Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ăn uống lành mạnh khi đang vội
Từ VLOS
Lối sống bận rộn thường khiến bạn khó tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Có thể bạn không đủ thời gian để đi chợ và nấu ăn hằng ngày. Để khắc phục điều này bạn nên chuẩn bị sẵn thức ăn cho những thời điểm bận rộn và mang theo đồ ăn lành mạnh thay cho những món không tốt cho sức khỏe. Một vài thay đổi trong thói quen kèm theo lời khuyên sẽ giúp bạn ăn uống lành mạnh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Ăn uống lành mạnh trong lúc gấp gáp[sửa]
-
Đọc
kỹ
thực
đơn
quán
ăn.
Đôi
khi
bạn
không
thể
tránh
khỏi
việc
ăn
thức
ăn
nhanh
ở
cửa
hàng
hoặc
quán
ăn.
Tuy
nhiên,
bạn
nên
đọc
kỹ
thực
đơn
hoặc
dạo
khắp
quán
ăn
để
lựa
chọn
thực
phẩm
lành
mạnh.
- Xem thực đơn trực tuyến trước khi lựa chọn nhà hàng và bảo đảm bạn chọn những món có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra bạn có thể học thuộc tên các món ăn tại quán ưa thích của mình. Tìm những món phù hợp với chế độ lành mạnh và chỉ lựa chọn các món đó.
- Xem thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Nhà hàng có hơn 20 chi nhánh thường được yêu cầu phải cung cấp thông tin dinh dưỡng trực tuyến và tại cửa hàng.[1] Lựa chọn những món phù hợp với hướng dẫn năng lượng hoặc yêu cầu dinh dưỡng khác.
- Tránh thức ăn theo phần. Ở nhà hàng chúng có thể chứa hàm lượng calo rất cao. Thay vào đó bạn chỉ nên ăn bánh mỳ kẹp cỡ nhỏ.
- Không ăn món chiên xào nếu có thể. Hầu hết các cửa hàng ăn nhanh đều có các món nướng. Bạn nên chọn đồ nướng thay vì chiên xào để giảm bớt chất béo.[2]
-
Chọn
nhà
hàng
cung
cấp
thực
đơn
bổ
dưỡng.
Quán
ăn
nhanh
không
phải
là
sự
lựa
chọn
duy
nhất.
Nhiều
nơi
có
bán
món
xúp,
rau
trộn,
bánh
mỳ
kẹp
chứa
hàm
lượng
calo
thấp
và
một
số
món
ăn
khác
chưa
qua
chế
biến,
chứa
ít
calo,
và
tốt
cho
sức
khỏe
của
bạn.
- Dùng ứng dụng bản đồ trên điện thoại hoặc internet để tìm địa điểm nhà hàng tại vị trí hiện tại. Bạn nên chọn quán ăn phục vụ các món ngoài bánh mỳ kẹp và đồ chiên xào.
- Ghi nhớ rằng một số nhà hàng có món rau tươi và bánh mỳ kẹp, nhưng chưa hẳn chúng có hàm lượng calo thấp. Điều quan trọng là bạn nên xem thông tin thực đơn và dinh dưỡng trên mạng trước khi đến nhà hàng.
-
Ghé
vào
quán
ăn.
Nếu
cảm
thấy
đói
và
không
có
thời
gian
nấu
ăn,
bạn
có
thể
tới
quán
ăn
để
khắc
phục
cơn
đói
và
có
bữa
ăn
lành
mạnh.
Hầu
hết
quán
ăn
có
món
ăn
đa
dạng
phù
hợp
với
nhu
cầu
của
bạn.
- Nếu không có thời gian bạn có thể mua đồ ăn tại quầy rau trộn hoặc các món nóng. Chọn thịt nạc, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh thực phẩm có hàm lượng béo cao (chẳng hạn như mì phô mai) hoặc rán (chẳng hạn như thịt gà rán) .
- Nhiều quán ăn có bán các món chế biến sẵn và đồ trộn đóng gói sẵn (chẳng hạn như rau trộn với thịt gà hoặc cá ngừ). Bạn nên lưu ý hàm lượng chất béo và calo, nhưng có thể ăn một cốc rau trộn thịt gà kèm theo một miếng trái cây trong lúc vội vã.
