Yêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tình yêu được bộc lộ thông qua hành động và được trải nghiệm dưới dạng cảm giác. Tuy nhiên, sẽ khó để bạn có thể định nghĩa bản chất của tình yêu dưới bất kỳ hình thức nào: nó bao gồm lòng trắc ẩn, sự quyết tâm, sức chịu đựng, sự hỗ trợ, niềm tin, và nhiều điều khác. Bất kỳ người nào cũng có khả năng yêu thương, và không hề có một giới hạn cụ thể nào cho mức độ tình yêu mà bạn có thể cho hoặc nhận. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lãnh nhận sự yêu thương, có khá nhiều biện pháp mà bạn có thể thực hiện để trở nên cởi mở hơn đối với tình yêu.

Các bước[sửa]

Yêu Bản thân[sửa]

  1. Trân trọng bản thân. Để có thể yêu một người nào khác, bạn cần phải yêu bản thân mình trước tiên. Học cách để yêu thương bản thân có nghĩa là chấp nhận và trân trọng sự yếu đuối từ bên trong tâm hồn.[1] Bạn sở hữu khá nhiều phẩm chất độc đáo. Học cách để trân trọng chính mình và trân trọng những điều tốt đẹp mà bạn có thể đem lại cho người khác.
    • Nếu bạn gặp vấn đề trong việc yêu lấy chính mình, bạn nên cố gắng xây dựng bản thân. Cải thiện sự tự tin bằng cách chấp nhận quá khứ và tiến bước. Bạn có thể sẽ cảm thấy rằng mọi hành động mà bạn đã thực hiện trong quá khứ sẽ khiến bạn trở nên khó ưa, hoặc rằng bạn gặp quá nhiều vấn đề để có thể trở nên đáng yêu. Điều này không đúng. Bạn nên chấp nhận những việc đã xảy ra với bản thân, tha thứ cho chính mình và tiến bước.
    • Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể xem qua bài viết Cách để Yêu Bản thân của chúng tôi.
  2. Quan tâm đến bản thân tương tự như cách bạn quan tâm đến người khác. Điều này có thể sẽ khá khó khăn nếu bạn nhận thấy rằng bản chất của bạn là một người thích quan tâm chăm sóc người khác hoặc bạn có con nhỏ. Bạn cần phải nhớ rằng khả năng chăm sóc người khác của bạn sẽ ngày càng cải thiện nếu bạn biết chăm sóc chính mình một cách phù hợp.[2]
    • Không nên đặt bản thân bên dưới các yếu tố khác; thay vào đó, bạn nên thực hiện hành động cho thấy sự quan tâm của bạn đối với chính mình. Chiêu đãi bản thân bằng quá trình mát-xa hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Mỗi ngày, hãy làm một điều gì đó cho bản thân.
    • Điều này cũng có liên quan đến việc giữ vững ranh giới của chính mình và nói “không” khi cần thiết. Nếu bạn cần thời gian để thư giãn, bạn có thể từ chối họp mặt với bạn bè.[3]
  3. Bộc lộ lòng biết ơn. Người có thái độ biết ơn sẽ nhận được nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và trở nên hạnh phúc hơn.[4] Tìm cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi sự việc xung quanh, và quan trọng nhất là, đối với bản thân mình.
    • Suy nghĩ về phẩm chất mà bạn yêu thích ở bản thân. Có lẽ bạn là người từ bi, rộng lượng, hay là một người biết lắng nghe. Có lẽ là bạn có khả năng học hỏi kỹ năng mới một cách dễ dàng. Hoặc là bạn tạo nên những bức tranh thật đẹp hoặc bạn lắp đặt đường dây điện như một chuyên gia. Hãy dành một vài phút để bày tỏ sự biết ơn của bạn.
  4. Có thái độ tốt. Ngay cả khi tình hình có vẻ khá tiêu cực, bạn nên tìm kiếm yếu tố tích cực trong chúng, cho dù là to hay nhỏ. Sở hữu cái nhìn tích cực sẽ đem lại khá nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và cảm xúc, chẳng hạn như giảm thiểu sự đau buồn và tăng cường tuổi thọ.[5] Khi bạn bắt đầu cảm nhận sự hiện diện của suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là về bản thân, hãy cố gắng biến chúng thành điều tích cực.
