm hơn hoặc nhẹ nhàng hơn để thể hiện rằng bạn không có đủ sức như bình thường. Hãy luyện tập để giọng nói được thuyết phục hơn.
    • Nếu bạn muốn giọng nói của mình ồm hơn một chút, bạn có thể gào vào gối khoảng 10 giây hoặc làm như thế trước khi gọi điện thoại. Nhưng cổ họng bạn có thể bị tổn thương, nên hãy chắc chắn liệu hành động đó xứng đáng để bạn làm như vậy không.
    • Bạn cũng nên thể hiện một chút không để tâm và không định hướng được. Nếu bạn tỏ ra quá sắc sảo và nhanh nhẹn trả lời câu hỏi bất kỳ câu hỏi nào của sếp, bạn sẽ khó có thể thuyết phục mình là người bị ốm.
  3. Hãy chuẩn bị cho các câu hỏi. Nếu sếp của bạn là kiểu người tọc mạch? Hãy cố gắng tưởng tượng ông ấy hoặc cô ấy có thể đặt ra những kiểu câu hỏi gì. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong ngành dịch vụ ẩm thực, sếp của bạn sẽ có thể băn khoăn bạn bị lây như thế nào. Hoặc sếp có thể hỏi liệu bạn đã thử mọi cách để cảm thấy đỡ hơn và có thể đi làm chưa. Cách xử lý tốt nhất là nói rằng bạn có thể lây bệnh, và bạn đã thử mọi phương pháp có thể (thuốc giảm đau, chống axit, uống nhiều nước, v.v) nhưng không phương pháp nào có hiệu quả.
    • Tự nhiên đề cập đến việc bạn đã gọi đến văn phòng của bác sĩ và đang đợi họ xác nhận lịch hẹn vì họ đang kín lịch khám. Trong đỉnh điểm mùa cảm cúm, bạn có thể mất vài ngày mới hẹn được lịch đến phòng khám. Nếu sếp của bạn yêu cầu có giấy xác nhận sau khi bạn quay lại làm việc, bạn luôn có thể nói rằng cuộc hẹn khám phải đợi đến tận tuần sau. Đó là thời gian đủ cho bạn đi gặp bác sĩ.
  4. Kết thúc cuộc nói chuyện với không khí vui vẻ. Khi bạn nói chuyện xong với sếp, hãy cố gắng để lại ấn tượng càng tích cực càng tốt. Bạn có thể nói rằng bạn sẽ cố gắng hồi phục để quay trở lại làm việc vào ngày hôm sau và sếp của bạn có thể sẽ thông cảm. Thể hiện sự cam kết với công việc và háo hức trở lại với những trách nhiệm nhưng không làm quá trớn. Hãy để sếp cảm nhận được bạn thực sự xin lỗi vì đã nghỉ một ngày chứ không phải nói rằng bạn không thể chờ đợi lâu hơn để được xem TV và bỏ bê công việc.
    • Bạn có thể bảo với sếp rằng ông ta có thể gọi điện đến bất cứ lúc nào thực sự cần bạn giúp. Nếu bạn sẵn sàng bị làm phiền trong ngày nghỉ ốm giả, bạn có thể nói rằng, “Em sẽ nằm nghỉ ngơi cả ngày, nên nếu sếp cần hỏi chuyện gì thì cứ gọi cho em ạ…” Nhưng hãy chỉ nói như vậy nếu bạn nghĩ rằng sếp bạn sẽ thực sự không biết nên nói gì khi không có bạn.
    • Kết thúc cuộc nói chuyện bằng cách cảm ơn sếp vì đã quan tâm.

Diễn xuất Thống nhất[sửa]

  1. Hãy diễn đúng theo kịch bản bạn bị ốm khi quay trở lại làm việc. Đừng quay trở lại làm việc với dáng vẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Hãy diễn giống như mình vẫn đang hồi phục sau trận ốm. Xì mũi vài lần hoặc ho nhẹ. Bạn không cần phải diễn quá sâu hoặc giả vờ quá nhiều như một kẻ từ đạo vì đã quay trở lại làm việc. Đừng đề cập đến trận ốm của mình và để mọi người hỏi thăm bệnh tình của mình. Bạn nên giảm nhẹ vấn đề xuống mức thực tế, nói rằng, “Tớ không còn thấy mệt nữa, thật đấy” hoặc, “Tớ chỉ cần ngủ thêm một giấc thật say nữa là sẽ khỏe lại thôi”.
    • Nếu bạn muốn trông thực hơn nữa, đừng ngủ quá nhiều vào đêm trước ngày quay lại làm việc để có được dáng vẻ phờ phạc và tiều tụy. Nó sẽ có sức thuyết phục cho lần tới nếu bạn lại xin nghỉ ốm (và bạn có lý do để thức khuya).
    • Cư xử hơi khép kín trong ngày làm việc sau khi nghỉ ốm. Đừng tỏ ra càng thân thiện hoặc liên tục tán gẫu với đồng nghiệp, hãy từ chối cả những lời rủ rê. Hãy nhớ rằng bạn vẫn cần phải "giữ sức khỏe" .
  2. Đừng nói với đồng nghiệp rằng bạn đã giả vờ ốm. Bạn có thể cho rằng bạn thân với họ và họ sẽ không bao giờ vạch mặt bạn, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận khi nói rằng mình đã giả vờ bị ốm. Đồng nghiệp sẽ không hưởng ứng cùng bạn, họ sẽ nghĩ rằng bạn là người vô trách nhiệm hoặc bạn quá phiền phức. Thêm nữa, nếu đồng nghiệp lặp lại những gì bạn nói và báo với sếp, thì bạn sẽ không chỉ gặp rắc rối mà còn không bao giờ có thể giả vờ ốm được nữa.
    • Hơn nữa, khi gọi điện xin nghỉ giả vờ ốm cũng khiến sếp nghi ngờ liệu lần tới bạn có ốm thật không. Bạn sẽ không muốn phải tự phòng vệ trong suốt thời gian làm việc còn lại.
    • Đúng là chúng ta thỉnh thoảng đều cần một ngày nghỉ và hành động đó không có gì đáng lên án. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên khoe khoang nếu không bạn sẽ bị nhìn nhận là không coi công việc mình đang làm là nghiêm túc.
  3. Hãy thân thiện với sếp. Sau khi gọi điện xin nghỉ ốm, bạn nên đối xử thân thiện với sếp sau khi bạn đi làm. Bạn không cần nhắc đến chuyện mình bị ốm hoặc cảm ơn sếp đã thông cảm, nhưng bạn nên làm việc với thái độ tích cực và gửi đi những tín hiệu tích cực theo cách của sếp. Hãy để sếp nhớ rằng bạn là một nhân viên tuyệt vời cỡ nào và không để lại chút nghi ngờ gì trong suy nghĩ của sếp rằng bạn có thể đã nói dối.
    • Bạn không cần phải thổi phồng sự thân thiện của mình hoặc liên tục nói rằng bạn yêu công việc của mình đến cỡ nào và công việc đó mang lại ý nghĩa cho cuộc đời bạn như thế nào.
  4. Hãy làm việc thật hiệu quả. Khi bạn trở lại với công việc sau khi giả ốm, bạn nên tiến thêm một bước về phía trước. Đó sẽ không phải là ngày cho bạn đi muộn đến một tiếng đồng hồ hoặc nói chuyện điện thoại riêng đến 2 tiếng hoặc đặt vé cho chuyến du lịch sắp tới. Thay vào đó, bạn nên làm việc chăm chỉ cả ngày, trả lời email nhanh chóng và làm bất cứ việc gì có thể để thể hiện mình đang để lại ấn tượng tốt.
    • Bạn có thể cần giải thích với đồng nghiệp khi bạn đi làm, nhưng bạn nên nói giảm nhẹ đi và tích cực sau khi quay trở lại công việc. Bạn không nên để sếp nghe thấy bạn phàn nàn sau khi đã có một ngày nghỉ rồi.
    • Thỉnh thoảng giả ốm cũng không sao, nhưng nếu bạn biến nó thành thói quen lơ là, thì công việc của bạn có thể rơi vào vòng nguy hiểm. Hãy cố gắng thể hiện tích cực càng nhiều càng tốt sau khi bạn trở lại công việc.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng đừng xin nghỉ "ốm" quá nhiều vào ngày thứ hai hoặc thứ sáu - cuối tuần kéo dài ra sẽ khiến sếp và đồng nghiệp chú ý. Gọi vào ngày thứ ba sẽ hợp lý hơn. Tương tự như vậy, đừng tạo thói quen nghỉ vào những ngày quan trọng như ngày cả nhóm phải làm thêm giờ để theo kịp hạn. Hành động kiểu đó sẽ có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ với đồng nghiệp, đặc biệt nếu có bất kỳ ai trong số họ nghi ngờ bạn đã giả vờ.
  • Có tiếng tốt là làm việc trung thành sẽ xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào từ sếp hoặc đồng nghiệp về bạn. Nếu bạn thuộc dạng lười, liên tục cố trốn việc thì bạn khó có thể xin nghỉ giả ốm dễ dàng.
  • Hãy đảm bảo bạn không nói với ai rằng bạn giả vờ ốm, nếu không họ có thể nói với sếp của bạn hoặc những người khác, và bạn sẽ gặp rắc rối!
  • Đừng "lên kế hoạch" trước cho ngày nghỉ ốm. Nếu sếp bạn phát hiện ra bạn để mọi người biết từ hai tuần trước rằng bạn sẽ có ngày nghỉ ốm, thì bạn có thể bị mất việc.
  • Nếu bạn phải theo dõi một vụ làm ăn khẩn nhưng vẫn muốn có một ngày nghỉ, hãy đi làm vào buổi sáng. Chăm chú vào việc bạn cần làm, và hãy giữ yên lặng. Nếu có ai đó hỏi bạn có chuyện gì, chỉ cần nói bạn cảm thấy không khỏe. Khi bạn quyết định nghỉ, chỉ cần đến chỗ sếp và nói rằng bạn thấy mệt và muốn về nhà. Đừng hỏi gì cả, chỉ cần nói. Giải thích rằng bạn đã giải quyết xong các công việc cần làm gấp trong ngày hôm nay và không còn điều gì khiến sếp bạn phải nói không nữa.
  • Gây dựng danh tiếng. Đi làm khi bạn thực sự bị ốm, và sếp sẽ không nghĩ rằng bạn đang giả vờ khi bạn quyết định giả ốm để không phải đi làm. Khi bạn đã bước ra khỏi cửa đi làm một vài lần khi bị ốm nặng (hoặc dễ bị lây), thì sếp sẽ cảm thấy biết ơn vì bạn đã xin nghỉ ốm và nghĩ rằng cuối cùng bạn cũng nghe theo lời khuyên của ai đó nằm nghỉ ngơi ở nhà.
  • Chỉ gọi cho sếp. Đừng nhờ ai nói hộ, nếu không ông ấy sẽ gọi lại cho bạn. Rồi bạn lại phải giả vờ lại từ đầu!
  • Đừng gọi quá muộn nếu không sếp có thể sẽ nghi ngờ.
  • Nếu bạn có con, thì con cái sẽ là một lý do hợp lý để xin nghỉ. Thêm một lần nữa cần nhấn mạnh, bạn có thể sẽ hối hận vì không dành thêm thời gian ở nhà khi con bị ốm, nên hãy cẩn trọng với việc này.
  • Nếu bạn đi chơi ở biển trong ngày nghỉ đó, đừng quên bôi kem chống nắng. Xuất hiện vào ngày hôm sau ở công sở với làn da đỏ au như một con tôm sẽ khiến bạn ngượng ngùng, nó sẽ tố cáo tội lỗi của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng lấy lý do có ai đó trong gia đình bạn qua đời vì chắc chắn sếp sẽ phát hiện ra và bạn sẽ bị phát hiện ra là nói dối. Và sếp sẽ không còn lòng tin với bạn khi có ai đó thực sự qua đời.
  • Lý tưởng nhất, nếu bạn cần quá nhiều ngày nghỉ mà bạn không đếm xuể, thì hãy đánh giá lại công việc mình đang làm. Có thể bạn không thể chịu nổi công việc mình đang làm và nó thực sự đang tàn phá sức khỏe của bạn vì lo lắng, căng thẳng và bực bội. Trong trường hợp này, bạn cần suy nghĩ kỹ về việc thay đổi công việc hoặc thậm chí là con đường nghề nghiệp của mình.
  • Hầu hết các công ty đều có chương trình kiểm soát nhân viên vắng mặt rất chính xác. Hãy kiểm tra với phòng nhân sự xem lịch sử đi làm của bạn được tổng hợp như thế nào. Theo chương trình kiểm soát nhân viên vắng mặt thì nếu bạn có giấy của bác sĩ thì có bị phạt không. Bạn nên xem xét việc xin nghỉ của mình, công việc của bạn có thể phụ thuộc vào nó.
  • Ở Mỹ, theo luật liên bang, công ty có hơn 50 người sẽ phải ký vào "FMLA", Đạo Luật Nghỉ Phép với Lý Do Gia Đình hoặc Y Tế cho bản thân hoặc người phụ thuộc. Nếu bạn báo nghỉ theo FMLA rồi bị phát hiện là lợi dụng ngày nghỉ, bạn có thể bị đuổi việc ngay lập tức.
  • Giả vờ nghỉ ốm vẫn không phải là ý tưởng hay vì nó có thể khiến bạn gặp căng thẳng không cần thiết chỉ bởi vì bạn đang nói dối. Nếu có vấn đề gì trong công việc, hãy nói riêng với sếp và họ sẽ giúp bạn vượt qua.
  • Nghỉ làm sẽ ảnh hưởng đến tất cả đồng nghiệp. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt thêm gánh nặng cho họ và bỏ lại bất cứ ai trong tình trạng khó khăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây