Ôn tập trong một tuần trước kỳ thi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ôn tập cho một kỳ thi lớn có thể sẽ rất căng thẳng, nhưng bạn có thể hoàn tất việc ôn luyện chỉ trong một tuần. Một vài lời khuyên quan trọng giúp bạn đạt điểm cao chính là dành nhiều thời gian ôn bài, có môi trường học tập tốt, tích cực ôn tập, và cùng học với bạn bè.

Các bước[sửa]

Dành thời gian và tìm nơi ôn tập[sửa]

  1. Có một góc học tập yên tĩnh. Nếu vẫn sống cùng gia đình, đảm bảo bạn có một căn phòng yên tĩnh (phòng ngủ, phòng làm việc hay phòng giải trí) để bạn dùng để học một mình và hoàn tất ôn luyện. Thư viện, quán cà phê, và công viên có không gian yên tĩnh là những địa điểm thích hợp để các sinh viên cao đẳng và người lớn (cũng như các học sinh phổ thông) sử dụng để ôn tập.[1]
  2. Theo dõi thời gian. Nghĩ về thời gian biểu cho tuần sắp tới. Lúc nào bạn không lên lớp? Còn bao nhiêu thời gian sau những công việc khác mà bạn có thể dùng để ôn tập? Đánh dấu lịch những thời điểm bạn sẽ dùng để ôn tập cho kỳ thi, và hãy chắc rằng đừng để chờ đến giây phút cuối cùng.[2]
  3. Ưu tiên học điều quan trọng. Nếu quá bận rộn với những việc khác ngoài việc học, bạn có lẽ phải gạt những việc ấy để thực hiện sau (như cả tuần sau khi thi xong) hay nhờ người khác giúp đỡ để mình có đủ thời gian ôn tập. Nếu phải làm thêm nhiều bài tập khác trước kỳ thi, hãy chắc chắn sẽ ưu tiên ôn thi trước, nhất là khi kỳ thi này có giá trị điểm số cao hơn những nhiệm vụ khác.[3]
  4. Biết cách tổ chức và tập trung. Tập hợp lại sách giáo khoa, ghi chú trên lớp, và tờ ghi chú mà bạn có bên ngoài lớp học. Bạn sẽ biết đề thi ra những gì bằng cách tập trung lắng nghe lời giảng của giáo viên trên lớp, và chuẩn bị ôn tập thích hợp.[4]
  5. Cho người khác biết về thời gian bạn ôn tập. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn không sống một mình hay phải có trách nhiệm chẳng hạn như chăm lo gia đình của bản thân. Phân bổ thời gian cụ thể để ôn luyện, và đưa ra thông điệp “đừng làm phiền” đến với những người mà bạn hàng ngày tiếp xúc. Bằng cách này, họ biết rằng cần để bạn có không gian riêng và không làm phiền khi bạn đang học thi.

Tích cực học tập[sửa]

  1. Sử dụng hướng dẫn ôn thi. Nếu giáo viên đưa bạn hướng dẫn ôn thi, thì đây là tin tốt! Đọc nó cẩn thận. Nếu có thời gian, hãy đọc lại. Và đọc thêm lần nữa. Nếu là hướng dẫn dạng trả lời câu hỏi, chắc chắn rằng bạn sẽ trả lời tất cả chúng. Phần lớn các câu hỏi trong hướng dẫn đều sẽ có thể ra trong bài thi.[5]
  2. Làm lại những đề thi cũ hay đề ôn luyện. Nếu bạn ôn tập cho một kỳ thi tổng quát (như để lấy bằng chứng nhận hay bằng lái xe, hay thi vào đại học – như các kỳ thi SATs hay PRAXIS) thay vì thi vào một lớp chuyên ngành cụ thể, bạn nên tìm lại những tài liệu luyện thi trên mạng hay đang được rao bán. Chắc chắn sẽ rất xứng đáng thời gian mà bạn bỏ ra khi dùng chúng và ghi chú lại dựa trên những dạng câu hỏi mà bạn cảm thấy khó tìm ra câu trả lời, thế nên hãy tập trung việc ôn luyện vào những dạng chủ đề mà mình cần phải xem lại.[3]
  3. Xem trước. Nếu sắp đọc điều gì mới mẻ, hay bắt đầu xem lại, hãy để bộ não trong tư thế sẵn sàng. Có nhiều cách để thực hiện được:
    • Đọc lướt. Xem sơ qua nội dung bạn phải đọc và nhìn vào các tiêu đề, hình minh họa, biểu đồ, sơ đồ, và/hoặc những từ in đậm.
    • Dự đoán. Sau khi đọc lướt một vài thông tin từ nội dung được giao, thử dự đoán về điều bạn sẽ học được. Nội dung sẽ nói về điều gì?
  4. Đọc có mục tiêu. Bạn nên có sẵn mục tiêu khi đọc. Thảo luận với giáo viên về điều bạn cần tìm kiếm hay khám phá khi đọc. Nếu được đưa tài liệu hướng dẫn ôn thi, hãy lưu ý tới những phần chia đoạn và chú ý nhiều đến chúng.
    • Với sinh viên lớn tuổi, bạn là người quyết định mục tiêu. Hãy quyết định mục tiêu khi đọc là gì trước khi bắt đầu.[6]
  5. Đánh dấu văn bản. Nếu được phép (một vài trường công không cho phép viết vào sách), bạn nên tô sáng hay khoanh tròn cũng như gạch dưới những cụm từ và từ ngữ nổi bật và viết các câu hỏi cùng ghi chú ngay lề.
    • Cách khác để đánh dấu văn bản mà không phải đánh dấu vào sách giáo khoa là sao chụp những câu chuyện hay các mục của văn bản. [6]
  6. Tạo liên kết. Khi đọc, liên kết giữa văn bản và bản thân bạn (Nó làm tôi nhớ tới thời điểm mà tôi…), hay văn bản này với văn bản khác (Nó làm tôi nhớ tới cuốn sách khác…), hay văn bản và thế giới (Nghe như chuyện xảy ra vào lúc…).
    • Liên kết các văn bản cực kỳ quan trọng trong việc ghi nhớ lâu dài về điều bạn đọc từ một văn bản. [6]
  7. Tóm tắt. Sau khi đọc, hãy hỏi bản thân, ý chính của nội dung mình đọc là gì? Ghi chú lại những phần quan trọng nhất khi đọc, chẳng hạn như ý chính và một vài ý phụ.[6]
  8. Ghi chú bằng từ ngữ của mình. Suy ngẫm về điều bạn đã đọc. Nhìn lại những câu tô sáng, hình ảnh và các tiêu đề trong văn bản lại lần nữa. Ghi chú trên lớp theo ngôn ngữ của riêng bạn.
    • Ghi chú bằng từ ngữ riêng rất quan trọng, giúp bạn hiểu và tránh đạo văn trên đề thi.[7]
  9. Tạo thẻ ghi chú. Để ghi nhớ từ vựng, công thức toán học, hay những cột mốc quan trọng, hãy làm một vài thẻ ghi chú có in thông tin hay những mẩu giấy. Bạn có thể nhanh chóng xem lại chúng, và đơn giản tạo ra chúng sẽ giúp nhớ được những điểm quan trọng.[8]
  10. Tạo thơ có vần, bài hát, hay thuật nhớ. Kỹ thuật để ghi nhớ đúng đắn là dùng một trong những giải pháp này để trả lời một số câu hỏi ôn luyện. Những sinh viên yêu nhạc có thể sẽ cảm thấy việc tạo vần điệu hay bài hát để ghi nhớ thông tin là rất hữu ích.
    • Kỹ thuật nhớ là công cụ kết hợp trí nhớ dùng để giúp bản thân nhớ lại điều gì; loại thuật nhớ phổ biến nhất là ROY G BIV đại diện cho các màu của cầu vồng (Red Orange Yellow Green Blue Indigo Violet hay Đỏ Cam Vàng Lục Lam Chàm Tím) [5]

Ôn luyện cùng bạn bè[sửa]

  1. Chọn bạn mà mình tin tưởng. Đôi khi học nhóm có thể làm bạn dễ sao lãng hơn là có ích. Nhưng, lớn tiếng thảo luận về nội dung đề thi lại là cách hữu ích giúp bạn nhớ được thông tin. Nếu nghe thông tin và thảo luận về nó, bạn sẽ có khả năng nhớ lâu hơn.
    • Đảm bảo chọn một người bạn học hành chăm chỉ, người có thể hiểu được nội dung, và người mà bạn cảm thấy thoải mái để trao đổi nhất về nội dung đề thi.[9]
  2. Trò chuyện về tài liệu và trao đổi ghi chú. Trao đổi với bạn bè về nội dung mà mỗi người nhớ được khi tự học, và cố “dạy” nhau điều mà mỗi người nhớ được. Làm vậy sẽ giúp bạn nhớ lại những gì bạn học trong khi đang làm bài thi. Ngoài ra, bạn bè có thể nhớ được điều gì đó mà bạn có lẽ đã quên.[9]
  3. Đặt câu hỏi và chú ý lắng nghe. Nếu không chắc về điều bạn bè nói, cứ đặt câu hỏi. Liên tục hỏi đến khi bạn hiểu. Liên kết điều bạn biết với họ đang nói, và trao đổi về nội dung đề thi. Tìm hiểu về những gì cần phải tập trung cùng nhau sẽ rất hữu ích cho cả hai.[9]
  4. Đố nhau. Thay phiên hỏi nhau những câu hỏi trong sách hướng dẫn ôn thi, thẻ ghi chú, hay các ghi chú chép tay. Người trả lời câu hỏi nên cố gắng đưa ra đáp án mà không nhìn vào ghi chú. Đây là cách hay để ôn luyện, và mỗi người sẽ thấy vui vì đã dành thời gian cho việc này sau khi đạt được điểm thi cao![10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]