    • Sử dụng phương pháp tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực để thay đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực.
    • Chiến đấu với suy nghĩ tiêu cực về tình huống mới. Thay vì nói rằng “Mình sẽ làm hỏng mọi thứ; mình thật ngốc!”, hãy nghĩ rằng “Mình cảm thấy tự hào về bản thân vì đã thử thực hiện điều mới mẻ và đã nỗ lực hết mình”.
    • Nếu bạn nghĩ rằng “Mình thật tệ trong việc gặp gỡ người khác”, bạn nên thay thế bằng “Mình thật háo hức trước việc được học hỏi kỹ năng xã hội mới mẻ và gặp gỡ nhiều người tương tự như mình. Mình biết rằng mình có thể thành công trong việc kết bạn”.
  5. Tập trung vào yếu tố khiến bạn hạnh phúc. Trở nên hạnh phúc là một phần của quá trình yêu bản thân. Tạo nên sự hạnh phúc bằng cách thực hiện hành động mà bạn yêu thích. Hãy làm những việc nào đó có thể khiến cơ thể, tinh thần, cảm xúc và tâm hồn bạn vui vẻ. Niềm hạnh phúc phần lớn phụ thuộc vào quá trình nỗ lực để khiến cuộc sống trở nên tích cực hơn.[6]
    • Bạn có thể thiền, tập yoga, vẽ tranh, chèo thuyền kayak, đi bộ đường dài, tập Muay Thai hoặc tham dự vào cuộc thảo luận sống động nào đó. Hãy suy nghĩ về yếu tố đem lại nụ cười trên khuôn mặt bạn, và hãy tiến hành thực hiện nó!
  6. Dành thời gian để ở một mình. Một phần quan trọng của quá trình chăm sóc bản thân đó chính là dành thời gian để ở một mình. Điều này có thể sẽ khá khó khăn nếu bạn phải ở cùng phòng với người khác hoặc nếu bạn có con nhỏ, nhưng dành một ít thời gian cho bản thân là yếu tố khá quan trọng. Ở một mình có thể giúp bạn thư giãn, tìm cách giải quyết vấn đề, làm mới tâm trí, và khám phá bản thân. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi muốn dành thời gian cho riêng mình. Bằng cách thực hiện điều này, bạn có thể cải thiện mối quan hệ của bạn bằng cách ưu tiên cho niềm hạnh phúc của bản thân và cho phép bản thân nạp lại năng lượng.[7]
    • Bạn cần phải nhớ rằng dành thời gian để ở một mình không có nghĩa là bạn có thể sử dụng mạng xã hội. Bạn nên cố gắng thực hiện một điều nào đó có thể giúp làm giàu thêm cuộc sống của bạn và khiến bạn cảm thấy tốt hơn chẳng hạn như đi bộ hoặc viết nhật ký.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thời gian cho riêng mình, bạn có thể thức dậy trước người khác, hoặc ở một mình trong giờ nghỉ trưa. Hãy nhờ người bạn đời của bạn trông con hộ bạn trong 1 giờ mỗi tuần để bạn có thể ra khỏi nhà và dành thời gian cho riêng mình.
  7. Chấp nhận rằng bạn không cần phải có người yêu để có thể cảm nhận được sự trọn vẹn. Nhiều người tin rằng hạnh phúc và tình yêu chỉ có thể được thể hiện thông qua mối quan hệ tình cảm, hoặc rằng sở hữu một mối quan hệ tồi tệ vẫn tốt hơn là không có gì cả. Chấp nhận mối quan hệ tình cảm không có kết quả không phải là dấu hiệu của sự tôn trọng đối với bản thân hoặc với đối phương. Ở một mình hoàn toàn khác với cô đơn, và không đáng để bạn phải cố gắng chịu đựng áp lực từ phía xã hội để có thể hòa hợp và cảm nhận được sự trọn vẹn.[8]
    • Nếu bạn không hạnh phúc hoặc không có kiên nhẫn là người độc thân, hãy tìm cách tận dụng tình huống. Theo đuổi cơ hội mà bạn khó có thể hoàn thành nếu bạn có người yêu hoặc lập gia đình. Bạn có thể đi du lịch, có nhiều bạn bè thân thiết, và tận hưởng sự tự do vĩnh cửu của bạn.

