Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xin thôi việc
Từ VLOS
(đổi hướng từ Xin thôi Việc)
Xin nghỉ việc có thể được coi là sự giải phóng hoặc cách khởi đầu một công việc mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xin thôi việc không chỉ đơn giản là thu xếp đồ đạc, hét vào mặt cấp trên rồi rời khỏi công ty. Bạn nên xin thôi việc với sự biết ơn và tôn trọng để giữ lại được ấn tượng tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách giảm thiểu thiệt hại và duy trì mối quan hệ tích cực với công ty, hãy đọc bài viết dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thôi việc theo Cách truyền thống[sửa]
-
Lên
kế
hoạch
những
việc
bạn
sẽ
làm
sau
khi
nghỉ
việc.
Một
khi
bạn
đã
quyết
định
chắc
chắn
sẽ
thôi
việc,
bạn
nên
lập
một
kế
hoạch
cụ
thể
để
bản
thân
không
cảm
thấy
suy
sụp
sau
khi
nghỉ.
Tốt
nhất,
bạn
chỉ
nên
nghỉ
việc
sau
khi
đã
tìm
được
một
công
việc
mới
bởi
vì
sẽ
rất
khó
để
được
nhận
khi
bạn
là
một
ứng
viên
thất
nghiệp.
- Đừng nghĩ rằng bạn chỉ có thể "làm tốt" khi tìm được công việc mới. Với tình hình kinh tế hiện nay, bạn có thể sẽ thất nghiệp lâu hơn bạn tưởng. Đừng thôi việc lúc nóng giận và cho rằng bạn có thể lường trước được điều gì sắp xảy ra.
- Sắp xếp công việc khác trước khi xin nghỉ. Bạn nên dành thời gian xem thị trường việc làm khi bạn có ý định xin nghỉ việc. Bạn nên thành thật rằng bạn đang có một công việc khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
- Nếu bạn không tìm được công việc khác, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có đủ tiền trong khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại, hãy tạo một tài khoản tiết kiệm để bạn có thể nghỉ việc sớm hơn. Điều này nghĩa là bạn vẫn có ngân sách cho tới khi tìm được việc mới. Khi tiết kiệm, hãy lên kế hoạch cho việc bạn sẽ bị thất nghiệp trong một thời gian dài để an toàn.
- Khi bạn nghỉ việc, đảm bảo rằng bạn có lý do chính đáng. Đừng nghỉ việc chỉ vì bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay được trả lương thấp hơn trước khi bàn bạc với nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa cố hết sức để giải quyết vấn đề của công việc hiện tại thì cũng có thể bạn sẽ gặp lại vấn đề tương tự khi làm việc mới.[1]
-
Hãy
thông
báo
trước
hai
tuần.
Đây
là
hành
động
thể
hiện
sự
tôn
trọng.
Hãy
ghi
nhớ
rằng
công
ty
cũng
phụ
thuộc
vào
bạn
và
họ
cần
một
người
thay
vào
vị
trí
của
bạn.
Nếu
công
ty
có
quy
định
phải
thông
báo
sớm
hơn
2
tuần
trước
khi
nghỉ
việc,
hãy
tuân
theo
quy
định
đó.
- Ngay cả khi công ty không ra quy định thông báo trước hai tuần, hãy thử tính toán xem công ty cần bao nhiêu thời gian để tìm người thay thế, rồi thông báo cho họ.
- Đừng thông báo "quá" sớm. Một lần nữa, bạn lại cần phải nhạy bén trong vấn đề này. Nếu bạn nghỉ việc vì sắp ra nước ngoài hoặc chuyển đến tỉnh/thành khác trong một vài tháng, đừng đề cấp tới vấn đề này cho tới thời điểm thích hợp, nếu không sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng nơi làm việc.
-
Thông
báo
với
cấp
trên.
Trừ
những
trường
hợp
đặc
biệt
khiến
bạn
không
thể
nói
chuyện
trực
tiếp
với
cấp
trên,
hoặc
bạn
làm
việc
từ
xa,
bạn
cần
phải
mạnh
mẽ
và
thông
báo
trực
tiếp
với
cấp
trên
của
mình.
Gửi
thư
điện
tử
sẽ
khiến
bạn
trông
có
vẻ
yếu
đuối
và
sợ
sệt
khi
cần
trao
đổi
nghiêm
túc,
hay
bạn
không
coi
trọng
cấp
trên
nên
không
thể
dành
thời
gian
để
nói
chuyện
trực
tiếp.
Sau
đây
là
một
số
điều
cần
lưu
ý
khi
nói
chuyện
với
cấp
trên:
- Hãy chắc chắn rằng cấp trên là người đầu tiên trong công ty biết việc bạn xin từ chức. Đừng nói với đồng nghiệp khác cho dù có thân đến đâu, và đừng thực hiện những hành động vô lý như đăng tải công việc mới trên Facebook hay thêm công việc mới vào hồ sơ LinkedIn trước khi xin nghỉ công việc hiện tại.
- Hãy trình bày ngắn gọn và súc tích. Nếu bạn hẹn lịch trước, bạn nên đi thẳng vào vấn đề. Nói với cấp trên rằng bạn xin từ chức khỏi vị trí hiện tại.
- Hãy tỏ ra lịch sự khi trình bày lý do xin nghỉ việc. Đừng nói với cấp trên rằng bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay làm việc quá sức, hay bạn ghét văn hoá của công ty.
- Nếu bạn đã tìm thấy công việc mới, hãy nói "Tôi đã tìm được một công việc phù hợp với mục tiêu của tôi hơn", hoặc cho cấp trên biết bạn đã tìm được một công việc mới giúp bạn thể hiện được điểm mạnh của bạn thân như là giảng dạy hoặc tư vấn. Nếu bạn chưa tìm được việc, cứ nói là "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội mới" hoặc "đây là quyết định tốt nhất cho tôi và gia đình".
- Cảm ơn cấp trên. Nói với cấp trên rằng bạn đã có khoảng thời gian tuyệt vời ở công ty và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Chân thành khi bày tỏ rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực của cấp trên. Bạn không cần phải nói quá nhiều lúc này. Chỉ cần tỏ ra biết ơn nhưng không xu nịnh cấp trên - dù sao bạn cũng xin nghỉ việc.
- Hỏi cấp trên xem bạn có thể ghi tên ông vào danh sách người giới thiệu khi ứng tuyển cho công việc mới. Nếu được thì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp tương lai.
- Hãy nhớ tỏ ra chuyên nghiệp. Đây không phải là thời gian để trình bày những vấn đề cá nhân và thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Luôn ghi nhớ, nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với cấp trên của bạn, vì vậy hãy giữ hình ảnh cởi mở và trung thực.
-
Chuẩn
bị
trả
lời
câu
hỏi
của
cấp
trên.
Trong
hầu
hết
các
trường
hợp,
cấp
trên
sẽ
không
gật
đầu
đồng
ý
và
chúc
bạn
may
mắn
trong
tương
lai.
Cấp
trên
sẽ
hỏi
bạn
tại
sao
quyết
định
nghỉ
việc,
thậm
chí
họ
có
thể
cố
gắng
lôi
kéo
bạn
ở
lại.
Nếu
bạn
có
sự
chuẩn
bị,
trông
bạn
sẽ
chuyên
nghiệp
và
sâu
sắc
hơn,
cuộc
nói
chuyện
sẽ
trôi
chảy
hơn.
Sau
đây
là
một
số
điều
bạn
nên
chuẩn
bị:[2]
- Có một kế hoạch bàn giao. Nếu cấp trên hỏi về kế hoạch thu xếp công việc hoặc bạn có kế hoạch bàn giao công việc của mình cho nhân viên khác trong một dự án. Dù kế hoạch của bạn là gì, hãy trình bày với cấp trên để họ thấy bạn có suy nghĩ về vấn đề bàn giao công việc và không làm ảnh hưởng tới công ty.
- Cân nhắc những điều cần nói nếu cấp trên đưa ra đề nghị. Bạn sẽ làm gì nếu cấp trên bất ngờ đề nghị tăng lương cho bạn 10%, thậm chí là 20%? Còn nếu là tăng lương gấp đôi? Nếu cấp trên "thật sự" muốn giữ bạn ở lại công ty, bạn có thể làm họ thất vọng không? Khi bạn xem xét mình sẽ xử lý thế nào trong tình huống này, bạn nên nghĩ về lý do quyết định nghỉ việc.
- Nếu lý do chính là bạn cảm thấy mình được trả lương không công bằng, bạn nên nghiêm túc cân nhắc đề nghị này. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm nghỉ việc vì nhiều lý do khác mà không phải vấn đề thù lao, đừng để bị cám dỗ bởi những lời đề nghị nếu không bạn sẽ tiếp tục cảm thấy không vui.
- Cân nhắc câu trả lời khi cấp trên yêu cầu bạn ở lại. Nếu họ cần bạn ở lại thêm một vài tuần để hoàn thành dự án, bạn có đồng ý không?
-
Soạn
một
lá
thư
từ
chức
lịch
sự.
Đây
là
điều
bạn
nên
làm
"sau
khi"
nói
chuyện
rõ
ràng
với
cấp
trên.
Trước
đó,
bạn
nên
tìm
hiểu
về
văn
hoá
của
công
ty.
Nếu
bạn
không
cần
soạn
thử
một
lá
thư
từ
chức,
thì
bạn
không
cần
phí
thời
gian
vào
việc
này,
tuy
nhiên
nếu
công
ty
yêu
cầu
thì
bạn
hãy
tuân
theo.
- Lá thư là một phần quan trọng của quá trình xin nghỉ việc vì bạn gói gọn hết những dự định của bản thân vào tờ giấy. Nếu bạn thông báo trước hai tuần trên thư, cấp trên không thể yêu cầu bạn ở lại công ty lâu hơn thế.
- Thêm địa chỉ công ty và ngày tháng vào lá thư. Ngày tháng là ngày bạn dự định đưa lá thư cho cấp trên. Đây là hình thức để biết khoảng thời gian bức thư được viết và nhận.
- Tuyên bố ý định xin từ chức. Viết, "Đây là thông báo chính thức rằng tôi, (tên), sẽ từ chức khỏi (tên vị trí) tại (tên công ty)". Bạn cần phải viết rõ ràng và thẳng thắn trong bất kỳ trường hợp nào.
- Ghi ngày tháng bạn rời đi. Viết, "Tôi thông báo trước hai tuần tính đến (ngày)". Nếu bạn có nhiều thông báo với công ty, vậy hãy ghi khoảng thời gian vào.
- Cảm ơn công ty. Viết, "Tôi đánh giá cao cơ hội mà (tên công ty) đã đem lại cho tôi và tôi chúc công ty thành công hơn nữa trong tương lai". Đây là phần quan trọng để bày tỏ sự thân mật và để lại ấn tượng tốt.
- Ký thư. Sử dụng "Kính thư" để kết thư, sau đó là tên và chức vụ của bạn.
-
Vẫn
giữ
sự
chuyên
nghiệp
sau
khi
đã
thông
báo
với
cấp
trên.
Nhà
tuyển
dụng
tiềm
năng
thường
liên
lạc
với
công
ty
trước
đó
để
tìm
hiểu
về
ứng
viên.
Để
lại
những
ấn
tượng
không
tốt
có
thể
ảnh
hưởng
đến
việc
bạn
được
nhận
vào
làm
sau
này.
Sau
khi
thông
báo
trước
hai
tuần,
bạn
nên
tiếp
tục
công
việc
và
hoàn
thành
nhiệm
vụ
thay
vì
lơ
là
công
việc
và
mơ
mộng
về
ngày
bạn
chính
thức
nghỉ
việc.[3]
- Thực hiện những gì được yêu cầu trong khoảng thời gian hai tuần. Trong khi bạn khá dễ mất tập trung và không muốn tìm người bàn giao, hãy nhớ nhà tuyển dụng trước có thể dễ dàng làm ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Vì vậy hãy làm hết sức trong công tác bàn giao ở công ty. Bạn không muốn mọi người thất vọng vì bạn để mọi việc dang dở.
-
Một
khi
thời
gian
ở
công
ty
của
bạn
đã
hết,
hãy
rời
đi
theo
cách
lịch
sự
và
thân
thiện.
Đừng
ném
tất
cả
đồ
đạc
của
bạn
vào
một
chiếc
hộp
và
xông
ra
ngoài.
Thay
vào
đó,
hãy
dành
thời
gian
để
chào
tạm
biệt
cấp
trên
và
đồng
nghiệp,
hãy
nói
với
họ
rằng
bạn
sẽ
giữ
liên
lạc.
- Suy cho cùng, bạn cũng đã dành nhiều năm làm việc tại đây và tạo được nhiều mối quan hệ tuyệt vời. Vì vậy hãy giữ liên lạc nếu bạn muốn.
- Bạn có thể gửi thư điện tử theo nhóm tới đồng nghiệp của bạn, cung cấp cho họ thông tin liên lạc, và thậm chí lập kế hoạch đi chơi nếu thân thiết.
- Tránh nói những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ trong tương lai. Những lời này có thể đến họ và khiến bạn trở nên xấu xa. Nếu bạn phàn nàn về công việc cũ trước mặt nhà tuyển dụng mới, nó sẽ biến bạn thành người vô ơn và hay ca thán.
Bị "Sa thải"[sửa]
-
So
sánh
lợi
ịch
giữa
việc
"bị
sa
thải"
và
"tự
thôi
việc".
Bị
"sa
thải"
không
có
nghĩa
là
bạn
khiến
cho
cấp
trên
muốn
đuổi
việc
bạn.
Chỉ
là
bạn
nói
chuyện
với
cấp
trên
để
xin
nghỉ
với
lý
do
là
bị
"sa
thải".
Nếu
xin
thôi
việc
theo
cách
này,
bạn
có
thể
được
hưởng
trợ
cấp
thất
nghiệp
và
những
lợi
ích
không
được
hưởng
khi
tự
thôi
việc.
Trợ
cấp
thất
nghiệp
chỉ
được
cung
cấp
cho
những
người
mất
việc
không
phải
do
lỗi
của
họ.
- Điều này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc cho một công ty và bạn không thể xử lý hết công việc, nói chuyện thẳng thắn với cấp trên, và công ty có thể sẽ cung cấp cho bạn những điều khoản tốt hơn.
- Nếu muốn chọn phương pháp này, bạn nên tìm một lý do tốt khi muốn bị "sa thải". Điều này nghĩa là bạn có giá trị với công ty nhưng bạn muốn dành thời gian nghỉ ngơi để thử sức với dự án mới, hoặc dành thời gian với gia đình.
- Phương pháp này chỉ thực hiện được nếu bạn không chuyển tiếp tới một công việc mới. Nếu bạn đổi sang công việc mới, bạn có thể sẽ được hưởng những lợi ích và bồi thường từ công việc đó.
- Để thực hiện phương pháp này, bạn phải có một mối quan hệ tốt với cấp trên. Cấp trên cần biết nhiều về bạn cũng như hiểu được những lợi ích bạn mang lại cho công ty.
-
Nói
chuyện
với
cấp
trên
về
tình
hình
hiện
tại.
Đây
là
một
trong
những
điều
khó
khăn
nhất,
tuy
nhiên
sẽ
đem
lại
kết
quả
tốt
cho
cả
hai
phía.
Sau
khi
nói
với
cấp
trên
rằng
bạn
muốn
rời
đi,
bạn
nên
có
một
cuộc
trao
đổi
thẳng
thắn
về
việc
bạn
muốn
bị
"sa
thải".
Sau
đây
là
những
điều
bạn
nên
làm:
- Giải thích lý do bạn muốn rời đi. Hãy thành thật. Có thể do vị trí của bạn có quá nhiều công việc, bạn cần thư giãn tinh thần, hoặc bạn muốn theo đuổi những dự án riêng của bản thân.
- Cố gắng gây ảnh hưởng tới cấp trên để họ cho bạn đi thay vì tự bỏ việc. Trong khi bạn không thể "yêu cầu" bị sa thải, điều này có thể đến rất tự nhiên trong một cuộc trò chuyện. Nếu bạn thân với cấp trên, họ có thể cho bạn rời đi vì họ hiểu rằng điều này sẽ giúp cải thiện tình hình công việc sau này.
- Bạn cần hiểu rằng với phương pháp này bạn có ít quyền kiểm soát hơn về "ngày rời đi". Nếu bạn đang cố để bị sa thải, bạn không có quyền kiểm soát khi nào mình dừng công việc. Có thể là ngay lập tức, có thể là rất lâu sau.
-
Nộp
đơn
trợ
cấp
thất
nghiệp.
Một
khi
đã
xong
thoả
thuận
với
cấp
trên,
bạn
có
thể
nộp
đơn
xin
trợ
cấp
thất
nghiệp.
- Bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp cho tới khi tìm được công việc khác.
Lời khuyên[sửa]
- Chắc chắn có một kế hoạch cụ thể về những việc bạn sẽ làm sau khi xin nghỉ việc. Nếu bạn có một công việc mới, hãy tiếp tục làm việc. Nếu chưa tìm được, bạn nên tiết kiệm đủ tiền để có thể sống thoải mái sau khi thôi việc, bởi vì bạn sẽ không có trợ cấp thất nghiệp.
- Đừng nói với ai rằng bạn chuẩn bị nghỉ việc trước khi nói với cấp trên. Nếu cấp trên phát hiện ra thì bạn sẽ rơi vào tình huống khó xử.
- Vào ngày cuối cùng ở công ty, bạn nên đến công ty với thái độ tốt và gửi thiệp cảm ơn cho người giám sát. Điều này giúp bạn trông chuyên nghiệp và tốt bụng. Ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng như ấn tượng ban đầu.
- Viết thư từ chức ngắn gọn nhất có thể. Hãy lịch thiệp -- tránh gọi tên và chỉ trỏ tay.