Đại cương về Độc chất học thú y (tr.4)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài tiết (thải) chất độc Chất độc có thể được thải ra ngoài cơ thể theo các con đường: Nước tiểu, phân, mật, không khí thở ra, sữa, nước bọt.

- Bài tiết chất độc bao gồm quá trình trao đổi và thải chất độc.

- Tốc độ thải trừ: thể tích máu hay huyết tương không còn chất độc tính trên một đơn vị thời gian.

- Thải trừ chất độc toàn thân: Thể tích máu hay huyết tương không còn chưad chất độc trong một đơn vị thời gian và được thực hiện bởi tất cả các quá trình đào thải chất độc của cơ thể.

- Con đường thải trừ quan trọng nhất là nước tiểu và phân.

- pH và lưu lượng máu tuần hoàn có thể làm thay đổi thời gian tồn tại của chất độc.

- Các biện pháp hỗ trợ và dùng thuốc giải độc có thể giúp làm tăng quá trình đào thải chất độc.

Đào thải theo nước tiểu[sửa]

- Quá trình lọc: Các phân tử chất độc không kết hợp với protein và có kích thước nhỏ hơn 60.000 được lọc tại thận.

- Thẩm thấu tại các ống thận

- Độ pH nước tiểu: các chất axit yếu sẽ có mặt trong nước tiểu có tính kiềm và ngược lại.

- Tại các ống thận cũng có các axit và bazơ hữu cơ ảnh hưởng đến sự hiện diện của chất độc trong nước tiểu.

Đào thải theo phân[sửa]

- Đóng vai trò quan trọng với các chất xâm nhập theo đường tiêu hóa.

- Quá trình đào thải theo phân có tác dụng càng lớn trong trường hợp chất độc không bị hấp thu nhiều ở đường tiêu hóa.

- Cơ thể không thể hấp thu 100% lượng chất độc xâm nhập đồng thời dưới tác dụng của các loại dịch như dịch mật, nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột, dịch tụy nên tỷ lệ chất độc xâm nhập sẽ giảm.

- Sự thải độc này có thể được tăng cường nếu có mặt của các chất giải độc, than hoạt tính...

Dịch mật[sửa]

- Thẩm thấu là cơ chế đầu tiên

- Con đường thải trừ đối với các chất độc có phân tử lượng lớn như ivermectin.

- Vòng tuần hoàn ruột-gan: Một số chất đi vào dịch mật và quay lại đường tiêu hóa; các vi khuẩn trong dạ dày-ruột tác dụng đến chất độc, chất độc được tái hấp thu tại niêm mạc dạ dày-ruột...

Thải theo sữa[sửa]

- Chất độc theo sữa có thể gây hại cho trẻ và gia súc non.

- Là vấn đề cần được quan tâm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

+ Ví dụ: nồng độ cho phép của aflatoxin trong sữa <0.05ppb

+ Sữa được vắt và chế biến tại cùng trang trại được kiểm tra thú y chặt chẽ sẽ hạn chế nhiễm độc cho người.

+ Kiểm tra vệ sinh đồng cỏ rất quan trọng trong chăn nuôi động vật cho sữa phòng nhiễm độc sữa.

- pH của sữa thấp hơn của huyết tương nên sữa có thể giữ các ion.

- Lipid trong sữa sẽ tạo điều kiện cho các chất độc hòa tan trong nó có mặt trong sữa (ví dụ DDT, PCB - polychlorinated biphenyl, PBB - polybrominated biphenyl).

Thải trừ theo đường hô hấp[sửa]

- Phổ biến với các chất khí

- Tốc độ và mức độ thải trừ tỷ lệ nghịch với khả năng hòa tan của chất khí trong máu.

Động học của quá trình thải trừ[sửa]

- Có thể dùng các công thức toán học để mô tả các quá trình thải chất độc.

- Ít có ý nghĩa đối với các trường hợp nhiễm độc cấp.

- Hay được sử dụng trong nhiễm độc mãn tính.

trang trước Đại cương về Độc chất học thú y (tr.4) trang tiếp

Liên kết đến đây