-
Mua
thức
ăn
tại
cửa
hàng
tiện
lợi.
Tất
cả
bữa
ăn
của
bạn
không
nhất
thiết
phải
nấu
hoàn
toàn
ở
nhà.
Một
số
cửa
hàng
tiện
lợi
vẫn
cung
cấp
thức
ăn
tốt
cho
sức
khỏe
ngoài
đặc
điểm
nhanh
tiện
lợi.
Đôi
khi
thực
phẩm
tại
trạm
lại
tốt
hơn
cửa
hàng
thức
ăn
nhanh.
- Thức ăn lành mạnh tại cửa hàng tiện lợi bao gồm: thức ăn đông lạnh chứa ít calo (nhưng nên chú ý hàm lượng muối), xúp đóng hộp ít calo (bạn vẫn phải chú ý hàm lượng muối), đậu gói, hoặc "gói protein" (nhiều cửa hàng bán protein nạc đóng gói như là đậu, phô mai, trứng luộc hoặc thịt kèm theo trái cây hoặc rau).
- Các loại thức ăn tiện lợi cần tránh bao gồm: thực phẩm đông lạnh chứa calo/chất béo cao (chẳng hạn như pizza hoặc ức gà), đồ rán ở quán ăn/quầy thức ăn nóng ở cửa hàng tiện lợi, mì sợi đóng hộp, thịt chế biến sẵn (chẳng hạn như xúc xích), và bánh mỳ kẹp chuẩn bị sẵn.
- Cẩn thận khi dùng thực phẩm tại cửa hàng tiện lợi. Loại thức ăn này có đặc điểm "tiện lợi" vì được chế biến sẵn. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng thực phẩm. Vì thế bạn nên cẩn thận trước khi dùng chúng.
Chuẩn bị bữa ăn nhanh và lành mạnh[sửa]
-
Chuẩn
bị
sẵn
trái
cây
và
rau
quả.
Rửa,
xắt,
và
chế
biến
rau
quả
là
công
đoạn
tốn
thời
gian
hoặc
chán
nhất
trong
quy
trình
chuẩn
bị
bữa
ăn.
Bạn
nên
sơ
chế
trước
rau
quả
để
giảm
bớt
thời
gian
nấu
nướng.
- Nếu có thể, bạn nên sơ chế trái cây và rau quả ngay khi mua về nhà. Xếp củ quả ra bàn và chuẩn bị càng nhiều càng tốt.
- Rửa sạch thực phẩm, để khô ráo vào bảo quản phù hợp hoặc cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng ngay thì bạn có thể bỏ qua bước bảo quản.
- Đối với rau quả cần chế biến, cắt thành miếng nhỏ và bảo quản trong túi nhựa kín. Khi đến giờ nấu ăn, bạn có thể lấy túi ra đổ vào chảo hoặc nồi và bắt đầu chế biến!
- Cân nhắc dùng máy sơ chế thực phẩm để cắt nhanh trái cây và rau quả.
- Nếu dùng trái cây hoặc rau quả để làm bữa trưa hoặc ăn vặt, bạn có thể chia ra nhiều phần và cất trong tủ lạnh cho đến khi cần sử dụng.
-
Chuẩn
bị
bữa
ăn
trước.
Bạn
có
thể
chế
biến
sẵn
thức
ăn
để
dùng
ngay
khi
bận
rộn.
Chìa
khóa
để
thành
công
đó
là
chuẩn
bị
trước.
Việc
chế
biến
sẵn
thức
ăn
lành
mạnh
và
hấp
dẫn
giúp
bạn
đưa
ra
sự
lựa
chọn
tốt
cho
sức
khỏe.
Bạn
không
nhất
thiết
phải
chuẩn
bị
sẵn
toàn
bộ
thực
phẩm,
nhưng
điều
này
sẽ
giúp
ích
khi
bạn
đang
vội
vã.
- Lập kế hoạch cho bữa sáng. Bạn có thể ăn một vài loại thực phẩm trong lúc lái xe hoặc đi tàu. Chuẩn bị sẵn các món sau đây: bánh protein hoặc yến mạch trộn đường, sinh tố trái cây, hoặc trứng luộc.
- Ngoài ra bạn có thể làm bữa sáng vào ngày cuối tuần. Ví dụ, chế biến món trứng bác, phô mai, và bánh mỳ kẹp rồi bọc kín cho vào tủ lạnh. Sau đó bạn chỉ phải hâm nóng bằng lò vi sóng là có thể dùng được.
- Bạn có thể chuẩn bị trước bữa trưa và tối. Làm món trộn bằng rau diếp, rau quả, thịt nạc và rắc thêm gia vị rồi bảo quản trong hộp kín. Chỉ cho thêm nước sốt khi bạn sẵn sàng ăn. Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị trước món thịt hầm và khi dùng chỉ cần lấy ra hâm nóng lại.
-
Mua
nồi
nấu
chậm.
Đây
là
người
bạn
thân
thiết
của
người
bận
rộn.
Loại
nồi
này
có
thể
nấu
thức
ăn
cả
ngày
và
khi
về
nhà
bạn
sẽ
có
sẵn
thức
ăn
để
thưởng
thức.
- Một vài loại nồi nấu chậm có giá thành khá cao, khoảng từ 400 ngàn đến 4 triệu. Bạn nên chọn loại có kích cỡ, hình dáng, và chức năng phù hợp với nhu cầu.[3]
- Nồi hầm cũng có chức năng nấu nhiều thực phẩm cùng một lúc. Chúng có thể nấu thức ăn thừa, đồ ăn trưa, hoặc đông lạnh để dành cho lúc khác.
-
Tăng
gấp
đôi
lượng
thực
phẩm.
Nếu
có
thời
gian
nấu
ăn
thì
bạn
nên
tăng
lượng
thức
ăn
của
mình.
Sau
đó
bảo
quản
để
dành
cho
bữa
trưa
hoặc
tối
hôm
sau.
Bạn
không
phải
lo
lắng
về
việc
đi
chợ
nấu
ăn
vì
đã
chuẩn
bị
sẵn
từ
ngày
hôm
trước!
- Nếu không thích ăn đồ nguội hoặc muốn làm phong phú bữa ăn, bạn có thể chỉ tăng gấp đôi một phần thực phẩm. Ví dụ, nếu đang chế biến thịt gà nướng, bạn có thể nướng thêm thịt (thêm hoặc không thêm gia vị) để dùng cho món khác (chẳng hạn như món trộn thịt gà nước hoặc thịt gà kèm bông cải xanh và gạo lứt).
- Bạn có thể nấu thêm thức ăn ngay cả khi không có ý định để dành cho ngày hôm sau. Chia nhỏ và bảo quản phần thức ăn thêm nếu cần. Bạn sẽ cảm thấy tiện lợi khi chỉ cần hâm nóng bữa ăn trong lúc bận rộn.
-
Chuẩn
bị
và
bảo
quản
đồ
ăn
vặt
lành
mạnh.
Chuẩn
bị
thức
ăn
vặt
mang
sẵn
bên
người
khi
cần
là
ý
tưởng
khá
hữu
ích
khi
bạn
đang
vội
vã.
Điều
này
giúp
bạn
tránh
khỏi
đồ
ăn
nhanh
hoặc
chế
biến
sẵn
không
tốt
cho
sức
khỏe.
- Bạn có thể chuẩn bị thức ăn vặt hàng tuần. Chia nhỏ thực phẩm và cất vào hộp kín trong tủ lạnh cho đến khi cần dùng.
- Một vài loại thức ăn vặt lành mạnh có thể chuẩn bị sẵn bao gồm: cà rốt và đồ trộn thịt gà, táo và phô mai que, cần tây và bơ đậu phộng, hoặc sữa chua hi lạp kèm theo trái cây.
- Nếu phải lục lọi khắp nơi để tìm đồ ngọt hoặc không lành mạnh, chắc chắn bạn sẽ không ăn loại thực phẩm này khi đang vội.
Lên thực đơn cho bữa ăn nhanh[sửa]
-
Lập
danh
sách
bữa
ăn
cho
cả
tuần.
Thực
hiện
theo
kế
hoạch
ăn
uống
hàng
tuần
giúp
bạn
ăn
uống
lành
mạnh
hơn.
Trong
thời
gian
rảnh
bạn
có
thể
lên
kế
hoạch
bữa
ăn
và
danh
sách
thực
phẩm
mỗi
tuần.
- Cân nhắc lượng thời gian chuẩn bị thức ăn trong một tuần hoặc một buổi tối. Giờ giấc có thể thay đổi thành phần món ăn hoặc thực phẩm mua ở cửa hàng.
- Lên kế hoạch cho buổi tối siêu bận rộn. Ví dụ, bạn dự định tập thể dục ngay sau khi tan sở hoặc phải tham dự cuộc họp kéo dài đến tối. Lập kế hoạch chuẩn bị bữa ăn hoặc thực phẩm không cần chế biến nhiều khi bạn không có thời gian rảnh vào buổi tối.
-
Dự
trữ
nhà
bếp.
Nhà
bếp
có
đầy
đủ
thực
phẩm
là
điều
cần
thiết
để
có
bữa
ăn
nhanh
và
lành
mạnh.
Bạn
nên
hạn
chế
thời
gian
mua
sắm
hoặc
tìm
kiếm
nguyên
liệu
để
việc
chuẩn
bị
thức
ăn
trở
nên
dễ
dàng
hơn.
- Lên danh sách thực phẩm đầy đủ và tiến hành mua sắm trước khi bụng đói. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này giúp bạn tuân theo kế hoạch và không còn chú ý đến những món ăn chế biến sẵn ở cửa hàng.[4]
- Luôn chuẩn bị sẵn trái cây và rau quả. Thực phẩm đông lạnh, tươi, hoặc đóng hộp đều phù hợp. Ngoài ra bạn cũng nên sơ chế rau củ quả trước để giảm bớt thời gian nấu nướng.
- Bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thực phẩm sau đây để chế biến bữa ăn nhanh: đậu đóng hộp, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, diệm mạch, hoặc mì nguyên chất 100%), nước xốt, và quả hạch hoặc bơ quả hạch. Bạn cũng có thể mua ngũ cốc nấu sẵn như gạo lứt hoặc diệm mạch.
- Thực phẩm protein nhanh bao gồm thịt đông lạnh (chẳng hạn như cá hoặc gà); protein tươi, nấu sẵn (chẳng hạn như gà nướng hoặc bò nướng); và cá ngừ hoặc thịt gà đóng hộp. Những thực phẩm này có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
-
Lên
kế
hoạch
ứng
phó
với
sự
thay
đổi
bất
ngờ
trong
lịch
trình.
Bạn
cần
ghi
nhớ
rằng
ngay
cả
kế
hoạch
tỉ
mỉ
cũng
sẽ
có
bất
ngờ
xảy
ra!
Không
phải
lúc
nào
bạn
cũng
có
thời
gian
nấu
nướng
hoặc
đi
chợ.
- Nếu chuẩn bị đầy đủ thực phẩm trong nhà bếp, bạn có thể chế biến nhanh bữa ăn: rau ướp lạnh, ức gà nấu sẵn, và gạo lứt chín hoặc rau trộn cá ngừ kẹp bánh mỳ và phần đồ trộn nhỏ.
- Mang theo các món ăn nhanh như là yến mạch trộn đường, quả hạch, táo, hoặc thanh protein. Nếu cần ăn vặt trong lúc kẹt xe hoặc làm việc, bạn có thể ăn những món này để kiềm chế cơn đói cho bữa ăn tiếp theo.
- Mang theo thức ăn vặt đến nơi làm việc, chẳng hạn như quả hạch, bánh quy ngũ cốc nguyên hạt, và trái cây (táo hoặc cam). Nếu có tủ lạnh bạn có thể mang theo sữa chua, phô mai sữa, hoặc thức ăn ít calo.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling/LabelingNutrition/ucm248732.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/healthy-eating/healthy-fast-food.htm
- ↑ http://www.squawkfox.com/2009/11/03/how-to-buy-a-slow-cooker-crock-pot/
- ↑ http://articles.mercola.com/sites/articles/archive/2013/05/27/grocery-shopping-tips.aspx