Yêu thương Người bạn yêu[sửa]

  1. Cam kết. Nỗ lực trong mối quan hệ tình cảm và cố gắng hết mình để mối quan hệ có thể đem lại kết quả. Giao tiếp một cách cởi mở với người mà bạn yêu về mục tiêu và tương lai của mối quan hệ. Nếu bạn chỉ quan tâm đến mối quan hệ ngắn hạn, hãy thành thật về nó. Nếu bạn muốn hình thành mối quan hệ nghiêm túc, hãy trung thực về điều này. Cả hai loại tình yêu này không có gì sai trái, nhưng bạn cần phải bảo đảm rằng đối phương cũng cam kết tương tự như bạn.
    • Cam kết với người bạn yêu và với mối quan hệ tình cảm của cả hai. Nỗ lực để đối phương cảm thấy đặc biệt, và cố gắng hết mình để đem lại kết quả cho mối quan hệ mà bạn đang có.
  2. Trở nên thân mật. "Thân mật" thường có liên quan đến quá trình quan hệ tình dục, nhưng trở nên gần gũi về mặt tình cảm là một phần to lớn trong mối quan hệ tình cảm. Thân mật trong tình cảm có nghĩa là cho phép bản thân cảm nhận và bộc lộ sự yếu mềm trước người bạn yêu. Lảng tránh điều này sẽ khiến bạn trông như có thái độ rút lui, tấn công, hoặc buộc tội. Trái lại, sự gần gũi sẽ bao gồm hành động chia sẻ nỗi sợ hãi, sự khó chịu, và sự thất vọng của bản thân với người bạn yêu. Mối quan hệ tình cảm thân mật sẽ khiến bạn cảm thấy an toàn hơn trước cảm xúc hoặc tình hình trong quá khứ mà bạn đã từng cảm nhận rằng chúng không an toàn, bởi vì tại thời điểm này, sự yếu mềm và sự tin tưởng đã được hình thành.[9]
    • Khi bạn bắt đầu cảm thấy yếu đuối (chẳng hạn như trải nghiệm nỗi sợ hãi, nỗi buồn, sự xấu hổ, hoặc đau đớn), hãy dừng lại trong một vài phút. Nhìn nhận cảm xúc đang diển ra và cho phép bản thân cảm nhận chúng; đừng lảnh tránh chúng. Cảm thông với cảm xúc và hãy nhẹ nhàng với chúng.
    • Chia sẻ khoảnh khắc yếu đuối của bạn và cho phép người bạn yêu hỗ trợ bạn.
  3. Chấp nhận rằng tình yêu rất “năng động”. Nếu bạn lo lắng rằng tình cảm và cảm xúc yêu đương mạnh mẽ thưở ban đầu sẽ nhanh chóng tan biến, bạn nên biết rằng tình yêu có thể đến và đi như những con sóng. Đôi khi, bạn cảm thấy như thể bản thân đang tràn ngập trong cảm xúc yêu đương với một ai đó, và đôi khi, bạn lại nhận thấy rằng bạn không dành cho người đó nhiều tình cảm (hoặc ngược lại). Chỉ bởi vì bạn đang trong thời điểm khó khăn không có nghĩa là cảm xúc này sẽ tồn tại mãi mãi. Cuộc sống diễn ra theo chu kỳ và sự thăng trầm trong tình yêu cũng là điều bình thường.[8]
    • Nhiều yếu tố có thể hình thành sự thăng trầm trong tình yêu, chẳng hạn như sinh con hoặc trở nên già đi. Bạn có thể tìm cách vượt qua chúng.
  4. Cởi mở trong việc lãnh nhận tình yêu. Bạn không cần phải trở thành người kiểm soát tình yêu trong mối quan hệ của bạn; hãy cho phép người bạn đời của bạn bộc lộ tình yêu đối với bạn. Cởi mở trong việc nhận lấy những món quà tặng, chấp nhận lời khen, và cử chỉ ấm áp mà người ấy dành cho bạn. Bạn có thể sẽ cảm thấy như thể bạn mắc nợ đối phương, nhưng bạn nên vượt qua cảm giác này và tận hưởng trải nghiệm cảm giác khi là người được nhận. Tình yêu không đem lại nợ nần mà nó chỉ có thể nhân đôi.[10]
  5. Chạm vào người bạn đời của bạn. Va chạm không nhất thiết phải là thông qua hành động tình dục, nhưng có nghĩa là trao cho đối phương một cái ôm thật lâu, cái ôm đem lại sự khích lệ hoặc nắm lấy bàn tay của người ấy chính là cách để bạn duy trì sự gắn kết. Bày tỏ sự yêu thương của mình đối với người ấy bằng cách khơi gợi và duy trì hành động tiếp xúc thể chất. Yêu thương là cách bày tỏ sự quan tâm, sự cảm kích, và cảm xúc gắn bó và tích cực khác.[11]
    • Cảm xúc yêu thương là phương pháp để cả hai cảm nhận được rằng mình đang yêu và được yêu.
  6. Bộc lộ lòng biết ơn đối với người ấy. Đôi khi, cách chúng ta giao tiếp với người bạn đời của chúng ta có thể bị hiểu nhầm, nhưng đây không phải là vấn đề xảy đến với lòng biết ơn. Khẳng định sự trân trọng của bạn đối với người ấy bằng cách bày tỏ lòng biết ơn của bạn. Hãy cảm ơn người ấy để người ấy biết rằng bạn nhận thức được nỗ lực của người ấy trong mối quan hệ tình cảm của cả hai. Bày tỏ sự trân trọng cho hành động mà người ấy thực hiện, và đồng thời, cho phẩm chất tốt đẹp mà người bạn yêu sở hữu.[11]
  7. Trở thành người bạn suốt đời của nhau. Mục tiêu của việc sống trọn cuộc đời với người mà bạn yêu đó chính là cả hai có thể cùng nhau đối phó với thử thách. Cùng nhau tìm kiếm giải pháp, giải quyết vấn đề, và an ủi nhau mỗi khi khó khăn. Chúng ta không thể tự mình giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không biết hết mọi thứ… nhưng nhiều người cùng gắn bó với nhau bởi tình yêu có thể giải quyết bất kỳ một vấn đề nào.

Yêu thương Bất kể Sự khác biệt[sửa]

  1. Không nên trông chờ sự hoàn hảo. Bạn không nên mong chờ rằng bản thân bạn hoặc người bạn yêu sẽ trở nên hoàn hảo. Điều này sẽ hình thành niềm hy vọng không thực tế. Cả hai bạn đều sẽ không thể chạm đến những tiêu chuẩn này và sẽ kết thúc bằng việc gây tổn thương hoặc thất vọng cho nhau. Đừng nên quá nghiêm khắc với bản thân và với người ấy, và cho phép lỗi lầm xảy ra.
  2. Rút ra bài học và áp dụng chúng vào mối quan hệ của bạn. Đúng vậy, điều tồi tệ có thể sẽ xảy đến cho mối quan hệ tình cảm của bạn. Bạn sẽ nói sai một điều gì đó, hoặc người bạn yêu sẽ gây tổn thương cho cảm xúc của bạn. Mọi việc đều có thể xảy ra. Điều quan trọng là khi mọi chuyện đang đi sai đường (ngay cả khi chúng chỉ là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống), bạn cần phải rút ra bài học và không ngừng tiến bước. Cố gắng tận dụng triệt để bất kỳ một tình huống tiêu cực nào, biến nó thành một điều tích cực bằng cách giành lấy kinh nghiệm và phát triển từ nó. Cố gắng tìm hiểu quan điểm của người ấy trong bất kỳ một cuộc tranh cãi nào đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Nếu bạn sai, hãy xin lỗi và thừa nhận lỗi lầm của mình. Mối quan hệ tình cảm tốt đẹp sẽ có khả năng loại bỏ sự bất bình và xua tan bầu không khí nặng nề.
  3. Hòa giải sự khác biệt. Sẽ khó để bạn cảm thấy yêu thương một người nào đó khi bạn đang tức giận hoặc bực bội với người ấy. Cho dù là bạn hay người bạn yêu đang nổi nóng hay đang lẩn tránh sự tranh cãi, thật sự là không có sự khác biệt nào có thể đo lường được trong niềm hạnh phúc lứa đôi. Điều quan trọng đó chính là cùng nhau tìm lại niềm hạnh phúc sau khi tranh cãi.[12]
    • Bạn nên nhớ rằng bạn luôn có cơ hội cho việc hòa giải. Cho dù là cả hai đang có một trận la hét giận dữ hay là đang cùng nhau ngồi xuống để tìm cách thỏa hiệp trước khi mọi việc trở nên căng thẳng hơn, hầu hết mọi loại mâu thuẫn đều cho phép sự xuất hiện của một vài dạng hòa giải. Cho dù là cả hai đang tranh cãi như thế nào, cuối cùng, bạn nên chắc chắn rằng bạn đã được đối phương lắng nghe và có thể đi đến thỏa thuận.[12]
  4. Cân bằng cảm xúc tích cực và tiêu cực khi nghĩ về nhau. Cân bằng là yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ tình cảm hạnh phúc và yêu thương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để có thể ổn định mối quan hệ theo thời gian, tỷ lệ phù hợp của sự tương tác tích cực và tiêu cực chính là 5 trên 1, hoặc 5 sự tương tác tích cực cho mỗi sự tương tác tiêu cực. Khi bạn nhận thức được rằng bạn đang trở nên tiêu cực đối với người bạn yêu, hãy cố gắng hết sức để hình thành hành động tích cực để khôi phục lại cảm giác cân bằng.[12]
    • Sự tương tác tích cực bao gồm hành động thân mật về mặt thể chất chẳng hạn như va chạm, mỉm cười, và cười vang.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây